Phụng Vụ - Mục Vụ
Đáp Ca TV 117 - Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót
LAO ĐỘNG
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
01:56 01/05/2025
LAO ĐỘNG ( 01-5 )
Ngày 01-5 được thế giới chọn làm ngày quốc tế lao động. Kitô hữu Công Giáo chúng ta tôn vinh một người lao động khả kính là Thánh Cả Giuse. Xin được chia sẻ một vài nghĩ suy về Thánh Cả như là một người lao động chân chính, gương mẫu.
Các nhà xã hội học đã phân biệt giữa lao động và làm việc cách rõ ràng. Loài vật dưới con người cũng có những sinh hoạt hái lượm, làm tổ…để sinh tồn và lưu truyền giống nòi, nhưng chỉ làm việc chứ không lao động. Chúng làm các công việc ấy một cách theo bản năng thúc đẩy. Trái lại con người là con vật biết lao động. Lao động là làm việc có ý thức và có mục đích. Con người cũng làm việc nhưng biết mình làm gì, phải làm gì và sẽ làm gì, đồng thời làm các công việc với mục đích vạch ra, định trước rõ ràng cụ thể. Vì biết mình sẽ làm gì nên con người thực sự làm chủ và lựa chọn những công việc mình làm.
Dưới cái nhìn Kitô giáo, đặc biệt qua hình ảnh Thánh Cả Giuse thì chúng có thể thêm vào cái khái niệm mà các nhà xã hội học đã nêu trên, một vài tiêu chí. Lao động là làm việc không những có ý thức và có mục đích mà còn biết làm theo cách thức, cách thế hợp lý, chính đáng và phải đạo, trong niềm tin. Với khái niệm này, chúng ta thử xem Thánh Cả Giuse đã lao động ra sao?
Ý thức: Làm việc có ý thức là biết mình làm việc gì rõ ràng và cụ thể một cách nào đó. Dĩ nhiên Thánh Cả Giuse biết mình làm nhiều việc, nhưng qua các trang Tin Mừng chúng ta thấy Ngài biết mình “đón nhận Maria và Hài Nhi trong dạ về nhà” (x.Mt 1,24). Cuộc đời con người chúng ta, có quá nhiều việc phải làm. Thế nhưng thử hỏi có công việc nào quan trọng cho bằng việc đón nhận tha nhân và đón nhận Thiên Chúa. Đi kèm theo sự ý thức đó là tinh thần trách nhiệm. Đón nhận Maria và Hài Nhi trong dạ về nhà mình thì Giuse biết và sẵn sàng đảm nhận những phận việc gì, đó là những phận việc không đơn giản chút nào, đòi hỏi nhiều nỗ lực gắng công và sự quảng đại hy sinh quên mình.
Có mục đích: Xin thử hỏi thánh Cả Giuse đón nhận Thai nhi Giêsu và Mẹ Người về nhà để làm gì, nghĩa là với mục đích gì? Qua lời sứ thần truyền cho thánh Cả trong giấc mộng chúng ta có thể biết được hai mục đích chính đó là nhận Maria về nhà làm bạn và cùng với Maria đặt tên cho Con Trẻ là Giêsu. Đón nhận tha nhân không phải như người tôi tớ hay là như kẻ cạnh tranh sinh tồn mà như người bạn nghĩa thiết thì mọi việc chúng ta làm mới thực sự là lao động. Theo Thánh kinh, việc đặt tên mang ý nghĩa giáo dục, đào tạo. Thiên Chúa đã tín nhiệm giao phó trách nhiệm cho thánh Giuse và Mẹ Maria góp phần giáo dục đào tạo Con Thiên Chúa làm người thành Giêsu nghĩa là Đấng Cứu Độ nhân trần. Đây chính là đỉnh cao của việc lao động.
Thánh Kinh tường thuật khi sáng tạo trời đất muôn vật, trăng sao, chim trời cá biển và muông thú thì Thiên Chúa chỉ phán một lời và Người thấy chúng tốt đẹp. Tuy nhiên khi tạo dựng loài người thì Thiên Chúa xem ra phải vất vả hơn, lao công nhiều hơn và sau đó Thiên Chúa thấy rất tốt đẹp. Có thể khẳng định rằng con người là kết quả đỉnh cao của lao công của Thiên Chúa. Khi xem xét lao công một ai đó, chúng ta chớ dừng lại ở thành quả là vật chất hay của tiền kiếm được mà hãy xem họ đã góp phần dệt nên những con người như thế nào.
Mừng lễ thánh Giuse lao động hôm nay ước gì chúng ta không dừng lại ở công việc thợ mộc của ngài hay ở các khoản thu nhập mà ngài kiếm được để lo cho gia đình Nagiarét mà hãy nhìn vào thành quả mà ngài in đậm dấu ấn nơi mái gia đình Nagiarret, nơi Đấng Cứu Độ khiến dân chúng không thể quên gia đình quê quán của một Đấng có quyền năng trong lời nói và hành động. “Chẳng phải ông ta là con ông Giuse, bác thợ mộc và bà Maria đấy ư?” (x.Mt 13,55)
Hiện thực cuộc sống cho ta xác nhận điều này: ích gì khi ra công tìm kiếm của cải đủ đầy và thừa thải mà con cái lại hỏng hư. Để xét xem lao công một ai đó thì phải xem con cái của họ như thế nào.
Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói: Một con người đúng nghĩa là người luôn biết sống trong các mối tương quan. Dĩ nhiên trước hết phải biết cội nguồn, gốc gác của mình và từ đó đạo thảo hiếu là lẽ đương nhiên phải có. Đó cũng là người nhận biết sự cần thiết của tha nhân trong việc tồn tại và phát triển của bản thân. Khi nhìn nhận mình hiện hữu trong các mối tương quan thì nó thúc giục chúng ta sống hữu ích, biết cống hiến hơn là hưởng thụ ích kỷ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh là hôm nay cần làm cuộc cách mạng trong cung cách ứng xử. Vượt lên trên cả cung cách “sống tử tế”, chúng ta cần biết sống trân trọng tha nhân dẫu cho họ có như thế nào.
Tháng 5 về chúng ta sống thảo hiếu với mẹ Maria với những cánh hoa và điệu múa. Dĩ nhiên cần phải ý thức đúng việc dâng hoa kính Đức Mẹ nghĩa là gì và với mục gì thì việc dâng hoa mới có ý nghĩa. Chính vì thế mà Giáo hội dạy chúng ta rằng “việc tôn kính Mẹ Maria không hệ tại ở những tình cảm chóng qua mà phải được dệt xây trên nền tảng một đức tin trưởng thành, đích thật”. Ước gì mỗi người chúng ta bằng chính lao công của mình trở thành một đóa hoa tô thắm cho đời, làm mặn nồng cho xã hội bằng chính cuộc sống hữu ích và đầy chí cống hiến. Chắc chắn Mẹ Maria sẽ mĩm cười và chúc phúc cho chúng ta. Xin Mẹ Maria và thánh cả Giuse cầu bàu cho chúng con.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày 01-5 được thế giới chọn làm ngày quốc tế lao động. Kitô hữu Công Giáo chúng ta tôn vinh một người lao động khả kính là Thánh Cả Giuse. Xin được chia sẻ một vài nghĩ suy về Thánh Cả như là một người lao động chân chính, gương mẫu.
Các nhà xã hội học đã phân biệt giữa lao động và làm việc cách rõ ràng. Loài vật dưới con người cũng có những sinh hoạt hái lượm, làm tổ…để sinh tồn và lưu truyền giống nòi, nhưng chỉ làm việc chứ không lao động. Chúng làm các công việc ấy một cách theo bản năng thúc đẩy. Trái lại con người là con vật biết lao động. Lao động là làm việc có ý thức và có mục đích. Con người cũng làm việc nhưng biết mình làm gì, phải làm gì và sẽ làm gì, đồng thời làm các công việc với mục đích vạch ra, định trước rõ ràng cụ thể. Vì biết mình sẽ làm gì nên con người thực sự làm chủ và lựa chọn những công việc mình làm.
Dưới cái nhìn Kitô giáo, đặc biệt qua hình ảnh Thánh Cả Giuse thì chúng có thể thêm vào cái khái niệm mà các nhà xã hội học đã nêu trên, một vài tiêu chí. Lao động là làm việc không những có ý thức và có mục đích mà còn biết làm theo cách thức, cách thế hợp lý, chính đáng và phải đạo, trong niềm tin. Với khái niệm này, chúng ta thử xem Thánh Cả Giuse đã lao động ra sao?
Ý thức: Làm việc có ý thức là biết mình làm việc gì rõ ràng và cụ thể một cách nào đó. Dĩ nhiên Thánh Cả Giuse biết mình làm nhiều việc, nhưng qua các trang Tin Mừng chúng ta thấy Ngài biết mình “đón nhận Maria và Hài Nhi trong dạ về nhà” (x.Mt 1,24). Cuộc đời con người chúng ta, có quá nhiều việc phải làm. Thế nhưng thử hỏi có công việc nào quan trọng cho bằng việc đón nhận tha nhân và đón nhận Thiên Chúa. Đi kèm theo sự ý thức đó là tinh thần trách nhiệm. Đón nhận Maria và Hài Nhi trong dạ về nhà mình thì Giuse biết và sẵn sàng đảm nhận những phận việc gì, đó là những phận việc không đơn giản chút nào, đòi hỏi nhiều nỗ lực gắng công và sự quảng đại hy sinh quên mình.
Có mục đích: Xin thử hỏi thánh Cả Giuse đón nhận Thai nhi Giêsu và Mẹ Người về nhà để làm gì, nghĩa là với mục đích gì? Qua lời sứ thần truyền cho thánh Cả trong giấc mộng chúng ta có thể biết được hai mục đích chính đó là nhận Maria về nhà làm bạn và cùng với Maria đặt tên cho Con Trẻ là Giêsu. Đón nhận tha nhân không phải như người tôi tớ hay là như kẻ cạnh tranh sinh tồn mà như người bạn nghĩa thiết thì mọi việc chúng ta làm mới thực sự là lao động. Theo Thánh kinh, việc đặt tên mang ý nghĩa giáo dục, đào tạo. Thiên Chúa đã tín nhiệm giao phó trách nhiệm cho thánh Giuse và Mẹ Maria góp phần giáo dục đào tạo Con Thiên Chúa làm người thành Giêsu nghĩa là Đấng Cứu Độ nhân trần. Đây chính là đỉnh cao của việc lao động.
Thánh Kinh tường thuật khi sáng tạo trời đất muôn vật, trăng sao, chim trời cá biển và muông thú thì Thiên Chúa chỉ phán một lời và Người thấy chúng tốt đẹp. Tuy nhiên khi tạo dựng loài người thì Thiên Chúa xem ra phải vất vả hơn, lao công nhiều hơn và sau đó Thiên Chúa thấy rất tốt đẹp. Có thể khẳng định rằng con người là kết quả đỉnh cao của lao công của Thiên Chúa. Khi xem xét lao công một ai đó, chúng ta chớ dừng lại ở thành quả là vật chất hay của tiền kiếm được mà hãy xem họ đã góp phần dệt nên những con người như thế nào.
Mừng lễ thánh Giuse lao động hôm nay ước gì chúng ta không dừng lại ở công việc thợ mộc của ngài hay ở các khoản thu nhập mà ngài kiếm được để lo cho gia đình Nagiarét mà hãy nhìn vào thành quả mà ngài in đậm dấu ấn nơi mái gia đình Nagiarret, nơi Đấng Cứu Độ khiến dân chúng không thể quên gia đình quê quán của một Đấng có quyền năng trong lời nói và hành động. “Chẳng phải ông ta là con ông Giuse, bác thợ mộc và bà Maria đấy ư?” (x.Mt 13,55)
Hiện thực cuộc sống cho ta xác nhận điều này: ích gì khi ra công tìm kiếm của cải đủ đầy và thừa thải mà con cái lại hỏng hư. Để xét xem lao công một ai đó thì phải xem con cái của họ như thế nào.
Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói: Một con người đúng nghĩa là người luôn biết sống trong các mối tương quan. Dĩ nhiên trước hết phải biết cội nguồn, gốc gác của mình và từ đó đạo thảo hiếu là lẽ đương nhiên phải có. Đó cũng là người nhận biết sự cần thiết của tha nhân trong việc tồn tại và phát triển của bản thân. Khi nhìn nhận mình hiện hữu trong các mối tương quan thì nó thúc giục chúng ta sống hữu ích, biết cống hiến hơn là hưởng thụ ích kỷ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh là hôm nay cần làm cuộc cách mạng trong cung cách ứng xử. Vượt lên trên cả cung cách “sống tử tế”, chúng ta cần biết sống trân trọng tha nhân dẫu cho họ có như thế nào.
Tháng 5 về chúng ta sống thảo hiếu với mẹ Maria với những cánh hoa và điệu múa. Dĩ nhiên cần phải ý thức đúng việc dâng hoa kính Đức Mẹ nghĩa là gì và với mục gì thì việc dâng hoa mới có ý nghĩa. Chính vì thế mà Giáo hội dạy chúng ta rằng “việc tôn kính Mẹ Maria không hệ tại ở những tình cảm chóng qua mà phải được dệt xây trên nền tảng một đức tin trưởng thành, đích thật”. Ước gì mỗi người chúng ta bằng chính lao công của mình trở thành một đóa hoa tô thắm cho đời, làm mặn nồng cho xã hội bằng chính cuộc sống hữu ích và đầy chí cống hiến. Chắc chắn Mẹ Maria sẽ mĩm cười và chúc phúc cho chúng ta. Xin Mẹ Maria và thánh cả Giuse cầu bàu cho chúng con.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lên bờ để đi lưới người
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
01:58 01/05/2025
Lên bờ để đi lưới người
SUY NIỆM CHÚA NHẬT III PHỤC SINH - C
(Ga 21, 1-14)
Chúng ta đang ở trong Mùa Phục Sinh, mùa của niềm vui và hy vọng ngập tràn vì Chúa đã sống lại. Niềm vui này không phải là một cảm xúc hời hợt chóng qua, nhưng là niềm vui có sức sống mới do Chúa Kitô Phục Sinh ban cho những ai tin tưởng bước đi với Người
Phụng vụ Chúa nhật thứ III sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội mời gọi chúng ta tích cực gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh. Gặp được Chúa sẽ có niềm vui và hy vọng. Chúa đã sống lại chính là niềm hy vọng của chúng ta, Người khơi dậy lên trong chúng ta niềm hy vọng giữa một thế giới đang bị bao trùm bởi bóng tối nhuốm màu thất vọng.
Bị đánh vẫn vui
Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại việc hai thánh Phêrô và Gioan từ những tông đồ nhát đảm sợ sệt khi chứng kiến Chúa Giêsu, Thầy mình bị bắt bị đánh đòn và bị treo chết trên thập giá khiến các ông buồn sầu thất vọng. Gặp được Chúa Phục Sinh, với ơn Chúa Thánh Thần, ban cho các ông một tinh thần mới, đầy lửa mến và sức mạnh để các ông đã trở nên những người mạnh bạo rao giảng Danh Chúa Giêsu ngay giữa hội đường Do thái, dù trước đó vì rao giảng Danh Chúa Giêsu mà các ông bị Thượng Hội Đồng Do Thái bắt và đánh phạt. Sau khi được thả ra, các ông sung sướng vì đã có dịp chịu khổ vì Danh Chúa Giêsu, và tiếp tục rao giảng Danh Người (x.Cv 5, 27b-32.40b-41).
Đang thất vọng trở thành tông đồ đầy hy vọng
Tin Mừng theo Gioan (Ga 21,1-14) mô tả : Các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến lúc “Simon Phêrô nói với anh em : “Tôi đi đánh cá đây”.
Tôma, Nathanael và các con ông Giêbêđê cùng hai môn đệ nữa đang ở với nhau nói rằng: “Chúng tôi cùng đi với ông” (Ga 21,3).
Phêrô một con người rất bộc trực, nóng nảy, hay sa ngã và sa ngã thậm tệ. Có lần Chúa đã gọi ông là Satan, ông đã chối Chúa tới ba lần. Nhưng con người đầy khuyết điểm ấy Chúa đã chọn làm “Đá tảng”, thủ lãnh của Giáo Hội. Vai trò lãnh đạo của Phêrô được tỏ rõ trong bài Tin Mừng hôm nay:
Sau biến cố Phục Sinh, các tông đồ trở về đời sống thuyền chài. Phêrô vẫn là người quyết định : “Tôi đi đánh cá đây”. Các môn đệ khác cũng đồng tình: “Chúng tôi cùng đi với ông”. Đêm ấy, không bắt được con cá nào. Trời sáng, theo lời người khách lạ, thả lưới bên phải mạn thuyền, một mẻ cá bất ngờ. Khi vừa nghe Gioan nói : “Chính Chúa đó!” Phêrô liền khoác áo vào và nhảy xuống biển (Ga 21,7). Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến các ông là những người đang thất vọng trở thành tông đồ đầy hy vọng.
Trở nên thừa sai của niềm hy vọng
Một chi tiết rất hay đáng chúng ta lưu ý là : "Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bời biển" (Ga 21,4). Biển là gì nếu không phải là biểu tượng của thế gian đang bị xô đẩy bởi những con sóng dữ dội và những vòng xoáy của ba thù? Và bờ biển ở đây là gì, hả chẳng tượng trưng cho sự sống đời đời đó sao? Các môn đệ đã vất vả, cực nhọc suốt đêm trên biển để đánh bắt cá, đương đầu với những con sóng của cuộc sống hay chết, nhưng Đấng Cứu Chuộc chúng ta, sau khi sống lại, Người đứng trên bờ. Theo thánh Grêgôriô Cả (540-604), Giáo hoàng, Tiến sĩ Hội Thánh giải thích thì : Chúa Giêsu đứng trên bờ, vì sau khi sống lại, Người đã vượt qua các điều kiện của một xác thịt mong manh hay hư nát, Người đứng trên bờ để nói cho các môn đệ về mầu nhiệm phục sinh, rằng : "Thầy không hiện ra với anh em trên mặt biển nữa (x. Mt 14,25), bởi vì Thầy không còn ở với anh em trong lúc biển gầm bão tố nữa". Phê rô nhận ra Chúa, ông lại nhảy xuống biển, trong khi đó Chúa ở trên bờ để kéo các ông lên bờ và biến các ông từ nay trở thành những kẻ lưới người ở trên bờ, chứ không lưới cá ở dưới nước nữa. (Trích Homélies sur l'Évangile, n°24)
Chúa Giêsu Phục Sinh đã cách mạng hóa cuộc sống của họ và biến đổi lịch sử con người ở mọi nơi mọi thời. Các Tông Đồ thấy mình thất bại. Trong lưới của Phêrô và các môn đệ, người ta nhận ra sự kiệt sức, gần như đầu hàng, không hướng về Thiên Chúa, nhưng lại đối diện với sự nghèo nàn của chính họ. Lưới không cá. Chúa gặp gỡ họ lúc họ đang ở biển, là nơi mà tâm trí họ nặng trĩu vì những thử thách gian truân của cuộc đời; Người gặp họ vào rạng sáng ngày sau khi họ vất vả cực nhọc vô dụng suốt đêm. Chúa bảo họ thả lưới ở "phía bên kia" thuyền. Bên của sự vâng lời. Tấm lưới của Phêrô đã được thả xuống từ một phần của tình yêu Chúa và hy vọng của các ông.
Chúa hiện đến khơi dậy niềm hy vọng đang bị bao trùm các ông. Qua đó, Chúa muốn chúng ta là những người đã chịu Phép Rửa tội, những môn đệ truyền giáo của Chúa Kitô, hãy tỏa sáng hy vọng của Người ở mọi nơi trên thế giới. Tính cấp bách của sứ vụ truyền giáo mang lại hy vọng. Chúa mời gọi chúng ta trở thành những “nghệ nhân của hy vọng” và những người kiến tạo lại nhân loại, vốn đang chìm đắm trong sự phân tâm và bất hạnh.
Lạy Chúa Giêsu! Chúng con tin và hy vọng vào tình thương Chúa dành cho các tông đồ xưa cũng vẫn dành cho chúng con ngày nay. Xin cho con vững tin vào tình thương ấy khi bình yên cũng như lúc sóng gió. Xin cho con luôn vui mừng và hy vọng loan truyền tình thương cứu độ của Chúa đến cho muôn người. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM CHÚA NHẬT III PHỤC SINH - C
(Ga 21, 1-14)
Chúng ta đang ở trong Mùa Phục Sinh, mùa của niềm vui và hy vọng ngập tràn vì Chúa đã sống lại. Niềm vui này không phải là một cảm xúc hời hợt chóng qua, nhưng là niềm vui có sức sống mới do Chúa Kitô Phục Sinh ban cho những ai tin tưởng bước đi với Người
Phụng vụ Chúa nhật thứ III sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội mời gọi chúng ta tích cực gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh. Gặp được Chúa sẽ có niềm vui và hy vọng. Chúa đã sống lại chính là niềm hy vọng của chúng ta, Người khơi dậy lên trong chúng ta niềm hy vọng giữa một thế giới đang bị bao trùm bởi bóng tối nhuốm màu thất vọng.
Bị đánh vẫn vui
Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại việc hai thánh Phêrô và Gioan từ những tông đồ nhát đảm sợ sệt khi chứng kiến Chúa Giêsu, Thầy mình bị bắt bị đánh đòn và bị treo chết trên thập giá khiến các ông buồn sầu thất vọng. Gặp được Chúa Phục Sinh, với ơn Chúa Thánh Thần, ban cho các ông một tinh thần mới, đầy lửa mến và sức mạnh để các ông đã trở nên những người mạnh bạo rao giảng Danh Chúa Giêsu ngay giữa hội đường Do thái, dù trước đó vì rao giảng Danh Chúa Giêsu mà các ông bị Thượng Hội Đồng Do Thái bắt và đánh phạt. Sau khi được thả ra, các ông sung sướng vì đã có dịp chịu khổ vì Danh Chúa Giêsu, và tiếp tục rao giảng Danh Người (x.Cv 5, 27b-32.40b-41).
Đang thất vọng trở thành tông đồ đầy hy vọng
Tin Mừng theo Gioan (Ga 21,1-14) mô tả : Các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến lúc “Simon Phêrô nói với anh em : “Tôi đi đánh cá đây”.
Tôma, Nathanael và các con ông Giêbêđê cùng hai môn đệ nữa đang ở với nhau nói rằng: “Chúng tôi cùng đi với ông” (Ga 21,3).
Phêrô một con người rất bộc trực, nóng nảy, hay sa ngã và sa ngã thậm tệ. Có lần Chúa đã gọi ông là Satan, ông đã chối Chúa tới ba lần. Nhưng con người đầy khuyết điểm ấy Chúa đã chọn làm “Đá tảng”, thủ lãnh của Giáo Hội. Vai trò lãnh đạo của Phêrô được tỏ rõ trong bài Tin Mừng hôm nay:
Sau biến cố Phục Sinh, các tông đồ trở về đời sống thuyền chài. Phêrô vẫn là người quyết định : “Tôi đi đánh cá đây”. Các môn đệ khác cũng đồng tình: “Chúng tôi cùng đi với ông”. Đêm ấy, không bắt được con cá nào. Trời sáng, theo lời người khách lạ, thả lưới bên phải mạn thuyền, một mẻ cá bất ngờ. Khi vừa nghe Gioan nói : “Chính Chúa đó!” Phêrô liền khoác áo vào và nhảy xuống biển (Ga 21,7). Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến các ông là những người đang thất vọng trở thành tông đồ đầy hy vọng.
Trở nên thừa sai của niềm hy vọng
Một chi tiết rất hay đáng chúng ta lưu ý là : "Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bời biển" (Ga 21,4). Biển là gì nếu không phải là biểu tượng của thế gian đang bị xô đẩy bởi những con sóng dữ dội và những vòng xoáy của ba thù? Và bờ biển ở đây là gì, hả chẳng tượng trưng cho sự sống đời đời đó sao? Các môn đệ đã vất vả, cực nhọc suốt đêm trên biển để đánh bắt cá, đương đầu với những con sóng của cuộc sống hay chết, nhưng Đấng Cứu Chuộc chúng ta, sau khi sống lại, Người đứng trên bờ. Theo thánh Grêgôriô Cả (540-604), Giáo hoàng, Tiến sĩ Hội Thánh giải thích thì : Chúa Giêsu đứng trên bờ, vì sau khi sống lại, Người đã vượt qua các điều kiện của một xác thịt mong manh hay hư nát, Người đứng trên bờ để nói cho các môn đệ về mầu nhiệm phục sinh, rằng : "Thầy không hiện ra với anh em trên mặt biển nữa (x. Mt 14,25), bởi vì Thầy không còn ở với anh em trong lúc biển gầm bão tố nữa". Phê rô nhận ra Chúa, ông lại nhảy xuống biển, trong khi đó Chúa ở trên bờ để kéo các ông lên bờ và biến các ông từ nay trở thành những kẻ lưới người ở trên bờ, chứ không lưới cá ở dưới nước nữa. (Trích Homélies sur l'Évangile, n°24)
Chúa Giêsu Phục Sinh đã cách mạng hóa cuộc sống của họ và biến đổi lịch sử con người ở mọi nơi mọi thời. Các Tông Đồ thấy mình thất bại. Trong lưới của Phêrô và các môn đệ, người ta nhận ra sự kiệt sức, gần như đầu hàng, không hướng về Thiên Chúa, nhưng lại đối diện với sự nghèo nàn của chính họ. Lưới không cá. Chúa gặp gỡ họ lúc họ đang ở biển, là nơi mà tâm trí họ nặng trĩu vì những thử thách gian truân của cuộc đời; Người gặp họ vào rạng sáng ngày sau khi họ vất vả cực nhọc vô dụng suốt đêm. Chúa bảo họ thả lưới ở "phía bên kia" thuyền. Bên của sự vâng lời. Tấm lưới của Phêrô đã được thả xuống từ một phần của tình yêu Chúa và hy vọng của các ông.
Chúa hiện đến khơi dậy niềm hy vọng đang bị bao trùm các ông. Qua đó, Chúa muốn chúng ta là những người đã chịu Phép Rửa tội, những môn đệ truyền giáo của Chúa Kitô, hãy tỏa sáng hy vọng của Người ở mọi nơi trên thế giới. Tính cấp bách của sứ vụ truyền giáo mang lại hy vọng. Chúa mời gọi chúng ta trở thành những “nghệ nhân của hy vọng” và những người kiến tạo lại nhân loại, vốn đang chìm đắm trong sự phân tâm và bất hạnh.
Lạy Chúa Giêsu! Chúng con tin và hy vọng vào tình thương Chúa dành cho các tông đồ xưa cũng vẫn dành cho chúng con ngày nay. Xin cho con vững tin vào tình thương ấy khi bình yên cũng như lúc sóng gió. Xin cho con luôn vui mừng và hy vọng loan truyền tình thương cứu độ của Chúa đến cho muôn người. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
NỬA VỜI CAO CẢ
Lm Minh Anh
02:04 01/05/2025
NỬA VỜI CAO CẢ
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
“Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối, nhưng bi kịch thực sự của một cuộc đời là khi con người sợ ánh sáng!” - Platon.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến bóng tối và ánh sáng. Tin Mừng tiếp tục trình bày cuộc đàm đạo về ánh sáng giữa Nicôđêmô và Chúa Giêsu trong đêm. “Ánh sáng”, điều làm con người nên cao cả - nhưng với con người, nó chỉ ‘nửa vời cao cả!’. Tại sao? Vì “Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng” - “sợ ánh sáng”. Và đó là bi kịch!
Trong cuốn ‘Le Maître du désir’, ‘Thầy Dạy Khát Khao’ - người viết dịch - Éloi Leclerc nhận định, “Nicôđêmô, một thầy dạy vị vọng, không chỉ đến với Chúa Giêsu vào ban đêm; ông ‘đến từ đêm’, ‘lộ ra từ đêm’ như một người khát khao ánh sáng thức chờ bình minh. Bởi lẽ, con người chỉ thực sự tồn tại trong chuyển động vốn đem nó lại gần ánh sáng; ở ngoài chuyển động ấy, con người chỉ là một ‘mảng đêm’. Vì thế, con người chỉ tìm thấy mình trong chân lý bằng cách sinh ra trong ánh sáng. Đó là sự cao cả của nó! Thế nhưng, chỉ ‘nửa vời cao cả’; bởi lẽ, trong mọi khoảnh khắc, nó có thể để mình bị chộp lại bởi các thế lực tối tăm!”. Bằng chứng là mỗi ngày, bạn và tôi thích đọc, nghe và xem bao điều xấu xa hơn là điều tốt lành!
Dĩ nhiên, nhiều người không quan tâm đến bóng tối và những tội lỗi nổi cộm đó đây; nhưng thực tế là bóng tối luôn bủa vây chúng ta và điều đó nói lên một cảnh báo nhất định. Biết được vậy, chúng ta chiến đấu cho ánh sáng, chống lại bóng tối đến cùng. Ánh sáng nơi chúng ta thật cao cả nhưng nó quả mong manh; vì lẽ, chúng ta dễ dàng để mình bị cuốn vào ‘màn đêm’ và cảm thấy ‘hạnh phúc’ khi ở đó; thật ra, chỉ là bất hạnh! Tốt biết bao khi chúng ta ý thức điều này và xác định nó là một phần của xu hướng dễ sa ngã của bản thân hầu một chỉ cậy trông vào Chúa; tìm cách đề phòng và tránh xa mọi cám dỗ đưa đến hỗn loạn, mất trật tự và vô kỷ luật.
Vậy làm sao có thể luôn hướng về và yêu mến ánh sáng? Phải không ngừng ‘cầu nguyện và cầu nguyện’. Từ ngục tối, các tông đồ đã không ngừng cầu nguyện, để từ đó, họ được thiên thần dẫn ra ánh sáng - bài đọc một. Rõ ràng, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”. “Ai chọn bóng tối sẽ phải đối mặt với sự phán xét của lên án; ai chọn ánh sáng sẽ hưởng sự phán xét của cứu rỗi. Sự phán xét luôn là hậu quả của việc lựa chọn tự do. Ai thực hành điều ác sẽ tìm kiếm bóng tối; điều ác luôn ẩn núp, nó tự che đậy. Ai tìm kiếm sự thật, nghĩa là người thực hành điều thiện, sẽ đến với ánh sáng, soi sáng các con đường của sự sống. Ai bước đi trong ánh sáng, tiếp cận ánh sáng, không thể không làm những việc tốt. Đây là những gì chúng ta được kêu gọi làm với sự tận tụy!” - Phanxicô. Không ‘được cuốn hút về Chúa Kitô’, ánh sáng nơi chúng ta thật ảo; sự cao cả nơi chúng ta chỉ nửa vời nếu không nói là thê thảm!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con rơi vào “bi kịch thực sự” khi con để mình cuốn vào bóng tối khiến sự sáng, sự cao cả nơi con trở nên thê thảm hoặc nửa vời!”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
“Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối, nhưng bi kịch thực sự của một cuộc đời là khi con người sợ ánh sáng!” - Platon.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến bóng tối và ánh sáng. Tin Mừng tiếp tục trình bày cuộc đàm đạo về ánh sáng giữa Nicôđêmô và Chúa Giêsu trong đêm. “Ánh sáng”, điều làm con người nên cao cả - nhưng với con người, nó chỉ ‘nửa vời cao cả!’. Tại sao? Vì “Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng” - “sợ ánh sáng”. Và đó là bi kịch!
Trong cuốn ‘Le Maître du désir’, ‘Thầy Dạy Khát Khao’ - người viết dịch - Éloi Leclerc nhận định, “Nicôđêmô, một thầy dạy vị vọng, không chỉ đến với Chúa Giêsu vào ban đêm; ông ‘đến từ đêm’, ‘lộ ra từ đêm’ như một người khát khao ánh sáng thức chờ bình minh. Bởi lẽ, con người chỉ thực sự tồn tại trong chuyển động vốn đem nó lại gần ánh sáng; ở ngoài chuyển động ấy, con người chỉ là một ‘mảng đêm’. Vì thế, con người chỉ tìm thấy mình trong chân lý bằng cách sinh ra trong ánh sáng. Đó là sự cao cả của nó! Thế nhưng, chỉ ‘nửa vời cao cả’; bởi lẽ, trong mọi khoảnh khắc, nó có thể để mình bị chộp lại bởi các thế lực tối tăm!”. Bằng chứng là mỗi ngày, bạn và tôi thích đọc, nghe và xem bao điều xấu xa hơn là điều tốt lành!
Dĩ nhiên, nhiều người không quan tâm đến bóng tối và những tội lỗi nổi cộm đó đây; nhưng thực tế là bóng tối luôn bủa vây chúng ta và điều đó nói lên một cảnh báo nhất định. Biết được vậy, chúng ta chiến đấu cho ánh sáng, chống lại bóng tối đến cùng. Ánh sáng nơi chúng ta thật cao cả nhưng nó quả mong manh; vì lẽ, chúng ta dễ dàng để mình bị cuốn vào ‘màn đêm’ và cảm thấy ‘hạnh phúc’ khi ở đó; thật ra, chỉ là bất hạnh! Tốt biết bao khi chúng ta ý thức điều này và xác định nó là một phần của xu hướng dễ sa ngã của bản thân hầu một chỉ cậy trông vào Chúa; tìm cách đề phòng và tránh xa mọi cám dỗ đưa đến hỗn loạn, mất trật tự và vô kỷ luật.
Vậy làm sao có thể luôn hướng về và yêu mến ánh sáng? Phải không ngừng ‘cầu nguyện và cầu nguyện’. Từ ngục tối, các tông đồ đã không ngừng cầu nguyện, để từ đó, họ được thiên thần dẫn ra ánh sáng - bài đọc một. Rõ ràng, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”. “Ai chọn bóng tối sẽ phải đối mặt với sự phán xét của lên án; ai chọn ánh sáng sẽ hưởng sự phán xét của cứu rỗi. Sự phán xét luôn là hậu quả của việc lựa chọn tự do. Ai thực hành điều ác sẽ tìm kiếm bóng tối; điều ác luôn ẩn núp, nó tự che đậy. Ai tìm kiếm sự thật, nghĩa là người thực hành điều thiện, sẽ đến với ánh sáng, soi sáng các con đường của sự sống. Ai bước đi trong ánh sáng, tiếp cận ánh sáng, không thể không làm những việc tốt. Đây là những gì chúng ta được kêu gọi làm với sự tận tụy!” - Phanxicô. Không ‘được cuốn hút về Chúa Kitô’, ánh sáng nơi chúng ta thật ảo; sự cao cả nơi chúng ta chỉ nửa vời nếu không nói là thê thảm!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con rơi vào “bi kịch thực sự” khi con để mình cuốn vào bóng tối khiến sự sáng, sự cao cả nơi con trở nên thê thảm hoặc nửa vời!”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
PHẢI VÂNG LỜI THIÊN CHÚA
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:05 01/05/2025
PHẢI VÂNG LỜI THIÊN CHÚA
(Chúa Nhật III PS C)
Bị điệu ra giữa Thượng Hội Đồng, bị chất vấn rằng vì sao không chấp hành lệnh nghiêm cấm không được giảng dạy nhân danh Giêsu nữa, Phêrô và các Tông đồ đã khẳng khái trả lời: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”(Cvtđ 5,32). Câu trả lời thật tuyệt vời thật đáng “tâm phục, khẩu phục”.
Kitô hữu chúng ta nhìn nhận tiếng Chúa phán qua trật tự của thiên nhiên, qua các biến cố lịch sử, qua tiếng lương tâm. Nhưng cần thú nhận rằng các cách thể tỏ bày ấy của Thiên Chúa dường như không minh nhiên rõ ràng với nhiều người. Chúng ta tin nhận Lời Chúa qua Thánh Kinh, đặc biệt qua lời Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô. Tuy nhiên cũng không dễ phân biệt đâu là cách thế trình bày của tác giả nhân loại và đâu là ý lời Thiên Chúa muốn truyền. Ngay đến các tông đồ là những người trực tiếp tai nghe lời Đấng Cứu Thế mà vẫn còn nhiều điều các ngài chưa thể hiểu (x.Ga 16,12-13).
Theo bài Tin Mừng mà Giáo Hội cho trích đọc trong Chúa Nhật III mùa Phục Sinh năm C (Ga 21,1-19), xin mạo muội có đôi suy nghĩ về những lời từ miệng của Đấng Phục Sinh. Xin được ghép những lời của Chúa Kitô trong lần tỏ mình ra trên biển hồ Tibêria thành bốn cặp lời hữu quan, mang tính biện chứng như sau:
1. “Này các anh, có gì ăn không?” – “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”.
Các anh có gì ăn không? Một lời khẩn xin ư? Đúng vậy. Rất nhiều nhu cầu của tha nhân đang vọng vang bên tai chúng ta. Đó không chỉ là nhu cầu lương thực vật chất mà còn nhiều nhu cầu thiết yếu khác về tinh thần, tâm linh. Người ta không chỉ sống đúng nhân phẩm bằng cơm bánh mà còn bằng nhu cầu học hành, đi lại, nói năng, suy nghĩ, kết hội… Chắc hẳn thế nào các môn đệ cũng nhớ lại lời Thầy Chí Thánh trước đây: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Lc 9,13). Đôi lúc chúng ta than thở: “Chúa ơi, Chúa dựng nên mọi sự đều tốt đẹp, thế mà sao còn quá nhiều người đói khổ, còn quá nhiều người bị áp bức, chịu cảnh bất công nơi này nơi kia trên thế giới và ngay cả chung quanh con?” Chắc hẳn Chúa sẽ trả lời rằng: “Con ơi, Ta đã làm rồi đó. Ta đã dựng nên con. Đó là điều rất tốt đẹp” (x.St 1,31).
Chúng ta cũng đã từng phân trần: “Tài mọn, sức yếu như con làm sao kham nỗi? Hoàn cảnh thế sự lại quá khó khăn, Chúa biết đấy “một con én không làm nên mùa xuân”. Thế nhưng Chúa vẫn cứ gợi ý, ra lệnh hay mời gọi: “Cứ thả lưới!” Các ngư phủ lành nghề ngày xưa đã làm điều nghịch thường: thả lưới giữa ban ngày! Các vị đã bắt được mẻ cá lớn. Với ơn Chúa thì mọi sự đều là có thể. Hãy thả lưới dù trời đã sáng, nghĩa là cả lúc thế thời xem ra không thuận lợi.
2. “Anh em hãy đến mà ăn!” – “Đem ít cá mới bắt được tới đây!”
“Hãy đến mà ăn!” Lời mời gọi của Chúa Cứu Thế nhắc nhớ chúng ta rằng mọi người đều cần đến lương thực bởi trời. Mọi hiện hữu ở đời đều do bởi Thiên Chúa. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5). Đến với Chúa để kín múc nguồn sống, để nhận lấy năng lực yêu thương, phục vụ, trao ban. Đấng Cứu Độ không muốn chúng ta đến với Người với đôi bàn tay trắng. Dù có thể làm được mọi sự, nhưng Người cũng đã từng muốn cần đến năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ (x.Mt 14,17). Hằng ngày đến với Người qua bàn tiệc Lời Chúa, bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta đã mang gì để dâng cho Người?
3. “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” – “Hãy chăn dắt chiên (chiên con và chiên mẹ) của Thầy!”
Vì yêu Chúa Kitô nên chúng ta sẵn sàng đảm nhận phần việc của Người. Nhờ yêu Chúa Kitô nên chúng ta mới có khả năng chăn dắt các chiên lớn bé của Người. Không ai dại dột giao trứng cho ác. Người ta chỉ ký thác người thân yêu cho kẻ đáng tin cậy. Và người đáng tin, đáng cậy nhất đó là người yêu mến mình hết sức, hết lòng. Biết chăn dắt đàn chiên với cả tấm lòng yêu mến thì mới xứng là mục tử. Không có tình yêu thì không thể chuyên chăm dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh và dòng suối mát. Không có tình yêu thì không thế can đảm chống trả sói dữ và liều mạng sống vì đàn chiên. Không có tình yêu thì chẳng thể quan tâm chăm sóc chiên gầy, chiên bệnh tật hoặc vất vả đi tìm con lạc và cả những chiên đang ở ngoài đàn.
4. “Anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” – “Hãy theo Thầy!”
Dưới đóa hoa hồng thường lấp ló những cành gai. Thập giá là hệ quả như tất yếu của tình yêu. Đường tình yêu là đường thập giá. “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.”(Lc 9,23). Vấn đề đặt ra là bạn, tôi, chúng ta muốn theo ai? Đã quyết đinh theo Chúa Kitô thì không có con đường nào khác, ngoài con đường Người đã đi. Xin đừng quá chăm chú đến khúc gỗ sần sù. Đường Chúa đi là đường yêu thương. Khi đã lao mình vào biển tình yêu, hết lòng vì người mình yêu, hết tình vì người yêu mình, thì những khúc gỗ sần sù kia dù có ê vai nhưng rồi sẽ trở thành ách êm ái, gánh nhẹ nhàng (x.Mt 11,29-30).
Có ai yêu thương chúng ta như Đấng đã phó ban Người Con Một, vì hạnh phúc chúng ta? Có ai đầy quyền uy cao cả cho bằng Đấng đã dựng nên cả đất trời và đưa chúng ta từ chốn hư vô đến hiện hữu ở đời này? Vì thế, thái độ vừa chính đáng vừa khôn ngoan và phải đạo là: “Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta.”
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Chúa Nhật III PS C)
Bị điệu ra giữa Thượng Hội Đồng, bị chất vấn rằng vì sao không chấp hành lệnh nghiêm cấm không được giảng dạy nhân danh Giêsu nữa, Phêrô và các Tông đồ đã khẳng khái trả lời: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”(Cvtđ 5,32). Câu trả lời thật tuyệt vời thật đáng “tâm phục, khẩu phục”.
Kitô hữu chúng ta nhìn nhận tiếng Chúa phán qua trật tự của thiên nhiên, qua các biến cố lịch sử, qua tiếng lương tâm. Nhưng cần thú nhận rằng các cách thể tỏ bày ấy của Thiên Chúa dường như không minh nhiên rõ ràng với nhiều người. Chúng ta tin nhận Lời Chúa qua Thánh Kinh, đặc biệt qua lời Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô. Tuy nhiên cũng không dễ phân biệt đâu là cách thế trình bày của tác giả nhân loại và đâu là ý lời Thiên Chúa muốn truyền. Ngay đến các tông đồ là những người trực tiếp tai nghe lời Đấng Cứu Thế mà vẫn còn nhiều điều các ngài chưa thể hiểu (x.Ga 16,12-13).
Theo bài Tin Mừng mà Giáo Hội cho trích đọc trong Chúa Nhật III mùa Phục Sinh năm C (Ga 21,1-19), xin mạo muội có đôi suy nghĩ về những lời từ miệng của Đấng Phục Sinh. Xin được ghép những lời của Chúa Kitô trong lần tỏ mình ra trên biển hồ Tibêria thành bốn cặp lời hữu quan, mang tính biện chứng như sau:
1. “Này các anh, có gì ăn không?” – “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”.
Các anh có gì ăn không? Một lời khẩn xin ư? Đúng vậy. Rất nhiều nhu cầu của tha nhân đang vọng vang bên tai chúng ta. Đó không chỉ là nhu cầu lương thực vật chất mà còn nhiều nhu cầu thiết yếu khác về tinh thần, tâm linh. Người ta không chỉ sống đúng nhân phẩm bằng cơm bánh mà còn bằng nhu cầu học hành, đi lại, nói năng, suy nghĩ, kết hội… Chắc hẳn thế nào các môn đệ cũng nhớ lại lời Thầy Chí Thánh trước đây: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Lc 9,13). Đôi lúc chúng ta than thở: “Chúa ơi, Chúa dựng nên mọi sự đều tốt đẹp, thế mà sao còn quá nhiều người đói khổ, còn quá nhiều người bị áp bức, chịu cảnh bất công nơi này nơi kia trên thế giới và ngay cả chung quanh con?” Chắc hẳn Chúa sẽ trả lời rằng: “Con ơi, Ta đã làm rồi đó. Ta đã dựng nên con. Đó là điều rất tốt đẹp” (x.St 1,31).
Chúng ta cũng đã từng phân trần: “Tài mọn, sức yếu như con làm sao kham nỗi? Hoàn cảnh thế sự lại quá khó khăn, Chúa biết đấy “một con én không làm nên mùa xuân”. Thế nhưng Chúa vẫn cứ gợi ý, ra lệnh hay mời gọi: “Cứ thả lưới!” Các ngư phủ lành nghề ngày xưa đã làm điều nghịch thường: thả lưới giữa ban ngày! Các vị đã bắt được mẻ cá lớn. Với ơn Chúa thì mọi sự đều là có thể. Hãy thả lưới dù trời đã sáng, nghĩa là cả lúc thế thời xem ra không thuận lợi.
2. “Anh em hãy đến mà ăn!” – “Đem ít cá mới bắt được tới đây!”
“Hãy đến mà ăn!” Lời mời gọi của Chúa Cứu Thế nhắc nhớ chúng ta rằng mọi người đều cần đến lương thực bởi trời. Mọi hiện hữu ở đời đều do bởi Thiên Chúa. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5). Đến với Chúa để kín múc nguồn sống, để nhận lấy năng lực yêu thương, phục vụ, trao ban. Đấng Cứu Độ không muốn chúng ta đến với Người với đôi bàn tay trắng. Dù có thể làm được mọi sự, nhưng Người cũng đã từng muốn cần đến năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ (x.Mt 14,17). Hằng ngày đến với Người qua bàn tiệc Lời Chúa, bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta đã mang gì để dâng cho Người?
3. “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” – “Hãy chăn dắt chiên (chiên con và chiên mẹ) của Thầy!”
Vì yêu Chúa Kitô nên chúng ta sẵn sàng đảm nhận phần việc của Người. Nhờ yêu Chúa Kitô nên chúng ta mới có khả năng chăn dắt các chiên lớn bé của Người. Không ai dại dột giao trứng cho ác. Người ta chỉ ký thác người thân yêu cho kẻ đáng tin cậy. Và người đáng tin, đáng cậy nhất đó là người yêu mến mình hết sức, hết lòng. Biết chăn dắt đàn chiên với cả tấm lòng yêu mến thì mới xứng là mục tử. Không có tình yêu thì không thể chuyên chăm dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh và dòng suối mát. Không có tình yêu thì không thế can đảm chống trả sói dữ và liều mạng sống vì đàn chiên. Không có tình yêu thì chẳng thể quan tâm chăm sóc chiên gầy, chiên bệnh tật hoặc vất vả đi tìm con lạc và cả những chiên đang ở ngoài đàn.
4. “Anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” – “Hãy theo Thầy!”
Dưới đóa hoa hồng thường lấp ló những cành gai. Thập giá là hệ quả như tất yếu của tình yêu. Đường tình yêu là đường thập giá. “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.”(Lc 9,23). Vấn đề đặt ra là bạn, tôi, chúng ta muốn theo ai? Đã quyết đinh theo Chúa Kitô thì không có con đường nào khác, ngoài con đường Người đã đi. Xin đừng quá chăm chú đến khúc gỗ sần sù. Đường Chúa đi là đường yêu thương. Khi đã lao mình vào biển tình yêu, hết lòng vì người mình yêu, hết tình vì người yêu mình, thì những khúc gỗ sần sù kia dù có ê vai nhưng rồi sẽ trở thành ách êm ái, gánh nhẹ nhàng (x.Mt 11,29-30).
Có ai yêu thương chúng ta như Đấng đã phó ban Người Con Một, vì hạnh phúc chúng ta? Có ai đầy quyền uy cao cả cho bằng Đấng đã dựng nên cả đất trời và đưa chúng ta từ chốn hư vô đến hiện hữu ở đời này? Vì thế, thái độ vừa chính đáng vừa khôn ngoan và phải đạo là: “Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta.”
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:26 01/05/2025
114. Dũng cảm nắm bắt mỗi loại phương pháp tu đức và phải kiên trì đến cùng.
(Thánh nữ Angela Merici)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 01/05/2025
30. ÁO CỦA HOÀNG ĐẾ
Có một người hành khất từ kinh thành về nhà, khoe khoang với mọi người là mình có thấy hoàng đế.
Có người hỏi:
- “Hoàng đế mặc áo gì?”
Đáp:
- “Đội trên đầu là cái mũ bách ngọc có hình chạm trổ, trên người mặc áo trường bào làm bằng vàng.”
Hỏi:
- “Mặc áo bằng vàng thì làm sao mà quỳ xuống vái?”
Người hành khất nghe xong thì chửi người ấy một tiếng, nói:
- “Ha ha, thật không hiểu chuyện đời, đã làm hoàng đế rồi thì còn vái lạy ai nữa chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 30:
Hoàng đế thì không cần phải vái lạy ai nữa, bởi vì hoàng đế là chức tước cao nhất của một quốc gia, một nước, nhưng hoàng đế phải bái thờ Thiên Chúa là Đấng đã ban cho hoàng đế chức quyền cao nhất, để hoàng đế lãnh đạo toàn dân sống theo ý muốn của Thiên Chúa là công bằng và yêu thương.
Hoàng đế thì không cần phải vái ai nữa, nhưng hoàng đế phải nể nang và bái phục người khôn ngoan, người hiền đức…
Chỉ có Thiên Chúa mới không bái lạy ai mà thôi, bởi vì Ngài là Đấng tạo dựng muôn loài, nhưng giữa người với nhau thì cần phải có lòng nể nang nhau trong sự khiêm tốn, nhất là phải coi trọng chức vụ quyền hành hợp pháp của người khác, vì như thế là chúng ta cộng tác vào sự trật tự chung của nhân loại mà Thiên Chúa đã đặt định.
Người Ki-tô hữu thì không bái lạy một ai trên mặt đất này, cho dù người đó là thiên tử, là hoàng đế, là ma quỷ hay thiên thần, nhưng người Ki-tô hữu chỉ bái lạy một Thiên Chúa duy nhất với tất cả tâm tình yêu thương và cảm tạ mà thôi…
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.” (Mt 4, 10b)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người hành khất từ kinh thành về nhà, khoe khoang với mọi người là mình có thấy hoàng đế.
Có người hỏi:
- “Hoàng đế mặc áo gì?”
Đáp:
- “Đội trên đầu là cái mũ bách ngọc có hình chạm trổ, trên người mặc áo trường bào làm bằng vàng.”
Hỏi:
- “Mặc áo bằng vàng thì làm sao mà quỳ xuống vái?”
Người hành khất nghe xong thì chửi người ấy một tiếng, nói:
- “Ha ha, thật không hiểu chuyện đời, đã làm hoàng đế rồi thì còn vái lạy ai nữa chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 30:
Hoàng đế thì không cần phải vái lạy ai nữa, bởi vì hoàng đế là chức tước cao nhất của một quốc gia, một nước, nhưng hoàng đế phải bái thờ Thiên Chúa là Đấng đã ban cho hoàng đế chức quyền cao nhất, để hoàng đế lãnh đạo toàn dân sống theo ý muốn của Thiên Chúa là công bằng và yêu thương.
Hoàng đế thì không cần phải vái ai nữa, nhưng hoàng đế phải nể nang và bái phục người khôn ngoan, người hiền đức…
Chỉ có Thiên Chúa mới không bái lạy ai mà thôi, bởi vì Ngài là Đấng tạo dựng muôn loài, nhưng giữa người với nhau thì cần phải có lòng nể nang nhau trong sự khiêm tốn, nhất là phải coi trọng chức vụ quyền hành hợp pháp của người khác, vì như thế là chúng ta cộng tác vào sự trật tự chung của nhân loại mà Thiên Chúa đã đặt định.
Người Ki-tô hữu thì không bái lạy một ai trên mặt đất này, cho dù người đó là thiên tử, là hoàng đế, là ma quỷ hay thiên thần, nhưng người Ki-tô hữu chỉ bái lạy một Thiên Chúa duy nhất với tất cả tâm tình yêu thương và cảm tạ mà thôi…
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.” (Mt 4, 10b)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
SỢ TẦM THƯỜNG
Lm Minh Anh
03:13 01/05/2025
SỢ TẦM THƯỜNG
“Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy?”.
“Động lực sống của tôi bắt nguồn từ một nỗi sợ - ‘sợ tầm thường!’. Nỗi sợ đó luôn thúc đẩy tôi! Vì dẫu đã là ‘một ai đó’, nhưng tôi luôn phải chứng tỏ điều này. Cuộc chiến của tôi chưa kết thúc và sẽ không bao giờ kết thúc!” - Madonna, ‘Nữ hoàng nhạc Pop’.
Kính thưa Anh Chị em,
Nỗi sợ của Madonna hẳn cũng là nỗi sợ của Nicôđêmô! Vì sau câu hỏi đầy thách thức của Chúa Giêsu dường như cả con người Nicôđêmô đảo lộn - “Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy?” - những gì ông suy tính đảo lộn, hướng đi của cuộc đời ông đảo lộn! Tại sao? Và đâu là lý do? Bởi lẽ, bên trong ông, đã có một động lực thánh; dễ hiểu hơn khi nói, ông ‘sợ tầm thường!’.
Ngoài Nicôđêmô, những người Pharisêu ít ỏi khác được ghi nhận đã cải đạo là Phaolô và Gamaliel; tuy thế, Công Vụ Tông Đồ 15, 5 còn chỉ ra một số biệt phái vô danh khác. Nhưng nếu xét toàn bộ các cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và những con người này, thì rõ ràng, họ là những người đã từng chống đối Ngài; để cuối cùng, cùng các vị lãnh đạo đương thời, họ chịu trách nhiệm về cái chết của Con Thiên Chúa.
Đó chính là bối cảnh của Tin Mừng khi biệt phái Nicôđêmô tìm đến với Chúa Giêsu. Biết ông có thiện ý, Ngài mời ông ngước mắt lên, chiêm ngắm một Đấng đến từ trời, “Đấng mà Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban tặng”. Đúng hơn, Ngài chỉ cho ông con đường về trời, đó là tin vào Ngài, Đấng được “giương cao như con rắn trong sa mạc, để ai tin thì được sống đời đời”.
Vì thế, sẽ rất hữu ích khi chúng ta hiểu rằng, trách cứ Chúa Giêsu dành cho Nicôđêmô không phải là lên án; đúng hơn, một thách đố nhẹ nhàng nhưng trực tiếp. Ngài dịch chuyển ông từ một câu hỏi gây bối rối sang việc đào sâu đức tin. Và đó là chìa khoá! Nói cách khác, đó là một động lực thánh. Chính nhờ thách đố khá táo bạo nhưng đầy yêu thương này - ‘một cú hích’ cần thiết - Chúa Giêsu có thể đẩy Nicôđêmô vào tận ‘không gian ân sủng’ của Thánh Thần - nghệ nhân thực sự của sự thánh thiện - Đấng “muốn thổi đâu thì thổi”; để từ đó, ông có thể đón nhận quà tặng lớn lao: đức tin. Tất nhiên, thử thách của Ngài, cuối cùng, đã chiến thắng con người biệt phái ngay thẳng này.
Anh Chị em,
“Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy?”. Như Madonna, như Nicôđêmô, ai trong chúng ta cũng bị ám ảnh bởi một nỗi sợ có tên ‘Tầm Thường’. Và còn hơn thế! Mặc dầu không cần chúng ta trở thành ‘một ai đó’, Chúa Giêsu đòi chúng ta trở thành ‘một vị thánh nào đó’; hoặc như Têrêxa Hài Đồng Giêsu, “Hãy nở hoa nơi Chúa đã gieo trồng!”. Cuộc chiến ‘nên thánh’ này “không bao giờ được phép kết thúc” và “sẽ không bao giờ kết thúc!”. Gió Thánh Linh sẽ thổi chúng ta không biết đến tận phương nào nếu mỗi ngày bạn và tôi một ước ao nên thánh hơn. Vậy điều gì đang khiến bạn bất an, bối rối? Áp lực nào, huyễn danh nào đang cầm chân khiến bạn và tôi chưa nên thánh? Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta, đừng tự quyết một điều gì, hãy phó mình hoàn toàn cho Chúa Thánh Linh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con sợ trở nên ‘tầm thường’; giúp con vượt mọi chướng ngại, không để trở nên ‘một ai đó’, nhưng trở thành ‘một vị thánh nào đó!’. Tại sao không?”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
“Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy?”.
“Động lực sống của tôi bắt nguồn từ một nỗi sợ - ‘sợ tầm thường!’. Nỗi sợ đó luôn thúc đẩy tôi! Vì dẫu đã là ‘một ai đó’, nhưng tôi luôn phải chứng tỏ điều này. Cuộc chiến của tôi chưa kết thúc và sẽ không bao giờ kết thúc!” - Madonna, ‘Nữ hoàng nhạc Pop’.
Kính thưa Anh Chị em,
Nỗi sợ của Madonna hẳn cũng là nỗi sợ của Nicôđêmô! Vì sau câu hỏi đầy thách thức của Chúa Giêsu dường như cả con người Nicôđêmô đảo lộn - “Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy?” - những gì ông suy tính đảo lộn, hướng đi của cuộc đời ông đảo lộn! Tại sao? Và đâu là lý do? Bởi lẽ, bên trong ông, đã có một động lực thánh; dễ hiểu hơn khi nói, ông ‘sợ tầm thường!’.
Ngoài Nicôđêmô, những người Pharisêu ít ỏi khác được ghi nhận đã cải đạo là Phaolô và Gamaliel; tuy thế, Công Vụ Tông Đồ 15, 5 còn chỉ ra một số biệt phái vô danh khác. Nhưng nếu xét toàn bộ các cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và những con người này, thì rõ ràng, họ là những người đã từng chống đối Ngài; để cuối cùng, cùng các vị lãnh đạo đương thời, họ chịu trách nhiệm về cái chết của Con Thiên Chúa.
Đó chính là bối cảnh của Tin Mừng khi biệt phái Nicôđêmô tìm đến với Chúa Giêsu. Biết ông có thiện ý, Ngài mời ông ngước mắt lên, chiêm ngắm một Đấng đến từ trời, “Đấng mà Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban tặng”. Đúng hơn, Ngài chỉ cho ông con đường về trời, đó là tin vào Ngài, Đấng được “giương cao như con rắn trong sa mạc, để ai tin thì được sống đời đời”.
Vì thế, sẽ rất hữu ích khi chúng ta hiểu rằng, trách cứ Chúa Giêsu dành cho Nicôđêmô không phải là lên án; đúng hơn, một thách đố nhẹ nhàng nhưng trực tiếp. Ngài dịch chuyển ông từ một câu hỏi gây bối rối sang việc đào sâu đức tin. Và đó là chìa khoá! Nói cách khác, đó là một động lực thánh. Chính nhờ thách đố khá táo bạo nhưng đầy yêu thương này - ‘một cú hích’ cần thiết - Chúa Giêsu có thể đẩy Nicôđêmô vào tận ‘không gian ân sủng’ của Thánh Thần - nghệ nhân thực sự của sự thánh thiện - Đấng “muốn thổi đâu thì thổi”; để từ đó, ông có thể đón nhận quà tặng lớn lao: đức tin. Tất nhiên, thử thách của Ngài, cuối cùng, đã chiến thắng con người biệt phái ngay thẳng này.
Anh Chị em,
“Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy?”. Như Madonna, như Nicôđêmô, ai trong chúng ta cũng bị ám ảnh bởi một nỗi sợ có tên ‘Tầm Thường’. Và còn hơn thế! Mặc dầu không cần chúng ta trở thành ‘một ai đó’, Chúa Giêsu đòi chúng ta trở thành ‘một vị thánh nào đó’; hoặc như Têrêxa Hài Đồng Giêsu, “Hãy nở hoa nơi Chúa đã gieo trồng!”. Cuộc chiến ‘nên thánh’ này “không bao giờ được phép kết thúc” và “sẽ không bao giờ kết thúc!”. Gió Thánh Linh sẽ thổi chúng ta không biết đến tận phương nào nếu mỗi ngày bạn và tôi một ước ao nên thánh hơn. Vậy điều gì đang khiến bạn bất an, bối rối? Áp lực nào, huyễn danh nào đang cầm chân khiến bạn và tôi chưa nên thánh? Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta, đừng tự quyết một điều gì, hãy phó mình hoàn toàn cho Chúa Thánh Linh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con sợ trở nên ‘tầm thường’; giúp con vượt mọi chướng ngại, không để trở nên ‘một ai đó’, nhưng trở thành ‘một vị thánh nào đó!’. Tại sao không?”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
Ngày 02/05: Tình yêu khi được chia sẻ thì không bao giờ cạn - Lm Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
03:26 01/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái.
Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Phi-líp-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiến Sĩ George Weigel: Người kế nhiệm . . . của ai?
J.B. Đặng Minh An dịch
05:05 01/05/2025
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Successor... to Whom?”, nghĩa là “Người kế nhiệm... của ai?”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Điều đó là đúng, xét về mặt thời gian. Nhưng không đúng về mặt thần học.
Nhiệm vụ của Cơ Mật Viện Hồng Y 2025 không phải là tìm người kế vị Đức Phanxicô mà là người kế vị Thánh Phêrô.
Cơ Mật Viện 2013 không có nhiệm vụ tìm kiếm “người kế nhiệm Đức Bênêđíctô XVI”, không tìm một Đức Bênêđíctô 2.0. Cơ Mật Viện 2005 cũng không có trách nhiệm tìm kiếm “người kế nhiệm Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị” hay Đức Gioan Phaolô 2.0. Nhiệm vụ của mỗi Cơ Mật Viện là tìm người tiếp tục sứ vụ Thánh Phêrô, chứ không phải tìm người sẽ sao chép tốt nhất triều Giáo Hoàng vừa kết thúc.
Trong cuốn sách nhỏ của tôi có tên “The Next Pope: The Office of Peter and a Church in Mission” hay “Vị Giáo Hoàng tiếp theo: Sứ vụ Phêrô và một Giáo Hoàng Truyền Giáo”, tôi đã mô tả những gì có vẻ là một số khía cạnh quan trọng của Sứ vụ Phêrô:
Giống như mọi thứ khác trong Giáo hội, Sứ vụ Phêrô —chức vụ duy nhất do Giám mục Rôma thực hiện—phục vụ cho Phúc âm và công bố Phúc âm. Trong Thánh lễ trước công chúng khai mạc Sứ vụ Phêrô của mình vào năm 1978, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra một bài học đáng nhớ về chân lý cổ xưa này. Tiếng vang của nó vẫn tiếp tục vang vọng khắp các vùng đất sống động của Công Giáo thế giới.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 1978, Giáo hội vẫn còn bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I sau chỉ mới ba mươi ba ngày tại vị. Nói nhẹ ngàng nhất là thế giới hoài nghi về khả năng lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng. Giáo triều Rôma đã bị choáng váng bởi cuộc bầu cử của Vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải người Ý sau 455 năm. Tuy nhiên, vào cuối Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng ngày hôm đó, thế giới, Giáo hội và Giáo triều biết rằng có điều gì đó đã thay đổi và đã thay đổi một cách ngoạn mục. Nhà báo người Pháp André Frossard đã nắm bắt được tính chất của khoảnh khắc đó khi ông tường trình cho tờ báo có trụ sở tại Paris của mình rằng “Đây không phải là một Giáo Hoàng đến từ Ba Lan; đây là một Giáo Hoàng đến từ Galilê.”
Đức Gioan Phaolô II đã làm gì trong suốt ba giờ đồng hồ?
Ngài đã thể hiện sức mạnh của Phúc âm trong chính cuộc đời mình, khẳng định không chút do dự rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Đấng duy nhất biết và thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của trái tim con người. Vì vậy, những lời đầu tiên trong bài giảng của ngài, được truyền đạt ngoài trời trước đám đông lớn tại Quảng trường Thánh Phêrô và trước hàng triệu người trên truyền hình, là sự lặp lại táo bạo lời tuyên xưng đức tin của Simon Phêrô tại Cêsarê Philippê: “Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!” (Mt 16:16) Ngài nói rằng đó là lời tuyên xưng đức tin được Chúa soi dẫn mà từ đó Sứ vụ Phêrô ra đời.
Ngài tuyên bố sức mạnh của Phúc âm để mặc khải cả khuôn mặt của Thiên Chúa Cha nhân từ và sự vĩ đại của nhân loại chúng ta. Vì Chúa Kitô đã đưa nhân loại đến gần “mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống” ngay cả khi Chúa Kitô đã cho chúng ta thấy “chân lý tối hậu và dứt khoát” về chính chúng ta. Và đó là điều mà Giáo hội phải đề xuất với thế giới: “Xin hãy lắng nghe một lần nữa,” ngài yêu cầu.
Ngài giải thích sức mạnh của Phúc âm bằng cách nhắc nhở Giáo hội và thế giới rằng Phúc âm là sức mạnh duy nhất mà Giáo hội sở hữu, và rằng “mầu nhiệm thập giá và sự phục sinh” là sức mạnh duy nhất mà Giáo hội nên mong muốn: “sức mạnh tuyệt đối nhưng ngọt ngào và dịu dàng của Chúa”, một sức mạnh “đáp ứng toàn bộ chiều sâu của con người....”
Ngài thể hiện sức mạnh của Phúc âm bằng cách nhắc nhở Giáo hội rằng sự lãnh đạo Công Giáo là sự lãnh đạo phục vụ theo ý muốn của Chúa Kitô. Đó là điều Chúa Kitô đã dạy các tông đồ khi rửa chân cho họ trong Bữa Tiệc Ly, và đó là điều Chúa Kitô đang dạy các giám mục và Đức Giáo Hoàng ngày nay. Và vì vậy, ngài đã cầu nguyện trước thế giới và Giáo hội, “Lạy Chúa, xin hãy biến con trở thành và vẫn là người tôi tớ của quyền năng độc nhất của Người, người tôi tớ của quyền năng ngọt ngào của Người, người tôi tớ cho quyền năng của Người không biết đến hoàng hôn. Hãy biến con thành người tôi tớ. Thật vậy, người tôi tớ của những người tôi tớ của Người.”
Ngài thách thức thế giới trải nghiệm sức mạnh của Phúc âm, và khi làm như vậy, hãy giải thoát bản thân khỏi nỗi sợ hãi đã đóng chặt trái tim và tâm trí lại với Chúa: “Đừng sợ! Đừng sợ chào đón Chúa Kitô và chấp nhận quyền năng của Người. Và với quyền năng của Chúa Kitô xin giúp con và tất cả những ai muốn phục vụ Chúa Kitô biết phục vụ con người và toàn thể nhân loại. Đừng sợ! Hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô. Đối với quyền năng cứu rỗi của Người, hãy mở ra ranh giới của các quốc gia, hệ thống kinh tế và chính trị, các lĩnh vực rộng lớn của văn hóa, văn minh và phát triển. Đừng sợ.”
Hai thập niên sau, khi bế mạc Đại lễ mừng năm 2000, “Đức Giáo Hoàng từ Galilê” đó đã thúc giục Giáo hội “ra khơi” trong công cuộc Tân Phúc âm hóa. Mệnh lệnh này từ người kế nhiệm thứ 263 của Phêrô đã được ngầm hiểu trong bài giảng đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II. Bằng cách lấy lại một kinh nghiệm của Galilê, bài giảng đã đặt ra khuôn mẫu cho sứ mệnh của Giáo hội trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ ba....
Giáo luật 1404 trong bộ luật của Giáo hội nêu rõ rằng “Tòa đầu tiên không thể bị ai xét xử”. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng, Giám mục của Rôma, người lãnh đạo Tòa đầu tiên với tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô, không đứng trên Phúc âm hay Giáo hội. Sứ vụ của Thánh Phêrô trong Giáo hội cũng không thể được hiểu theo cách tương tự như một sa hoàng hay nhà độc tài chuyên chế.
Khi Công đồng Vatican II kết thúc công trình của mình về Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã đề xuất rằng Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium hay Ánh Sáng Muôn Dân nên bao gồm một câu khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng “chỉ chịu trách nhiệm trước Chúa mà thôi”. Ủy ban Thần học của Công đồng, bao gồm một số nhà thần học rất lỗi lạc, đã bác bỏ công thức đó. Ủy ban lưu ý rằng “Đức Giáo Hoàng Rôma cũng bị ràng buộc với chính mặc khải, với cấu trúc cơ bản của Giáo hội, với các bí tích, với các định nghĩa của các Công đồng trước đó và các nghĩa vụ khác quá nhiều để có thể đề cập đến”. Do đó, thật là một sai lầm nghiêm trọng khi tưởng tượng Đức Giáo Hoàng là một chức vụ độc đoán mà từ đó ngài có thể đưa ra các quyết định tùy tiện chỉ phản ánh ý muốn của mình. Thay vào đó, Sứ vụ Phêrô là một chức vụ có thẩm quyền, người nắm giữ chức vụ này là người giám hộ của một truyền thống có thẩm quyền. Ngài là người phục vụ cho truyền thống đó, khối tín lý và thực hành đó, chứ không phải là chủ nhân của nó.
Việc thừa nhận cả thẩm quyền to lớn của chức vụ của mình và ranh giới mà thẩm quyền đó phải được thực hiện là một thách thức đối với bất kỳ vị Giáo Hoàng nào.... Một cách để đáp ứng thách thức đó là vị Giáo Hoàng tiếp theo phải chào đón và trả lời những câu hỏi và lời phê bình nghiêm chỉnh, tôn trọng từ những người chia sẻ mối quan tâm và trách nhiệm đối với Giáo hội—và đặc biệt là từ các anh em giám mục của Đức Giáo Hoàng, những người, khi cần thiết, phải triệu tập lòng can đảm để làm cho Phêrô những gì Phaolô đã làm cho Phêrô, như Phaolô đã làm chứng trong Thư Galát 2:11: đưa ra cho ông sự sửa dạy huynh đệ.....
Trong chương hai mươi mốt của Phúc âm thánh Gioan, Chúa Phục sinh đã ba lần thách thức Phêrô: “Con có yêu mến Thầy hơn những người khác không?... Con có yêu mến Thầy không?... Con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,15–17). Thật hấp dẫn khi thấy ở đây một lời đáp trả cho ba lần chối Chúa của Phêrô sau khi Chúa Giêsu bị bắt: sau khi đã chối Chúa ba lần, Phêrô giờ đây phải tuyên xưng đức tin của mình ba lần. Đọc sâu hơn về cuộc gặp gỡ đó gợi ý một điều khác—Phêrô đang được hỏi liệu ông có thể tự hủy mình “ hơn những người khác” để chăn dắt đàn chiên của Chúa như mục tử chính của đàn chiên ấy hay không. Tất cả những người được thụ phong làm linh mục và giám mục trong Giáo Hội Công Giáo đều được yêu cầu tự hủy mình để trở thành Chúa Kitô cho Giáo hội và thế giới. Đoạn văn ngắn trong Phúc âm thánh Gioan gợi ý rằng theo bản chất của Sứ vụ Phêrô, Đức Giáo Hoàng phải tự hủy mình hoàn toàn “hơn những người khác”. Để thực hiện sứ vụ của mình như là “người tôi tớ của các người tôi tớ của Thiên Chúa” (một tước hiệu của Đức Giáo Hoàng bắt đầu từ Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả), Người kế vị Thánh Phêrô phải mở lòng mình để ân sủng của Thiên Chúa hoạt động trong cuộc sống của mình để ngài có thể từ bỏ chính mình càng nhiều càng tốt....
Theo giáo lý Công Giáo, Đức Giáo Hoàng là chứng nhân đầu tiên của Giáo hội về Chúa Kitô và Phúc âm là thánh ý của Chúa Kitô. Thánh ý Chúa Kitô cũng muốn rằng tất cả các môn đệ của Người đều là chứng nhân và tất cả đều là những người truyền bá Phúc âm. Điều đó có nghĩa là, trong khi Đức Giáo Hoàng là chứng nhân đầu tiên của Giáo hội, thì ngài không phải là chứng nhân duy nhất của Giáo hội. Và trách nhiệm của ngài bao gồm làm mọi thứ có thể để khuyến khích những người khác hoàn thành trách nhiệm của họ với tư cách là chứng nhân của Phúc âm và sức mạnh của Phúc âm.
Ngày nay, Đức Giáo Hoàng và triều Giáo Hoàng là trung tâm của trí tưởng tượng Công Giáo. Trước đây không phải lúc nào cũng vậy. Trước thời Đức Giáo Hoàng Piô IX, người giữ chức Giám mục Rôma từ năm 1846 đến năm 1878, hầu hết người Công Giáo không biết “Đức Giáo Hoàng” là ai, càng không biết Đức Giáo Hoàng nói hay làm gì. Nhờ sự phát triển của báo chí đại chúng, nhờ những đau khổ mà ngài phải chịu đựng khi Quốc gia Đức Giáo Hoàng bị Vương quốc Ý mới tước đoạt, nhờ số lượng lễ kỷ niệm mà ngài cử hành trong suốt triều Giáo Hoàng dài của mình (khiến đám đông người hành hương đến Rôma) và nhờ sự kiện Công đồng Vatican lần thứ nhất, Đức Piô IX đã trở thành một nhân vật thực sự đối với nhiều người Công Giáo trên thế giới—Vị Giáo Hoàng đầu tiên có ảnh được người Công Giáo trưng bày tại nhà của họ.... Và từ Piô IX trở đi, Đức Giáo Hoàng và triều Giáo Hoàng ngày càng lớn mạnh trong cả trí tưởng tượng của người Công Giáo và suy nghĩ của thế giới về Giáo hội.
“Sự đóng vai chính của Đức Giáo Hoàng”, như một số người đã mô tả, đã giúp Giáo hội giải phóng sức mạnh của Phúc âm trong hơn một lần. Đó là một lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Piô X có thể nhanh chóng định hình lại bối cảnh tâm linh của Công Giáo bằng cách cho phép trẻ em bảy tuổi được Rước lễ; và Đức Giáo Hoàng Piô XI có thể mở rộng và đào sâu học thuyết xã hội của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong khi thách thức ba hệ thống toàn trị; và rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII có thể thiết lập bối cảnh trí tuệ cho Công đồng Vatican II với các thông điệp Mystici Corporis Christi (Thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô), Divino Afflante Spiritu (Được Chúa Thánh Thần linh hứng) và Mediator Dei (Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người). “Sự đóng vai chính của Đức Giáo Hoàng” cũng đã có những tác động trong lịch sử thế giới, đáng chú ý nhất là trong vai trò quan trọng của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị trong việc châm ngòi cho cuộc cách mạng lương tâm đã giúp tạo nên cuộc Cách mạng chính trị bất bạo động năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Âu Châu.
“Sự đóng vai trò chủ chốt của Đức Giáo Hoàng”—Sứ vụ Phêrô ở ngay trung tâm trí tưởng tượng của người Công Giáo—cũng có những tác động không mấy vui vẻ trong Giáo hội.
Nếu các giám mục coi Đức Giáo Hoàng là trung tâm của mọi sáng kiến trong Giáo hội, họ có thể sẽ ít nhiệt tình hơn trong việc đảm nhận trách nhiệm giải phóng sức mạnh của Phúc âm trong dân chúng.
Nếu các giám mục và bề trên của các cộng đồng tôn giáo hiểu “chủ nghĩa Đức Giáo Hoàng” có nghĩa là họ không cần phải thực hiện hành động kỷ luật cần thiết vì lợi ích của giáo phận hoặc cộng đồng của họ vì “Roma sẽ giải quyết vấn đề”, thì các Giáo hội và cộng đồng địa phương đó sẽ phải chịu thiệt hại—và toàn thể Giáo hội cũng vậy.
“ Sự đóng vai trò chủ đạo của Đức Giáo Hoàng” cũng có thể có tác động không vui là ám chỉ - ít nhất là thông qua phương tiện truyền thông và mạng xã hội - rằng những gì Đức Giáo Hoàng làm và nói tóm tắt ý nghĩa, công việc và tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này đơn giản là không đúng. Và nó có thể làm mất sự chú ý khỏi các bộ phận đang phát triển của Giáo hội thế giới nơi sức mạnh của Phúc âm đang được giải phóng. Có bao nhiêu người Công Giáo, và bao nhiêu phương tiện truyền thông thế giới, đã bỏ lỡ sự phát triển phi thường của Công Giáo ở Phi Châu cận Sahara trong những năm sau Công đồng Vatican II - và đã bỏ lỡ sự nở rộ phi thường của Phúc âm vì quá tập trung vào Đức Giáo Hoàng và những tranh cãi xung quanh nó? Có bao nhiêu người Công Giáo ngày nay đáng buồn là không biết về nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra trong Giáo hội địa phương của họ và trên khắp Giáo hội thế giới vì họ bị mê hoặc bởi Đức Giáo Hoàng và ám ảnh về những gì Đức Giáo Hoàng nói và làm?...
Đức Giáo Hoàng phải và sẽ vẫn là thẩm quyền tối cao của Giáo hội. Tuy nhiên, thẩm quyền đó phải được thực hiện theo cách tạo điều kiện cho sự lãnh đạo của những người khác, đặc biệt là các giám mục của Giáo hội. Và thẩm quyền tối cao phải yêu cầu, khi cần thiết, rằng các chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm của mình để sức mạnh của Phúc âm có thể được nhìn thấy trong tất cả mọi người của Giáo hội.
Đây sẽ không phải là vấn đề “thu hẹp” chức vụ Giáo Hoàng mà là chức Giáo Hoàng trao quyền cho các môn đệ truyền giáo. Với cấu trúc thẩm quyền độc đáo trong Giáo Hội Công Giáo, một biện pháp “chủ nghĩa Đức Giáo Hoàng” không chỉ là điều tất yếu mà còn là điều mong muốn. Tuy nhiên, nếu Đức Giáo Hoàng hiểu rằng việc củng cố anh em là một trách nhiệm thiết yếu của chức vụ của mình, thì ngài sẽ thực hiện chức vụ của mình theo cách hướng ra ngoài bản thân mình đến Chúa Kitô. Và ngài sẽ lãnh đạo theo những cách nhắc nhở đàn chiên của mình rằng tất cả họ đều là những môn đệ truyền giáo, được kêu gọi làm chứng cho sức mạnh của Phúc âm và làm cho Chúa Kitô được thế giới biết đến.
Các Hồng Y của Cơ Mật Viện Hồng Y 2005 có một nhiệm vụ to lớn trước mắt. Nhiệm vụ đó sẽ được giải quyết theo cách tập trung nhiều hơn vào Phúc âm nếu các Hồng Y cử tri tự nhắc nhở mình rằng mỗi Đức Giáo Hoàng đều mang đến những món quà tinh thần và nhân bản độc đáo cho Sứ vụ Phêrô, và nhiệm vụ của họ không phải là tìm ra Phanxicô 2.0, mà là tìm ra Người kế vị Phêrô, người mà Chúa đã trao cho trách nhiệm “làm cho anh em mình được vững mạnh” (Luca 22:32).
Source:First Things
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2025 ở Đan Viện Thánh Mẫu Xit ô Sacramento, CA, USA
Vietcatholic
01:45 01/05/2025
Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2025 ở Đan Viện Thánh Mẫu Xit ô Sacramento, CA, USA (Xem Video)
Phỏng vấn về Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2025 ở Đan Viện Thánh Mẫu Xit ô Sacramento, CA, USA
Vietcatholic
01:51 01/05/2025
Phỏng vấn về Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2025 ở Đan Viện Thánh Mẫu Xit ô Sacramento, CA, USA (Xem Video)
VietCatholic TV
Tin vui: Kyiv tuyên bố chiến thắng trong trận Pokrovsk. Nam Hàn công bố tổn thất của Bắc Hàn ở Kursk
VietCatholic Media
03:28 01/05/2025
1. Ukraine tuyên bố chiến thắng trong trận chiến Pokrovsk
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Năm, 01 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, xác nhận cuộc chiến của Nga giành thị trấn Pokrovsk ở miền đông Ukraine là một “thất bại”, sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, tổn thất nặng nề và Nga đang mất dần các vị trí xung quanh thị trấn.
Nga từ lâu đã hy vọng chiếm được thành trì Pokrovsk của Ukraine, nhưng do tổn thất quá lớn, thay vì tấn công trực tiếp vào thị trấn này, Mạc Tư Khoa đã tìm cách di chuyển về phía nam thị trấn cũng như tiến về phía biên giới của vùng Dnipropetrovsk lân cận Ukraine. Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, ý đồ này đã thất bại và quân Nga đã bị đẩy rất xa khỏi thành trì Pokrovsk của Ukraine.
Pokrovsk, một trung tâm hậu cần lớn, đã gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của các cuộc đụng độ tiền tuyến trong phần lớn năm ngoái. Thị trấn này được gọi là thị trấn “pháo đài”, chìa khóa cho hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía đông và kết nối với các thành phố phòng thủ quan trọng khác.
Ông nhấn mạnh với các phóng viên báo chí rằng: “Chúng ta đang chứng kiến một chiến dịch thông tin phối hợp của Nga liên quan đến sự thất bại của họ - thực tế là họ đã thua trong trận chiến giành Pokrovsk”.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết số thương vong của Nga “cao hơn nhiều lần” so với Ukraine ở khu vực Pokrovsk.
Nga nổi tiếng với chiến thuật tấn công biển người mà họ không gọi là biển người nhưng gọi một cách đáng kinh sợ là chiến thuật “máy xay thịt” trong đó quân Nga áp đảo hệ thống phòng thủ của Ukraine bằng số lượng quân lớn bất kể thương vong khủng khiếp.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Ukraine đã “thực hiện đúng” chiến lược phòng thủ của mình tại Pokrovsk, phá vỡ mốc thời gian của Mạc Tư Khoa trong việc chiếm giữ thị trấn này và “phá vỡ các kế hoạch tấn công lớn hơn nhiều của họ vào mùa hè này”.
Ông cho biết: “Chúng tôi đã phá vỡ kế hoạch của họ và giờ đây họ đang phải chậm tiến độ - những lịch trình rất quan trọng cho chiến dịch tấn công mùa hè của họ”.
“Họ không thể đẩy chúng tôi ra khỏi Tỉnh Donetsk vì chúng tôi đã chặn họ ở Pokrovsk,” ông nói thêm.
Kyiv đã cảnh báo Nga đang tập hợp lực lượng dự bị cho một cuộc tấn công lớn, trong khi các quan chức cao cấp của Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đã phát động một nỗ lực phối hợp ở hai khu vực đông bắc Ukraine vào đầu tháng này.
Ukraine cho biết họ đã tiến hành một cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga vào tháng 8 năm ngoái, một phần là để Nga phải rút bớt tài nguyên và nhân lực khỏi các thị trấn ở Donetsk như Pokrovsk.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cơ quan theo dõi những thay đổi hàng ngày ở tiền tuyến, cho biết hôm Thứ Tư, 30 Tháng Tư, rằng Nga gần đây đã tiến quân dọc theo tuyến hỏa xa về phía tây làng Shevchenko, nằm ở phía nam Pokrovsk.
Quân đội Ukraine sáng thứ Tư cho biết họ đã “chặn đứng” 75 cuộc tấn công của Nga xung quanh Pokrovsk trong 24 giờ trước đó, bao gồm cả cuộc tấn công xung quanh Shevchenko.
Trong một tuyên bố sau đó vào thứ Tư, tướng Oleksandr Syrsky, chỉ huy quân đội Ukraine, cho biết Nga đã “tăng đáng kể” các cuộc tấn công gần Pokrovsk nhằm mục đích tiếp cận khu vực Dnipropetrovsk, mặc dù đã tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương có hiệu lực vào tháng 5.
Syrsky cho biết: “Bộ tư lệnh Nga hàng ngày tung các đơn vị mới vào trận chiến, đẩy binh lính vào chỗ chết, báo cáo về những thành công và chiến thắng hão huyền”.
Hôm thứ Hai, Điện Cẩm Linh tuyên bố ngừng bắn để kỷ niệm 80 năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Đây là thuật ngữ mà Nga sử dụng để mô tả sự tham gia của mình vào Thế chiến II sau khi gia nhập phe Đồng minh vào năm 1941 và chiến thắng trước Đức Quốc xã vào năm 1945. Mạc Tư Khoa liên tục tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine của mình nhằm mục đích “phi phát xít hóa” đất nước này, một cái cớ bị nhiều người bác bỏ.
Điện Cẩm Linh cho biết Nga sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào từ nửa đêm ngày 8 tháng 5 đến nửa đêm ngày 11 tháng 5, đồng thời nói thêm rằng “Nga tin rằng phía Ukraine nên noi theo gương này”. Thông báo này đã nhận được sự hoài nghi từ Ukraine.
Syrsky cho biết vào thứ Tư: “Bất chấp những tuyên bố lớn tiếng về việc sẵn sàng ngừng bắn vào kỳ nghỉ lễ tháng 5, quân xâm lược đã gia tăng đáng kể cường độ thù địch, tập trung nỗ lực chính vào Nam Pokrovsk.”
Hiện vẫn chưa rõ liệu thất bại của Nga ở Pokrovsk có ảnh hưởng đến kế hoạch tấn công mùa hè mới của Nga hay không và ảnh hưởng như thế nào. ISW dự kiến rằng Mạc Tư Khoa hy vọng sẽ điều động đội quân đi xe gắn máy để chống lại máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
[Newsweek: Ukrainians Declare Victory in Battle of Pokrovsk]
2. ‘Ngừng bắn ba ngày là vô lý’ — Kellogg chỉ trích đề xuất ngừng bắn ngắn ngủi của Nga
Hôm Thứ Tư, 30 Tháng Tư, Đặc phái viên Hoa Kỳ Keith Kellogg đã bác bỏ kế hoạch ngừng bắn ba ngày vào tuần tới của Nga là “vô lý” và nhắc lại rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình toàn diện và lâu dài để chấm dứt chiến tranh.
“Một lệnh ngừng bắn ba ngày là vô lý. Điều mà Tổng thống Trump muốn là một lệnh ngừng bắn toàn diện, lâu dài — trên biển, trên không, trên bộ, cơ sở hạ tầng — trong tối thiểu 30 ngày, và sau đó chúng ta có thể gia hạn điều đó,” Kellogg nói trong một cuộc phỏng vấn của Fox News. “Tổng thống đã nói đúng về điều này, và đó là điều chúng ta muốn hướng tới.”
Putin đã tuyên bố vào ngày 28 tháng 4 lệnh ngừng bắn tạm thời từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 5 để kỷ niệm 80 năm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã.
Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Trump ngày càng thất vọng về những gì ông coi là sự không sẵn lòng của Mạc Tư Khoa trong việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm, khi các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, Putin vẫn tiếp tục yêu cầu công nhận chính thức quyền kiểm soát của Nga đối với Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson—các vùng lãnh thổ mà Nga đã sáp nhập trên giấy tờ vào năm 2022 nhưng chưa bao giờ xâm lược hoàn toàn.
Ukraine cũng bác bỏ đề xuất ngừng bắn ngắn hạn của Điện Cẩm Linh. “Nếu Nga thực sự muốn hòa bình, họ phải ngừng bắn ngay lập tức”, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha nói. “Tại sao phải đợi đến ngày 8 tháng 5? Nếu có thể ngừng bắn ngay bây giờ và kể từ bất kỳ ngày nào trong 30 ngày—thì đó là sự thật, không chỉ để diễn hành”.
Sybiha chỉ ra rằng một trong những khác biệt giữa người Nga và người Ukraine là thói thích diễn binh của người Nga. Ngay trong thời bình, những năm kinh tế khó khăn, Kyiv không tổ chức diễn binh. Người Nga thì trái lại, họ sẵn sàng tụ tập để diễn binh cả trong thời chiến. Cho đến nay, chỉ riêng trong vùng Donbas đã ít nhất có 8 trường hợp các đơn vị Nga tập trung diễn binh để rồi gánh chịu thương vong rất lớn khi quân Ukraine phóng hỏa tiễn hay máy bay điều khiển từ xa tấn công họ.
Kellogg, người gần đây đã dẫn đầu các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ về Ukraine tại Luân Đôn, cho biết các nhà đàm phán đã đưa ra một bản điều khoản gồm 22 điểm tập trung vào việc chấm dứt chiến tranh. Ông thừa nhận rằng các quan chức Ukraine “không thích tất cả”, nhưng mô tả điều đó như thường lệ trong các cuộc đàm phán.
Ông cho biết: “Khi bạn nhìn vào mọi thứ mà người Ukraine sẵn sàng hợp tác - giờ đây, mọi thứ đã chuyển sang người Nga, sang Putin”, đồng thời nói thêm rằng phía Ukraine “thực sự đã tăng gấp đôi nỗ lực cho đề xuất hòa bình này”.
Kellogg ví quá trình ngoại giao như một cuộc đua đường dài. “Dặm đầu tiên không phải là khó nhất, mà là dặm cuối cùng mới là khó nhất, và chúng ta đang ở dặm cuối cùng”, ông nói.
“Không ai có thể chiến thắng trong cuộc chiến này về mặt quân sự,” Kellogg nói với Fox News. “Vì vậy, khi Nga nói rằng họ đang chiến thắng - không, họ không chiến thắng. Nếu họ đang chiến thắng, họ đã chiến thắng trong cuộc chiến này rồi... Vì vậy, tôi nghĩ rằng họ cần phải ngồi lại và nhận ra điều đó. Tôi nghĩ rằng Ukraine đang ở một vị thế tốt.”
[Kyiv Independent: 'Three-day ceasefire is absurd' — Kellogg slams Russia’s short truce proposal]
3. Tổng số quân lính Bắc Hàn tử trận trong cuộc chiến tranh Ukraine được Nam Hàn tiết lộ
Nam Hàn cho biết số lượng binh lính Bắc Hàn thiệt mạng khi chiến đấu cho Nga trong cuộc chiến giữa Mạc Tư Khoa và Ukraine là 600.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, gọi tắt là NIS thông báo với các nhà lập pháp ở Hán Thành rằng tổng số thương vong của Bắc Hàn, bao gồm cả những người thiệt mạng lẫn những người bị thương là 4.700.
Những con số này được công bố bởi Lý Thành Quân (Lee Seong Kweun), một trong những nhà lập pháp Nam Hàn tham dự cuộc họp kín của ủy ban quốc hội.
Lý nói với các phóng viên rằng NIS cho biết 2.000 binh lính Bắc Hàn bị thương đã được hồi hương về Bắc Hàn bằng máy bay hoặc tàu hỏa trong khoảng thời gian từ Tháng Giêng đến tháng 3.
Ông trích dẫn thông tin từ NIS cho biết những người lính Bắc Hàn đã chết được hỏa táng tại Nga trước khi hài cốt của họ được đưa về nước.
Sự việc diễn ra sau khi Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa lần đầu tiên chính thức thừa nhận sự tham gia của quân đội Bắc Hàn vào cuộc chiến tranh Ukraine.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã xác nhận như trên vào ngày 28 tháng 4, nhiều tháng sau khi có báo cáo về sự tham gia của quân đội nước này.
“Những người chiến đấu vì công lý đều là anh hùng và là đại diện cho danh dự của quê hương”, hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn KCNA dẫn lời ông Kim phát biểu.
Tuyên bố này được đưa ra cùng ngày Putin công khai cảm ơn ông Kim vì sự giúp đỡ.
“Nhân dân Nga sẽ không bao giờ quên chiến công của các chiến sĩ lực lượng đặc nhiệm Bắc Hàn,” Putin nói.
“Chúng tôi sẽ luôn tôn vinh những anh hùng Bắc Hàn đã hy sinh vì nước Nga, vì sự tự do chung của chúng ta, ngang hàng với những người anh em chiến đấu người Nga.”
Vào tháng 4, Viện Phân tích Quốc phòng Nam Hàn, gọi tắt là KIDA đã công bố một báo cáo nêu rõ giá trị tiềm năng của sự hợp tác quân sự giữa Bắc Hàn và Nga tại Ukraine.
Người ta ước tính rằng cho đến nay, Bắc Hàn đã tạo ra hơn 20 tỷ đô la cho nền kinh tế của mình, chủ yếu thông qua các lô hàng đạn dược, và đang giúp Bình Nhưỡng có được nhiều vũ khí công nghệ cao hơn nữa.
4. Putin thừa nhận quân đội Ukraine vẫn ở Kursk sau khi khoe khoang về việc tái chiếm khu vực này
Điện Cẩm Linh tuyên bố vào ngày 26 tháng 4 rằng lực lượng Nga đã chiếm lại hoàn toàn lãnh thổ Kursk. Nhưng bất chấp tuyên bố chiến thắng, nhà độc tài Vladimir Putin thừa nhận vào ngày 30 tháng 4 rằng binh lính Ukraine vẫn còn ở trong khu vực, các phương tiện truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát đưa tin.
Phát biểu tại một sự kiện ở Mạc Tư Khoa, Putin cho biết lực lượng Ukraine còn lại đang yêu cầu các chỉ huy Ukraine di tản họ. “Họ đã bị đẩy ra khỏi Kursk, nhưng những người còn lại vẫn đang ẩn náu trong các vết nứt và tầng hầm, yêu cầu được di tản”, Putin nói.
Putin đưa ra lập trường trên sau khi lực lượng đặc nhiệm Ukraine từ Trung tâm tác chiến đặc biệt Hải quân số 73 đã tiến hành một cuộc đột kích vào các vị trí của Nga ở Tỉnh Kursk, bắt giữ hai lính Nga, dịch vụ báo chí của Lực lượng tác chiến đặc biệt đưa tin vào ngày 27 tháng 4.
Ukraine bác bỏ các tuyên bố về việc tái chiếm. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, giao tranh ở một số khu vực của Tỉnh Kursk vẫn tiếp diễn.
“ Tình hình rất khó khăn, nhưng các đơn vị của chúng tôi vẫn tiếp tục giữ vững các vị trí nhất định và thực hiện nhiệm vụ được giao”, quân đội cho biết vào ngày 26 tháng 4, đồng thời nói thêm rằng không có mối đe dọa bị bao vây.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy xác nhận vào ngày 27 tháng 4 rằng các hoạt động phòng thủ tích cực đang diễn ra ở Kursk và các tỉnh lân cận Belgorod.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti ngày 27 tháng 4 dẫn lời quyền chỉ huy Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 810 của Nga, người đã báo cáo với Putin rằng “các nhóm phân tán và binh lính riêng lẻ” của Quân đội Ukraine “sẽ sớm bị tiêu diệt”. Theo các blogger quân sự Nga, Lữ Đoàn trưởng của Lữ Đoàn này đã bị quân Ukraine bắn chết vào đầu tháng Tư vừa qua.
Ukraine đã phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk vào tháng 8 năm 2024, đánh dấu cuộc tấn công trên bộ lớn đầu tiên của nước ngoài vào lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến II. Chiến dịch này nhằm trì hoãn một cuộc tấn công theo kế hoạch của Nga vào Sumy của Ukraine và chuyển hướng lực lượng Nga khỏi Donetsk phía đông.
Mạc Tư Khoa bắt đầu một cuộc phản công lớn vào đầu tháng 3, chiếm lại phần lớn lãnh thổ bao gồm thành phố Sudzha. Các lực lượng Ukraine đã rút khỏi phần lớn khu vực nhưng tuyên bố vẫn duy trì quyền kiểm soát hạn chế ở một số khu vực.
Ngày 26 tháng 4, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery Gerasimov lần đầu tiên thừa nhận sự tham gia của quân đội Bắc Hàn trong chiến dịch này, ca ngợi “lòng kiên cường và chủ nghĩa anh hùng” của họ.
Kyiv và Hán Thành trước đó đã nói rằng Bắc Hàn đã điều động khoảng 11.000 quân tới Tỉnh Kursk, mặc dù cho đến nay Mạc Tư Khoa vẫn chưa công khai xác nhận điều này.
5. Điện Cẩm Linh phản ứng trước lời đe dọa tấn công vào các cuộc diễn hành ở Mạc Tư Khoa của Tổng thống Zelenskiy
Điện Cẩm Linh đã bác bỏ bình luận của Tổng thống Ukraine Tổng thống Zelenskiy rằng Nga nên lo ngại về cuộc diễn hành “Ngày Chiến thắng” sắp tới tại Mạc Tư Khoa, đánh dấu 80 năm kể từ khi kết thúc Thế chiến II.
Tổng thống Zelenskiy đưa ra nhiều tuyên bố khác nhau và “phần lớn chúng đều không thành công”, Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Điện Cẩm Linh, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin.
Peskov đã phản hồi lại bình luận của Tổng thống Zelenskiy hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa “lo ngại cuộc diễn hành của họ đang gặp nguy hiểm, và điều đó hoàn toàn đúng”.
Đối với Putin, cuộc duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5 là dấu mốc quan trọng của lòng yêu nước đánh dấu sự thất bại của Đức Quốc xã và sự kiện này đã nhận được sự ủng hộ đặc biệt kể từ cuộc xâm lược toàn diện của ông vào Ukraine.
Tổng thống Nga đã tuyên bố lệnh ngừng bắn tạm thời ở Ukraine từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 5 để trùng với lễ kỷ niệm nhưng những bình luận của Tổng thống Zelenskiy đã khiến truyền thông Nga suy đoán rằng Kyiv đang đe dọa phá hoại sự kiện này.
Peskov đã phản hồi lại bài phát biểu hàng đêm của Tổng thống Zelenskiy vào tối thứ Ba khi ông nói rằng Mạc Tư Khoa lo ngại rằng cuộc diễn hành đang gặp nguy hiểm.
Tổng thống Zelenskiy không đưa ra thêm chi tiết nhưng phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Tổng thống Zelenskiy “thực sự đang lên kế hoạch tấn công khủng bố trên không”.
Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, Peskov cho biết vào thứ Tư rằng cuộc diễn hành sẽ vẫn diễn ra và người dân Nga sẽ tự hào theo dõi.
Phát ngôn nhân của Putin cũng cho biết bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải được ký kết với Ukraine chứ không phải với Hoa Kỳ nhưng bày tỏ lòng biết ơn đối với chính quyền Tổng thống Trump vì vai trò của họ trong các cuộc đàm phán.
Peskov nói thêm rằng Nga sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ukraine, nhưng vẫn chưa có phản hồi từ Kyiv. Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy đã nói hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa phải có những bước đi rõ ràng để chấm dứt chiến tranh và một lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện phải là bước đầu tiên hướng tới điều đó.
Cuộc diễn hành có khả năng sẽ diễn ra trong bối cảnh lo ngại về việc đàm phán chấm dứt chiến tranh không đạt được tiến triển. Trong số các nhà lãnh đạo thế giới tham dự sẽ có chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và nhà lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduro.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã phản đối sự chỉ trích từ Brussels và trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của Liên minh Âu Châu tuyên bố sẽ tham dự.
Theo Điện Cẩm Linh, một sự vắng mặt đáng chú ý sẽ là thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Quốc gia của ông đã nổi lên như một trong những nước mua dầu lớn nhất của Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh Ukraine.
[Newsweek: Kremlin Responds to Zelensky's Moscow Parade Threat]
6. Tổng thống Zelenskiy cảnh báo Nga đang ‘chuẩn bị điều gì đó’ ở Belarus dưới vỏ bọc tập trận quân sự
Hôm Thứ Tư, 30 Tháng Tư, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cảnh báo rằng Nga đang chuẩn bị hành động xâm lược quân sự tiềm tàng dưới chiêu bài tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
“ Hãy nhìn Belarus — mùa hè này, Nga đang chuẩn bị một cái gì đó ở đó dưới chiêu bài tập trận quân sự. Đây là cách các cuộc tấn công mới của họ thường bắt đầu,” Tổng thống Zelenskiy phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Ba Biển, theo Suspilne.
“Nhưng lần này ở đâu? Tôi không biết. Ukraine? Lithuania? Ba Lan? Nhưng tất cả chúng ta phải chuẩn bị. Tất cả các thể chế của chúng ta đều phải mở cửa cho sự hợp tác.”
Belarus sẽ tổ chức cuộc tập trận quân sự Zapad 2025 hay Tây 2025 với lực lượng Nga, một phần trong chuỗi cuộc tập trận lâu đời được tổ chức hai năm một lần kể từ năm 2009.
Cuộc tập trận gần đây nhất, Zapad-2021, có sự tham gia của hơn 200.000 người và đóng vai trò là màn dạo đầu cho cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, Belarus vẫn tiếp tục cho phép quân đội và hỏa tiễn Nga hiện diện trên lãnh thổ của mình.
Belarus có chung biên giới với Ukraine, Ba Lan, Lithuania, Latvia và Nga, định vị nơi này là hành lang chiến lược quan trọng giữa NATO và Mạc Tư Khoa.
Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi trước đó đã nói rằng cuộc tập trận Zapad sắp tới có thể cho phép Nga bí mật tập hợp lực lượng tấn công dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận.
“Tất cả các cuộc tập trận đều có mục đích. Và một trong những mục tiêu này là bí mật thành lập các nhóm quân tấn công,” Syrskyi nói với Lb.ua vào ngày 9 tháng 4.
“Các cuộc tập trận là chiêu bài thường được dùng nhất để di dời, tái điều động quân đội, tập trung quân đội theo một hướng nhất định và tạo ra một nhóm quân đội.”
Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần cảnh báo rằng Nga có thể leo thang các hành động quân sự vượt ra ngoài Ukraine.
Vào ngày 14 tháng 2, trong Hội nghị An ninh Munich, ông cho biết Putin có kế hoạch điều động tới 150.000 quân, chủ yếu ở Belarus, cho thấy khả năng Nga sẽ chuẩn bị cho các cuộc tấn công trong tương lai nhằm vào các nước NATO.
“Dựa trên tất cả thông tin tôi thu thập được từ tình báo và các nguồn khác, tôi nghĩ ông ấy đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống lại các nước NATO vào năm tới, hay 2026,”, Tổng thống Zelenskiy nói, mặc dù ông nói thêm rằng ông không thể hoàn toàn chắc chắn.
Căng thẳng giữa NATO và Mạc Tư Khoa đã gia tăng sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Các nhà lãnh đạo và cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lớn hơn ở Âu Châu trong vòng năm năm tới, chỉ ra sự gia tăng quân sự hóa và thái độ thù địch của Nga.
7. Pháp cho biết: Tin tặc Nga khét tiếng đứng sau vụ rò rỉ thông tin của Macron năm 2017
Hôm Thứ Tư, 30 Tháng Tư, Thủ tướng François Bayrou cáo buộc trước Quốc Hội nhóm tin tặc khét tiếng nhất của Nga đã chỉ đạo các cuộc tấn công mạng vào chiến dịch tranh cử năm 2017 của Tổng thống Emmanuel Macron.
Đây là lần đầu tiên Pháp công khai cáo buộc Mạc Tư Khoa đứng sau vụ việc được gọi là “vụ rò rỉ của Macron”, dẫn đến việc tiết lộ hàng ngàn tài liệu thuộc về nhóm vận động tranh cử của ứng cử viên khi đó.
Ông Bayrou cho biết cơ quan tình báo Nga, GRU, đã thực hiện các cuộc tấn công trong nhiều năm chống lại lợi ích của Pháp. Đơn vị bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công là APT28 khét tiếng, còn được gọi là Fancy Bear. Nhóm này trước đây đã bị Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt vì đã tấn công Bundestag của Đức vào năm 2015. Nhóm này cũng có liên quan đến vụ tấn công Ủy ban Quốc gia Dân chủ Hoa Kỳ vào năm 2016 và các tài khoản email thuộc về Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz vào năm 2022 và 2023.
Ông Bayrou nhấn mạnh rằng Bộ Ngoại giao Pháp cho biết nhóm tin tặc này đã được sử dụng “để tấn công hoặc xâm phạm hàng chục thực thể của Pháp” kể từ năm 2021 và cũng được sử dụng để gây áp lực lên cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Cơ quan an ninh mạng của Pháp cho biết trong một báo cáo rằng các cơ quan bộ trưởng của Pháp cũng như nhiều tác nhân trong khu vực tư nhân, bao gồm cả lĩnh vực tài chính và hàng không vũ trụ, cũng là mục tiêu bị nhắm tới.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot đã đăng một thông điệp trên X nói rằng Pháp “quan sát, ngăn chặn và chiến đấu với các đối thủ của mình”, cùng với một video về “cuộc chiến thầm lặng” mà Nga tiến hành chống lại Pháp.
Chính phủ Pháp hiếm khi nêu đích danh thủ phạm của các cuộc tấn công mạng trên lãnh thổ nước mình.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Macron đã gia tăng lời lẽ chỉ trích Putin, nhằm gia tăng áp lực lên các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Hoa Kỳ và Nga.
Tuần trước, Macron đã kêu gọi Putin “ngừng nói dối” về mong muốn chấm dứt chiến tranh ở Ukraine một cách hòa bình trong một cuộc trao đổi đầy nhiệt huyết với các phóng viên. Trước đó, tổng thống Pháp cũng đã cảnh báo Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng Putin đang chơi trò chơi vào cuối hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Paris.
[Politico: Notorious Russian hackers behind 2017 ‘Macron leaks,’ France says]
8. Tổng thống Zelenskiy chúc mừng tân thủ tướng Canada
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Tư, 30 Tháng Tư, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Canada mới đắc cử Mark Carney.
Đảng Tự do của Carney đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang Canada vào ngày 28 tháng 4 trong một bước ngoặt đáng kinh ngạc, sau một chiến dịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách thuế quan và lời lẽ bành trướng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
“Tôi đã chúc mừng Thủ tướng về chiến thắng này và tin tưởng rằng mối quan hệ của chúng tôi với Canada sẽ vẫn bền chặt”.
Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về chức chủ tịch nhóm bẩy cường quốc trên thế giới, thường được gọi là G7 /dzi bẩy/, của Canada và sự hợp tác của Ukraine với G7. Tổng thống Zelenskiy và Carney cũng thảo luận về “sự cần thiết phải tiếp tục các lệnh trừng phạt mạnh mẽ” đối với Nga cũng như nhu cầu phòng không của Kyiv.
Tổng thống Zelenskiy đã mời Carney đến thăm Kyiv và cảm ơn người dân Canada vì đã luôn ủng hộ Ukraine.
Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Tôi không nghi ngờ gì rằng vai trò lãnh đạo của Canada trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế sẽ tiếp tục được thể hiện”.
Canada luôn là quốc gia ủng hộ trung thành của Ukraine trong suốt cuộc chiến toàn diện với Nga, cung cấp cho nước này 19,7 tỷ đô la Canada, hay 14,2 tỷ đô la, viện trợ kể từ năm 2022, bao gồm 4,5 tỷ đô la Canada hỗ trợ quân sự, hay 3,25 tỷ đô la.
Carney, một nhà kinh tế trở thành thủ tướng Canada vào tháng 3 sau khi Trudeau từ chức, đã cam kết tiếp tục ủng hộ Kyiv.
Tổng thống cũng đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng Luxembourg vào ngày 30 tháng 4. Họ đã thảo luận về hợp tác với Âu Châu và nhu cầu ngừng bắn vô điều kiện.
9. Putin có nguy cơ chọc giận Tổng thống Trump khi Tổng thống Zelenskiy cáo buộc Nga về các cuộc tấn công mới
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Nga đã tiến hành hơn 100 cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa chỉ trong đêm ngày 30 tháng 4, khiến hàng chục người bị thương, bao gồm cả trẻ em.
Tổng thống Zelenskiy cho biết hai đợt không kích vào Kharkiv tại “13 địa điểm dân sự” đã làm 45 người bị thương, trong đó có hai trẻ em, trẻ nhỏ nhất mới 5 tuổi. Ông cũng cho biết một người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào Dnipro.
Các cuộc không kích đang diễn ra của Nga có nguy cơ khiến Tổng thống Trump tức giận, người đã bày tỏ sự thất vọng với cả Tổng thống Zelenskiy và Putin, người mà ông đã trực tiếp thúc giục ngừng tấn công Ukraine.
“Máy bay điều khiển từ xa của Nga tiếp tục bay qua Ukraine suốt buổi sáng. Và điều này xảy ra hàng ngày”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Đó là lý do tại sao cần phải gây áp lực lên Nga—các biện pháp trừng phạt bổ sung mạnh mẽ sẽ có hiệu quả. Áp lực, không chỉ là lời nói hoặc nỗ lực thuyết phục, phải buộc Nga ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh.
“Áp lực từ Hoa Kỳ, Âu Châu và mọi người trên thế giới tin rằng chiến tranh không có chỗ trên Trái Đất. Cần có thêm hệ thống phòng không để bảo vệ người dân của chúng ta và khiến cho cuộc khủng bố trên không này của Nga trở nên bất khả thi.”
Nga cũng cáo buộc Ukraine tấn công vào các mục tiêu dân sự trong các cuộc không kích gần đây của nước này, dẫn đến thương vong.
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2025, các quan chức Hoa Kỳ và Ukraine đã họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út, nơi Kyiv đồng ý lệnh ngừng bắn 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, tùy thuộc vào sự chấp thuận của Nga.
Theo thỏa thuận này, chính quyền Tổng thống Trump đã nối lại viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Ngoại trưởng Marco Rubio nhấn mạnh, “Quả bóng hiện đang ở trong sân của Nga”.
Trong suốt tháng 4, Nga đã tăng cường chiến dịch quân sự chống lại Ukraine, tiến hành một loạt các cuộc tấn công tàn khốc gây ra thương vong đáng kể cho dân thường và sự tàn phá trên quy mô lớn.
Vào ngày 24 tháng 4, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa lớn vào Kyiv, đánh dấu một trong những cuộc tấn công chết chóc nhất vào thủ đô kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Cuộc tấn công đã giết chết ít nhất 13 người và làm bị thương hơn 90 người. Tổng thống Zelenskiy xác nhận rằng một hỏa tiễn đạn đạo KN-23 do Bắc Hàn sản xuất đã được sử dụng. Cuộc tấn công đã vấp phải sự lên án của quốc tế, bao gồm cả Tổng thống Trump, người đã thúc giục Putin chấm dứt bạo lực.
Vào ngày 4 tháng 4, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào quê hương Kryvyi Rih của Tổng thống Zelenskiy đã giết chết 20 người, trong đó có chín trẻ em, và làm bị thương hàng chục người khác. Cuộc tấn công nhắm vào một khu dân cư, đánh trúng một sân chơi và gây ra thương vong đáng kể cho dân thường.
Vào ngày 30 tháng 4, lực lượng Ukraine đã nhắm vào Nhà máy chế tạo dụng cụ Murom ở vùng Vladimir của Nga, một cơ sở sản xuất thiết bị đánh lửa cho đạn dược quân sự. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã gây ra một vụ hỏa hoạn lớn và làm hư hại hai tòa nhà, mặc dù không có thương vong nào được báo cáo.
Vào đầu tháng này, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công trả đũa được cho là nhằm vào các lữ đoàn hỏa tiễn của Nga mà họ cho là chịu trách nhiệm cho một cuộc tấn công chết người vào Sumy vào Chúa Nhật Lễ Lá. Chiến dịch này nhắm vào các căn cứ ở khu vực Kursk và Ivanovo, gây ra hỏa hoạn và nổ.
Ít nhất 34 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công ở Sumy vào ngày 13 tháng 4, bao gồm hai trẻ em, và hơn 100 người khác bị thương.
Vào ngày 19 tháng 4, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một trung tâm điều hành máy bay điều khiển từ xa của Nga gần Tetkino ở Tỉnh Kursk, được cho là đã giết chết 20 người điều khiển.
Các nhà lãnh đạo chính trị trên toàn thế giới đã kêu gọi chấm dứt thù địch và kêu gọi Mạc Tư Khoa và Kyiv ngồi vào đàm phán ngừng bắn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi “các biện pháp mạnh mẽ” để thực thi lệnh ngừng bắn, tuyên bố, “Mọi người đều biết rằng chỉ có Nga muốn có cuộc chiến này”.
Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer trước đây đã lên án “các cuộc tấn công khủng khiếp của Nga vào dân thường” và thúc giục Putin đồng ý ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức mà không có điều kiện.
[Newsweek: Putin Risks Trump's Ire as Zelensky Accuses Russia of New Strikes]
10. Giá dầu sẽ giảm mạnh nhất trong tháng kể từ năm 2021, Reuters đưa tin
Giá dầu tiếp tục xu hướng giảm và hướng đến mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2021, Reuters đưa tin vào ngày 30 tháng 4.
Vì doanh thu từ năng lượng vẫn là nguồn tài chính chính của Mạc Tư Khoa để tài trợ cho cuộc chiến chống lại Ukraine, nên sự sụp đổ giá diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Nga. Trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây không cản trở khả năng bán các nguồn năng lượng của Mạc Tư Khoa, giá giảm hiện có thể làm giảm ngân sách chiến tranh của nước này.
Theo Reuters, dầu thô Brent giảm thêm 1,2% xuống còn 63,48 đô la một thùng, trong khi dầu thô West Texas Intermediate của Hoa Kỳ giảm 74 cent, tương đương 1,2%, xuống còn 59,68 đô la. Cả hai chuẩn mực này đều đã mất khoảng từ 15 đến 16% trong tháng 4.
Theo nguồn tin thị trường của cơ quan truyền thông, lượng dầu thô dự trữ của Hoa Kỳ đã tăng 3,8 triệu thùng vào tuần trước, làm gia tăng lo ngại về tình trạng cung vượt cầu trên thị trường toàn cầu.
Giá dầu thô bắt đầu giảm vào đầu tháng 4 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu mới. Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế của riêng mình, gây ra cuộc chiến thương mại giữa những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Dữ liệu gần đây được trích dẫn bởi Reuters cho thấy những rắc rối kinh tế ở các thị trường lớn. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã suy thoái trong quý đầu tiên. Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng.
Đầu tháng này, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov thừa nhận Nga đang “theo dõi chặt chẽ” thị trường dầu mỏ khi giá dầu thô Ural giảm xuống mức 50 đô la một thùng. Sự sụt giảm này đặc biệt đáng lo ngại đối với Mạc Tư Khoa vì ngân sách năm 2025 của nước này được lập kế hoạch dựa trên giá dầu là 70 đô la một thùng.
Bộ Tài chính Nga báo cáo rằng doanh thu dầu khí đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3 xuống còn 1,08 ngàn tỷ rúp, hay 12,8 tỷ đô la, dẫn đến mất khoảng 230 tỷ rúp, hay 2,7 tỷ đô la, thuế thu nhập so với tháng 3 năm 2024.