Ngày 11-02-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 11/02/2008
NGƯỜI LÙN MƠ THẤY ÔNG TÁO

N2T


Vệ Linh công có một sủng thần tên là Di Tử Hà, dưới sự nâng đở của quân vương nên ông ta được nắm giữ quyền hành lớn, khiến cho nhiều người bất mãn.

Một hôm, có một người lùn đến yết kiến Vệ Linh công, anh ta nói: “Tôi nằm mơ đã ứng nghiệm rồi.” Vệ Linh công hỏi anh ta nằm mơ thấy gì ? Anh lùn nói: “Tôi nằm mơ thấy ông táo, nhưng hóa ra là yết kiến quân vương.”

Vệ Linh công không vui, nói: “Người ta đều nói yết kiến quân vương thì nằm mơ sẽ thấy mặt trời, sao ngươi lại mơ thấy ông táo ?”

Người lùn trả lời: “Mặt trời chiếu khắp thiên hạ, không thể bị thứ gì che khuất được. Còn ông táo thì chỉ cần một người đứng phía trước đốt lửa, thì cái đầu người đứng sau bị che khuất. Tôi nghĩ, có lẽ có người che khuất quân vương, cho nên tôi mới nằm mơ thấy ông táo mà không mơ thấy mặt trời.”

Vệ Linh công bây giờ mới nhận thức sâu sắc được tai họa do Di Tử Hà tạo ra, thế là tống cổ ông ta đi, và thay đổi tuyển dụng những người hiền đức tài năng khác.

(Hàn Phi tử: Nan tứ)

Suy tư:

Không có gì an toàn cho bằng ở chung quanh mình với những người thân cận, và cũng không có thứ giặc nào nguy hiểm cho bằng ở với người thân cận vây quanh, bởi vì nếu người thân cận là người hiền tài thì vận nước đi lên và bản thân mình cũng được bằng an, nhưng nếu người thân cận vô tài ác đức tham nhũng, thì vận nước đi xuống, và bản thân mình cũng mang nhiều tiếng không tốt, và có khi mất mạng như chơi.

Người thân cận làm việc bên mình là những ai ?

- Là anh em bà con ruột thịt ham tiền ham danh nên dễ bán đứng mình.

- Là những bạn bè thân tín ham tiền ham của, nên dễ lợi dụng tiếng tăm của mình để làm những chuyện phi pháp, nên dễ hại mình.

- Là những cận thận nịnh nọt tâng bốc, lợi dụng sự tín nhiệm của mình để hạch sách dân lành, nên dễ dàng làm cho mình mất uy tín.

- Là những ông quan địa phương hống hách kiêu căng, chỉ biết vòi vĩnh dân lành, chứ không biết nghe dân than khổ vì sự hà khắc và những nhiễu của họ, nên dễ dàng làm hại đến uy tín và danh dự của mình...

Nịnh thần, gian thần, bạn bè xấu hoặc bà con anh em hay ganh tị là những người cần phải tránh xa không nên hợp tác, bởi vì không trước thì sau họ cũng sẽ hại mình, mà cái hại trước tiên là không làm cho mình thấy được thực tế phủ phàng của đời sống xã hội, vì bị cái đầu của họ che lấp mất rồi...

Chúa Giê-su đã răn dạy các môn đệ của mình hãy tránh xa men Pha-ri-siêu và men Hê-rô-đê (Mc 8, 15), là những người chỉ biết mình mà không biết người, chỉ biết vỏ lề luật mà không biết tâm của lề luật là yêu thương, chỉ biết tìm kẻ hở và khuyết điểm của người khác mà không nhìn thấy khuyết điểm và thói xấu của mình, chỉ biết tố cáo mà không biết im lặng suy tư, chỉ biết xoi mói mà không biết xây dựng...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 11/02/2008
N2T


31. Thánh đức vâng lời hủy diệt tất cả tình dục của xác thịt, khiến cho xác thịt giống như đã chết cho mình rồi, để phục tùng linh hồn như phục vụ tha nhân vậy.

(Thánh Francis of Assisi)
 
Mùa Chay
LM Tân Trần
19:23 11/02/2008
MÙA CHAY

"...ecce nunc tempus acceptabile, ecce nunc dies salutis" - Đây là lúc thuận lợi, đây là ngày cứu độ. (2 Cor. 6:2)

Mùa Chay là mùa chuẩn bị tâm hồn tín hữu, trở về với Chúa, qua sự hiệp thông mầu nhiệm Vượt Qua. Vượt Qua theo ngôn ngữ của Cựu Ưóc là đi qua Biển Đỏ trong chuyến đi đinh mệnh để vào Đất Hứa. Vượt Qua theo nghĩa của Tân Ước là cùng đồng hành, chia sẻ sự thương đau trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cùng sống lại trong đời sống tâm linh với Ngài.

Chúng ta đang sống những ngày mùa Chay. Từ ngữ Mùa Chay của các ngôn ngữ Tây phương chỉ nói lên ý tưởng thời gian 40 ngày của việc chuẩn bị tâm hồn: (Quadragesima (Latin), Carême (Pháp), Cuaresma (Tây ban nha). Con người Việt Nam và văn hoá Việt Nam luôn đậm đà tình cảm và thiện tâm chia sẻ, nên ngôn ngữ cũng chú trọng và diễn tả theo cái nhìn tình cảm. Thời gian 40 ngày chuẩn bị tâm hồn tín hữu đến gần Chúa, thay vì được dịch và gọi là “mùa 40” như Tây phương, thì được gọi là “Mùa Chay”. Chữ Chay gợi lên ý tưởng kiêng ăn, hãm mình, khổ chế, kìm lại vui thú của mình và chia sẻ nỗi đau buồn của người khác, trong trường hợp này là thông chia những đau khổ của chính Chúa Kitô.

Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đều có những tham vọng thái qúa: tìm thỏa mãn cho mình, tìm lợi ích cho mình, tìm danh dự quyền uy cho mình. Tội lỗi là sự đi đến thái quá. Nhân đức là giữ sự quân bình trung dung. La tinh có một câu nói nổi tiếng: In medio stat virtus - nhân đức là luôn đứng ở giữa, (là sự quân bình). Đầu mối của tội lỗi tóm chung lại là sự quá đáng trong việc tìm kiếm danh, lợi, thú. Mùa Chay là cơ hội trở về khi ta đi sai đường (wrong way sign), là một Dấu Hiệu Báo Động (warning sign) và cũng là Dấu Hiệu Dừng Lại (stop sịgn) cho đời sống tâm linh.

Để chia sẻ những thương đau của Chúa, để có được chí khí và sức mạnh tinh thần hầu vượt thắng tội lỗi, Giáo hội mời gọi chúng ta trở về với những phương thế truyền thống và cơ bản, đó là sự thực thi hy sinh, hãm dẹp chính mình, và tìm chút khổ hạnh. Trước đây, khi tôi còn học những năm trung học ở tiểu chủng viện, mỗi dịp mùa Chay, cha giám đốc thường phát động chiến dịch "CÂY NẾN PHỤC SINH". Trên bàn viết hay trên miếng giấy đánh dấu sách (book marker) đều có khẩu hiệu “Cây Nến Phục Sinh” để nhắc nhở. Điều đó giúp hướng lòng học sinh ý thức ý nghĩa mùa Chay và khuyến khích những việc làm tốt và những hi sinh. Những việc làm tốt và hi sinh này sẽ là chất liệu tạo thành cây nến phục sinh tinh thần, để rồi được thắp sáng trong niềm vui tâm hồn với Chúa khi Chúa phục sinh.

Chúng ta cần duyệt xét lại xem mình đã có được một vài việc làm cụ thể nào trong tinh thần “Chay” của mùa Chay này? để nâng tâm hồn, để tăng sức mạnh ý chí, và để gần gũi với Chúa. Giáo huấn của Chúa rất rõ ràng: sự thoải mái thênh thang của con đường rộng chỉ đưa đến hư mất; sự tự chế mình để đi trên con đường hẹp sẽ dẫn đến cứu độ và trường sinh (Mat 7:13).

Xin Chúa nhận tấm lòng thành chúng ta, và chúc lành cho mỗi nỗ lực dù nhỏ bé trong mùa Chay thánh này!
 
Ngày 11 tháng 2: Kính Ðức Mẹ Lộ đức
PhóTế Huỳnh Mai Trác
19:45 11/02/2008
Vào ngày 8 tháng 12 năm 1854, Ðức Giáo Hoàng Pius IX tuyên bố tín điều về “Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” trong tông hiến “Ineffabilis Deus” thì ba năm sau vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 một thiếu phụ trẻ và tuyệt đẹp đã hiện ra với Bernadette Soubiroux.

Ðức Mẹ đã hiện ra tất cả là 18 lần từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 8 năm 1858 trong hang đá Massabielle gần Lộ đức. Trong lần hiện ra ngày 24 tháng 3, thiếu phụ đã cho biết: “Ta là Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”

Bernadette là một thiếu nữ bệnh hoạn của một gia đình nông dân nghèo. Họ giữ đạo theo truyền thống. Bernadette chỉ biết đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Kinh Tin Kính.

Trong lúc bị chất vấn Bernadette đã đơn sơ kể lại là mình đã thấy một thiếu phụ trẻ đẹp với tràng hạt Mân Côi trên tay. Bà ấy mặc áo trắng, có viền màu xanh lơ. Bà đội một khăn choàng màu trắng; dưới chân có những hoa hồng màu vàng; tay cầm một tràng hạt.

Bernadette rất cảm động vì Bà đó đã nói với Bernadette rất thân mật và khả ái. Bà tỏ ý muốn xây một thánh đường tại đây và bảo Bernađette hãy uống nuớc chảy ra từ hang đá. Không thấy nước, Bà bảo Bernadette moi một chổ gần hang đá và nước đã tuôn trào ra thành ngọn suối. Nước ở đó có khả năng chửa bệnh mà khoa học không thể nào giải thích đươc.

Ðức Mẹ đã hiện ra với một thiếu nữ thấp kém và qua trung gian của Bernadette hàng triệu người đã trở lại sống với Ðức Tin. Khách hành hương khắp nơi đã tuôn về Lộ Đức. Nhiều phép lạ chữa bệnh đã xẩy ra và nhiều người nhận được những ơn đặc biệt mà họ cầu xin.

Năm 1862 Giáo Hội xác nhận là Ðức Mẹ thực sự đã hiện ra ở Lộ Đức và truyền cho các tín hữu nên tôn sùng đặc biệt Ðức Mẹ Lộ Đức. Ngày lễ tôn kính Ðức Mẹ Lộ Đức được ghi vào lịch phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ bắt đầu từ 1907.

Lộ Đức trở thành một trung tâm hành hương. Giáo Hội xác nhận đã có 60 phép lạ lành bệnh dù còn có nhiều hơn nữa. Ðối với người có đức tin thì đó chính là những phép lạ Chúa Giêsu tiếp tục ban cho nhân loại qua sự cầu bàu của Ðức Mẹ. Có nhiều phép lạ lớn lao không được kể lại; nhiều người sau khi đến Lộ Đức lúc trở về thì đức tin lại được hồi sinh sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa và anh chị em nghèo khó túng thiếu chung quanh mình. Tuy vậy vẫn có những kẻ vẫn còn ngờ vực những điều lạ ở Lộ Đức.

“Ðối với người có đức tin thì không cần phải giải thích gì cả, đối với người không đức tin có giải thích thì cũng bằng thừa mà thôi.”
 
Ơn gọi tu trì nảy sinh từ hang đá Lộ Đức
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
22:46 11/02/2008
ƠN GỌI TU TRÌ NẨY SINH TỪ HANG ĐÁ LỘ ĐỨC

... Cứ sự thường, tín hữu Công Giáo Pháp nào có lòng đặc biệt kính mến Đức Mẹ MARIA đều ao ước một lần đi hành hương Lộ Đức, trung tâm thánh mẫu nổi tiếng của nước Pháp nói riêng và của toàn thế giới nói chung.

Đó cũng là nguyện ước thầm kín nhất của tôi ngày xuân trẻ. Và cơ may đến khi tôi thi hành nghĩa vụ quân dịch. Cuộc hành hương ghi đậm nét trong cuộc đời tôi. Tôi sống kinh nghiệm sâu xa thời gian đối diện với thế giới bệnh tật khổ đau và những ngày cầu nguyện chân thành sốt sắng.

Sau lần hành hương Lộ Đức đáng ghi nhớ ấy tôi thuyết phục được Song Thân ghi tên tham dự cuộc hành hương toàn quốc Pháp, tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 8, nhân dịp đại lễ Đức Mẹ MARIA hồn xác lên trời. Đó là năm 1973 và tôi 22 tuổi, đong đầy sức lực. Tôi hiến trọn khả năng và nhiệt huyết để phục vụ một người đàn ông tàn tật, chia bớt gánh nặng với hiền thê ông. Tôi tháp tùng ông mọi nơi và cùng ông trải qua thời gian tuyệt diệu trong lời kinh tiếng hát cũng như những giây phút vô cùng cảm động.

Trong lần hành hương đó, khi đứng trước Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức, tôi âm thầm dâng lên Đức Mẹ MARIA chương trình sống của đời tôi. Đó là bước theo Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Con của Mẹ. Nhưng theo bằng cách nào và ở đâu? Tôi hoàn toàn mù tịt! Hồi ấy là tháng 8. Sang đến tháng 10, tháng dâng kính Đức Mẹ Mân Côi, tôi hân hạnh quen biết Các Tu Huynh dòng Thánh Gioan Thiên Chúa. Tháng 5 năm sau - 1974 - tôi chính thức gia nhập Tập Viện và trở thành Tu Huynh dòng Thánh Gioan Thiên Chúa.

Đối với tôi, ơn gọi tu dòng là kết quả đương nhiên các chuyến hành hương Lộ Đức của tôi. Thời gian ở Lộ Đức là thời gian trầm lắng nguyện cầu và tháp tùng các bệnh nhân.

Hiện nay tôi là Tu Huynh phục vụ tại dưỡng đường thủ đô Paris, nơi phòng khám bệnh. Tôi có nhiệm vụ tiếp đón các thân chủ và ấn định các buổi hẹn đến khám bệnh. Tùy theo trường hợp thuận lợi và cần thiết tôi cũng có thể trò chuyện và nói đôi lời hay ý đẹp, nói vài câu khuyến khích với mục đích nâng đỡ tinh thần các bệnh nhân. Tôi cũng có nhiệm vụ phụ giúp các bác sĩ trong các cuộc thử nghiệm, phân tích. Nơi đây, bổn phận quan trọng nhất của tôi là trấn an các thân chủ. Ban tối, trong tư cách Tu Huynh, tôi dành thời giờ viếng thăm một số bệnh nhân cần khích lệ và an ủi, bất luận họ thuộc tôn giáo nào, giai cấp xã hội nào hoặc chính kiến nào. Trong các cuộc viếng thăm này, tôi lắng nghe nhiều hơn nói.

Sau cùng, tôi kết thúc một ngày dài làm việc với lời khẩn nguyện. Tôi dâng lên Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc mọi âu lo khốn khổ của thân phận con người. Tôi thưa với Đức Mẹ MARIA về những trường hợp đặc biệt và những bệnh nhân tôi từng giúp đỡ trong ngày. Tôi phó thác tất cả trong vòng tay từ mẫu dịu hiền của Đức Mẹ MARIA. Tôi tin tưởng vững chắc nơi sự trợ giúp quyền năng bao la của Đức Mẹ. Và tôi đi vào giấc ngủ trong an bình thanh thản.

Tôi không biết mình có thể thành công trong việc thông truyền Tình Yêu THIÊN CHÚA cho hết mọi bệnh nhân được không. Điều chắc chắn tôi muốn làm chứng đó là các bệnh nhân thổ lộ với tôi rằng: ”Họ thật sự cảm nghiệm sự hiện diện của THIÊN CHÚA trong cuộc đời họ”. Mỗi người tin tưởng vững vàng rằng: ”Tất cả chúng ta đều là con cái cùng một CHA trên Trời”.

Chứng từ của Thầy Bernard Thibault.

... ”Kính sợ THIÊN CHÚA đem lại vinh quang và tự hào hân hoan cùng phấn khởi. Kính sợ THIÊN CHÚA khiến tâm hồn sung sướng, cho con người được hoan hỉ mừng vui và an khang trường thọ. Ai kính sợ THIÊN CHÚA sẽ thấy cuộc đời kết thúc tốt đẹp, ngày lâm chung họ sẽ được hưởng phúc lành. Bước đầu của khôn ngoan là kính sợ THIÊN CHÚA, ngay từ lúc thành hình trong lòng mẹ, các tín hữu đã được ơn khôn ngoan. Giữa nhân gian, khôn ngoan xây tổ làm nền móng vĩnh cửu và tin tưởng vào con cái loài người. Sự viên mãn của khôn ngoan là kính sợ THIÊN CHÚA. Lòng kính sợ THIÊN CHÚA là tuyệt đỉnh của khôn ngoan” (Sách Huấn Ca 1,11-18).

(”LOURDES Magazine”, n.7, Ottobre-Novembre/2004, trang 25)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tình hình bách hại Kitô hữu trong bang Orissa, Ấn Độ
Linh Tiến Khải
10:35 11/02/2008
Tình hình bách hại Kitô hữu trong bang Orissa, Ấn Độ

Phỏng vấn Đức Cha Raphael Cheenath, Tổng Giám Mục giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, về tình hình bách hại Kitô hữu tại Ấn Độ

Hôm 30-1-2008 là ngày kỷ niệm 60 năm ông Mahatma Gandhi bị ám sát. Hơn nửa thế kỷ đã qua, nhưng lý tưởng bất bạo động và chung sống hòa bình do ông đề xướng vẫn chưa được thực hiện. Dịp lễ Giáng Sinh năm 2007 vừa qua phong trào Ấn giáo cực đoan Sangh Parivar đã chủ mưu một loạt các vụ tấn công các Kitô hữu và đốt phá các nhà thờ và cơ sơ Kitô, trong vùng Kandhamal, miền đông bang Orissa, khiến cho 6 tín hữu thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Khoảng 70 cơ sở của Kitô giáo trong đó có các nhà thờ, trường học, viện mồ côi, trường nội trú và tu viện đã bị đốt phá bình địa, trước thái độ hoàn toàn bất động của lực lượng an ninh và sự im lặng của chính quyền địa phương.

Linh Mục Laxmikanta Pradhan, cha sở giáo xứ Balliguda, hiện vẫn đang phải lẩn trốn trong các vùng chung quanh giáo xứ, cho biết vào khoảng 7 giờ rưỡi chiều ngày 24-12-2007, các nhóm tín hữu Ấn cuồng tín vũ trang gươm, dao, súng lục, thanh sắt và rìu, đã phá cửa ùa vào bên trong giáo xứ, đe dọa và chĩa súng vào các linh mục nữ tu và các tín hữu đang trang hoàng nhà thờ cho thánh lễ đêm Giáng Sinh. Và thế là mọi người bỏ chạy vào trong rừng. Từ trong rừng họ trông thấy lửa bốc cháy thiêu rụi nhà thờ, nhà xứ và trường nội trú.

Các sách nhiễu bách hại chống lại các Kitô hữu trong mấy năm qua chứng mình cho thấy Ấn Độ, quốc gia dân chủ to lớn nhất thế giới, vẫn còn rất xa lý tưởng của lòng khoan nhượng, sự sống chung hòa bình và bất bạo động do ông Gandhi đề xướng.

Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ hiện có 17 triệu tín hữu, tức chiếm 1,6% tổng số dân, và chiếm 66% tổng số Kitô hữu, với 17 tổng giáo phận và 122 giáo phận. Tín hữu Kitô Ấn độ vẫn tự hào là con cháu của thánh Toma Tông Đồ, đã tới truyền đạo tại đây hồi thế kỷ thứ I. Từ đó phát sinh ra hai lễ nghi công giáo là Siro Malabar và Siro Malankara, trong khi Giáo Hội Công Giáo Latinh có từ thời thuộc địa của Bồ Đào Nha. Giáo Hội Công Giáo rất dấn thân trong lãnh vực văn hóa, giáo dục, y tế xã hội, và được nhân dân ưa chuộng. Nhưng đây lại là lý do khiến cho các tín hữu Kitô bị các nhóm Ấn giáo cuồng tín thù ghét, với sự hỗ trợ của các nhóm chính trị cuồng tín.

Lòng tin Kitô được du nhập vào bang Orissa cách đây hơn 3 thế kỷ, nhưng chỉ mới phát triển mạnh từ 150 năm nay. Năm giáo phận trong bang này có khoảng 500 ngàn tín hữu trên tổng số 37 triệu dân. Kể cả tín hữu thuộc các Giáo Hội hay cộng đoàn Kitô khác số tín hữu được khoảng 1 triệu. Orissa là bang có nhiều người thuộc lớp cùng đinh ”dalít” nhất, chiếm khoảng 39% dân số.

Trước đây tương quan giữa tín hữu các tôn giáo đã rất tốt đẹp, vì có sự khoan nhượng và cảm thông. Nhưng từ nhiều năm nay có sự căng thẳng và xung khắc công khai giữa các tín hữu Ấn giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Lý do là vì vào thập niên 1980 nảy sinh phong trào ấn giáo cực đoan Sangh Parivar, được nhiều chính trị gia ủng hộ. Phong trào này chủ trương ”ấn giáo hóa” toàn nước Ấn, và đặc biệt có óc nghi ngờ và thù ghét các Kitô hữu, bị tố cáo là đi theo thực dân và xa lạ với nền văn hóa Ấn. Nó được các chính trị gia sử dụng và lèo lái cho các lợi lộc chính trị, và vì thế cũng khiến cho hàng trăm giai tầng, tiểu giai tầng, và các nhóm bộ tộc khác thuộc thế giới ấn giáo trở thành nạn nhân, cùng với các tín hữu Kitô.

Đặc biệt với cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm 2009 tới đây, bang Orissa là môi trường thí nghiệm chích sách ”ấn giáo hóa” toàn nước, sau bang Gujarat, là nơi từ nhiều năm qua đã liên tục xảy ra các vụ bạo động và bách hại Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác.

Trong những ngày vừa qua Đức Hồng Y Telesphore Toppo, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã đi thăm cộng đoàn Kitô vùng Bubhaneshwar về, và đã tận mắt chứng kiến cảnh đổ nát hoang tàn của 70 cơ sơ nói trên. Đức Hồng Y cho biết mặc dù đau khổ các tín hữu Kitô vẫn can đảm hy vọng. Họ chờ mong các anh chị em khác tại Ấn giúp họ tái thiết cuộc sống. Họ đã bị thử thách trên thân xác, trong tâm lý và tinh thần, nhưng các sức mạnh của sự ác đã không chiến thắng được họ, vì không ai có thể chấp nhận sự tàn ác vô nhân ấy. Ấn Độ là một quốc gia đời nhưng dân chủ. Vì thế Đức Hồng Y Toppo yêu cầu các giới chức chính trị đem nội vụ ra công lý, đồng thời kêu gọi tình liên đới của Kitô hữu toàn nước trong việc cứu trợ các tín hữu Kitô bang Orissa.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn vài nhận định của Đức Cha Raphael Cheenath, Tổng Giám Mục giáo phận Cuttack-Bubhaneswar, về tình hình bách hại Kitô hữu tại Ấn Độ. Giáo phận của Đức Cha đã là nơi xảy ra các vụ tấn kích và bách hại tín hữu Kitô hồi tháng 12 năm 2007.

Hỏi: Thưa Đức Cha Cheenath, hơn một tháng sau khi xảy ra các vụ tấn kích tín hữu Kitô trong giáo phận của Đức Cha, tình hình tại đây hiện nay ra sao?

Đáp: Hiện nay tình hình xem ra yên ắng, nhưng các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân công giáo vẫn lo sợ là đích điểm tấn kích của lực lượng Sangh Parivar. Nhiều trẻ em nội trú trong giáo xứ không còn chỗ sống nữa, vì vài trường học đã bị đốt cháy. Do đó các em bị gửi trả về gia đình, với nguy cơ là bị mất đi một năm học. Rất nhiều cha mẹ của các em vẫn còn lẩn trốn trong rừng vì sợ hãi. Và đây không phải là chuyện tình cờ, vì họ thường xuyên bị đe dọa. Bầu khí nghi ngờ rất là mạnh. Chính quyền có gửi đồ cứu trợ, nhưng qúa ít, không thấm vào đâu. Tuy đã có các biện pháp bồi thường những người đã mất nhà cửa và công ăn việc làm, nhưng cho tới nay hơn một tháng đã trôi qua mà các tổ chức phi chính quyền và Giáo Hội vẫn chưa được phép cứu trợ dân chúng trong vùng.

Việc tái thiết vật chất luôn là điều có thể làm được, vì có sự liên đới của tín hữu công giáo toàn Ấn độ, nhưng để tái thiết sự tin tưởng, cần phải mất nhiều thời gian hơn. Tất cả tùy thuộc rất nhiều nơi cách thức chính quyền kiểm soát tình hình.

Hỏi: Câu chuyện đầu đuổi đã xảy ra như thế nào, và người ta đã tìm ra các thủ phạm và bắt giữ họ chưa, thưa Đức Cha?

Đáp: Các vụ bạo động đã xảy ra lúc 8 giờ sáng ngày áp lễ Giáng Sinh tại làng Bamunigam, không xa đồn cảnh sát bao nhiêu. Tại đây cộng đoàn thổ dân Hui Kalyan Samiti đã tổ chức một cuộc biểu tình không dính dáng gì tới tôn giáo, mà chỉ có mục đích chính trị, và nó đã là ngòi nổ cho bạo lực. Các tín hữu Kitô đã nghi ngờ mưu toan này của họ, nên hai ngày trước đó đã báo cho viên cảnh sát trưởng quận Kandhamal biết. Ông ta hứa là sẽ che chở cộng đoàn Kitô. Và riêng tôi, thì tôi đã ra lệnh cho các linh mục là phải trốn chạy, khi bị tấn công. Sự kiện này đã cho phép cứu sống nhân mạng, nhưng lại khiến cho các nhóm ấn giáo cuồng tín đốt phá các cơ sở của Giáo Hội như họ muốn.

Từ nhiều tháng nay nhóm Sangh Parivar do Swami Laxmananda Saraswati lãnh đạo. Ông này tự phong cho mình tước hiệu là ”người khắc khổ” nhưng là một người cuồng tín và đã chủ mưu tấn công các Kitô hữu. Các nhóm của họ gồm 200 người kéo đến giáo xứ Bamunigam và 500 người kéo đến giáo xứ Balliguda, là nơi bị tấn công nặng nhất. Họ tới bằng xe vận tải và được trang bị để tấn công chớp nhoáng và gây ra nhiều thiệt hại chừng nào có thể. Mọi đường vào quận Kandhamal đều bị chặn bằng cây lớn để không ai có thể tiếp cứu được. Họ tấn công 7 địa điểm khác nhau trong cùng một lúc. Và điều này đã xảy ra với sự đồng loã và yểm trợ của các lực lượng an ninh địa phương. Một nhóm tín hữu công giáo đến cứu chữa các tín hữu bị tấn công đã bị cảnh sát ngăn chận và đuổi ra khỏi quận.

Rất tiếc là chưa bắt được thủ phạm nào, và chúng tôi cũng không thể tin cậy và trông mong gì nơi các lực lượng an ninh trật tự của chính quyền, vì đa số các biến cố đã xảy ra dưới sự chứng kiến của cảnh sát. Chẳng hạn, nhà thờ Bamunigam đã bị tàn phá trước sự hiện diện của 20 cảnh sát viên, mà không một cảnh sát nào can thiệp để ngăn chặn việc tàn phá ấy. Các thủ phạm thuộc các nhóm theo phong trào ấn giáo hóa mọi sự; nó là một chủ trương thanh lọc chủng tộc, bằng cách phổ biến thù hận và bất khoan nhượng. Tuy nhiên chúng tôi có thể nói rằng các thủ phạm của các xáo trộn này đến từ các làng khác và các quận khác, để không bị nhận diện. Họ không phải là người thuộc quận Kandhamal.

Hỏi: Thưa Đức Cha, các lý do nào đã gây ra cuộc khủng hoảng trong giáo phận của Đức Cha?

Đáp: Các người ấn giáo vu khống chúng tôi là tìm lôi kéo các tín hữu ấn theo Kitô giáo. Nhưng mà đây chỉ là cớ che đậy âm mưu biến Ấn Độ trở thành một quốc gia ấn giáo, trong đó tín hữu các tôn giáo thiểu số phải thích ứng hay biến mất, không được quyền tồn tại. Ngay hiện nay nữa vẫn còn có các nhóm tín hữu ấn cuồng tín diễn hành qua các đường phố Kandhamal, và đưa ra các lời đe dọa đối với các cá nhân hay gia đình. Họ đưa ra ba điều kiện: thứ nhất là rời bỏ xứ sở; thứ hai là theo Ấn giáo; thứ ba là chết. Đây là một thử thách rất lớn đối với tín hữu Kitô. Rất nhiều Kitô hữu đang gặp khó khăn vì đã mất hết của cải. Lý do đích thật của các hành động bạo lực hướng tới các tín hữu Kitô là những người thuộc các giai tầng thấp kém trong xã hội, đó là tiến trình giải phóng họ khỏi tình trạng thấp kém này.

Từ bao thế kỷ qua họ đã bị chèn ép khai thác bóc lột. Và từ lâu Giáo Hội đã phát động phong trào giải thoát các anh chị em thuộc lớp cùng đinh dalit, với các sáng kiến giáo dục, y tế, phát triển qua các thừa sai cũng như qua các tổ chức phi chính quyền. Kết qủa là ngày nay nhiều người cùng đinh đã cải tiến cuộc sống, và có được vai trò mới trong xã hội.

Nhưng thực tại này khiến cho họ đụng chạm tới các lợi lộc của các phong trào ấn giáo cuồng tín, bao gồm các giai tầng xã hội cao hơn. Từ đó phát xuất ra các hành động bạo lực và đàn áp này, nhằm mục đích duy trì các anh chị em dalit trong tình trạng tùng phục họ và bị gạt bỏ ra ngoài lề xã hội.

(Avvenire 30-1-2008)

Linh Tiến Khải
 
Nền kinh tế phải giúp đỡ người nghèo
Phụng Nghi
10:37 11/02/2008
Nền kinh tế phải giúp đỡ người nghèo

New York (CNA) – Tổng giám mục Celestino Migliore, sứ thần Tòa thánh, chủ tịch phái đoàn quan sát viên thường trực của Tòa thánh cạnh Liên hiệp quốc, đã đọc diễn từ trước hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ về sự quan trọng phải cung ứng công ăn việc làm lâu dài và xứng đáng cho mọi người.

Tổng giám mục Migliore nhấn mạnh rằng sự thiếu công ăn việc làm và việc làm kém cỏi xúc phạm đến phẩm giá con người. Ngài nói rằng con người, nhất là người trẻ, “khám phá thấy ý nghĩa và niềm tự tin vào tương lai khi họ tìm ra được công việc làm lâu dài và có cơ hội được thăng thưởng một cách xứng đáng.”

Tổng giám mục đề cập đến những xáo trộn toàn cầu trên thị trường thế giới do hệ quả của sự sụp đổ của cái gọi là bong bóng thị trường nhà đất như là một thí dụ của “các chu kỳ không ngừng tăng tiến” thay đổi nhau, giữa sự tăng trưởng kinh tế tạo được việc làm và thời kỳ suy thoái kinh tế làm hủy hoại công ăn việc làm.

Ngài nói: ”Chính lúc này đây, thế giới đang nín thở thắc mắc tự hỏi những mối ưu tư về kinh tế đang diễn biến, gây ra bởi bộ phận nhà đất nơi một số nền kinh tế phát triển nhất, sẽ dẫn chúng ta tới đâu.”

Tổng giám mục nói rằng người nghèo thường là những kẻ bị ảnh hưởng nhất khi nền kinh tế xuống dốc. Giúp đỡ người nghèo không chỉ là vấn đề công lý và bác ái, mà còn là biện pháp tài chánh lành mạnh để kích thích nền kinh tế các quốc gia và nền thương mại quốc tế.

Tổng giám mục Migliore lo ngại rằng nền kinh tế mạnh của thế giới có thể làm tồi tệ hơn nền kinh tế của các quốc giá đang phát triển: “Nhu cầu chính đáng của người nghèo phải là đòi hỏi ưu tiên nơi lương tâm chúng ta và nơi những quyết định của các nhà lãnh đạo tài chánh. Một xã hội tốt đẹp được đo lường bằng mức độ những người có trách nhiệm hướng tới các nhu cầu của những thành viên yếu kém hơn, đặc biệt là những người đang túng quẫn.”

Tổng giám mục nói tiếp rằng cung ứng công ăn việc làm tốt, loại trừ nghèo đói và hội nhập xã hội là những vấn đề có thể được thực hiện tốt đẹp nhất bằng cách tạo ra một môi trường “thuận lợi”, đề cao các cơ cấu xã hội thích hợp, và đối thoại với những ai có nhu cầu.

Ngài tuyên bố: “Các chính sách kinh tế nhằm giúp đỡ người công nhân có lợi tức thấp sống cuộc sống đứng đắn và có phẩm giá, phải là ưu tiên của bất cứ xã hội tốt đẹp nào xứng đáng với tên gọi như thế.”
 
Tân Giám Mục Hồng Kông có lập trường mềm mỏng hơn với Trung Quốc.
Nguyễn Long Thao
11:25 11/02/2008
HONGKONG 11/02/08- Tờ Christian Today đưa tin vị lãnh đạo cao cấp sắp tới đây của Hồng Kông đã tuyên bố Ngài sẽ áp dụng đường lối mềm mỏng để làm chiếc cầu nối cho mối liên hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và tòa thánh Vatican.

Đức Giám Mục John Tong Hon mới đây được ĐTC Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục Phó tổng giáo phận Hồng Kông, đương nhiên có quyền kế vị đức Hồng Y Trần Nhật Quân, đã tuyên bố Ngài sẽ theo đường lối mềm mỏng của Tòa Thánh để làm chiếc cầu nối giữa Tòa Thánh Vatican và Bắc Kinh.

ĐGM John Tong Hon tuyên bố với tờ South China Morning Post: “Các nguyên tắc đã có rồi. Nhưng về phương diện tự do, có một mức độ nào đó để giải thích và cụ thể hóa những nguyên tắc ấy. Tôi không nói đường lối đó là mềm mỏng hay cứng rắn hơn. Tùy vào người khác nhìn vấn đề đó như thế nào. Nhưng chúng ta phãi giữ vững nguyên tắc công lý. Chúng ta phải hỗ trợ cái gì là lẽ phải và lên án cái gì là sai trái”

Trung Quốc có từ 8 đến 12 triệu người Công Giáo trong tổng số hơn 1 tỷ dân, nhưng bị chia làm hai. Phần đa số trung thành với Tòa Thánh Vatican, phần kia thuộc giáo hội do nhà nước kiểm soát. Vị lãnh đạo Tổng Giáo Phận Hồng Kông là nhân vật quan trọng trong việc nối lại mối bang giao giữa Bắc Kinh và Vatican.

ĐHY Trần Nhật Quân đang cai quản tổng giáo phận Hồng Kông thường hay lên án vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Ngài nói, Ngài muốn về hưu để dồn nỗ lực vào việc hàn gắn quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh.

Trong khi đó, Đức Giám Mục John Tong Hon úp mở cho thấy Ngài sẽ không lớn tiếng phê phán Bắc Kinh và do vậy tờ South China Morning Post lo ngại cho giáo phận Hồng Kông sẽ có lập trường mềm mỏng hơn đối với vấn đề dân chủ, để giáo phận dồn nỗ lực vào việc tìm kiếm mối liên hệ ngoại giaoTrung Quốc –Vatican.

ĐGM Tong Hon cũng nói thêm: “Giáo Hội có nhiều nhân tài, không phải chỉ có một mình Giám Mục lên tiếng… Vai trò của tôi là làm chiếc cầu nối.”
 
Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức
LM. Trần Đức Anh, OP.
23:07 11/02/2008
LỘ ĐỨC. Lúc 9 giờ sáng 11-2-2008, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã tham dự thánh lễ do Đức Cha Jacques Perrier GM giáo phận Tarbes và Lộ Đức, chủ sự tại Lễ Đài trước hang đá Đức Mẹ nhân dịp kỷ niệm đúng 150 năm Đức Mẹ bắt đầu hiện ra với thánh nữ Bernadette tại đây.

Hôm 11-2-2008 cũng là ngày thế giới các bệnh nhân lần thứ 16. Đồng tế với Đức Cha Perrier có gần 30 GM và 800 LM Pháp và nước ngoài.

Ban chiều cùng ngày có giờ Chầu Thánh Thể, và ban tối có cuộc rước nến kính Đức Mẹ bắt đầu lúc 9 giờ tối từ hang đá Đức Mẹ.

Tổng cộng từ ngày 9-11 vừa qua có gần 70 ngàn tín hữu hành hương tuốn đến Lộ Đức, trong đó có hơn 30 đoàn tín hữu hành hương đến từ nhiều nước Âu Châu, và riêng từ Italia có 15 ngàn tín hữu, đặc biệt là một đoàn 2.500 tín hữu trong đó có nhiều bệnh nhân và người tàn tật dưới sự hướng dẫn của Đức ông Luigi Marrucci, Phó Tuyên úy toàn quốc của tổ chức Unitalsi, chuyên giúp đỡ các tín hữu bệnh nhân đi hành hương tại Lộ Đức và các đền thánh khác. 200 ký giả đã đăng ký để theo dõi và tường thuật các sinh hoạt tôn giáo.

Tại Roma

Nhân lễ kỷ niệm này, tại Roma, lúc 11 giờ sáng 11-2-2008 đã có cuộc rước trọng thể từ Lâu Đài Thiên Thần tiến qua đường Hòa Giải, và tới Quảng trường Thánh Phêrô. Hòm đựng hài cốt xương sườn của thánh nữ Bernadette Soubirous cũng được rước đi trong đoàn. Tại đây vào lúc 12 giờ, ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu. ĐHY gợi lại thân thế khiêm hạ của thánh nữ Bernadette và mời gọi các tín hữu noi gương thánh nữ đến cùng Mẹ Maria.

Sau đó, vào lúc 4 giờ, cũng tại Đền Thờ Thánh Phêrô, có buổi đọc kinh Mân Côi và thánh lễ do ĐHY Javier Lozano Barragán, người Mêhicô, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, chủ sự, trước sự hiện diện của hài cốt Thánh Nữ Bernadette được đưa tới Roma từ ngày 8-2 vừa qua. 10 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Lozano Barragán nhắc đến sứ điệp của ĐTC nhân ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 16, liên kết ngày này với hai biến cố: kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế sẽ tiến hành tại Québec Canada vào tháng 6 tới đây. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa Mẹ Maria và Thánh Thể. Thân Thể Chúa Kitô mà Mẹ Maria trao tặng chúng ta cũng là Mình Thánh Chúa trong Thánh Thể.

ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế tái đề cao giá trị của đau khổ về làm nổi bật ”đặc tính sáng tạo của khổ đau, vì nhờ đau khổ trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta và thiết lập công trình sáng tạo mới... Mỗi người chúng ta có thể nói: Đau khổ mà hôm nay tôi đang chịu Chúa Kitô cũng chịu đau khổ ấy. Nhưng đau khổ của Chúa Kitô không phải là một thứ đau đớn tuyệt vọng và buồn sầu, đau khổ chiến bại. Đau khổ ấy chính là tột đỉnh công trình của Chúa Kitô, là ”giờ” và là sự tôn vinh Ngài.

ĐHY Lozano cũng diễn giảng về ý nghĩa mầu nhiệm Thánh Thể và nhận định rằng Thánh Thể, như một sự tham phần vào đau khổ của Chúa Kitô, thúc đẩy chúng ta săn sóc các anh chị em đau yếu của chúng ta, bó buộc chúng ta trở nên 'bánh được bẻ ra' cho anh chị em.

Sau bài giảng, ĐHY Lozano Barragán và các vị phụ tá đã ban bí tích xức dầu bệnh nhân cho một số anh chị em như một sự chuẩn bị hữu hiệu để cảm nghiệm mầu nhiệm khổ đau cứu độ của Chúa Kitô.

Cuối thánh lễ, có cuộc rước tượng Đức Mẹ Lộ Đức đi giữa gian chính của Đền thờ, trong khi hàng ngàn tín hữu tay cầm nến sáng và miệng hát bài thánh ca kính Đức Mẹ Lộ Đức.

ĐTC không đến gặp và chào thăm các tín hữu được vì ngài tham dự Tuần tĩnh tâm mùa chay tại Vatican do ĐHY Albert Vanhoye, S.J, 84 tuổi, giảng thuyết.

Cũng nên nói thêm rằng cộng đoàn Công Giáo Pháp tại Roma cũng tổ chức một thánh lễ kỷ niệm vào lúc 6 giờ chiều 11-2-2008 tại Hang đá Lộ Đức trong vườn Vatican, do Đức ông Pierre-Etienne Pillot, Quản đốc Nhà thờ thánh Louis người Pháp ở Roma, chủ sự. Sau đó cũng có cuộc rước nến tại Vườn Vatican. (SD 11-2-2008)
 
Top Stories
Government silent in face of widespread support for landless Catholics
Catholic News Agency
05:37 11/02/2008
Tens of thousands protest land seizure

Thousands Catholics attend the vigil
Praying at the site
Crosses and icons are hung on the fences
Ten thousands attending the vigil in Saigon
Protestors at the vigil showing their support for Our Mother of Perpetual Help parish - Hanoi, Feb 10, 2008 / 11:42 am (CNA).- Following a Mass celebrated by Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt on Saturday, approximately 3,000 Catholics joined parishioners from Our Mother of Perpetual Help to peacefully protest the seizure of 14 acres of their land by the Vietnamese government. Ten thousand Catholics in Saigon expressed their solidarity by holding a vigil at the same time.

The mass demonstration began with the Redemptorists leading a procession to the property that they have been asking be restored for the last 10 years. The demonstrators chanted and sang for hours in front of dozens of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help, which are hanging on the fence that surrounds the confiscated property.

Support for the disenfranchised Catholics has spread at the grassroots level, with word of the protests reaching locals through bulletin board postings at parishes and news reports on the internet.

Throughout the day on Saturday, hundreds of vehicles were busy ferrying people back and forth from the dioceses of Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Yên to the protest site. Some supporters even traveled up to 250 miles to show their solidarity with the parishioners.

Foreseeing Saturday’s outpouring of support, security forces responsible for the land involved in the dispute were called to the site to setup barriers. Local sources informed CNA that the authorities hoped to prevent the Catholics maintaining vigil from gaining entrance to the grounds and camping out as they did at the former nunciature. The source added that the barriers were later removed out of fear that they might “add fuel to the fire”.

In addition to the barriers and normal security presence, large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, mingled in the demonstrators’ ranks, taking photos and filming with video cameras.

The state-controlled media has also been enlisted in the government’s efforts to try and discredit the Church, singling out Archbishop Joseph Ngô for blame.

According to the Redemptorists who run the parish, they originally purchased 15 acres of land in 1928. In 1954, the Communist government took control of northern Vietnam and jailed or deported most of Redemptorists. This left Fr. Joseph Vu Ngoc Bich to run the church by himself. Despite Fr. Vu’s persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.

The government upped the ante at the beginning of 2008 by allowing construction on the Chiến Thắng sewing company to commence. The confiscated church property soon was surrounded by a fence and the presence of security officials.

Protestors have been gathering at the work site since January 7 to prevent any further construction by the state-run company.

In a message sent last January 7 to all the Redemptorists in the country, the provincial superior Fr. Joseph Cao Dinh Tri says the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and is supporting a construction project there. The Redemptorists in Hanoi, Fr. Cao continues, "have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate".

In that spirit, ten thousand Catholics gathered for a Mass at the Redemptorists’ church in Ho Chi Minh City (Saigon). The celebration was held at the same time as the Mass presided over by Archbishop Ngô in Hanoi to show solidarity with their brothers and sisters through special prayers and hymns.
 
Vietnam: Catholics mark New Year with mass demonstration for church land
Independent Catholic News
05:40 11/02/2008
Three thousand Hanoi Catholics marched for justice at Thai Ha Redemptorists monastery on Saturday, while ten thousand Saigon Catholics showed their solidarity at a vigil in Saigon.

Thousands Catholics attend the vigil
Ten thousands attending the vigil in Saigon
After Saturday Mass celebrated by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi at the parish of Our Mother of Perpetual Help, the faithful joined those who have been protesting peacefully since 7 January to demand the return of their 14 acres of land held by the government.

Amid pouring rain, carrying a large cross, the Redemptorists led a procession to the property where the crowds chanted,and sang for hours in front of dozens of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help, which are hanging on the fence that surrounds the confiscated property.

Throughout the day, hundreds vehicles were busy going back and forth carrying Catholics from dioceses of Bac Ninh, Hai Phong, Nam Dinh, Ha Tay, Vinh Yen to the site. Some had to travel up to 400km to join protestors.

Foreseeing the Saturday's mass demonstration, security forces set up barriers to prevent a similar incident as in the former nunciature where protestors poured in and camped inside. However, the barriers were removed later. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, mingling in the demonstrators' ranks, taking photos and filming with video cameras.

In a message sent on 7 January to all the Redemptorists in the country, the provincial superior Fr Joseph Cao Dinh Tri said the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and is supporting a construction project there. He said the Redemptorists had responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. "I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate," Fr Joseph said.

Thousands of parishioners have been surrounding church bulletin boards to see images and read articles relating to the protests in Hanoi. There is no independent, privately-run media in Vietnam and the state media has been largely silent about the recent protests. Catholics in Vietnam have been getting the news mostly through the Internet and church bulletin boards.

© Independent Catholic News 2008
 
I cattolici di Ho Chi Minh City manifestano solidarietà con quelli di Hanoi
Asia-News
07:06 11/02/2008
I cattolici di Ho Chi Minh City manifestano solidarietà con quelli di Hanoi

di J.B. An Dang

The vigil in Saigon
Marching in procession
Ten thousands attending the vigil in Saigon
A migliaia hanno voluto esprimere sostegno alla pacifica protesta che, nella capitale, mira ad ottenere la restituzione dei terreni sottratti alla parrocchia di Thái Hà.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – A migliaia (nella foto) i cattolici di Ho Chi Minh City hanno espresso la loro solidarietà con i confratelli di Hanoi che stanno pacificamente manifestando per ottenere dalle autorità pubbliche la restituzione del terreno della parrocchia di Thái Hà.

Come ad Hanoi, e contemporaneamente a quanto stava accadendo nella capitale (http://www.asianews.it/index.php?l=it&art=11463&geo=53&size=A), i cattolici di Ho Chi Minh City hanno infatti preso parte ad una messa celebrata il 6 febbraio nella parrocchia dei Redentoristi per l’inizio del nuovo anno lunare (il Tet), al termine della quale sono state elevate preghiere perché ad Hanoi sia fatta giustizia.

Tantissimi, poi, si sono radunati intorno alle vetrine ove sono esposti i bollettini della Chiesa per vedere le immagini e leggere gli articoli sulla vicenda di Hanoi, della quale i controllatissima media nazionali non hanno riportato notizie, ma solo critiche contro l’arcivescovo della capitale, Joseph Ngô Quang Kiệt.

La situazione è analoga a quella che ha visto la diocesi di Hanoi chiedere la restituzione dell’edificio della ex delegazione apostolica. Il terreno di Thái Hà del quale si chiede la restituzione, fu acquistato dai Redentoristi nel 1928: sui 60mila metri quadri della proprietà furono costruiti la chiesa, il convento ed il seminario. Nel 1954, con la conquista de potere da parte dei comunisti e la divisione del Vietnam, i religiosi di Thái Hà furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del loro terreno furono ridotti a 2.700.

Da allora, a più riprese, sono state avanzate petizioni per chiedere la restituzione dei terreni, sui quali è stato costruito un ospedale e sono state fatte cessioni a compagnie statali e membri del governo. Il caso più recente, di inizio anno, è la cessione di una parte di terreno ad una compagnia di confezioni, la Chiến Thắng, che ha cominciato a costruirvi. Alle proteste dei parrocchiani la risposta è stato l’invio di militari per permettere di proseguire la costruzione.
 
Vietnam: Volunteers bring aid to the highlands and outskirts of Ho Chi Minh City
Asia-News
07:15 11/02/2008
Vietnam: volunteers bring aid to the highlands and outskirts of Ho Chi Minh City

by JB. VU

Especially in these days of festivities for the Tet, groups of young people are bringing material support and spiritual comfort to the poor in the hospitals and the countryside.

Ho Chi Minh City (AsiaNews)- "Mobile warming centres" to bring support to the poorest and most remote regions, and "ve chai groups", which are looking for material in the garbage that they can resell to raise funds. As one young man recounts to AsiaNews, these are some of the initiatives that the volunteers of the archdiocese of Saigon are moving forward to bring support to the poor and those who are sick with AIDS. "We are", he explains, "small group of volunteers who have gone to the poor and homeless people to be present and share something with them in the days of lunar new year". "Also", he continues, "we are also trying to combine charitable, social and pastoral activities".

His is not the only experience. Hue volunteers with a group that works in the hospitals. She explains, "We go to the hospitals to help the patients and elderly who lack care and attention. Some priests and parishioners have accompanied, to give gifts for the poor who are discriminated against in society. After visiting the people, the priests always say 'God grant you peace'. Working with the group, I find serenity and support in my journey".

An has a degree in chemistry, and belongs to a group of volunteer social workers. She says, “I went to Loc Quang parish, a parish located in the rural highlands in Viet Nam. The first time we visited the parish, we learned about the parishioners’ needs. They are very poor in material things, and also lack spirituality in their lives. Father Hung, who works in the parish together with Brother Quang, says that they need our participation to help the people here”.

“So far”, she explains, “we are working on a small community development project. We have collected some money to help the poor, because they have no food to eat”. “Our group”, she concludes, “has five volunteers members. It is God who helps us”.

There are many groups of volunteers, social workers, teachers, doctors, priests, religious, and sisters in the diocese who are working to bring support to the people, and in particular to the children in difficult situations.
 
The Catholics of Ho Chi Minh City manifest their solidarity with those of Hanoi
Asia-News
07:29 11/02/2008
Thousands express their support for the peaceful protest in the capital, aimed at obtaining the restitution of territory confiscated from the parish of Thái Hà.

The vigil in Saigon
Marching in procession
Ten thousands attending the vigil in Saigon
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Thousands (in the photo) of Catholics and Ho Chi Minh City have expressed their solidarity with their fellow Catholics of Hanoi, who are peacefully demonstrating to obtain from the public authorities the return of property to the parish of Thái Hà.

As in Hanoi, and in conjunction with demonstrations in the capital, the Catholics of Ho Chi Minh City took part in a Mass celebrated on February 6 in the parish of the Redemptorists for the beginning of the lunar new year (the Tet), at the end of which prayers for justice to be done in Hanoi were offered.

Many then gathered around the display cases where the church bulletins are posted, to see the images and articles on the events in Hanoi, of which the highly controlled national media have reported nothing, criticising instead the archbishop of the capital, Joseph Ngô Quang Kiệt.

The situation is analogous to the one that has seen the diocese of Hanoi ask for the restitution of the building of the former apostolic delegation. The land in Thái Hà that is asked be returned was bought by the Redemptorists in 1928. The church, convent, and seminary were built on the 60,000 square metres of the property. In 1954, with the communists' rise to power and the division of Vietnam, the religious of Thái Hà were imprisoned or deported. The 60,000 square metres of property were reduced to 2,700.

Since then, multiple petitions have been advanced to ask for the return of the land, on which a hospital has been built, while some of it has been granted to state companies and members of the government. The most recent case, from the beginning of the year, was the granting of part of the property to the Chiến Thắng packaging company, which has begun to build there. The response to the parishioners has been the sending of soldiers to permit construction to continue.
 
天主教志愿人员活跃在胡志明市的每个角落
Asia-News
07:32 11/02/2008
天主教志愿人员活跃在胡志明市的每个角落

by JB. VU

新年伊始,特别是新春佳节之际,公教青年团体为当地穷人、医院和农村地区带去物质援助、精神安慰

胡志明市(亚洲新闻)—越南胡志明市的公教青年志愿人员,向亚洲新闻通讯社介绍了他们在贫困地区和山区推广“流动温暖避难所”的经验,为有需要的穷人和艾滋病患者们送去物质援助和精神安慰。他们表示,“我们是一个关怀穷人、关怀无家可归者的小团体,并在新春佳节之际与他们分享”。“我们努力将爱德、社会和牧灵活动结合起来”。

此外,公教青年们的努力还不止于此。他们还活跃在医院的牧灵活动中,“我们帮助那些得不到关怀照顾的病人和老人。一些神职人员们和堂区成员,与我们一起将礼物带给那些受到社会排斥的穷人。其间,神职人员总是告诉他们‘天主的平安与你同在’。参与这样的活动,我们深感十分愉快,给了我们在灵修道路上前进的力量”。

另一名参加社会活动志愿组织的公教青年表示,“我到过山区的堂区。第一次亲身感到了当地人的需要。他们真是一无所有、缺乏精神生活。当地的神职人员告诉我说,他们需要我们的帮助”。

“我们努力推广小型的促进团体发展计划,为穷人募捐。因为,这些天来,他们没有吃的东西”。

“我们的团体共有五名志愿人员,愿天主帮助我们”。

胡志明市总主教区还有许多这样的志愿人员小组,由长期致力于帮助有需要者的社会活动家、教师、医生、司铎、修会会士和修女组成。
 
胡志明市天主教徒向河内教友表示团结慰问
Asia-News
16:07 11/02/2008
胡志明市天主教徒向河内教友表示团结慰问

若翰 鄧明安

数以千计的教友充分表达了对首都和平抗议的支持。近一段时间以来河内天主教徒的示威,旨在要求当局归还原属于太海堂区的教产

胡志明市(亚洲新闻)—越南胡志明市数以千计的天主教友,向正在举行和平示威、要求政府归还太海堂区教会地产的首都河内教友们表示了最诚挚的慰问和关怀。

二月六日,胡志明市教友们与河内的教友在同一时刻举行了隆重弥撒圣祭(http://www.asianews.it/index.php?l=it&art=11463&geo=53&size=A)。春节之际在赎主会士们管理的堂区所举行的首台弥撒圣祭中,大家与河内的教友一同祈祷,要求伸张正义。

接着,他们聚集到了刊登和张贴着河内教友和平示威照片文章、相关政策法规节选的布告栏目前。而对媒体采取了严格监控政策的越南政府,不但没有作出相关报道,相反一味批评河内总主教区吴光杰总主教。

此前,河内总主教区为了收回前宗座代表处旧址,就已经采用了此类方式。太海堂区的土地,是赎主会士们于一九二八年购置的。当时,传教士们在6万平方米的地产上建起了圣堂、会院和修道院。一九五四年,共产党夺取政权、越南南北分裂后,传教士们被捕或者被驱逐。6万平方米的土地,减少到了2,700平方米。

从那时起,堂区团体不断要求归还地产。目前,这片地产上建起了医院、又被政府机构和官员们多次划分。最近的一次,是在今年年初。政府将其中的一片土地划给了某包装公司,并开始在上面大兴土木。在堂区教友的抗议下,地方政府居然派军队保障施工继续进行。
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Thảo do Ủy Ban Bác Ái Xã Hội HĐGMVN tổ chức 13-24/02/2008 tại Xuân Lộc
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
20:01 11/02/2008
Hội Thảo do Ủy Ban Bác Ái Xã Hội HĐGMVN tổ chức 13-24/02/2008 tại Xuân Lộc

Tài liệu làm việc chuẩn bị cho hội thảo ngày 13-24.02.2008 tại Toà Giám Mục Xuân Lộc

Lời giới thiệu:

Ban tổ chức xin gửi đến các tham dự viên tài liệu sơ khởi (chưa hoàn chỉnh) này
để giúp tham dự viên có thể tham khảo cho các vấn đề xã hội tại các giáo phận
(Xin mang theo tài liệu này khi đi dự hội thảo).

Chương I
VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM


I. DÂN SỐ LAO ĐỘNG.. 8

1.Lực lượng lao động. 8
2.Tình trạng Thất Nghiệp: 9
a.Thất nghiệp: 9
b. Đào tạo nghề. 10
3. Số Doanh nghiệp ngày càng tăng. 11
4. Doanh Nghiệp phân bố không đồng đều. 12

II. VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NỮ. 14

1.Thời gian làm việc. 14
2.Bảo hộ lao động. 16
3.Chế độ ăn uống. 17
4.Vấn đề lương của phụ nữ. 18
5.Các chế độ đối với lao động nữ. 20

III. VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM. 26

1.Khái niệm lao động trẻ em: 26
2.Thực trạng vấn đề lao động trẻ em ở việt nam: 26
3. Nguyên Nhân Dẫn Đến Việc Trẻ Lao Động Sớm.. 29
4. Hậu quả của việc trẻ lao động sớm. 31
5. Các giải pháp ngăn ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em. 32
Những Hoạt Động Can Thiệp Trong Thời Gian Qua 32
1. Ban hành các văn bản Pháp luật và Chính sách. 32
2.Các chương trình của Chính phủ. 34
3. Thực hiện QĐ19/2004/QĐ-TTg của Chính phủ. 35
4.Đề xuất giải pháp: 39
5.Một số giải pháp của Bộ LĐTB&XH trong thời gian tới. 41

IV. VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 42

1.khái niệm. 42
2.Thực trạng. 43
3. Những vấn đề của lao đông Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 44
1.Không đúng như lời hứa. 47
5.Nguyên nhân và giải pháp. 48
a.Nguyên nhân. 48
b. Giải Pháp cụ thể. 49

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI 51

Chương II
CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI


I. NGHIỆN THUỐC LÁ. 55

1.Khái niệm thuốc lá. 55
2. Tác hại của Thuốc lá. 56
a. Những tác hại cụ thể của thuốc lá lên sức khỏe của con người. 58
3. Một số biện pháp để giảm tỷ lệ hút thuốc lá như sau. 64
a.Thuế thuốc lá: 64
b.Chính sách nơi không hút thuốc: 65
c.Các chính sách liên quan đến giáo dục và thông tin đại chúng: 66
d.Cấm quảng cáo. 66
e.Lời cảnh báo sức khỏe: 67
f.Chính sách ngăn ngừa thanh thiếu niên tiếp cận với thuốc lá: 67
4.Làm thế nào để bỏ thuốc lá?. 67

II. NGHIỆN RƯỢU. 70

1. Rượu là gì?. 70
a.Thế nào là nghiện rượu?. 70
b.Nghiện rượu có các dấu hiệu như sau: 70
c.Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu gồm ba giai đoạn: 71
2.Hiện trạng uống rượu ở nước ta. 71
3.Hậu quả của việc nghiện rượu bia. 72
a.Rượu và ung thư. 74
b.Hậu quả đối với gia đình. 76
c.Đối với xã hội 76
4. Nguyên nhân của việc nghiện rượu. 77
a.Nguyên nhân cá nhân. 77
b.Nguyên nhân xã hội 78

III. TỆ NẠN MẠI DÂM. 82

1. Phân biệt thế nào là mại dâm và mãi dâm. 82
a.Mại Dâm: 82
b.Mãi dâm.. 83
Thực trạng mại dâm ngày nay. 83
a. Thế giới 83
b. Tại Việt Nam. 86
3. Hậu quả của mại dâm. 92
a.Tổn thương tâm thần. 92
b.Tổn thương về thể xác. 92
c.Nguy cơ dẫn đến ung thư. 92
d.Nguy cơ dẫn đến HIV/AIDS cao. 93
e.Nguy cơ về bệnh lậu. 94
F.Nguy cơ bệnh Giang mai. 94
g..Nguy cơ bệnh sủi mồng gà. 95
h. Nguy cơ bệnh viêm gan virut. 95
i.Nguy cơ bệnh viêm âm đạo do trùng roi 95
j.Nguy cơ bệnh hột xoài. 96
4. Nguyên nhân dẫn đến mại dâm. 97
5.Biện pháp nào cho phòng chống mại dâm?. 97

IV.VẤN ĐỀ VỀ CĂN BỆNH THẾ KỶ HVI / AIDS. 101

1. Khái niệm HVI/ AIDS. 101
a.HIV là gì?. 101
b.AIDS là gì?. 102
c.HIV xuất hiện ở những nơi nào trong cơ thể con người?. 102
d.Làm sao có thể phát hiện là có bị nhiễm HIV hay không?. 102
2. Thực trạng HIV/AIDS. 102
a.Trên thế giới. 103
b.Tại Việt Nam. 105
c.Tình hình HIV/AIDS tại TPHCM.. 109
3. Những tác hại của bệnh HIV/AIDS. 109
4. Nguyên nhân dẫn đến HIV. 111
5.Các biện pháp phòng nhiễm HIV.. 113
a.Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu. 114
b.Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục. 114
c.Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. 114
d.Phòng lây nhiễm HIV trong sinh hoạt hàng ngày. 115

V. TỆ NẠN LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ EM. 121

1. Lạm dụng tình dục trẻ em là gì?. 121
2. Thực trạng. 122
3. Nguyên nhân. 125
4. Hậu quả. 127
a.Những rối loạn tâm lý khi trẻ em bị XHTD.. 127
b.Một số ảnh hưởng về thể chất 129
5. Giải pháp để phòng tránh lạm dụng tình dục. 129
a. Về luật pháp quốc tế. 129
b. Về pháp luật Việt Nam. 130

VI. NGHIỆN MA TÚY VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN 134

1. Tình Hình Chung: 134
2. Nguồn Gốc Của Ma Túy: 138
3. Nghiện Là Gì?. 139
4. Ma Túy Và Chất Gây Nghiện: 139
a. Ma Túy: 139
b. Các chất gây sơ giác: 142
c. Các chất kích thích hệ thần kinh: 142

CHA ĐẺ CỦA ECSTASY VÀ NHỮNG TÊN BUÔN LẬU LỚN 148

5. Nguyên Nhân Nghiện: 151
6. Cách Phát Hiện người Nghiện Ma Túy: 151
7. Tác Hại Của Ma Túy: 153
8. Phòng Ngừa Ma Túy: 155
9. Cách Điều Trị Cắt Cơn: 156
a. Phương pháp cai khô (cắt ngang): 156
b. Phương pháp giảm dần: 156
c. Phương pháp thụy miên: 157
d. Phương pháp thay thế: 157
e. Phương pháp chóng điện: 157
f. Phương pháp phẩu thuật thùy trán: 157
g. Phương pháp đối kháng Ma Túy: 157
h. Phương pháp y học cổ truyền: 157
10. Chống Tái Nghiện: 158
a. Cai nghiện tập trung: 158b.
Cai nghiện tại nhà: 158
c. Cai nghiện tại trung tâm: 158
11.Tái Hòa Nhập Và Chống Tái Nghiện. 162
a. Vấn Đề Của Chúng Ta. 162
b. Những Khó Khăn Hiện Nay Khi Tái Hòa Nhập Cộng Đồng. 164
c. Nhiệm Vụ Của Chúng Ta Trong Giai Đoạn Chuẩn Bị Tái Hội Nhập. 165
d. Hướng nghiệp cho học viên sau khi cai nghiện. 166
e. Chăm Sóc Sau Cai Và Phòng Ngừa Tái Nghiện. 167
12. Nghiện Ma Túy Trên Những Nhóm Cư Dân. 171
13. Luật pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.. 175
quy định các tội phạm về ma túy. 175

VII. ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI 182

1. Đồng tính luyến ái có phổ biến không ?. 182
2. Phải hiểu đồng tính luyến ái như thế nào ?. 183
a. Dị tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái. 184
b. Ái nam ái nữ. 185
c. Sự đảo giới tính là gì ?. 185
4 Đồng tính luyến ái. 186
4.1. Nguồn gốc từ ngữ: 186
4.2. Khái niệm.. 187
a. Đồng tính luyến ái nam. 188
b. Đồng tính luyến ái nữ. 188
2.3.3. Một số cách nhìn. 188
II. Nguyên nhân 193
1.Bẩm sinh. 193
2. Quá trình phát triển tâm lý. 193
3. Ảnh hưởng xã hội 194
4. Xã hội 194
5. Quan điểm tại Việt Nam.. 195
6. quan niệm của giáo hội công giáo về đồng tính luyến ái 196

VIII. HIỆN TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM 200

1.Đánh giá thực trạng. 200
2. Biện pháp phòng chống. 201
a. Cơ quan phòng chống tham nhũng. 201
b. Biện pháp chống tham nhũng. 202
c. Bảng số liệu điều tra tham nhũng các nước trên thế giới 2001-2005. 202

NHỮNG VỤ THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG NĂM 2006. TẠI VIỆT NAM. 203
1.Tổng Giám đốc PMU18 - Con bạc triệu đô. 204
2. Vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalk và những sự “ưu ái” khó hiểu từ phía tỉnh Khánh Hòa. 207
Chân dung siêu lừa Nguyễn Đức Chi. 207
3. Vụ tham nhũng đất đai Đồ Sơn: Thêm 6 cán bộ sẽ phải ra tòa. 211
4.Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị “băm nát”. 214
5.Nhà công vụ biến thành nhà tư. 216
5.1.Một điển hình biến nhà công thành nhà tư ở Hà Nội: 218
6.Những sai phạm tại Vietnam Airlines. 220
7.vụ “xà xẻo” tiền cứu trợ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. 222
8.Những gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2006. 226

IX. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM. 229

1.Ô nhiêm môi trường nước ở các khu công nghiệp. 229
2. Ô nhiêm môi trường nước ở đô thị. 230
3.Ô nhiêm môi trường nước ở nông thôn. 231
4. Ô nhiễm bụi và khí thải ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. 233
5. Ngoài lượng rác thải ở trong nước không được xử lý, thì thực trạng chúng ta còn nhập rác công nghiệp ồ ạt vào trong nước. 234
6. Rác thải y tế: nguồn chứa bệnh. 237
7. Những giải pháp có thể hạn chế ô nhiễm không khí?. 249
8. Sông Saigon Ô Nhiễm Nặng, Nước Ăn Uống Không An Toàn. 250
9. Tình trạng ô nhiễm ở sông Mêkông 252
a. Hình thể sông Mêkông. 252
b. Nguồn lợi do sông Mékong mang đến. 252
c. Hiểm họa từ các đập nước. 253
d. Đập nước của Trung Quốc trên sông Mékong. 255
e.Các đập nước là mối đe dọa thường xuyên là hiểm họa cho các nước ở dưới nguồn. 256
f. Ngân hàng tài trợ cho trung quốc xây đập. 259

CHƯƠNG III
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM


1.Vai trò. 268
2. Lịch sử. 268
2.1. Hình thành và các hoạt động đầu tiên. 268
2.2. Cầm quyền tại miền Bắc. 269
2.3.Sau thống nhất 270
3. Tổ chức. 271
4. Các ban của Đảng. 272
5. Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ở các cấp. 273
6. Cơ quan báo chí, xuất bản. 274
7. Tư tưởng. 274
8. Các Tổng Bí thư (Bí thư Thứ nhất) 275
9. Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc. 275
10. Chính trị Việt Nam.. 277
11. Nhánh hành pháp. 278
12.Nhánh lập pháp. 279
13. Các đảng chính trị và các cuộc bầu cử. 279
13.1. Danh sách các đảng phái chính trị của Việt Nam.. 279
13.2. Các đảng không được chính quyền công nhận. 279
14. Các khu vực hành chính. 280
15. Các tổ chức quốc tế có tham gia. 280
 
Huyện Grai tỉnh Gia Lai người Công Giáo không được tổ chức lể Tân Niên
Trương Tường
23:00 11/02/2008
Xin nói ngay để bạn đọc khỏi thắc mắc. Bùi Ngọc Sơn là ông chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Đầu năm phải nêu danh gọi tánh ông ra là vì ngày 04/02/2008 (28 tháng Chạp), ông đã ký văn bản số 34/UBND-DTTG về việc trả lời đơn xin tổ chức Lễ đầu năm của các cộng đoàn Công giáo.

Ông viết như sau: “Ngày Mồng Một Tết Nguyên đán hàng năm là ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc; riêng đối với đạo Công giáo ngày Mồng Một Tết âm lịch hàng năm không thuộc diện các ngày lễ buộc, lễ trọng, không có trong chương trình đăng ký đầu năm. Mặc khác việc mời linh mục về làm lễ tại nơi giáo dân Công giáo tự đứng ra tổ chức không có cơ sở thờ tự theo quy định và chưa được sự cho phép của Chính quyền các cấp là vi phạm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” (xin xem nguyên văn file đính kèm).



1. Khi viết: “Ngày Mồng Một Tết Nguyên đán hàng năm là ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc; riêng đối với đạo Công giáo ngày Mồng Một Tết âm lịch hàng năm không thuộc diện các ngày lễ buộc, lễ trọng”, ông Sơn muốn diễn tả điều gì?

Có thể ông muốn nói ngày tết là ngày trọng đại của dân tộc, nhưng không liên quan gì đến Công giáo. Điều này vừa đúng vừa sai. Đúng như ông đã nói “không thuộc diện các ngày lễ buộc, lễ trọng” trong giáo hội Công giáo hoàn vũ. Còn sai thì ai cũng đã rõ. Ba ngày tết là ba ngày quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam và đời sống giáo dân Việt Nam đến mức, Tòa Thánh cho phép ở Việt Nam có bộ lễ riêng cho những ngày tết cổ truyền này: Mồng Một tôn vinh Thiên Chúa là Đấng làm chủ lịch sử và cầu phúc cho mỗi người dân Việt và quốc gia. Mồng Hai kính nhớ ông bà tổ tiên, cầu nguyên cho các vị tiền nhân đã qua đời và báo hiếu cho các vị phụ mẫu đang sống. Mồng Ba cầu mùa, cầu phúc cho mọi công ăn việc làm, học hành của năm mới được thành toàn. Như vậy không chỉ ông Sơn, mà ngay cả những vị cố vấn cho ông về tôn giáo cũng không biết gì về Công giáo Việt Nam.

Có thể khi nói như thế ông đang muốn công khai diễn tả ý định loại trừ cộng đồng giáo dân Công giáo ra khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam. Xin các chuyên gia luật cho ý kiến xem ông có đang vi phạm pháp luật không khi có hành vi nhân danh công quyền để loại trừ người Công giáo ra khỏi cộng đồng Việt Nam.

2. Khi viết: “mời linh mục về làm lễ tại nơi giáo dân Công giáo tự đứng ra tổ chức không có cơ sở thờ tự theo quy định và chưa được sự cho phép của Chính quyền các cấp là vi phạm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, ông Sơn lại muốn điều gì ?

Nếu như ông Sơn nói và giải thích đúng về Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo thì điều ai cũng có thể khẳng định là: ở Việt Nam không có tự do tôn giáo. Vì tự thân việc giáo dân cùng linh mục quy tụ ở một nơi không phải là chốn công cộng để cử hành một nghi lễ tôn giáo, mà ai cũng biết là Thánh lễ, là việc riêng tư, nội bộ tôn giáo, không cần phải xin phép ai cả. Ở đây sống trong tình trạng “Chính quyền các cấp” đã thôi vị trí là “đầy tớ” của nhân dân để trở nên “cha mẹ” của dân, nên các giáo dân ở xã Ia Tô, huyện Ia Grai, đã phải làm đơn xin “cha mẹ”, nhưng đã bị từ chối thẳng thừng.

Và nếu đúng Pháp lệnh là như thế thì pháp lệnh đã không nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đáng kể trong dân.

Ông Sơn đã ăn tết với các đồng chí đảng viên của mình, còn dân Công giáo ở xã Ia Tô huyện Ia Grai đã không được phép ăn tết, mặc dù đã làm đơn xin phép.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những vị khách qúi từ xa tới thăm và cầu nguyện với giáo dân Thái Hà
PV VietCatholic
06:53 11/02/2008
THÁI HÀ -- Sáng nay, chúng tôi muốn ghé qua Thái Hà thăm “phố Đức Bà” xem bầu khí ra sao, nhất là ngày Mồng 3 Tết vừa qua đã có cuộc hành hương vĩ đại và cầu nguyện cho công lý mà theo ước lượng của nhiều người có đến cả gần 10 ngàn người tham dự, không còn chỗ chen chân. Tiện thể chúng tôi cũng muốn đến thăm những người mẹ đã “không về nhà trong dịp Tết”.

Tại Thái Hà, không khí xuân vẫn còn đó. Có rất nhiều đoàn khách hành hương từ các nơi xa đã về đây sáng nay. Biển số xe cho chúng tôi biết, họ từ Thái Nguyên xuống. Từ Hải Phòng lên. Từ Bắc Ninh qua... Chúng tôi cũng thấy một số linh mục cùng với nhóm nhỏ các gia đình giáo dân từ Miền Nam đang du xuân tại Miền Bắc cũng có mặt ở đây. Và cũng có các gia đình Việt kiều về quê ăn Tết đến cầu nguyện ở đây.

Ngay đầu nhà thờ Thái Hà, dưới chân bức tường, vẫn còn đó tấm bản chỉ đường, viết vội trên tấm bảng bằng formica: “Phố Đức Bà” và một mũi tên nghệch ngoạc.

Theo tấm bảng chỉ dẫn, qua nguyện đường thánh Giêrađô, người hành hương hay những ai quan tâm sẽ tới được “phố Đức Bà”.

Khu phố thật yên tĩnh. Có một số xe con biển số ngoại tỉnh đậu dọc con đường. Nhiều người dân ở đây cho biết, phần lớn những căn nhà ở đây là những căn hộ của các cán bộ dùng để cho thuê. Chúng tôi thấy bảng tên của rất nhiều công ty tư nhân gắn trên các căn hộ này. Cả khu phố chỉ có dăm ba lá cờ đỏ sao vàng, chứng tỏ những căn nhà này có chủ.

Từ đằng xa, phía nguyện đường Giêrađô nhìn về “phố Đức Bà”, con phố bị che khuất và bị thu hẹp bởi mấy căn hộ của một số cán bộ từng công tác lâu năm tại Dệt Thảm Len nay đã về hưu. Những căn hộ này là những căn nhà xây vội trên khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế. Theo một số người dân tại khu vực, những căn nhà này chỉ mới được xây cách đây mấy tháng. Sau khi nghe tin Công ty May Chiến Thắng bán khu đất, những vị cán bộ “nghỉ hưu không lương” này nhanh chân lấn chiếm và xây nhà lên đó. Họ còn lấn ra cả con phố. Có chỗ con phố chỉ còn rộng khoảng 4m.

Một chị phụ nữ trung niên có nhà tại khu vực cho biết: “Chúng tôi cầu mong nhà thờ mau đòi được đất để giải quyết những khúc mắc còn tồn đọng tại đây”.

Chỉ tay về phía những căn hộ lấn chiếm, chị bức xúc cho biết: “Tôi không hiểu chính quyền này thế nào nữa. Người ta chiếm gần hết cả con đường mà chính quyền vẫn cứ làm ngơ. Chúng tôi đã nhiều lần đề bạt nguyện vọng giải toả để con đường thông thoáng, nhưng chẳng thấy ai quan tâm gì. Chúng tôi nghe nói, những gia đình lấn chiếm này, vì họ từng công tác tại Xí nghiệp Dệt thảm, họ biết chuyện tham nhũng của các cán bộ nơi đây, nên khi nghe tin Xí nghiệp bán khu đất, họ chiếm luôn mấy lô và dựng lên đó bản hiệu “Công ty Dệt thảm Long Hưng.” Các vị cán bộ biết thế, nhưng chẳng dám làm gì... Mấy gia đình này còn thách thức cả chúng tôi đấy!!! Thế mới biết đất nước này nát quá rồi...”

Quả đúng như chị phụ nữ nói, con phố bị băm nát bởi sự hiện diện của những căn nhà này. Sự hiện diện của chúng cũng cho thấy sự thối nát của chế độ, của một số cán bộ “bán lương tâm, mua lương thực”...

Vượt qua những căn nhà xây không phép, lấn đất nhà thờ, khu đất đang tranh chấp hiện ra với tất cả sự quyến rũ của nó. Cả một khu đất rộng mênh mông hiện đang để hoang hoá. Mấy chục bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp treo trên khắp bức tường, với đèn nến, hương hoa và một số bảng tạ ơn, khiến khung cảnh trở nên sáng ngời. Mấy trăm cây thánh giá gỗ, đủ mầu sắc và kích cỡ, làm cho khu phố thêm thánh thiêng. Hai căn lều bạt ngả nghiêng, siêu vẹo. Từ đằng xa, ngay cạnh chiếc lều dựng giữa cổng công ty May Chiến Thắng, một cụ già đang thắp hương cầu nguyện. Một cụ khác đang quét dọn con đường với một phong thái khiêm nhường, tận tâm...

Sự thanh bình của “phố Đức Bà”, sự hiện diện của những cụ già đang làm việc thu dọn khiến chúng tôi xúc động. Chúng tôi thầm nhủ: “Chẳng có nơi nào đẹp hơn thế”.

Khi chúng tôi đang cầu nguyện thì thấy một linh mục dẫn một đoàn khách hành hương từ Hải Phòng lên ra thăm khu đất. Những vị khách này cho biết: “Chúng tôi đọc trên Net biết ở Thái Hà có phố Đức Bà nên đến thăm.” Một người trong đoàn vui vẻ bảo: “Không hiểu sao, ra đây, thấy mến Chúa ngay. Cầu nguyện ở đây thì thế nào cũng được ơn Chúa...”

Dường như nhận xét trên có cáci sức gì lôi cuốn lạ thường. Ở đây, có cái gì đấy lôi cuốn. Có cái gì đấy khiến lòng người dấy lên một cảm xúc, một ước nguyện. Con phố vốn hiền hoà, nay được tô điểm thêm bởi những chứng từ của lòng tin, của niềm mến thương Giáo hội, của sự hy sinh đến quên mình nơi những người mẹ đã không về nhà dịp tết. Con phố vốn bị bỏ quên, nay nhiều người biết tới. Con phố vốn bình lặng, nay dậy lên một sức sống mới, sức sống của Thần khí mà những người giáo dân Thái Hà, nhất là những cụ già, thắp lên nơi đây từ ngày xảy ra tranh chấp để đòi công lý và hoà bình.

Chúng tôi hỏi các cụ: “Tết có vui không?”.

Một cụ khoảng trên tám chục, hóm hỉnh trả lời: “Mẹ là Mùa Xuân! Chúng tôi có ba chục ảnh Đức Mẹ nên có ba chục mùa xuân. Vậy, các anh bảo có vui không?”.

Chúng tôi chưa kịp trả lời thì cụ đã tiếp: “Những ngày qua là những ngày đẹp nhất trong đời chúng tôi. Với tôi, đây là cái tết ý nghĩa nhất trong đời. Chúng tôi ăn Tết với Mẹ. Ngủ với Mẹ. Chuyện trò với Mẹ. Mấy ngày tết vừa qua, con cái chúng tôi cũng ra chúc tết chúng tôi. Đó cũng là điều làm chúng tôi hạnh phúc. Chúng còn bảo chúng tôi, Mẹ cứ ở đây không phải lo gì cả... Nhiều đứa con cháu chúng tôi, trước khô khan, nay thấy mẹ như vậy, tự nhiên lại sốt sáng. Chúng còn bảo chúng tôi: “Mẹ thật là mùa xuân của chúng con”. Hạnh phúc quá các anh ơi!!!”

Chúng tôi cũng được hạnh phúc lây với các cụ.

Một cụ khác còn cho chúng tôi biết, sáng Mùng Một, mấy gia đình lương dân trong khu phố, ngay từ sáng sớm đã ra chúc tuổi các cụ. Cụ nói: “Từ ngày chúng tôi cắm lều ở đây, chúng tôi nhận được nhiều cảm thông từ anh chị em lương dân sống trong khu vực. Họ bảo chúng tôi phải kiên trì... Sáng Mùng Một Tết Mậu tý vừa qua, có hai vợ chồng, sau khi “lì xì” cho chúng tôi mỗi người hai chục ngàn, đã nói với chúng tôi rằng: ‘Chúc các cụ Năm Mới mạnh khoẻ để cầu nguyện cho Đất nước có công lý và hoà bình.’ Chúng tôi vui lắm!!!”

Chúng tôi còn đang chuyện trò với các cụ, thì thấy cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Đức cha Thái Bình cùng song hành ra khu phố. Các cụ bà bỏ chúng tôi ở lại để tới đón Đức cha. Sau khi chuyện trò với các cụ, giống như mọi tín hữu tới hành hương, ngài đã thắp một nén hương, trang trọng đặt dưới khung hình Mẹ và treo lên sợi thép gai một chuỗi tràng hạt mà như ngài nói: “Cỗ tràng hạt này của Đức Thánh Cha tặng tôi. Tôi để lại nơi đây, để anh chị em có Đức Thánh Cha đồng hành và tôi nữa, tôi luôn ở bên anh chị em”.

Thấy vậy, một người trong nhóm đáp lời Đức Cha rằng: "Chúng con thật xúc động và cám ơn Đức cha Thái Bình. Đức cha đã để lại cho chúng con một tấm gương quên mình vì công lý. Suốt hơn một tháng qua, Đức cha đã tích cực, cách này cách khác, chia sẻ, nguyện cầu, đương đầu với khó khăn... góp phần để giáo dân Hà Thành được vui xuân mới an bình, hạnh phúc..."

Chúng tôi rời “phố Đức Bà”, chia tay những “mẹ già đã không về nhà ăn tết”, với nhiều cảm xúc dâng tràn.

Xuân mới đã về. Xuân sang mang theo nhiều nguyện ước. Cầu Chúa xuân mang lại cho đất nước Việt Nam an bình, cho các vị lãnh đạo quốc gia biết nhận ra sự thật và lẽ công bằng, để mùa xuân này là mùa xuân đẹp nhất cho dân tộc, cách riêng cho cộng đồng tín hữu Hà Thành có một “mùa xuân công lý”.

Thái Hà ngày 11/2/2008
 
Ý kiến đóng góp: Ai sẽ là Gorbachev của Việt Nam đây?
LM Antôn Trần Văn Kiệm
17:55 11/02/2008
Ý kiến đóng góp: Ai sẽ là Gorbachev của Việt Nam đây?

Tôi, linh mục Anthony Trần Văn Kiệm, xin cám ơn VietCatholic đã đóng góp rất nhiều vào vụ Toà Tổng Giám mục Hà nội và Giáo Xứ Thái Hà đòi những ai đã chiếm cứ đất đai Toà Khâm Sứ ở Hà Nội và đất đai Dòng Chúa Cứu thế ở Hà Đông phải trả đất lại cho nguyên chủ. Nhờ có VietCatholic phổ biến diễn tiến cuộc biểu tình bất bạo động của nhân dân Công giáo thuộc giáo phận Hà nội, chính phủ Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa mới ý thức được thế nào là sức mạnh của một đoàn thể có tổ chức và quyết tâm.

Từ trước tới nay, người dân Công giáo đã nhẫn nại, nhưng trong lòng vẫn muốn công lí đi với hoà bình. Trước đây ở các địa phương khác nhau đã có nhiều cuộc biểu tình của dân oan đòi lại đất đai đã bị cưỡng chiếm; nhưng xá chi một vài trăm người biểu tình lẻ tẻ; lời yêu cầu của họ đã không gây được dư âm nào. Nhưng lần này từng ngàn người tập hợp cầu nguyện nhiều ngày dưới mưa lạnh ngay ở ngay trung tâm thủ đô, đồng thời hình ảnh của họ được cả thế giới theo rõi qua VietCatholic và nhiều kênh khác nữa, thì cường lực nào có thể bưng bít được sự thực?

Theo tin tức quốc tế, đại diện chính phủ đã thoả thuận điều đình với Đức Tổng Giám mục Hà nội và sẽ hoàn trả đất đai trước kia thuộc toà Khâm sứ. Nhiều người đã vội yên lòng. Sự thực nếu chính phủ trả đất cho một đoàn thể này mà vẫn cưỡng chiếm ruộng đất trăm ngàn nông dân khác, thì công lí đâu có được thoả mãn? Trái lại chỉ thêm cay đắng và ghen tương!

Hơn nữa một số héc-ta đất, dù nằm ngay tại thủ đô một tấc đất là một tấc vàng, cũng chỉ là một tài lợi vật chất chưa đáng kể gì nếu đem món ấy so với quyền làm người tự do.

Hiện nay Giáo Hội Thiên Chúa giáo nói riêng và nhân dân toàn quốc nói chung đã được tự do chưa? Sinh viên các trường thần học đã được huấn luyện theo đúng tôn chỉ của Toà Thánh chưa hay là vừa phải học Thánh Kinh gồm Cựu Ước lẫn Tân Ước chủ trương Thương yêu tha thứ; đồng thời phải học Carl Max chủ trương oán ghét, giai cấp đấu tranh? Các cuộc bổ nhiệm linh mục và nhất là giám mục có do Toà thánh Vatican lựa chọn hay còn phải tùy thuộc vào sự chấp thuận của chính quyền CS Việt Nam? Năm nay Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ phát động phong trào cải cách giáo dục; nhưng có người muốn biết cải cách theo chiều hướng nào?

Đã tới lúc Việt Nam cần giải thể chế độ độc đảng, nhưng phải dùng mọi phương thế để tránh đổ máu. Ai sẽ là Gorbachev đây???

Mong rằng VietCatholic sẽ tiếp tục sứ mệnh mà binh vực sự thực và không phụ lòng mong mỏi toàn dân. Trong thế giới “toàn cầu hóa - globalization” các phương tiện truyền thông cận đại sẽ là một sức mạnh không chế độ độc tài nào có thể cưỡng lại được.
 
Thái Hà quyết giữ mãi lưả thiêng!
Bs Vũ Linh Huy
19:20 11/02/2008
Thái Hà quyết giữ mãi lưả thiêng!

Thái Hà quyết giữ bền ngọn lưả,
Bởi vì ta đang ở tuyến đầu.
Hoà Bình Công Lý đẹp sao,
Giữ cho bền mãi, phải đâu xổi thì!

Thương dân nước, ta đi khấn nguyện,
Không chỉ vì một miếng đất đâu.
Rằng đây là bước khởi đầu,
Hoà Bình, Công Lý bắc cầu tiến xa.

Còn bất công, nến ta còn thắp,
Cho dân oan cổ thấp, thế cô,
Cho người cùng khổ, lao nô,
Cho toàn dân được tự do làm người.

Thêm nến mãi, không ngơi cầu nguyện,
Cho tới khi đạt đến thành công:
Tự Do Tôn Giáo thong dong,
Hoà Bình, Công Lý giưã lòng quê hương.

Dựng Muà Xuân Mới Yêu Thương!

Boston, ngày 11 tháng 2 năm 2008
 
Văn Hóa
Chuyện Mùa Xuân Năm Ấy
Jos. Vĩnh SA
01:00 11/02/2008
Mùa Xuân Năm Ấy


Phiếm Luận

Muốn cho “Tết” còn mãi trong tôi và con cháu tôi, chúng tôi năm nào cũng tưng bừng đón Tết. Gia đình tôi chuẩn bị từ ngày 20 tháng Chạp. Trưóc nhất tôi phải mua hai chậu cúc vàng, mua gạo nếp, thịt, đậu xanh, lá chuối để gói bánh chưng. Vợ tôi thì chuẩn bị mâm ngũ qủa, dưa hấu, bao lì xì, thịt nấu đông v. v.. Mấy đứa nhỏ thì kết bông mai (Thật ra tụi nhỏ chưa hề thấy bông Mai, nhưng nghe tôi diễn tả và làm mẫu bông cho chúng coi, chúng thấy đẹp nên học kết bông trang trí cho ngày Tết).

Nhà cửa được lau chùi sạch sẽ, nhất là màn sáo được tháo xuống đem ra tiệm giặt ủi. Cũng nhân tiện kêu thợ tới xịt trừ dán muỗi, mối, mọt luôn.

Đặc biệt nhất là vợ tôi theo dõi sát các mục quảng cáo, căn me mấy ngày cuối năm, shopping mở cửa “sale” để mua cho mỗi người một bộ đồ mới.

Năm nay tình hình đón Tết có vẻ khác mọi năm, ngoài những vật dụng và thức ăn, thức uống, vợ tôi mang về một cái tent to tổ chảng. Hỏi ra vợ tôi trả lời: “Anh thật gìa rồi nên hay quên, năm nay Tết nhằm ngày sinh nhật thứ 10 của hai cô Út con mình và hai cậu cháu đích tôn, nên em muốn làm tiệc đãi mấy người quen và bạn bè tụi nó, vì vậy em phải mua cái tấm tent này về căng ra phiá sau, mới đủ chỗ ngồi..

Thật sự tôi quên mất. Ngày mùng 1 Tết là ngày sinh nhật của các con và các cháu tôi. Cái ngày trọng đại ghi dấu trong tôi những chuyện cười ra nước mắt 10 năm về trước. Cái ngày mỗi lần nghĩ tới tôi không thể nín cười.. Tôi dắt vợ, dắt con vượt biên. Trong lúc taxi mang người ra “cá lớn” tôi bị lạc mất vợ. Kết qủa hai bố con tôi tới bến bờ tự do, còn bà vợ tôi trở về với gia đình, sau khi đếm 3 tháng lịch trong nhà giam Rạch Sỏi.

Bố con tôi được Úc nhân định cư. Xứ Úc đón nhận bố con tôi một cách thân tình. Sau mấy tháng học Anh Văn, tôi kiếm được việc làm, con gái tôi cũng xin được việc làm bán thời trong tiệm thuốc tây. Bố con tôi lo thủ tục làm bảo lãnh “mẹ nó”. Khi cô con gái tôi vừa tròn 20 thì cô ta lấy chồng. Chúng tôi vẫn sống với nhau trong căn nhà 3 phòng ngủ. Cũng cuối năm đó thì “mẹ nó” qua đoàn tụ..

Cái trớ trêu là khi vợ tôi báo tin có thai, thì cô con gái tôi cũng báo tin có bầu. Thật là:

Mẹ ơi con đã có bầu,

Con ơi mẹ cũng đang rầu như con


Từ lúc ấy bụng vợ tôi lớn dần, thì bụng con gái tôi cũng tăng kích thước. Hai mẹ con họ ra vô trước mặt tôi và thằng rể, làm tôi thấy nhột. Nhiều lúc ngồi bên nhau, tay tôi phản ứng lấy ngón tay khều thằng rể. Thằng rể biết ý thông truyền sự cảm nhận bằng cách bóp đùi tôi, cả hai chúng tôi nhìn nhau mỉn cười ý nhị.

Từ lúc hai người đàn bà trong nhà tôi đều có bầu, không khí gia đình tôi hình như thay đổi. Thay đổi đầu tiên là tôi phải sửa lại cái cửa đi vào phòng bếp và phòng ăn. Lý do căn nhà chúng tôi mua là căn nhà xưa, nhiều năm tuổi. Cái bếp nhỏ và lối vô chật hẹp. Mỗi lần mẹ con nó ra vô gặp nhau tại cửa là xảy ra cái cảnh “ùn tắc giao thông”, mẹ nhường con, con nhường mẹ. Nhìn hai mẹ con ra vô cà dựt mà thấy tội nghiệp. Tôi sửa cửa lớn ra 8 tấc 2 cho đúng tiêu chuẩn phong thủy. Ngày tháng qua dần bụng hai mẹ con lớn ra, cửa 0.82m hình như không đủ rộng.

Hôm đi siêu âm, bác sĩ cho biết nhà tôi có bầu sinh đôi. Tin sét đánh làm tôi lặng người. Vừa về đến nhà gặp thằng rể ngồi trong phòng khách, mặt méo xệch, tôi hỏi có chuyên gì mà rầu vậy? Nó trả lời: “Vợ con có bầu sinh đôi!”. Tôi hoảng hồn: “Nó có bầu sanh đôi”. Nói rồi tôi nằm vật xuống bên cạnh nó. Tôi bị bịnh suyễn. Những lúc như vậy, thì bịnh suyễn phản ứng cấp kỳ. Tôi thở không nổi, tay chỉ về phía tủ thuốc, miệng lắp bắp: “Ventolin..” thằng rể hiểu ý chạy lấy hũ Ventolin cho tôi. Nó giúp tôi xịt vào cổ họng, vuốt lưng tôi như thể làm cho cái nghẹn đi xuống. Tôi thở trở lại bình thường, nhìn thằng con rể, miệng thì thào: “Má con cũng có bầu sinh đôi.”.

Khi biết cả hai mẹ con đều có bầu sinh đôi tôi nói với con rể: “Có lẽ bố con mình phải sửa cái cửa lại cho lớn hơn con à.” Rể tôi đồng ý, thế là hai chúng tôi lại hì hục nới cửa, kỳ này tôi làm cửa 1.820m, phía trên cong tròn cho đẹp. Nhìn cái cửa mới, rễ tôi phát biểu: “Giờ mà có bầu triple cũng không sao!” tôi hoảng sợ: “Thôi con à, hai đứa đã muốn chết rồi, mà con còn nói ba!”

Nhà đã nhỏ, những chuẩn bị cho con cháu tôi, cái gì cũng tăng lên cấp số 4. Giường em bé hai cái loại double, xe đẩy em bé loại twin, sữa chai 8 chai. Tã em bé một garage đầy nhóc. Ấm nước, bình thuỷ, quần áo, chăn mền cái gì cũng mua với số lượng khổng lồ.

Ngắm nghía núi đồ chất chứa trong nhà, tôi nhìn lên ảnh Chúa: “Lạy Chúa, con chỉ cầu xin Chúa cho con hôm nay dùng đủ thôi, sao Chúa cho con nhiều qúa vậy, làm sao con chăm sóc nổi”.

Bụng vợ tôi càng ngày càng to, dáng đi vợ tôi càng ngày càng bệ vệ, nàng đi sao vất vả quá. Nhìn vợ tôi tội quá. Tôi cầu xin, nếu có thể “Xin Chúa cho con mang đỡ một đứa”. Vợ tôi bị sửa tướng, con gái tôi cũng thay đổi kiểu đi. Hai mẹ con đi tới đi lui trông giống như phim trình diễn thời trang quay chậm, cả hai không thướt tha, liễu yếu đào tơ nữa, mà chậm chạm hùng hồn, hiên ngang khí phách. Mỗi lần hai mẹ con gặp nhau, y như những đứa con trong bụng gặp nhau trước, chỉ thiếu điều chúng chưa thể đưa tay ra bắt tay nhau. Nhưng gương họ mặt thì hồng hào láng cóng. Mấy cái mụn trứng cá vẫn nổi lên khuân mặt khả ái của vợ tôi vào cuối tháng, giờ đây biến mất, nhường chỗ cho làn da tươi trẻ, vô cùng đáng yêu..

Buổi sáng tôi có lệ ngồi uống cà phê ở hiên phía sau nhà. Vừa đặt ly cà phê xuống bàn thì con Mino (tên con chó) chạy đến rúc đầu vào chân tôi. Tôi cúi xuống ôm con chó lên, nó dẫy nảy không chịu, khác như mọi khi. Tôi thả nó xuống và quan sát. Tôi phát hiện ra một chuyện rất quan trọng: “Con Mino cũng có bầu”. Chuyện con chó có bầu không làm tôi sửng sốt, có lẽ danh từ “có bầu” thành quen thuộc với tôi chăng. Tôi chỉ vuốt ve con chó và nói “Mino ngoan nhé”. Hình như hiểu chuyện, nên nó liếm chân tôi rồi chạy vào góc hè nằm nghỉ. Tôi đem chuyện Mino có bầu nói cho vợ nghe, vợ tôi mỉm cười nói: “Vậy là nhà ta có đại lợi, đại phúc năm nay rồi”. Còn tôi lại thêm một bận rộn mới: “lo ổ cho chó đẻ”

Bác sĩ cho chúng tôi biết, vợ tôi có thai hai đứa là con gái, còn con gái tôi ngược lại, có bầu hai đứa là con trai. Nghe tin chúng tôi mừng lắm, vì nghe nói, nếu hai đứa một trai một gái thì khó nuôi, đứa con gái sinh ra lớn lên có tính tình giống như con trai còn đứa trai thì yếu đuối như con gái.. Có nhiều khi người ta phải cách ly hai đứa, mới hy vọng chúng sống sót. Có nhiều hủ tục kỳ cục, sau khi được sinh ra, người ta làm đám cưới cho chúng vì cho rằng chúng là một cặp vợ chồng đầu thai trở lại..

Chúng tôi chuẩn bị tất cả cho ngày họ “nở nhụy khai hoa”. Tối 30 chưa kịp đón giao thừa thì vợ tôi đau bụng, tôi sẵn sàng mọi thứ để đưa nàng đi nhà thương. Nhưng khi nàng vào an toàn trong xe, thì xe đề máy không nổ. Chiếc xe không tuân lệnh tôi, nó cứ rên chứ không khởi động. Vợ tôi đau bụng quá, tôi đành lấy xe của con rể tôi, đưa vợ vô nhà thương. Vợ tôi tới được nhà thương an toàn, chúng tôi làm thủ tục nhập viện, đang lúc ngồi với vợ trong phòng emergency, thì mobile tôi reo, đầu giây kia là thằng rể hốt hoảng gọi: “Ba đưa xe về gấp, vợ con đang đau bụng”. Tôi luống cuống kiếm cô y tá, nhờ chăm sóc vợ tôi. Còn tôi chạy ra Car Park. Khi ra đến Car Park tôi không thấy xe đâu. tôi tìm khắp nơi. Chiếc xe đã chắp cánh bay xa. Chiếc xe đã bị ai lấy đi. Điện thoại lại reo, thằng rể hối thúc. Tôi luống cuống nói lớn: “Hồi nãy ba đậu xe ở Car Park nhưng giờ không thấy xe nữa, coi chừng xe mình bị ăn cắp rồi”, nếu vợ con đau bụng quá, thì kêu xe Ambulance ngay đi, ba phải đi tìm xe..

20 phút trôi qua, rể tôi gọi tới báo tin, nó đã đưa vợ nó vào binh viện rồi và hỏi tôi thấy xe chưa? Tôi cho nó biết chưa thấy xe. Rể tôi đề nghị gọi báo Police ngay, để đề phòng kẻ xấu lấy xe làm bậy.

Tôi trở vào với vợ và nói cho vợ tôi chuyện mất xe và chuyện cô con gái đã được mang tới nhà thương sinh. Vợ tôi nghe vậy mới hỏi: “Anh có nhớ Parking ở tầng lầu thứ mấy không? Đúng rồi tôi nhớ rõ “tầng mầu tím”. Tôi đứng bật dậy và chạy ra lên tầng mầu tím. Chiếc xe mầu trắng vẫn nằm im tại chỗ. Tôi đậu xe tầng mầu tím, mà lại đi tìm xe ở tầng mầu hồng, làm sao mà tìm được. Tôi vội vàng lấy xe chạy qua thăm con gái. Chiếc xe đang bon bon ngon trớn thì bị cảnh sát chận lại. Cảnh sát trước tiên thử rượu. Không thấy tôi có dấu hiệu uống rượu. Tôi thấy mấy tên cảnh sát thì thầm nói với nhau, sau đó trở lại hỏi tôi bằng lái xe và giấy tờ chủ quyền. Tôi đưa bằng lái, nhưng không có giấy tờ chủ quyền, vì đấy là xe của con rể tôi. Tôi cố giải thìch, nhưng cảnh sát không tin. Tôi móc điện thoại Mobilephone để liên lạc với con rể. Cái điện thoại chết tiệt lại hết pin, nó tit tít vài cái rồi im luôn. Cuối cùng tôi phải theo cảnh sát về đồn. Tại đây cảnh sát cho biết: “Tôi chạy chiếc xe, bị báo là xe bị mất cắp”. Đúng rồi khi nghe tin tôi làm mất xe, con rể tôi nó đã báo cảnh sát để đề phòng kẻ gian. Hiện tại tôi lái chiếc xe bị chủ nhân báo mất. Tôi cố gắng giải thich với cảnh sát nhưng họ vẫn im lặng.

Tôi mượn điện thoại để liên lạc với con rể, nhưng không được. Nhà tôi thì không có ai. Sốt ruột quá tôi phải gọi điện thoại cho người bạn. Người bạn nửa đêm chạy kiếm luật sư, cùng đến đồn cảnh sát bảo lãnh tôi ra về trước.

Chúng tôi quay ngược về nhà thương nơi vợ tôi đang lưu trú. Tới phòng vợ tôi ở, thấy yên lặng. Tôi chạy đi kiếm y tá, cô y tá nói đã đưa vợ tôi tới phòng sinh. Tôi hối hả theo cô y tá tới phòng sinh. Vợ tôi đã sinh xong, tât cả mẹ tròn con vuông. Tôi chạy vào phòng ôm chặt lấy vợ. Tôi hỏi các con đâu. Vợ tôi nói: Họ đem tuị nó đi tằm rửa. Tôi ngồi bên vợ chờ đợi.

Khỏang nửa giờ sau, hai cô y tá mang đến hai cái bọc trắng nhỏ đặt bên cạnh vợ tôi. Tôi và vợ tôi vội vàng mở ra. Vợ tôi la lên: “OH! NO!” rồi nàng ngất xỉu, còn tôi đứng chết trân nhìn hai đứa con không cùng màu da. Hai đứa nhỏ mặt mày nhăn nheo đen xì đang gào khóc. Tôi kéo cô y tá đến nói: “Are they my kids?”. Cô y tá trả lời tỉnh bơ: “Yes, they are!”. Tôi rớt người xuống cái ghế, cái ghế gỗ bị tôi tấn xuống qua mạnh gẫy ra hai mảnh, miếng dăm gỗ đâm vào mông, làm tôi đau nhói, ôm đít la lên: Á.

Vợ tôi chưa tỉnh lại, tôi đang ôm cái mông đau, thì thêm hai cô y tá khác tay ôm hai gói bước vào.. “No No, That’s wrong!” họ đặt hai gói xuống, mở khăn che cho tôi thấy hai đưá bé “da vàng”, miệng sorry liên tục và bồng hai đứa bé da đen lên, đi ra khỏi phòng.

Tôi hiểu ra là chuyện lộn em bé, nên tự nhiên mông hết đau. Hai đứa bé nhìn tôi nhăn mặt khóc oe! oe. Nghe tiếng khóc vợ tôi tỉnh lại, hoàn hồn như vừa trải qua cơn động đất dữ dội, cường độ 10 scale. Tôi nhìn vợ tôi, nhìn hai cô con gáí, tôi mỉn cười hạnh phúc.

Tôi chợt nhớ tới con gái lớn, tôi vội hỏi vợ tôi, rồi mượn điện thoại để liên lạc, được biết cô con gái lớn của tôi sanh hai đưá trai cũng rất kháu khỉnh.. đều mạnh khỏe. Nhà thương cho xuất viện, chúng tôi đón taxi về nhà vào đúng ngày mùng Một Tết.

Về tới nhà, người đón chúng tôi trở về là con rể. Vợ chồng nó về trước chúng tôi khoảng nửa tiếng. Tôi dìu vợ tôi và bồng bế hai đứa con vào trong nhà. Tiếng chó con ăng ẳng sau nhà. Tôi đặt hai cô con gái bé tí lên giường, rồi vội chạy ra sau nhà. Con Mino thấy tôi gừ gừ như gọi. Tôi tiến lại thấy Mino đang nằm giữa bầy con lúc nhúc, tôi đếm thấy vừa chẵn 4 con chó nhỏ, lạ một điều mỗi con một màu rất đẹp..

Đúng thật vậy, đầu năm ấy, Chuá ban cho tôi nhiều quá!..

Tuấn Linh

Mùa Xuân 2008
 
Gói xôi bắp
H. Yến
22:26 11/02/2008

Gói xôi bắp.



Thánh Lễ trưa ngày Chủ Nhật vừa xong, tôi nhìn đồng hồ đã 12:15. Tôi lật đật bước xuống basement của Nhà Thờ, mua chút thức ăn để còn kịp đi làm, mặc dầu biết đã trễ. Cố chen lấn tới trước gian hàng, nhìn món ăn nào cũng hấp dẫn, càng cảm thấy đói bụng. Đứng ngay chỗ để mấy gói xôi, tôi cầm lấy một gói xôi bắp và một cái bánh bột gạo nhân thịt. Vội vã trả tiền, tôi không kịp đứng lại chào hỏi ai.

Ngồi vào trong xe thì đã 12:30. Tôi giục chồng:

-“Quá trễ rồi anh ơi! Từ đây đến chồ làm, nếu không bị kẹt xe cũng mất 20 phút. Chạy nhanh anh nhé!”

Tay lái xe, mắt nhìn phía trước, anh gắt:

-“Em có tật hơi chút là cuống lên. Lỡ trễ rồi thì mình phải chịu thôi, chạy nhanh gặp cảnh sát còn phiền hơn, lỡ xảy ra tai nạn còn chết nữa.”

Thấy chồng gắt, tôi im lặng, mắt lơ đãng nhìn xuống giòng xe đang chạy. Sự im lặng của tôi làm anh dịu giọng:

-“Hồi nãy thấy em mua cái gì ở nhà thờ, sao không bỏ ra ăn đi, chứ trễ rồi tới chổ làm, gặp khách bận rộn làm sao em có thì giờ để ăn.

Nghe chồng nhắc nhở, tôi mới nhớ đến gói xôi và cái bánh đã mua. Lâý gói xôi ra từ trong túi nylon, nhìn những hạt bắp xen kẽ những hạt nếp nhỏ trắng trong, bên trên phủ bột đậu xanh hấp chín, mùi thơm của hành chiên với những sợi dừa trắng, trông hấp dẫn vô cùng. Tay nhón hạt bắp bỏ lên miệng, bất chợt, cảm xúc ùa vỡ, dâng lên trong tôi. Bồi hồi, tôi nhớ đến gói xôi năm nào, nhớ đến người mẹ hiền kính yêu của tôi, với những ngày khổ cực thương đau…

ooOoo

Gia đình tôi sống yên vui trong cảnh thanh bình cùng với xóm làng. Xã của tôi nằm nhỏ bé giữa rừng cao su bao bọc chung quanh. Vào những tháng mùa Hè, trên cao nhìn xuống giống như một thung lũng màu hồng, màu đỏ hồng của hoa phượng nở rộ.

Tôi và Mai là đôi bạn thân. Tuổi hồn nhiên vô tư, hai chúng tôi trường rủ nhau đi bộ lên đồi Tây những buổi chiều dịu nắng. Đồi Tây là một khu đất cao, có nhà của người Pháp, chủ đồn điền cao su ở đó. Trên đồi cao, gió lồng lộng thổi, ngồi trên thảm cỏ xanh ngát, chúng tôi ngắt những bông cỏ mây, hồn nhiên đùa giỡn. Chúng tôi thường kiếm chỗ cao nhất để được nhìn rõ xuống phía dưới của xóm làng. Những nóc nhà, mái ngói đỏ nâu, ẩn hiện thấp thoáng vài vệt khói xám lảng vảng, lửng lơ bay quyện lên cao của buổi cơm chiều. Từng góc xa xa màu xanh của những ngọn cây vú sữa, màu đỏ của những cây hoa phượng, rõ ràng nhất là cây Thánh Giá trên nóc ngôi thánh đường cổ kính với tiếng chuông lễ chiều ngân vang. Cuộc sống êm ả, thanh bình nhưng đến một đêm, không bao giờ tôi quên được. Đêm giao thừa của năm Mậu Thân 1968.

Mọi người đang quây quần bên nhau chờ đón Xuân sang, chờ nhận những lời chúc tụng tốt đẹp nhất cho năm mới. Bỗng, nhiều tiếng đạn nổ thay cho tiếng pháo. Đó là những tiếng súng của Cộng Sản tấn công vào làng của tôi. Thật kinh hoàng! Mọi người đều hoảng sợ. Tiếng nổ khắp mọi nơi, hoà lẫn tiếng la hét của Cộng Sản và tiếng rên la của những người đã bị thương. Mẹ kéo vội tôi xuống hầm trú ẩn. Dưới hầm mùi hôi mốc và ẩm ướt với những con gián chạy tứ tung, bò cả lên người tôi, vừa sợ hãi, vừa ghê tởm những con gián, người tôi run cầm cập. Hai hàm răng đụng vào nhau nghe cồm cộp. Mẹ cũng run không kém. Mẹ tôi rất sợ Cộng Sản vì mẹ đã trốn chạy chúng, bỏ nhà cửa ruộng vườn ngoài Bắc vào trong miền Nam năm 1954. Mẹ vừa lâm râm đọc kinh cầu nguyện, vừa lấm lét ngó lên nắp hầm. Tôi nhìn ánh mắt sợ hãi của mẹ qua ánh đèn dầu mờ mờ. Thương mẹ quá đỗi. Tôi khe khẽ hỏi mẹ:

- “Mẹ ơi, không biết Việt Cộng họ có phá cửa vào nhà mình không?”

Mẹ ôm chặt lấy tôi, giọng run run:

- “Cầu xin tụi nó đừng vào nhà, trên miệng hầm không có gì che đậy, tụi nó nhìn thấy cái hầm này thì khốn khổ. Mẹ già rồi có chết cũng được, chứ các con… Mẹ chỉ sợ nó bắt các con đi.”

Nghe mẹ nói, tôi càng run hơn. Bên ngoài, tiếng súng vẫn thi nhau nổ. Tiếng gà đã gáy hai lần. Trời cũng gần sáng. Thời gian như chậm lại. Tiếng súng dần dần thưa thớt. Thỉnh thoảng tiếng nổ của hỏa châu trên không trung với ánh sáng chiếut ận vào tới cửa hầm. Cả đêm gia đình tôi gồm bốn người với ba người hàng xóm, ngồi bó gối thức trắng trong kinh sợ.

Khi trời đã sáng tỏ, nghe loáng thoáng tiếng mấy người hàng xóm ngoài sân, mẹ con tôi lúc đó mới dám bò lên khỏi miệng hầm. Chưa kịp đứng duỗi chân tay cho đỡ mỏi, mắt đã nhìn thấy cảnh tượng chung quanh. Trời ơi! Mái ngói bếp nhà tôi vỡ một khoảng lớn, những mảnh gạch và ngói ngổn ngang dưới đất. Bờ tường và cánh cửa loang lổ vết đạn. Bước lên nhà trên, nhìn lên nóc, mái ngói bị trúng miểng pháo, vỡ lỗ chỗ từng góc để ánh nắng lọt xuống như sao sa. Sau này mỗi khi trời mưa, mẹ con tôi khổ vô cùng. Những đêm mưa, đang ngủ bị dội ướt, mẹ con lại phải kéo giường qua chỗ khác. Từng cái chậu, cái thùng, cái chảo, cái xoong đều phải mang ra để hứng những chỗ bị dột.

Sáng mồng một Tết, thay vì vui Xuân, đi chúc Tết mọi người, làng tôi kinh hoàng với sự đổ nát chết chóc. Xóm trên, xom dưới ai ai cũng nhìn nhau với ánh mắt sợ hãi, thương tâm. Và ngay đêm đó, có năm anh nghĩa quân hy sinh và một người dân đã mất mạng. Ai đã gieo thương đau đổ nát cho làng tôi? Ai đã gây cảnh chia ly, vợ mất chồng, con mất cha, mẹ già mất con? Thật thảm thương khi nhìn những vành khăn tang và người người đang khóc thương trong ngày đầu Xuân.

Mồng bốn Tết, làng tôi lại bị thêm một lần tấn công của Cộng Sản. Dân làng lại thêm một phen sợ hãi kinh hoàng. Cũng may đêm đó, nhờ có đề phòng, nên không ai thiệt mang nhưng mọi người vẫn hoảng sợ lo lắng không biết những ngày kế tiếp, Cộng Sản nó còn tấn công nữa không? Phập phòng hồi hộp, mọi người chìm sâu vào bóng tối thăm thẳn của lo sợ.

Sự kinh sợ và lo lắng chưa kịp lắng xuống thì tuần lễ sau, biến cố lại xảy ra. Chiều Chủ Nhật, sau thánh lễ, mọi người đứng chung quanh tượng đài Chúa Giêsu Vua, trước khuôn viên sân nhà thờ, tiếng đọc kinh ngưng bặt vì từng tràng đạn nổ, tiếp theo tiếng nổ chát chúa của lựu đạn. Người lớn, trẻ con chạy tán loạn, hoảng hồn thất thần, tìm chổ núp tránh đạn. Cảnh tượng thật hỗn loạn. Mẹ gọi con, chồng gọi vợ, con nít khóc thét chạy tứ tung chẳng biết chổ nào nup. Mẹ tôi chạy vào một nhà gần chợ. Còn tôi thì cố chạy nhanh về nhà nhưng không kịp, mới đến ngã tư, nhìn thấy mấy tên Việt Cộng, đầu đội nón có cắm mấy cành lá đang từ góc trên chạy xuống, tôi hoảng quá, đập cửa một nhà gần đó xin núp. Hầm trú ẩn nhà Bác đầy người, chật ních. Tôi đành chui nằm dưới gầm giường mà run sợ. Không biết mẹ đang trú ẩn ở đâu? Mẹ có bề gì không?

Nhưng rồi tụi Cộng Sản cũng phải rút lui nhanh vì sự chống trả mãnh liệt của nghĩa quân trong làng và sự tiếp cứu của địa phương quân ngoài quận đánh vào. Mọi người dân được an toàn những vẫn không khỏi lo sợ. Chỉ trong một tháng, làng tôi chịu sáu trận tấn công lớn nhỏ của Cộng Sản. Ngôi làng be nhỏ xinh đẹp của tôi, dân hiền hoà, không hiểu tại sao Cộng Sản chiếu cố đến như thế?

Sau những trận đánh của Cộng Sản, tâm trạng của mọi người đều hoảng hốt, bất an, ban ngày thì hoang mang lo lắng, ban đêm sợ hãi ngủ không an giấc, khi nghe tiếng chó sủa hoặc bước chân người đi cũng làm giật mình run sợ. Làng xóm trở nên tiêu điều hoang vắng. Chợ, nhà thờ, trường học đều vắng hoe. Chập choạng chiều, khung cảnh xóm làng trở nên vắng vẻ im lìm, chẳng có một bóng đèn. Nhiều gia đình đã đi lánh nạn. Bà chị tôi không dám ở nhà đã về thành phố với bà cô ruột. Người chị dâu mới cưới của anh tôi cũng về bên ngoại đi lánh nạn. Tôi và mẹ lạc lõng đơn lẻ chẳng biết đi đâu vì không có ai thân quen ở nhừng làng kế cận để mà lánh nạn. Tuy nhiên bà chị dâu mới rất tốt bụng, đã thương và lo lắng cho mẹ con tôi bằng cách xin người bà con của chỉ ở làng bên cạnh cho mẹ con tôi tới ngủ nhờ trong thời gian chạy giặc. Những ngày đi lánh nạn, mọi người thấy hoàn cảnh chúng tôi ai ai cũng muốn giúp đỡ, nhất là người bà con của người chị dâu. Đến bữa ăn, họ vui vẻ chào mời mẹ con tôi cùng dùng bữa. Mẹ con tôi ăn ở được vài ngày nhưng nghĩ vì gia đình bác đã đông người, lại gánh thêm gia đình người chị dâu và cả hai mẹ con tôi mà gia đình người ta cũng nghèo nên mẹ con tôi không dám tá túc lâu dài. Thế nên, mẹ con tôi phải ngủ nhờ tối nay nhà người này, mai xin ngủ nhờ nhà người khác. Có lúc, tới bữa cơm chiều, để tránh người ta mời cơm, mẹ con tôi đi lang thang ngoài đường, chịu nhịn đói. Nhiều khi tôi sợ mẹ nhịn đói không nổi, tôi lại nắm bàn tay gầy guộc chai sạn của mẹ mà giục, “mẹ ơi, dưới kia có họp chợ chiều, con chở mẹ xuống đó mua cái gì ăn nhé.”

Mẹ nhìn tôi với ánh mắt tràn đầy thương yêu:

- “Con đói không? Mẹ chỉ thèm miếng trầu thôi.”

Sợ mẹ đổi ý, tôi liến thoáng:

- “Mẹ ngồi lên xe để con chở mẹ đi mua trầu.”

Tôi chở mẹ bằng chiếc xe đạp cũ, xuống khu chợ chiều. Mẹ đi tới sạp bán trầu, còn tôi dắt xe đạp len lỏi tới hàng bán xôi, vì tôi rất thích ăn xôi. Nhìn chõ xôi nóng đang bốc khói, làm tôi thèm. Đứng nhìn bà bán xôi với lời chào mua, càng làm tôi lúng túng. Trong túi tôi không có tiền, tôi đành chờ mẹ đến vậy. Nhưng không biết mẹ còn đủ tiền không?

Mẹ đã đứng cạnh tôi từ lúc nào mà tôi không hay. Giọng mẹ ngọt ngào:

- “Con gái mẹ muốn ăn xôi không?”

Tôi nhìn mẹ. Ánh mắt mẹ không dấu nỗi lo âu, đắn đo. Tôi nói nhanh:

- “Không mẹ à! Con chỉ đứng đây chờ mẹ thôi.”

- “Vậy ra đầu đường, mẹ mua khoai cho con nhé.”

- “Dạ!”

Tôi “dạ” để mẹ vui. Tôi biết mẹ rất thương tôi, không muốn tôi đói nhưng mua xôi thì mẹ không đủ tiền, mẹ chỉ đủ tiền mua vài miếng trầu và mấy củ khoai lang. Mẹ và rôi ngồi dưới bóng cây bên vệ đường, ăn hết mấy củ khoai lang. Tôi buồn đến gia cảnh của mình và của nhiều gia đình trong làng tôi đang chịu cực khổ. Mắt hướng về làng quê, mẹ buông tiếng thở dài não nuột.

Năm đó vì chiến tranh loạn lạc tôi phải gián đoạn việc học. Ở lứa tuổi trăng tròn, lứa tuổi của thơ mộng đẹp nhất thời con gái, tôi phải bỏ lại những mơ ước, những hoài bão. Các chị tôi đã rời khỏi mẹ, và mẹ cần có tôi.

Bao nhiêu ngày lánh nạn, ruộng vườn không ai chăm sóc, cỏ hoang mọc um tùm, chẳng có gì để thu hoạch. Đầu năm nắng hạn, thỉnh thoảng tôi và mẹ đi tạt qua rẫy, trông chừng vườn tược chỉ thấy chán nản, chẳng muốn làm gì và cứ lo sợ. Tuy mẹ không nói ra, nhưng tôi nghĩ hình như mẹ đang lo lắng một điều gì. Đêm đêm nằm bên cạnh mẹ, thấy mẹ thao thức trăn trở, tôi thương mẹ quá mà chẳng dám hỏi. Những bữa cơm đạm bạc của mẹ con tôi, chỉ có vài con cá khô, hấp trên nồi cơm, ăn với rau dền hoặc rau tàu bay luộc mọc hoang trong rẫy. Mặc dầu chịu khổ cực trong cảnh ly loạn thời chiến nhưng mẹ con tôi cảm thấy ấm cúng bên nhau, đùm bọc yên ủi nhau.

Một buổi chiều nọ, tôi và mẹ từ ngoài rẫy về. Vừa đặt mâm cơm xuống đất, chưa kịp ăn thì bà thím họ đến để đòi nợ mẹ. Bà thím đã buông nhiều câu nặng nề với mẹ. Tuy tôi con nhỏ, nhưng cũng hiểu sơ ý nghĩa những câu nói của bà thím. Mẹ nuốt cơm không trôi, cúi đầu rưng rưng nước mắt. Nhìn mẹ, tôi đau xót, thương mẹ quá vì mẹ chịu đựng bao cơ cực, bao lời cay đắng. Mẹ cố gắng nuốt buồn tủi, nhỏ nhẹ năn nỉ bà thím họ. Từ nhỏ, sống bên mẹ, tôi biết mẹ rất vui vẻ hoà nhã, thẳng thắn, ngay thật và hay thương người. Tại sao mẹ phải khổ như vậy? Chẳng qua là vì chiến tranh! Ai cũng di tản lánh nạn. Công việc sinh hoạt không bình thường. Bà thím họ sợ mẹ chết vì chiến tranh, hoặc cứ lo đi lánh nạn, không làm rẫy ruộng được để có tiền trả cho bà. Thật ra, từ hôm trước Tết vì lo đám cưới cho anh trai tôi, mẹ đã mượn tiền bà thím họ để trang trải. Không ngờ đám cưới vừa xong thì loạn ly và ai cũng phải chạy giặc, công việc đồng án như bị gián đoạn.

Buổi sáng, như mọi ngày, từ chỗ trú đêm, trước khi chở mẹ ra rẫy, tôi đứng chờ mẹ bên đường gần chợ, đợi mẹ mua vài miếng trầu. Mẹ hay nhạt miệng, không thể thiếu miếng trầu. Nhìn mẹ đứng trước hàng bán trầu, tay mẹ cứ nắn túi áo, như đang đắn đo lưỡng lự. Vì chiều hôm trước, tôi cắt được ít rau lang bán được chút tiền đưa mẹ giữ nên mẹ mới có tiền mua trầu. Tôi thoáng thấy mẹ bước sang hàng bán xôi. Mẹ nhìn qua lại hai ba loại xôi, chẳng biết mẹ mua loại xôi nào, chỉ thấy mẹ mua và trả tiền, cho vào bị cói với bình tông nước.

Tôi và mẹ ra rẫy tiếp tục làm cỏ, chờ mưa để bỏ hạt giống. Trời nóng nực, nắng đã lên cao. Đã mấy lần, mẹ giục tôi vào lều lấy xôi ăn cho đỡ đói nhưng tôi lại chờ mẹ vào ăn trước, còn lại bao nhiêu tôi mới dám ăn. Chờ mãi cũng chẳng thấy mẹ vào lều ăn, đói quá tôi đành vào trước, định bụng ăn một ít, còn để dành cho mẹ. Nhưng khi mở bị cói ra, tôi chỉ thấy một gói xôi bắp nhỏ, cũng chẳng thấy miếng trầu nào của mẹ. Bất chợt, long tôi nao nao, thương mẹ quá. Mẹ đã hy sinh nhịn ăn trầu để mua xôi cho tôi, với số tiền bán rau lang quá ít ỏi, không đủ mua cả hai thứ. Mẹ đã lo tôi đói mà nhường phần cho tôi, lòng dạ nào tôi ăn cho đành. Tôi chắc mẹ cũng đang cồn cào đói bụng, tôi giả bộ đến một góc khác làm cỏ, mong cho mẹ vào ăn trước. Và cư thế, cả hai mẹ con cứ chờ và nhường cho nhau. Chiều hôm đó, trước khi ra về, tôi vào lều lấy cái bị cói. Hỡi ôi! Gói xôi bắp vẫn còn trong đó, nhưng đã bị đàn kiến lửa bao bọc chung quanh. Hai mẹ con tôi nhìn nhau, hai cái nhìn, hai ý nghĩ. Mắt mẹ rơm rớm nước mắt, lòng tôi nghẹn ngào thắt ruột, nhức nhối tưởng như đang bị muôn ngàn kiến lửa chích vào.

ooOoo

-“Ủa, em chưa ăn xôi hả, vẫn còn cầm trên tay vậy, sắp đến chỗ làm rồi đấy.”

Vẫn thấy tôi im lặng, liếc sang nhìn, thấy mắt và mũi đỏ ửng, giọt lệ còn lóng lánh trên mi. Giọng chồng tôi điềm đạm ôn tồn:

-“Em đang nghĩ chuyện gì mà buồn vậy? Tại sao em khóc?”

Đang còn miên man chìm sâu cảm xúc, tôi nghẹn ngào:

-“Anh ơi, em nhớ mẹ quá.”

Nhìn thấy gói xôi bắp tôi cầm trên tay và những giọt lệ tràn mi, biết ngay là tôi đang nhớ mẹ, nhớ đến gói xôi bắp năm xưa, mà tôi đã kể lại với anh, anh an ủi:

-“Thôi em à! Mẹ đã mất lâu rồi. Em cứ nhớ và buồn như vậy, dễ sanh bịnh, anh khổ lắm. Cầu nguyện cho mẹ được rồi.”

Nhìn gói xôi bắp trong tay, tâm tư vẫn còn chìm đắ xúc động, tôi thì thầm, “mẹ ơi, con thương mẹ lắm. Con nhớ mẹ quá! Mẹ là người mẹ hiền dịu tuyệt vời của con. Bất cứ ở nơi nào, hoàn cảnh nào, hình ảnh mẹ vẫn sống động hiện diện trong con. Không có cái gì có thể làm con quên được mẹ.” Xuân Mậu Tý 2008

H. Yến.- Cincinnati
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hà Nội Niềm Nhớ
Sen K.
00:11 11/02/2008

HÀ NỘI NIỀM NHỚ



Ảnh của Sen K. – Philippines

Hồ xưa soi bóng Ức Trai

Bờ sương cỏ ướt dấu hài Tố Như.

Tuổi thơ ta cũng sa mù

Cành khô mấy nhánh mấy mùa gọi tên!

(Trích thơ Hồ Gươm của Vương Đức Lệ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền