Ngày 07-05-2025
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:10 07/05/2025

119. Vui vẻ trong mọi công việc, lúc nào cũng vì anh chị em mà hy sinh bản thân mình.

(Thánh nữ Francis of Rome)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:13 07/05/2025
35. MỘT BỨC HOÀNH

Ở Huy Châu có người trong làng mấy năm liên tiếp kiện tụng với người khác, kiện cho đến khi vừa oán hận vừa chán ghét.

Đêm trừ tịch, ba bố con cùng bàn với nhau:

- “Ngày mai là tết, chúng ta nên nói vài câu may mắn thuận lợi, để trong năm tới gặp may, đừng kiện tụng nữa.”

Các con nói:

- “Bố nói trước đi.”

Ông bố nói:

- “Năm nay tốt.”

Con trai cả nói:

- “Ít rủi ro.”

Con trai út nói:

- “Không được kiện tụng nữa.”

Ba bố con đem ba câu nói mười một chữ này thuê người viết thành một bức hoành, dán trong nhà, kêu người nhà phải thường thường đọc lớn tiếng để được điều may mắn thuận lợi.

Sáng ngày mồng một tết, con rể đến mừng tuổi, khi đi ngang qua phòng khách thì ngẫng đầu lên thấy bức hoành, bèn lớn tiếng đọc:

- “Năm nay nhiều rủi ro, không thể ít kiện tụng được.”

Ba bố con vội vàng chạy đến, luôn miệng nói:

- “Xúi quẩy, xúi quẩy.”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 35:

Để được nhiều may mắn, ba bố con bèn đem quyết tâm của mình viết trên bức hoành đề nhớ và tâm niệm mỗi ngày, đó là một phương pháp hay để nhắc nhở mình, nhưng vì con rể đọc không chấm không phẩy, ngắt câu sai mà ý của nó trở thành xấu…

Để được trở nên con cái tốt lành của Thiên Chúa, người Ki-tô hữu luôn khắc ghi lời của Ngài trong tâm hồn của mình, bởi vì không một biến cố gì xảy ra trong cuộc sống của mình mà Thánh Kinh không nói trước, bởi vì không một thử thách gian nan nào xảy ra trong cuộc sống, qua mọi thế hệ, mà Thánh Kinh không báo trước và dạy chúng ta cách sống.

Dịp tết là để mọi người tìm cách xích lại gần với nhau hơn, quyết tâm sống tốt hơn trong năm mới, nhưng mỗi năm chỉ có một lần tết mà thôi, cơ hội quá ít.

Mỗi một thánh lễ là một cơ hội làm cho người Ki-tô hữu có quyết tâm sống đẹp sống mới hơn, có cơ hội xích lại gần với Thiên Chúa hơn, xích lại gần với nhau hơn trong tình yêu thương của Đức Chúa Giê-su, cơ hội rất nhiều…

Nhưng thử hỏi, có mấy ai lợi dụng cơ hội này –tham dự thánh lễ mỗi ngày- để có quyết tâm làm lại cuộc đời tội lỗi của mình !!!

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Biện chứng Mục tử Chiên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
06:07 07/05/2025
BIỆN CHỨNG MỤC TỬ– CHIÊN

Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.

Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ mà cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.

1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:

Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Ngài kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).

Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).

2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:

Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là Chiên vượt qua của Giao Ước mới. Vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã minh nhiên long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).

Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy hạnh phúc của chiên làm lẽ sống của mình.

Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:

Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. Các vị thường rất hài lòng trước những ý hướng mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những hậu ý hàm chứa sự vị kỷ cho dù có khi rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:

-Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).

-Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm và nên làm; Chuyên chăm nuôi dưỡng và bảo vệ chiên trong đàn lẫn ngoài đàn.

-Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, với đồng loại và nhất là với những người nghèo hèn, kẻ yếu đuối, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).

Nhân loại mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng sống cống hiến, rất cần những cuộc đời biết sống hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép chỉ dừng lại ở thái độ chấp tay khấn vái hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.

Ban Mê Thuột
 
Ơn gọi : Quà tặng sự sống
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
06:09 07/05/2025
SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH – C
(Ga 10, 27-30)
Ơn gọi : Quà tặng sự sống

Bước vào Chúa nhật thứ IV Phục sinh, Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho các mục tử và cho ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Xin Chúa Ki-tô, Vị Mục Tử tối cao ban cho Giáo hội có thêm nhiều mục tử tốt lành như lòng Chúa mong ước; đồng thời xin Chúa cho mọi thành viên trong gia đình, các đoàn thể, các giáo họ, giáo xứ biết ý thức bổn phận nâng đỡ và cầu nguyện cho ơn gọi, nhất là xin Chúa soi sáng để có nhiều bạn trẻ nhận ra lý tưởng cao quý của đời tu, sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi, để trở thành những thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo.

Nghe tiếng Chúa gọi mời

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng ta ơn gọi và sứ mạng cuộc đời của Phê-rô, của Ba-na-ba và Phao-lô cũng như các tông đồ khác.

Phê-rô có tên gọi là Si-môn, con trai của Giô-na và là em ruột với An-rê. Ông là một trong số mười hai Tông đồ đáp lại tiếng Chúa Giê-su gọi và được Chúa đặt làm tông đồ trưởng khi trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh cho ông. Ông cũng lãnh sứ mạng để đi loan báo Tin Mừng chủ yếu cho người Ít-ra-en.

Ba-na-ba là người Do Thái thuộc giáo tỉnh Cypern, gốc Lê-vi và tên gọi là Giu-se. “Là một người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin’’ (Cv11,23). Dù không thuộc nhóm Mười Hai (x.Cv 14,4). Nhưng Ba-na-ba có lòng độ lượng: “Giu-se, người đã được các Tông Đồ đặt tên là Ba-na-ba nghĩa là con của sự an ủi một người Lê-vi, người gốc Kyprô, có một thửa ruộng, ông đã bán đi và đem bạc đặt dưới chân các Tông Đồ” (Cv 4,36-37). Ông mau mắn nhận lãnh sứ mạng Chúa trao làm người hướng dẫn Sao-lô sau khi Sao-lô trở lại đến gặp các vị Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem (x.Cv 9,26-27).

Phao-lô là người Do Thái thuộc chi tộc Ben-gia-min, có tên gọi là Sao-lô, sinh tại Tác-xô xứ Ki-li-ki-a. Chúa Giê-su Phục Sinh chọn gọi ông trên đường đến thành Đa-mát, lúc ông khí thế hung hăng, đằng đằng sát khí, muốn tiêu diệt Hội Thánh của Chúa. Chúa biến đổi ông trở thành người rao giảng Tin Mừng cách nhiệt thánh cho dân ngoại (x. Cv 13, 13-28).

Chúa là Mục Tử

Chúa Giê-su khẳng định Người là vị Mục Tử Thiên Chúa, liên đới với đoàn chiên. Chính Chúa cho họ được sống và sống dồi dào trong sự hiệp nhất mật thiết với Chúa Cha (x.Ga 10,17-30). Thị kiến mà sách Khải Huyền mô tả chính xác về đoàn người được tuyển chọn đông đảo khôn kể xiết đứng chầu quanh ngai Thiên Chúa. Con Chiên đang ngự ở giữa họ “sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh” (x. Kh 7, 9, 14-17).

Ơn cứu độ phổ quát do các ngôn sứ loan báo, được Con Chiên hiến dâng mạng sống mình “cho muôn người”, được đám đông “thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc và mọi ngôn ngữ” chứng thực. “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế”: “Họ đứng”: dấu chỉ của sự sống và sự sống lại, “mình mặc áo trắng”: dấu chỉ của sự vô tội, và “tay cầm nhành lá thiên tuế”: dấu chỉ của sự khải hoàn.

Chúa Giê-su chính là Lời Thiên Chúa hiện thân. Chúa biết chiên và đoàn chiên biết Chúa: “Tôi biết chúng và chúng theo tôi”. “Biết” ở đây hàm chứa chuyển động của cả trí tuệ lẫn con tim; sự hiểu biết này dẫn đến niềm tin tưởng phó thác. Người môn đệ “theo” và gắn bó với Chúa Giê-su. Qua cái chết và sự sống lại, Chúa thông truyền cho con người sự sống đời đời.

Sứ điệp ngày cầu cho ơn Thiên Triệu

Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu trong Năm Thánh 2025 thật đặc biệt và cảm động; chính Đức cố Giáo hoàng Phan-xi-cô đã viết sứ điệp lần thứ 62 này khi đang được điều trị tại bệnh viên Đa khoa Gê-men-li (Gemelli) ở Roma; được ký vào ngày 19 tháng 3 có tựa đề “Những Người Hành hương hy vọng: quà tặng sự sống”. Ngài viết rằng, mọi ơn gọi đều là dấu chỉ hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới và cho con cái của Người. Ngài mời gọi các bạn trẻ lắng nghe tiếng Chúa trong tâm hồn, trở thành những chứng nhân của hy vọng, những người tuyên bố bằng cuộc sống của họ rằng việc theo Chúa Ki-tô là nguồn mạch của niềm vui. Ngài khích lệ dân Chúa: “Nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 này, tôi muốn gửi đến anh chị em lời mời gọi vui tươi và khích lệ trở thành những người hành hương hy vọng, bằng cách quảng đại trao tặng cuộc sống của anh chị em (trích Sứ điệp ơn gọi năm 2025).

“Ơn gọi là món quà quý giá mà Thiên Chúa gieo vào tâm hồn chúng ta, là lời kêu gọi bước ra khỏi chính mình để bước đi trên hành trình yêu thương và phục vụ. Và mỗi ơn gọi trong Giáo hội, dù là ơn gọi giáo dân hay thừa tác viên thánh chức hay đời sống thánh hiến, đều là dấu chỉ hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới và cho mỗi người con của Người….“.

Ngài nói riêng với người trẻ: “Các bạn trẻ thân mến, Cha phó thác sự nỗ lực đi theo Chúa của các con cho sự chuyển cầu của Đức Ma-ri-a, Mẹ của Giáo hội và của ơn gọi. Hãy luôn bước đi như Những người Hành hương Hy vọng trên con đường Tin Mừng! Cha đồng hành cùng các con bằng phép lành của cha và cha xin các con hãy cầu nguyện cho cha.“

Ngài cho rằng: “Gia đình là mái trường đầu tiên và cũng là một chủng viện tiên khởi vun trồng ơn gọi; trong bổn phận là người cha người mẹ trong gia đình; là người giáo lý viên là người phục vụ các đoàn thể trong giáo xứ, tất cả chúng ta đều có bổn phận tìm kiếm và chăm sóc cho ơn gọi được phát triển và lớn lên trong Giáo hội. Những cản trở luôn giăng đầy, ta cố gắng hiệp hành bên nhau và cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Vị Mục tử Nhân lành, Ngài đã hứa: “Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào”.

Giờ đây trên Nước Trời chắc chắn ngài đang cầu nguyện và mong chờ lời đáp trả của chúng ta. Xin Chúa ban cho Giáo hội ngày càng có nhiều tâm hồn, nhất là các bạn trẻ biết quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa để hiến dâng đời mình phục vụ Chúa và tha nhân.
 
Lôi kéo
Lm Minh Anh
16:17 07/05/2025
LÔI KÉO
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.

“Lo lắng là lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua! Đang khi điều đáng lo nhất là lúc bạn nghĩ - tự sức - bạn làm được mọi sự; bạn quên Thiên Chúa, Đấng trợ giúp. Ngài luôn lôi kéo bạn về phía Ngài!” - Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ngài luôn ‘lôi kéo’ bạn về phía Ngài!”. Đó là một sự thật tuyệt vời trong đời sống thiêng liêng Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Mồn một từng từ, Chúa Giêsu khẳng định, “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”.

“Chẳng ai đến với tôi được” nghĩa là chẳng ai tự sức có thể sở hữu đức tin, sống đức tin và lớn lên trong đức tin vào Chúa Kitô! Vì thế, Thiên Chúa luôn đi bước trước; Ngài không ngừng vươn tới, không ngừng nói, không ngừng cuốn hút và khơi lên cơn khát tâm linh từ ‘lỗ hổng trong tim’ mỗi người. Vậy cứ thụ động chờ Chúa ra tay? Không! Trái lại, luôn tỉnh thức, lắng nghe và đáp trả. Do đó, bạn và tôi cần hoà mình vào lời ‘tán tỉnh’ thì thầm nhẹ nhàng của Thánh Thần. Điều này thường xảy ra dưới dạng ân sủng vốn rất tinh tế, rất sẽ, luôn giục giã vẫy gọi những ai biết mình được ‘lôi kéo’.

Trong một thế giới động đạc vốn khéo cám dỗ chúng ta “lãng phí thời gian hôm nay, xáo trộn các cơ hội của ngày mai với những rắc rối của ngày hôm qua”, bạn và tôi dễ phân tâm! Đang khi tiếng se sẽ của Thiên Chúa lại chỉ được lắng nghe qua im ắng nội tâm dẫu không cần ai đó phải ở trong tu viện. Chỉ cần bền bỉ chiêm ngắm, cầu nguyện và hình thành thói quen hướng về Chúa mọi lúc, bạn sẽ cảm nhận ân phúc này; và điều đó sẽ đạt được khi mỗi người biết làm đi làm lại thói quen tốt lành này!

Câu chuyện viên thái giám của nữ hoàng Êthióp là một ví dụ - bài đọc một. Thần Khí nói với Philipphê, “Tiến lên, đuổi kịp xe đó!”. Philipphê tiến lên, được mời lên xe, giảng giải Thánh Kinh, nói về Chúa Giêsu cho ông; sau cùng, là phép rửa! Vị quan này được ‘lôi kéo’ qua vị tông đồ. Đây quả là việc của Thánh Thần! Thật thú vị, bản thân Philipphê cũng đã được ‘lôi kéo’; và ông tiếp tục hành trình, lòng hỷ hoan, rao giảng Tin Mừng cho mọi thành. Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa!”.

Anh Chị em,

“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy!”. “Để tin vào Thiên Chúa, chỉ gặp Chúa Giêsu thôi là chưa đủ, chỉ đọc Thánh Kinh, Phúc Âm thôi là chưa đủ - điều này rất quan trọng - nhưng vẫn chưa đủ. Thậm chí chứng kiến một phép lạ như hoá bánh ra nhiều, cũng chưa đủ. Rất nhiều người đã gần gũi với Chúa Giêsu nhưng họ lại không tin, thậm chí còn khinh thường và lên án Ngài. Và tôi tự hỏi: Tại sao vậy? Họ không được Chúa Cha ‘lôi kéo?’. Không! Điều này xảy ra vì trái tim họ đã đóng lại trước hành động của Chúa Thánh Thần. Nếu trái tim bạn luôn đóng kín, đức tin sẽ không vào được! Thay vào đó, Chúa Cha ‘lôi kéo’ chúng ta đến với Chúa Giêsu, thì chính chúng ta là người mở hoặc đóng trái tim mình!” - Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, không cảm nhận sự ‘lôi kéo’ của Chúa, con dễ buông mình cho vô vàn chèo kéo thế gian. Lôi con về phía Chúa mỗi ngày và con cảm nhận ‘được bay bổng’ bởi ân sủng từ trên!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giảng trong thánh lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện của Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn
J.B. Đặng Minh An dịch
03:57 07/05/2025

Hôm Thứ Tư, 07 Tháng Năm, tất cả các Hồng Y đã cử hành thánh lễ Pro Eligendo Pontifice, nghĩa là “Để bầu Giáo Hoàng” tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.



Chúng ta đọc trong Công vụ Tông đồ rằng sau khi Chúa Kitô lên trời và trong khi chờ đợi Lễ Ngũ Tuần, tất cả mọi người đều hiệp nhất và kiên trì cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (x. Công vụ 1:14).

Đây chính xác là những gì chúng ta đang làm vài giờ trước khi bắt đầu Cơ Mật Viện Hồng Y, dưới sự chứng kiến của Đức Mẹ bên cạnh bàn thờ, trong ngôi đền thờ có mộ của Thánh tông đồ Phêrô.

Chúng ta cảm thấy hiệp nhất với toàn thể dân Chúa trong đức tin, tình yêu dành cho sứ vụ Giáo Hoàng và sự trông đợi đầy tin tưởng.

Chúng ta ở đây để cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, cầu xin ánh sáng và sức mạnh của Người để Đức Tân Giáo Hoàng được bầu có thể là người mà Giáo hội và nhân loại cần đến tại thời điểm khó khăn và phức tạp này trong lịch sử.

Cầu nguyện, bằng cách khẩn cầu Chúa Thánh Thần, là thái độ đúng đắn và thích hợp duy nhất cần có, khi các Hồng Y cử tri chuẩn bị thực hiện một hành động có trách nhiệm cao nhất đối với nhân loại và Giáo hội và đưa ra một lựa chọn có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một hành động của con người mà mọi cân nhắc cá nhân phải được gạt sang một bên, chỉ ghi nhớ trong tâm trí và trái tim mình Chúa Giêsu Kitô và lợi ích của Giáo hội và nhân loại.

Trong Tin Mừng đã được công bố, những lời vang lên đưa chúng ta đến trọng tâm của sứ điệp và di chúc tối cao của Chúa Giêsu, được trao cho các Tông đồ của Người vào buổi tối Bữa Tiệc Ly tại Phòng Tiệc Ly: “Đây là điều răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con.” Như để làm rõ câu “như Thầy đã yêu thương các con,” và để chỉ ra tình yêu của chúng ta phải đi xa đến mức nào, Chúa Giêsu nói tiếp: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15:13).

Đây là thông điệp của tình yêu, mà Chúa Giêsu gọi là một điều răn “mới”. Nó mới vì nó biến thành một điều gì đó tích cực, và mở rộng rất xa, lời khuyên của Cựu Ước rằng, “Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người ta làm cho bạn.”

Tình yêu mà Chúa Giêsu mặc khải không có giới hạn và phải đặc trưng cho mọi suy nghĩ và hành động của tất cả các môn đệ của Người, những người phải luôn thể hiện tình yêu đích thực trong hành vi của mình và cam kết xây dựng một nền văn minh mới, mà Đức Phaolô Đệ Lục gọi là “nền văn minh tình yêu”. Tình yêu là sức mạnh duy nhất có khả năng thay đổi thế giới.

Chúa Giêsu đã nêu gương về tình yêu này vào đầu Bữa Tiệc Ly bằng một cử chỉ đáng ngạc nhiên: Người hạ mình phục vụ người khác, rửa chân cho các Tông đồ, không phân biệt đối xử, và không loại trừ Giuđa, kẻ sẽ phản bội Người.

Sứ điệp này của Chúa Giêsu liên quan đến những gì chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất của Thánh lễ, trong đó tiên tri Isaia nhắc nhở chúng ta rằng phẩm chất cơ bản của người mục tử là tình yêu thương đến mức hoàn toàn hy sinh.

Do đó, các văn bản phụng vụ của buổi cử hành Thánh Thể này, mời gọi chúng ta yêu thương huynh đệ, giúp đỡ lẫn nhau và cam kết hiệp thông trong Giáo hội và tình huynh đệ nhân loại phổ quát. Trong số các nhiệm vụ của người kế nhiệm Thánh Phêrô có nhiệm vụ nuôi dưỡng sự hiệp thông: sự hiệp thông của tất cả các Kitô hữu với Chúa Kitô; sự hiệp thông của các Giám mục với Đức Giáo Hoàng; sự hiệp thông của các Giám mục với nhau. Đây không phải là sự hiệp thông tự tham chiếu, mà là sự hiệp thông hoàn toàn hướng đến sự hiệp thông giữa những con người, giữa các dân tộc và các nền văn hóa, với mối quan tâm rằng Giáo hội phải luôn là “ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông”.

Đây cũng là lời kêu gọi mạnh mẽ để duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội trên con đường mà Chúa Kitô đã vạch ra cho các Tông đồ. Sự hiệp nhất của Giáo hội là thánh ý của Chúa Kitô; một sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, nhưng là một sự hiệp thông vững chắc và sâu sắc trong sự đa dạng, miễn là sự trung thành hoàn toàn với Tin Mừng được duy trì.

Mỗi vị Giáo hoàng tiếp tục hiện thân cho Thánh Phêrô và sứ mệnh của ngài và do đó đại diện cho Chúa Kitô trên trái đất; Đức Giáo Hoàng là tảng đá mà Giáo hội được xây dựng (x. Mt 16:18).

Việc bầu Tân Giáo hoàng không phải là một sự kế nhiệm đơn giản của một dòng người, nhưng luôn luôn là sự trở lại của Thánh tông đồ Phêrô.

Các Hồng Y cử tri sẽ bỏ phiếu tại Nhà nguyện Sistina, nơi mà theo Hiến chế Universi Dominici Gregis đã nêu, “là nơi mọi thứ đều hướng đến việc nhận thức về sự hiện diện của Chúa, Đấng mà trước mắt Người, mỗi người một ngày nào đó sẽ được phán xét”.

Trong tác phẩm Rôma Triptych, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã bày tỏ hy vọng rằng trong những giờ bỏ phiếu cho quyết định quan trọng này, hình ảnh Chúa Giêsu Đấng phán xét hiện ra lờ mờ của Michelangelo sẽ nhắc nhở mọi người về trách nhiệm to lớn của việc trao “chìa khóa tối cao” vào đúng người.

Chúng ta hãy cầu nguyện rằng Chúa Thánh Thần, Đấng trong một trăm năm qua đã ban cho chúng ta một loạt các Giáo hoàng thực sự thánh thiện và vĩ đại, sẽ ban cho chúng ta một Giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại.

Chúng ta hãy cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho Giáo hội một Giáo hoàng biết cách đánh thức lương tâm của mọi người và các năng lượng đạo đức và tinh thần trong xã hội ngày nay, một xã hội đặc trưng bởi sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ nhưng lại có xu hướng lãng quên Thiên Chúa.

Thế giới ngày nay kỳ vọng rất nhiều vào Giáo hội trong việc bảo vệ những giá trị cơ bản về con người và tinh thần mà nếu không có chúng thì sự chung sống của con người sẽ không tốt hơn và cũng không mang lại điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.

Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, cầu bầu bằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ, để Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí của các Hồng Y cử tri và giúp các ngài đồng thuận về vị Giáo hoàng mà thời đại chúng ta đang cần.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Niên Trưởng ngỏ lời với các Hồng Y: Hãy cầu nguyện cho ‘giáo hoàng mới theo lòng Chúa’
Vũ Văn An
15:10 07/05/2025

Niên Trưởng ngỏ lời với các Hồng Y: Hãy cầu nguyện cho ‘giáo hoàng mới theo lòng Chúa’
Đức Hồng Y Re chủ trì Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trước mật nghị.

Luke Coppen của The Pillar, ngày 7 tháng 5, có bài tường thuật chi tiết về Thánh Lễ Cầu Cho Việc Bầu Tân Giáo Hoàng tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô sáng ngày 7 tháng 5, 2025:

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đã thúc giục các Hồng Y cầu nguyện vào thứ Tư để Chúa Thánh Thần “ban cho chúng ta một giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại”.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y đoàn, xông hương bàn thờ tại Thánh lễ Bầu cử Giám Mục Rôma tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 7 tháng 5 năm 2025. Ảnh chụp màn hình từ kênh YouTube @VaticanNews.


Trong Thánh lễ ngày 7 tháng 5 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trước mật nghị bầu người kế nhiệm Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Niên trưởng Hồng Y đoàn đã suy gẫm về nhiệm vụ khó khăn mà 133 Hồng Y cử tri phải đối diện.

“Chúng ta ở đây để cầu xin sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, để cầu xin ánh sáng và sức mạnh của Người để Đức Giáo Hoàng được bầu có thể là người mà Giáo hội và nhân loại cần tại thời điểm khó khăn và phức tạp này trong lịch sử,” ĐHY Re đã nói trong bài giảng của mình tại Thánh lễ pro eligendo Pontifice (để bầu Giám mục Rôma).

“Cầu nguyện, bằng cách cầu xin Chúa Thánh Thần, là thái độ đúng đắn và thích hợp duy nhất cần có khi các Hồng Y cử tri chuẩn bị thực hiện một hành động có trách nhiệm cao nhất đối với con người và giáo hội và đưa ra một lựa chọn có tầm quan trọng đặc biệt.”

“Đây là một hành động của con người mà mọi cân nhắc cá nhân phải được gạt sang một bên, chỉ ghi nhớ trong tâm trí và trái tim mình Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô và lợi ích của Giáo hội và nhân loại.”

Thánh lễ bầu Giáo hoàng La Mã tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 7 tháng 5 năm 2025. Ảnh chụp màn hình từ kênh YouTube @VaticanNews


Các Hồng Y — một số trông căng thẳng và tập trung cao độ — ngồi thành hình bán nguyệt quanh Bàn thờ Tuyên Xưng, phía trên lăng mộ của vị giáo hoàng đầu tiên, Thánh Phêrô.

Cũng có mặt tại Thánh lễ là những nhân vật giữ các chức vụ cấp cao tại Vatican cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời, khi hầu hết các chức vụ đều hết hạn. Họ bao gồm Sơ Raffaella Petrini, được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng cho Thị quốc Vatican vào tháng 3, và Paolo Ruffini, bộ trưởng Bộ Truyền thông từ năm 2018.

Đám đông bên ngoài Vương cung thánh đường Thánh Phêrô theo dõi Thánh lễ Bầu cử Giám mục Rôma ào ngày 7 tháng 5 năm 2025. Tín dụng: JD Flynn/Pillar Media.


Dàn hợp xướng Nhà nguyện Sistine hát trong suốt Thánh lễ, đệm đàn organ của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Re đã nhắc đến bài đọc Tin mừng, trích từ Gioan 15, trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng điều răn của Người là "hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con".

Đức Hồng Y, người sẽ không bỏ phiếu trong mật nghị vì đã ngoài 80 tuổi, cho biết: “Tình yêu mà Chúa Giêsu bày tỏ không có giới hạn và phải đặc trưng cho suy nghĩ và hành động của tất cả các môn đệ của Người, những người phải luôn thể hiện tình yêu đích thực trong hành vi của mình và cam kết xây dựng một nền văn minh mới, điều mà Đức Phaolô VI gọi là ‘nền văn minh tình yêu’. Tình yêu là sức mạnh duy nhất có khả năng thay đổi thế giới”.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re chủ trì Thánh lễ Bầu cử Giám mục Rôma. Ảnh chụp màn hình từ kênh YouTube @VaticanNews.


ĐHY Re cho biết các bài đọc trong Thánh lễ — bao gồm Isaia 61, mô tả sứ mệnh của người được Chúa xức dầu là mang tin mừng đến cho người nghèo — chứa đựng thông điệp về tình huynh đệ, một chủ đề chính trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô.

“Các bản văn phụng vụ của lễ cử hành Thánh Thể này, do đó, mời gọi chúng ta yêu thương huynh đệ, giúp đỡ lẫn nhau và cam kết hiệp thông trong Giáo hội và tình huynh đệ hoàn cầu của con người”, ngài nói với giọng chắc nịch.

“Trong số các nhiệm vụ của mỗi người kế nhiệm Thánh Phêrô là thúc đẩy sự hiệp thông: sự hiệp thông của tất cả các Kitô hữu với Chúa Kitô; sự hiệp thông của các giám mục với giáo hoàng; sự hiệp thông của các giám mục với nhau.”

“Đây không phải là sự hiệp thông tự tham chiếu, mà là sự hiệp thông hoàn toàn hướng đến sự hiệp thông giữa những con người, dân tộc và nền văn hóa, với mối quan tâm rằng Giáo hội phải luôn là ‘ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông.’”

Vị Hồng Y 91 tuổi nhấn mạnh đến nhu cầu duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội, mà ngài định nghĩa là “sự hiệp thông vững chắc và sâu sắc trong sự đa dạng.”

“Mỗi vị giáo hoàng tiếp tục hiện thân Thánh Phêrô và sứ mệnh của ngài và do đó đại diện cho Chúa Kitô trên trái đất; ngài là tảng đá mà Giáo hội được xây dựng trên đó,” ĐHY Re nói, ám chỉ đến Mát-thêu 16:18.

“Việc bầu chọn giáo hoàng mới không phải là sự kế thừa đơn giản của những con người, nhưng luôn luôn là Tông đồ Phêrô trở lại.”

Các Hồng Y Matteo Zuppi, Leopoldo Brenes và Vicente Bokalic Iglic trong Thánh lễ bầu chọn Giáo hoàng La Mã. Ảnh chụp màn hình từ kênh YouTube @VaticanNews


Trong bài giảng của mình, ĐHY Re đã gợi lại Nhà nguyện Sistine, bối cảnh của mật nghị, nơi có bức tranh Phán xét cuối cùng đồ sộ của Michelangelo.

Cầm những trang bài giảng của mình trên tay trái, vị Hồng Y đeo kính cận lưu ý rằng trong bài thơ “Roman Triptych”, xuất bản năm 2003, Đức Giáo Hoàng người Ba Lan Gioan Phaolô II đã suy gẫm về ý nghĩa của bức tranh đối với các Hồng Y bầu cử.

“Trong ‘Roman Triptych’ của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bày tỏ hy vọng rằng trong những giờ bỏ phiếu cho quyết định quan trọng này, hình ảnh Chúa Giêsu Thẩm phán hiện ra lờ mờ của Michelangelo sẽ nhắc nhở mọi người về sự vĩ đại của trách nhiệm trao 'chìa khóa tối cao' vào đúng tay", ĐHY Re nói, trích lời nhà thơ người Ý Dante Alighieri.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đọc bài giảng tại Thánh lễ Bầu cử Giám mục Rôma. Ảnh chụp màn hình từ kênh YouTube @VaticanNews.


Nhấn mạnh các chữ bằng cách vung tay phải, vị Hồng Y người Ý tiếp tục: "Vậy thì chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa Thánh Thần, Đấng trong một trăm năm qua đã ban cho chúng ta một loạt các giáo hoàng thực sự thánh thiện và vĩ đại, sẽ ban cho chúng ta một giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại."

"Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa sẽ ban cho Giáo hội một giáo hoàng biết cách đánh thức lương tâm của tất cả mọi người và các năng lực đạo đức và tinh thần trong xã hội ngày nay, đặc trưng bởi sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ nhưng có xu hướng quên mất Chúa."

“Thế giới ngày nay kỳ vọng rất nhiều vào Giáo hội liên quan đến việc bảo vệ những giá trị cơ bản của con người và tinh thần mà nếu không có chúng thì sự chung sống của con người sẽ không tốt hơn cũng như không mang lại điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.”

Sau bài giảng và đọc Kinh Tin Kính, Lời nguyện của các tín hữu được đọc bằng tiếng Pháp, tiếng Swahili, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Malayalam (nói ở Ấn Độ), tiếng Trung và tiếng Đức, nhấn mạnh tính phổ quát của Giáo Hội Công Giáo.

Lời nguyện của các tín hữu được đọc bằng tiếng Trung trong Thánh lễ bầu Giám mục Rôma. Ảnh chụp màn hình từ kênh YouTube @VaticanNews.


Sau Thánh lễ, các Hồng Y sẽ dùng bữa trưa trước khi tập trung lại vào buổi chiều tại Nhà nguyện Pauline của Vatican. Từ đó, các vị sẽ diễu hành vào Nhà nguyện Sistine, nơi các vị sẽ tuyên thệ từng vị một, hứa sẽ tôn trọng tính bí mật của mật nghị mãi mãi.

Sau khi vị Hồng Y cuối cùng tuyên thệ, Tổng giám mục Diego Ravelli, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng, sẽ tuyên bố: “Extra omnes” (“Tất cả những người khác ra ngoài.”) Những người không trực tiếp tham gia vào mật nghị sẽ rời khỏi nhà nguyện.

Với sự hiện diện của ĐTGM Ravelli, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Nhà Giảng thuyết hưu trí của Phủ Giáo hoàng sẽ đưa ra một bài suy niệm về nhiệm vụ đang chờ đợi các cử tri.

Khi bài suy niệm kết thúc, ĐHY Cantalamessa (người đã 91 tuổi, quá già để bỏ phiếu) và ĐTGM Ravelli (người không phải là Hồng Y) sẽ rời khỏi Nhà nguyện Sistine. Các cánh cửa sẽ được đóng lại và lính canh sẽ đứng ở lối vào nhà nguyện.

Sau đó, các Hồng Y cử tri sẽ bắt đầu thủ tục bỏ phiếu phức tạp. Một cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 5. Sau khi bỏ phiếu, các lá phiếu sẽ được đốt và khói sẽ bốc ra từ một ống khói tạm thời gắn liền với Nhà nguyện Sistine.

Nếu khói có màu đen, điều đó cho biết chưa có giáo hoàng nào được bầu. Nếu khói có màu trắng, điều đó cho biết đã bầu được một giáo hoàng mới.

Kết thúc bài giảng của mình, Đức Hồng Y Re nói: “Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, chuyển cầu bằng lời chuyển cầu của người mẹ, để Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí của các Hồng Y cử tri và giúp họ thống nhất về vị giáo hoàng mà thời đại chúng ta cần”.
 
‘Conclave’ Sự thật và hư cấu: Bộ phim ăn khách này đúng và sai ở điểm nào?
Vũ Văn An
18:27 07/05/2025

Sau đây là cái nhìn (không đầy đủ) về những điểm mà bộ phim sai — và đúng — về quá trình bầu chọn một tân giáo hoàng.

Ralph Fiennes trong vai Hồng Y Lawrence trong bộ phim “Conclave.” (ảnh: Ảnh lịch sự / Focus Features)


Jonah McKeown của CNA, Ngày 26 tháng 4 năm 2025, có bài viết về cuốn phim “Conclave”:

“Conclave” là một cú “hit” bất ngờ khi được phát hành tại rạp vào tháng 10 năm ngoái. Và sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 21 tháng 4, bộ phim hiện đang có trên các nền tảng phát trực tuyến đã thu hút một làn sóng quan tâm mới từ người xem, với tỷ lệ phát trực tuyến của bộ phim được báo cáo là tăng gấp ba lần trong những ngày kể từ khi cái chết của vị giáo hoàng được công bố.

Được đạo diễn bởi Edward Berger và dựa trên một cuốn tiểu thuyết năm 2016, bộ phim là một câu chuyện tập trung vào một số Hồng Y của Giáo hội khi họ bầu một tân giáo hoàng — với rất nhiều sự tranh giành và âm mưu chính trị, xung đột về ý thức hệ và những bước ngoặt kịch tính trong suốt bộ phim. Bộ phim đã nhận được tám đề cử Giải thưởng Viện hàn lâm vào mùa xuân này, giành được một giải cho chuyển thể Kịch bản hay nhất.

Ngay cả trước khi phát hành, Conclave đã nhận được sự chỉ trích nặng nề từ những người Công Giáo; họ lên án cái kết bất ngờ của bộ phim — là đoạn, xin cảnh cáo bạn đọc, đề cập tới một người phụ nữ vô tình được bầu làm giáo hoàng — cũng như cách bộ phim miêu tả các hệ tư tưởng khác nhau của các Hồng Y, đặc biệt là việc đề cao rõ ràng các nhân vật có quan điểm trái ngược với giáo huấn của Giáo hội.

Ngoài những lời chỉ trích đó, bất cứ ai sử dụng bộ phim để tự tìm hiểu về cách thức hoạt động thực tế của mật nghị trong những tuần tới sẽ thấy rằng bộ phim có một số điểm không chính xác quan trọng — nhưng không phải mọi thứ trong phim đều là hư cấu.

Sau đây là cái nhìn (không đầy đủ) về những gì Conclave làm sai — và làm đúng — về quá trình bầu một giáo hoàng mới.

HƯ CẤU: Tranh biếm họa về các Hồng Y; vùng đất hoang mạc tâm linh

Một trong những "điểm không chính xác" được trích dẫn rộng rãi nhất của bộ phim, ít nhất là theo những người Công Giáo nổi tiếng, là cách bộ phim mô tả Hồng Y đoàn bị chia rẽ sâu sắc giữa các phe phái ý thức hệ và giáo hoàng là một chức vụ chính trị hơn là một chức vụ tâm linh.

Bộ phim vẽ nên một bức tranh không chính xác về các Hồng Y của Giáo hội là bè phái, nhỏ nhen, tham vọng và "vô cùng vô lý về mặt ý thức hệ", Matthew Bunson, một chuyên gia về Giáo hội và là giám đốc biên tập của EWTN News (công ty mẹ của CNA) cho biết.

"Những câu chuyện phiếm giữa các Hồng Y thật tầm thường. Thật vô vị, mang tính chính trị, vô cùng vô lý về mặt ý thức hệ ở cả hai phía. Thật không may, mọi nhân vật chính — mặc dù các diễn viên đều xuất sắc — đều vô vị, không tò mò và thiếu chiều sâu tâm linh triết học hoặc thần học nghiêm túc", Bunson nói với CNA.

“Họ là những nhân vật hoạt hình về những gì các Hồng Y — và tôi biết nhiều người — thực sự nói đến, và những loại vấn đề mà họ có thể thảo luận trong một mật nghị,” ông nói.

Trong suốt bộ phim, các Hồng Y chia thành các phe phái để cố gắng bầu "người đàn ông" của họ làm giáo hoàng, với một liên minh do Hồng Y Bellini có tư tưởng tiến bộ của Stanley Tucci lãnh đạo tìm cách cải cách Giáo hội bằng cách bác bỏ nhiều tín lý chính thống của Giáo hội; trong khi Hồng Y Tedesco (Sergio Castellitto) táo bạo, thô lỗ và công khai phân biệt chủng tộc ủng hộ, cuối cùng không thành công, cho quan điểm truyền thống hơn.

Những tia lửa bùng cháy trên màn ảnh khi các phe phái xung đột với nhau, những bộ xương rơi ra khỏi tủ quần áo, và các Hồng Y âm mưu cố gắng "giành" chức giáo hoàng cho phe hệ tư tưởng của họ. Bunson lưu ý rằng bất cứ nhân vật nào có vẻ ủng hộ quan điểm chính thống về tín lý của Giáo hội đều bị "đẩy ra khỏi đường" hoặc "bị phá hủy" hoàn toàn trong câu chuyện — chẳng hạn như một Hồng Y người Nigeria nghiêm khắc về mặt đạo đức, người mất hết hy vọng vào chức giáo hoàng sau khi tiết lộ rằng ông đã giả tạo làm cha của một đứa con bí mật.

Mặc dù một người quan sát bình thường có thể bị thu hút bởi những xung đột về ý thức hệ được mô tả trên màn ảnh, Bunson cho biết bộ phim bị "thiếu chiều kích trí thức và tâm linh đối với hầu hết mọi nhân vật". Ngay cả nhân vật chính của Ralph Fiennes, Hồng Y Lawrence, cũng "hạ thấp đạo đức trên nhiều mặt trận" trong suốt bộ phim, ông nói.

Các nhân vật kêu cầu danh Chúa nhiều lần trong suốt bộ phim, nhưng Chúa Giêsu hầu như không được nhắc đến; không có vị Hồng Y nào, mặc dù là linh mục, từng được thể hiện đang cử hành Thánh lễ; và Chúa Thánh Thần — được cho là "nhân vật chính" của bất cứ mật nghị nào, theo lời của Hồng Y Kurt Koch (ngoài đời thực) — không được nhắc đến một lần nào (ngoại trừ khi các nhân vật làm dấu thánh giá).

Nhân vật duy nhất về mặt tinh thần, Hồng Y Vincent Benítez (sẽ nói thêm về ông sau) là nhân vật duy nhất mà “về cơ bản thậm chí không thể được bầu làm giáo hoàng”, Bunson lưu ý.

Cuối cùng, việc thiếu chiều sâu tâm linh thực sự trong cách viết các nhân vật khiến các cuộc trò chuyện, lập luận và bài phát biểu của họ trở nên “khá buồn tẻ”, Bunson tiếp tục.

Trên thực tế, Bunson cho biết rằng mặc dù có một số khác biệt thực sự về mặt ý thức hệ giữa hơn 250 thành viên của Hồng Y đoàn từ khắp mọi nơi trên thế giới, “các Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới, mặc dù họ không biết nhau, nhưng có [một] tình anh em và hợp đoàn đáng chú ý với tư cách là thành viên của Hồng Y đoàn.”

“Nếu đây là một bộ phim chân thực về một mật nghị Công Giáo đích thực, thì bộ phim đó có thể thực sự mang tính lịch sử và tuyệt vời,” Bunson nói thêm.

Giám mục Robert Barron của Giáo phận Winona-Rochester, Minnesota, đã bày tỏ lời chỉ trích tương tự về cách trình bày mang tính ý thức hệ của bộ phim trên phương tiện truyền thông xã hội vào năm ngoái, nói đùa rằng: “Nếu bạn quan tâm đến một bộ phim về Giáo Hội Công Giáo mà ban biên tập của tờ New York Times có thể viết, thì đây chính là bộ phim dành cho bạn.”

Trong thế giới của bộ phim, ĐC Barron nói tiếp, “phẩm trật của Giáo hội là ổ chứa đầy tham vọng, tham nhũng và lòng ích kỷ tuyệt vọng… Những người bảo thủ là những kẻ cực đoan bài ngoại và những người theo chủ nghĩa tự do là những kẻ mưu mô tự phụ. Không ai có thể thoát khỏi tình huống không thể cứu vãn này.”

SỰ KIỆN: Quá trình diễn ra ngay sau khi vị giáo hoàng qua đời

Không có gì ngạc nhiên, khi Bộ phim bắt đầu với cái chết của vị giáo hoàng (trước đó). Bunson cho biết bộ phim mô tả quá trình diễn ra ngay sau khi giáo hoàng qua đời là khá chính xác.

Nhân vật chủ chốt trong bất cứ quá trình chuyển giao giáo hoàng nào là vị nhiếp chính, tức một Hồng Y được giao vai trò chính trong việc tổ chức quá trình trong thời gian trống ngôi giáo hoàng. Hồng Y Tremblay, vị nhiếp chính trong phim, phá vỡ chiếc nhẫn ngư phủ của giáo hoàng đã khuất — một quá trình thực sự và nổi tiếng tượng trưng cho việc phá vỡ con dấu của triều đại giáo hoàng quá cố.

Bộ phim bỏ qua việc chứng nhận cái chết của giáo hoàng, theo các chuẩn mực tang lễ mới của giáo hoàng, không diễn ra trong căn phòng nơi ngài qua đời mà trong nhà nguyện riêng của ngài. Là một phần của quá trình này, vị nhiếp chính gọi giáo hoàng quá cố ba lần bằng tên rửa tội của ngài, xác nhận rằng không có phản hồi.

Và sau đó, bộ phim kết hợp một số khía cạnh của vai trò của Niên Trưởng Hồng Y đoàn với vai trò Hồng Y nhiếp chính, giao một số nhiệm vụ của Hồng Y nhiếp chính trong việc sắp xếp mật nghị cho Hồng Y Lawrence do Ralph Fiennes thủ vai. (Bunson cho biết ông sẵn sàng bỏ qua những chi tiết nhỏ đó, có thể đã được thay đổi một chút để làm cho các cảnh phim có tác động hơn đối với nhân vật Fiennes.)

HƯ CẤU: Hồng Y ‘In pectore’

Hồng Y Benítez, người được cho là ứng viên giáo hoàng ngay từ khi tính cách của ông được giới thiệu, cho biết ông được cố giáo hoàng phong làm Hồng Y “in pectore” — tức là trong bí mật. Ông không đưa ra bất cứ tài liệu hay bằng chứng nào chứng minh ông là người mà ông tự nhận mình là, nhưng các Hồng Y khác lại chấp nhận ông gần như ngay lập tức.

Trên thực tế, Bunson cho biết, một Hồng Y được phong làm “in pectore” không thể tham gia mật nghị trừ khi giáo hoàng công khai tên của Hồng Y trước khi ngài qua đời.

“Vì vậy, ngay từ đầu, nhân vật này không đủ điều kiện để tham gia vào mật nghị này, vì ngay từ đầu ông không nên coi mình là một Hồng Y”, ông nói.

SỰ KIỆN: Bối cảnh và quy trình bỏ phiếu

Mật nghị hư cấu diễn ra tại Nhà nguyện Sistine của Vatican — mặc dù các nhà làm phim đã phải tái tạo nhà nguyện vô giá này cho bộ phim — giống như mật nghị thực sự.

Hệ thống mật nghị được chính thức hóa vào năm 1274 và các thủ tục của nó hiện được quản lý chặt chẽ theo tông hiến Universi Dominici Gregis của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, được sửa đổi bởi Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và không cho phép bất cứ sự đổi mới nào đối với các Hồng Y.

Theo truyền thống và luật lệ, mật nghị được tổ chức tại Nhà nguyện Sistine và việc bỏ phiếu được thực hiện một hoặc hai lần trong phiên họp buổi sáng và một hoặc hai lần trong phiên họp buổi chiều. Trong quá trình bỏ phiếu, từng Hồng Y đến gần bức tranh Phán xét cuối cùng của Michelangelo, đọc một lời cầu nguyện bằng tiếng Latinh và thả lá phiếu của họ vào một chiếc bình lớn. Sau đó, ba Hồng Y được chỉ định sẽ đọc to từng lá phiếu. Một người Công Giáo cần hai phần ba số phiếu bầu để được bầu làm giáo hoàng tiếp theo.

Khi một phiên họp kết thúc mà không có người nào đạt được đa số phiếu cần thiết, các lá phiếu sẽ bị đốt cháy, khiến khói đen bốc ra từ ống khói của Nhà nguyện Sistine. Tuy nhiên, nếu một giáo hoàng được bầu, họ sẽ đốt chúng cùng với một tác nhân hóa học, tạo ra khói trắng đặc trưng báo hiệu cuộc bầu cử của một giáo hoàng. (Tất cả những điều này được mô tả khá rõ trong phim, mặc dù Bunson cho biết một số điều đã được "cắt bớt một chút vì lợi ích của khán giả" và vì mục đích căng thẳng về mặt kịch tính.)

Đúng như bộ phim mô tả, khi cánh cửa Nhà nguyện Sistine đóng lại, thì thông thường, vị niên trưởng của Hồng Y đoàn sẽ thúc đẩy quá trình này. (Mặc dù có lẽ sẽ có ít bài phát biểu hơn như trong phim, vì những bài phát biểu đó đã được thực hiện trong các cuộc họp chung trước đó).

Tuy nhiên, trong trường hợp mật nghị sắp diễn ra ngoài đời thực, sự việc sẽ có vẻ hơi khác một chút vì tuổi tác của một số nhân vật chủ chốt đã cao.

Chỉ những Hồng Y dưới 80 tuổi mới đủ điều kiện tham gia mật nghị; đây là những “Hồng Y cử tri”. Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, 91 tuổi, là vị niên trưởng hiện tại (một lần nữa, ngoài đời thực) — tức là thành viên cao cấp nhất của Hồng Y đoàn, được chọn từ hàng ngũ các Hồng Y giám mục và được Đức Giáo Hoàng xác nhận.

ĐHY Re quá già để tham giatrong mật nghị, cũng như phó niên trưởng của ngài, ĐHY Hồng Y Leonardo Sandri. Vì vậy, mật nghị sắp tới sẽ do Hồng Y Pietro Parolin, giám mục Hồng Y cao cấp nhất đủ điều kiện tiếp theo và là bộ trưởng ngoại giao của Vatican, chỉ đạo.

HƯ CẤU: Cú ngoặt lớn

Ở tuyệt đỉnh của bộ phim, các Hồng Y vô tình bầu một người mà họ tin là đàn ông lên làm giáo hoàng — nhưng thực tế, Hồng Y mà họ bầu, Benítez, là một phụ nữ sinh học được cha mẹ nuôi dưỡng như một người đàn ông vì cô sinh ra với tình trạng liên giới tính [intersex].

CNA đã đề cập chi tiết về khía cạnh này của bộ phim vào tháng 10 năm ngoái, với cha sở chủng viện, Cha Carter Griffin, nói với CNA rằng giáo lý liên tục của Giáo hội về vấn đề này, được các giáo hoàng gần đây nhắc lại mạnh mẽ bao gồm cả Đức Phanxicô, là Giáo hội sẽ không — và trên thực tế, không thể — phong chức cho phụ nữ.

Trong trường hợp của kịch bản được mô tả trong phim, Griffin giải thích rằng "một bản sắc tình dục ổn định, an toàn và có trật tự là điều kiện cần thiết để đào tạo và thụ phong linh mục". Một người phụ nữ sinh học xác định là nam giới thực tế không phải là nam giới — và do đó sẽ không đủ điều kiện để được phong chức linh mục.

"Chính việc tạo nên chúng ta, từng cá nhân và có tính độc đáo, như là nam hay nữ xác định chúng ta là đàn ông hay đàn bà, chứ không phải cảm xúc hay lựa chọn chủ quan của chúng ta", ông nói.

Khi được phong chức linh mục, Griffin giải thích, một người đàn ông được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô một cách theo đó Chúa Giêsu thực sự hiện diện qua người này. Trong suốt chức linh mục của mình, nhưng đặc biệt là trong Thánh lễ, linh mục đứng vào vị trí của Chúa Kitô, người, với tư cách là chú rể, đã hy sinh mạng sống của mình cho cô dâu của mình là Giáo hội.

Do đó, chức linh mục là một dấu hiệu hữu hình nhằm chỉ ra thực tế vô hình về sự hiện diện của Chúa Kitô với tư cách là "người phối ngẫu" của cô dâu của mình, là Giáo hội, vốn luôn được hiểu là phụ nữ.

"Các linh mục được đồng hóa và kết hợp với Chúa Kitô theo cách mà họ thực hiện chức cha thiêng liêng của mình trong sự kết hợp với Giáo hội nữ tính. Việc phong chức cho phụ nữ sẽ che khuất vai trò làm cha của linh mục cũng như tính nữ của cô dâu của Chúa Kitô", Griffin nói.

Trong khi Giáo hội không thể truyền chức cho họ, thì có vô số cách mà phụ nữ đã phục vụ và tiếp tục phục vụ Giáo Hội Công Giáo từ lâu, chẳng hạn như thông qua các dòng tu, trong đời sống giáo xứ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, trong các chức vụ Công Giáo khác và trong các gia đình Công Giáo.

“Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta khác nhau một phần để chúng ta có thể thực hiện các vai trò khác nhau và bổ sung cho nhau như những người mẹ và người cha. Điều này đúng trong phạm vi tự nhiên nhưng cũng đúng trong trật tự ân sủng,” Griffin nói
 
Đức tin và Ngôi vị Giáo hoàng
Vũ Văn An
18:32 07/05/2025

Cha Paul D. Scalia, trên The Catholic Things, ngày 27 tháng 4 năm 2025, viết rằng: Trong tuần qua, cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thống trị tin tức. Trong vài tuần tới, cuộc bầu cử người tiền nhiệm của ngài cũng sẽ như vậy. Và hôm nay, Giáo hội đặt trước chúng ta câu chuyện về sự nghi ngờ của Thomas và do đó, về ý nghĩa của đức tin. (Ga 20:19-31) Trong sự quan phòng của Chúa, bối cảnh này định hướng suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng ta về vị giáo hoàng và vị giáo hoàng tiếp theo.

Rồi, Người nói với Thomas, "Đặt ngón tay của con vào đây và xem bàn tay của thầy, và đưa bàn tay của con và đặt nó vào cạnh sườn thầy, và đừng cứng lòng tin, nhưng hãy tin." Bây giờ, thật là một điều không hay khi gọi vị Tông đồ này là "Tôma nghi ngờ." Đúng, ngài đã "không tin." Nhưng đó không phải là kết thúc câu chuyện của ngài. Ngài đã công bố Tin mừng ở những vùng đất xa xôi và đã tử đạo vì Chúa Kitô. Ngài cũng nên được ghi nhớ vì điều đó.

Tất nhiên, không thể thoát khỏi sự nghi ngờ của Thomas: Tôi sẽ không tin. Nhưng ngay cả ở đó, chúng ta vẫn có thể thu thập được một số lợi ích về mặt tinh thần, đó là lý do tại sao sự kiện này được ghi lại. Sai lầm của Thomas hoàn toàn có lợi cho chúng ta, vì cuối cùng nó cũng có lợi cho ngài. Nó dạy chúng ta ý nghĩa của việc tin tưởng.

Đầu tiên, đức tin đến từ Giáo hội. Thomas không tin rằng các môn đệ đã nhìn thấy Chúa, rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Nhưng quan trọng hơn, ngài không tin vào lời chứng của Giáo hội. Vì khi các môn đệ nói với Thomas, "Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa", thì trên thực tế, chính Giáo hội đang làm chứng về Sự phục sinh. Đó là Giáo hội công bố những gì cần phải tin. Thomas không tin vào Sự phục sinh vì ngài không chấp nhận lời chứng của Giáo hội.

Cách duy nhất để chúng ta biết Chúa và những lời dạy của Người là thông qua Giáo hội của Người. Tin không có nghĩa là tự mình chứng minh điều đó, như Thomas muốn làm. Nó có nghĩa là tiếp nhận và chấp nhận những gì Giáo hội tin tưởng và dạy. Hành động đức tin của một cá nhân không thể tách rời khỏi đức tin của Giáo hội.

Có lần, khi bảo vệ việc trở lại đạo Công Giáo, Thánh Elizabeth Ann Seton đã thốt lên với một người họ hàng rằng, tôi tin mọi điều mà Công đồng Trent dạy - dù tôi thậm chí chưa đọc nó! Nghe có vẻ điên rồ đối với nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa của chúng ta. Nhưng nó nắm bắt được sự thật rằng đức tin của chúng ta không dựa trên sự thông minh hay bằng chứng của con người, mà dựa trên giáo huấn có thẩm quyền của Giáo hội. Chính Giáo hội là người tin trước. Mỗi người chúng ta có thể nói rằng tôi tin chỉ vì trước tiên Giáo hội nói rằng chúng tôi tin.

Sự hoài nghi của Thánh Thomas của Caravaggio, 1602 [Sanssouci, Potsdam, Đức]


Thứ hai, đức tin có nội dung. Các tông đồ tuyên bố với Thomas một chân lý cụ thể, Sự phục sinh. Và Thomas làm cho điều khoản đức tin này trở nên cụ thể hơn nữa: "Nếu tôi không thấy dấu đinh trên tay Người, nếu tôi không đặt ngón tay vào vết đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi sẽ không tin". Đây không chỉ là đức tin vào Sự phục sinh mà còn là đức tin vào sự phục sinh về mặt thể xác.

Chúng ta không tin vào Chúa theo cách mơ hồ hay chung chung. Chúng ta tin vào một vị Chúa cụ thể, rõ ràng, Đấng đã tự mặc khải qua lời nói và hành động, và được biết đến qua các điều khoản của Kinh Tin Kính.

Thật ngớ ngẩn khi khuyên ai đó "Chỉ cần tin!" hoặc "Hãy có đức tin!" Tin vào điều gì? Đức tin vào ai? Nội dung của đức tin tạo nên tất cả sự khác biệt. Nó quyết định liệu chúng ta có đức tin hay không. Tin vào Chúa Ba Ngôi ban cho chúng ta sự thật và dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi. Tin vào sai lầm hoặc chỉ có quan điểm tôn giáo sẽ khiến chúng ta đi lạc, bất kể chúng ta có thiện chí đến đâu.

Vài năm trước, khi đó là Hoàng tử Charles đã suy gẫm về việc thay đổi danh hiệu truyền thống của quốc vương Anh từ "Người bảo vệ đức tin duy nhất [defender of The faith]" thành "Người bảo vệ đức tin [defender of Faith]". Công bằng mà nói, có lẽ nên thay đổi danh hiệu. Nhưng đề xuất của nhà vua hiện tại có tính hiện đại một cách điển hình, làm mất đi mọi nội dung của đức tin. Nó bác bỏ "Đức tin duy nhất [the Faith]", ngụ ý một nội dung tín điều cụ thể, thay vì "đức tin", không được chỉ định. Đối với nền văn hóa của chúng ta, đức tin chỉ là một loại niềm tin mơ hồ vào một điều gì đó, ở đâu đó... ngoài kia.

Sự mơ hồ về đức tin này tất yếu dẫn đến quan niệm cho rằng tất cả các tôn giáo đều giống nhau, chỉ là những con đường khác nhau dẫn đến Chúa. Sự tầm thường hóa niềm tin này xúc phạm đến các thành viên của các tôn giáo khác ("Bạn là người Hồi giáo ư? Thật trùng hợp, tôi là người Công Giáo!"). Quan trọng hơn, nó không coi trọng đức tin của chúng ta. Chúng ta không tin vào những ý tưởng của riêng mình về Chúa. Chúng ta tin vào một Chúa thật đã mặc khải cho chúng ta và dạy chúng ta cách sống hiệp nhất với Người.

Giáo hội là phương tiện của Chúa - "Sấm ngôn" của Người như Newman đã nói - được ban cho chúng ta để truyền bá giáo lý cứu rỗi này trên khắp thế giới và trong suốt lịch sử. Bởi vì Giáo hội tin tưởng, những người khác sẽ đến với Đức tin.

Chúa Kitô đã thiết lập ngôi vị giáo hoàng như nền tảng vững chắc của Giáo hội, một tảng đá, để công bố giáo lý cứu rỗi của Người. Trách nhiệm đầu tiên và cơ bản của vị giáo hoàng là bảo tồn và truyền lại kho tàng Đức tin. Ngài không cần phải là một nhà hùng biện hay nhà thần học hay nhà quản lý hay nhà ngoại giao vĩ đại – bất kể những hồng phúc đó có ích lợi như thế nào. Ngài cần phải củng cố đức tin của chúng ta. (xem Luca 22:32)

Mọi thứ khác trong Giáo hội đều phụ thuộc vào sự rõ ràng về tín lý. Không có nó, chúng ta không có đức tin mà chỉ có ý kiến tôn giáo. Không có nó, chúng ta không biết cách thờ phượng “trong tinh thần và chân lý.” (Ga 4:23) Không có nó, chúng ta không biết cách yêu Chúa và tha nhân vì chúng ta không biết sự thật về Chúa và con người. Bản thân việc giảng dạy giáo lý là một hành động bác ái, dẫn dắt mọi người ra khỏi sai lầm, ra khỏi sự thờ phượng sai lầm, để biết và yêu Chúa thật duy nhất.
 
Suy gẫm từ Đất Thánh: bi đát nhưng không mất hy vọng
Vũ Văn An
18:39 07/05/2025

Sami El-Yousef, Giám đốc điều hành của Tòa Thượng Phụ Công Giáo Jerusalem, trên trang mạng của Tòa Thượng phụ ngày 9 tháng Tư, có bài suy gẫm về tình hình nhân đạo tại Gaza và West Bank (https://www.lpj.org/en/news/reflections-from-the-holy-land-hope-must-replace-despair);



Có rất nhiều hy vọng trong những tháng gần đây, đầu tiên là thỏa thuận ngừng bắn với Lebanon, sau đó là thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Súng đã ngừng, các con tin Israel được thả và hàng cứu trợ nhân đạo được chuyển đến Gaza với số lượng lớn, mang lại sự cứu trợ tạm thời được cho là khởi đầu cho hồi kết của cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc này. Việc chuyển sang giai đoạn thứ hai của thỏa thuận không bao giờ thành hiện thực và Israel đã khởi động lại cuộc tấn công quân sự vào Gaza ở mức độ chưa từng thấy trước đây. Số người thiệt mạng ở Gaza kể từ khi bắt đầu chiến tranh đã vượt quá 50,000 người, trong đó có hàng chục nghìn phụ nữ và trẻ em. Một lệnh cấm vận chặt chẽ đã được áp đặt trở lại khi lệnh ngừng bắn sụp đổ vào ngày 18 tháng 3, bao gồm nước, thuốc men, thực phẩm và điện, tạo ra thảm họa nhân đạo do con người gây ra khó khăn nhất trong lịch sử hiện đại. Gaza đã trở nên không thể sinh sống đối với 2.2 triệu cư dân do mức độ tàn phá, với các kế hoạch chắc chắn nhằm xóa sổ cư dân bản địa khỏi dải đất này. Không rõ viễn cảnh này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng sự im lặng trên toàn thế giới thật đáng sợ! Đối với cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, gần 50 người đã mất mạng, trong đó 20 người thiệt mạng do giao tranh trực tiếp và 30 người do bị bỏ bê y tế do thiếu thuốc men và bệnh viện hoạt động. Những gì còn lại là khoảng 650 linh hồn dũng cảm mà chúng tôi sẽ tiếp tục làm những điều không thể để cung cấp cho họ trong khả năng của mình vì khoảng 450 người trong số họ vẫn là người tị nạn tại khu phức hợp Thánh Gia ở thành phố Gaza.

Bờ Tây cũng đang phải đối diện với những điều kiện chưa từng có về phong tỏa và hạn chế đi lại, bạo lực hung hăng của những người định cư đối với người dân địa phương, việc xóa bỏ hoàn toàn các trại tị nạn như Jenin và Tulkarem với các kế hoạch rõ ràng cho các trại tị nạn khác rải rác xung quanh Bờ Tây, tạo ra một làn sóng người tị nạn lần thứ hai hoặc thứ ba ước tính khoảng 40,000 người. Cuộc sống ở Bờ Tây chẳng có gì ngoài bình thường, với hơn 900 trạm kiểm soát và gần 300 rào chắn cố định cô lập các làng mạc và thị trấn và biến chúng thành nhà tù qua đêm theo chỉ đạo của lực lượng Israel. Tình trạng kẹt xe trong một số trường hợp khiến du khách phải mất tới bảy giờ để đi từ thị trấn Palestine này sang thị trấn Palestine khác đã trở thành điều bình thường! Chưa kể đến tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục có thể lên tới 70% ở một số khu vực và một số ngành. Giấy phép làm việc ở Israel ở mức tối thiểu tuyệt đối khi người lao động Palestine thường xuyên bị thay thế bởi người lao động nước ngoài với chi phí gấp đôi và hiệu quả chỉ bằng một nửa. Nhưng ai mà đếm chứ! Cuộc sống của người Palestine sống ở Gaza và Bờ Tây đã trở nên không thể chịu đựng được theo bất kỳ tiêu chuẩn nào của con người. Tôi e rằng với phương tiện truyền thông xã hội và sự lan rộng của các mạng lưới tin tức, tôi cho rằng mình không tiết lộ bất kỳ bí mật nào!

Đối với Israel, có rất nhiều nhóm trong xã hội Israel đang biểu tình hàng ngày với số lượng lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người vì nhiều lý do khác nhau. Một số nhóm yêu cầu ngừng bắn và đảm bảo việc thả con tin là ưu tiên hàng đầu; những người khác biểu tình phản đối cải cách pháp lý và/hoặc quá trình sa thải người đứng đầu Shabak (cơ quan an ninh Israel) hoặc tổng chưởng lý của chính phủ, trong khi một nhóm người Do Thái Chính thống thứ ba phản đối động thái bắt họ phải nhập ngũ. Không một ngày nào trôi qua ở các thành phố chính của Israel cũng như Jerusalem mà không chứng kiến một cuộc biểu tình, nhưng một lần nữa, liệu chính phủ cực hữu này có lắng nghe người dân của mình không? Gần đây, chính phủ đã thông qua ngân sách năm 2025, đặt gánh nặng rất lớn lên vai những công dân chăm chỉ làm việc để chi trả cho cuộc chiến tốn kém này với mức giá và thuế tăng mạnh, và người dân thường phải gánh chịu tất cả!

Tôi cho rằng diễn biến đáng buồn nhất kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 là mối quan hệ giữa người Israel và người Palestine trở nên hết sức phân cực, đặc trưng bởi sự thiếu tin tưởng hoàn toàn. Không bên nào nhìn thấy đối tác hòa bình ở phía bên kia, và không bên nào nhìn thấy khía cạnh nhân đạo của bên kia. Hiện tại, Đất Thánh đang chứng kiến sự hội tụ của các lễ hội cho cả ba tôn giáo độc tôn. Anh chị em Hồi giáo của chúng ta vừa kỷ niệm kết thúc tháng lễ Ramadan linh thiêng; những người theo đạo Thiên chúa đang chứng kiến mùa chay để chuẩn bị cho lễ Phục sinh và những người anh chị em Do Thái của chúng ta đang chuẩn bị cho lễ Vượt qua trong vài tuần ngắn ngủi nữa. Đây là thời gian ăn chay và cầu nguyện, thời gian mà tất cả mọi người đều phải tuân theo lời dạy của tôn giáo tương ứng của mình. Nếu như vậy, chúng ta sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn nhiều ngày nay và chiến tranh sẽ chấm dứt ngay lập tức, hòa bình và công lý sẽ chiến thắng. Ở giai đoạn này, chúng ta còn rất xa thực tế này!

Sau khi vẽ nên một thực tế tương đối ảm đạm nhưng thực tế, tôi cũng phải nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ, cũng không để hy vọng phai nhạt. Tôi rất tự hào về công việc của mình tại Tòa Thượng phụ Latinh, nơi chúng tôi từ chối tuyệt vọng và tiếp tục thiết kế và thực hiện các chương trình nhân đạo và mục vụ hỗ trợ cộng đồng địa phương, chưa kể đến giáo dục thông qua mạng lưới trường học rộng lớn của chúng tôi. Các chương trình nhân đạo rộng lớn bao gồm hỗ trợ học phí, cấp cứu y tế và thuốc men, phiếu thực phẩm và hỗ trợ tiền mặt, tiện ích và thanh toán tiền thuê nhà đã tiếp cận hàng nghìn người ở Bờ Tây, trong khi các dự án tạo việc làm và tạo thu nhập rộng rãi hỗ trợ lên tới hàng trăm người. Rõ ràng là chúng tôi không thể hỗ trợ cho tất cả mọi người, nhưng đối với những người chúng tôi có thể tiếp cận, đó là cứu cánh cho nhiều người. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này miễn là còn nhu cầu. Về vấn đề này, thật là một trải nghiệm đáng mừng khi được tiếp đón một phái đoàn mở rộng của Ủy ban Đất Thánh của Dòng Mộ Thánh và hộ tống họ đến nhiều giáo xứ, trường học và trung tâm khác nhau để đánh giá tác động của công việc của chúng tôi, để lại cho chúng tôi phản hồi rất tích cực.

Giữ vững đức tin và hy vọng là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong điều kiện vô cùng tuyệt vọng mà chúng ta đang sống. Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để đóng góp tích cực cho xã hội của mình, điều này không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ đáng kinh ngạc mà chúng tôi nhận được từ khắp nơi trên thế giới. Một số người không thể làm gì hơn là cầu nguyện cho chúng tôi, và đây chắc chắn là sự đóng góp mạnh mẽ nhất; những người khác cung cấp sự hỗ trợ về mặt tinh thần và liên đới; và nhiều người khác cung cấp hỗ trợ tài chính. Chúng tôi không thể làm những gì chúng tôi làm nếu không có sự hỗ trợ của bạn và vì điều đó, chúng tôi thực sự biết ơn tất cả bạn bè của chúng tôi trên khắp thế giới. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi hay đơn độc! Ramadan Mubarak gửi đến những người anh chị em Hồi giáo của chúng tôi, và một Lễ Vượt qua và Phục sinh vui vẻ đến những người anh chị em Do Thái và Kitô giáo của chúng tôi.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tôn vinh Đức Mẹ tháng Hoa CN 04-5, Gx. ĐMLV, Miami
Giao Xu
16:22 07/05/2025
Rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ tháng Hoa CN 04-5, Gx. ĐMLV, Miami

XEM HÌNH
 
Văn Hóa
Sách biếu: Đức Phanxicô lâm trọng bệnh, qua đời và Rôma trống tòa
Vũ Văn An
05:05 07/05/2025

Sách biếu: Đức Phanxicô lâm trọng bệnh, qua đời và Rôma trống tòa

http://vietcatholic.net/Media/Francis, illness, death, interregnum.pdf
 
VietCatholic TV
Sỉ nhục lớn cho Putin: Drone Ukraine đánh tới tấp vào Moscow, hàng chục phi trường phải đóng cửa
VietCatholic Media
03:06 07/05/2025


1. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công đóng cửa tất cả các phi trường quốc tế của Mạc Tư Khoa

Bốn phi trường quốc tế của Mạc Tư Khoa đã đóng cửa trong nhiều giờ sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào thủ đô, sau đó lan sang các thành phố và phi trường khác của Nga.

Bộ Quốc phòng Nga cho các hãng thông tấn địa phương biết rằng lực lượng Nga đã bắn hạ 105 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chỉ trong một đêm. phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết “Đây là con số máy bay điều khiển từ xa lớn nhất mà kẻ thù sử dụng để tấn công Thủ đô”.

Theo Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin, chỉ riêng gần Mạc Tư Khoa đã có 19 máy bay điều khiển từ xa bị phá hủy, không gây thương tích.

Truyền thông Nga đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cơ quan an toàn vận tải hàng không Nga, cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã gây ra tình trạng gián đoạn tại 13 phi trường của Nga vào sáng sớm thứ Ba.

Ngoài bốn phi trường ở Mạc Tư Khoa, các hạn chế bay cũng được áp dụng tại các phi trường ở Kaluga, Volgograd, Saratov, Samara, Ivanovo, Nizhny Novgorod, Yaroslavl, Kazan và Nizhnekamsk, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.

Các cuộc tấn công nhằm vào thủ đô Nga đã xảy ra vào đêm thứ hai liên tiếp khi Mạc Tư Khoa chuẩn bị cho cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng vào thứ Sáu đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày đánh bại Đức Quốc xã. Cuộc diễn hành sẽ có sự tham dự của các nhà lãnh đạo đồng minh của Nga, bao gồm Tập Cận Bình của Trung Quốc và Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil, cũng như Putin.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo vào cuối tuần rằng chính phủ của ông không thể bảo đảm an toàn cho các phái đoàn nước ngoài đến thăm Mạc Tư Khoa để tham dự cuộc diễn hành vào thứ Sáu, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn trong ba ngày của Putin trong khi lực lượng Nga vẫn tiếp tục tấn công Ukraine.

“Chúng tôi không thể chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga,” Tổng thống Zelenskiy nói với các phóng viên.

[Politico: Ukrainian drone attacks close Moscow airports]

2. Hung thần Kadyrov của Chechnya xin Putin cho từ chức nhà lãnh đạo Cộng hòa Chechnya

Nhà độc tài Chechnya Ramzan Kadyrov đã hỏi Putin liệu ông có thể từ chức nhà lãnh đạo Cộng hòa Chechnya hay không, ông trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga Chechnya Today vào ngày 6 tháng 5.

Kadyrov đã cai trị Chechnya kể từ năm 2007. Dưới sự lãnh đạo của ông, Cộng hòa Chechnya đã trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới, khét tiếng với các vụ mất tích cưỡng bức, tra tấn và giết người ngoài vòng pháp luật.

Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Kadyrov và gia đình ông vì hành vi vi phạm nhân quyền ở Chechnya.

“Tôi cũng đã nghe những tin đồn đó về việc từ chức. Họ nói đủ thứ chuyện. Ngược lại, tôi đang yêu cầu được miễn nhiệm khỏi chức vụ của mình,” Kadyrov nói. “Tôi hy vọng rằng yêu cầu của tôi sẽ được chấp thuận.”

Kadyrov nói rõ rằng quyết định về việc ông có được từ chức hay không hiện tùy thuộc vào Putin.

Tuyên bố của Kadyrov được đưa ra trong bối cảnh có tin tức rằng căn bệnh hoại tử tụy của nhà độc tài Chechnya đang tiến triển nhanh chóng và ông được cho là đã chỉ định con trai nhỏ Adam mới 17 tuổi làm người kế nhiệm, theo hãng truyền thông độc lập của Nga Novaya Gazeta Europe.

Đây không phải là lần đầu tiên Kadyrov xin từ chức. Ông đã đưa ra những tuyên bố tương tự vào năm 2016, 2017 và 2022, theo hãng truyền thông độc lập Astra của Nga. Trong những trường hợp trước, đơn từ chức của ông đã không được chấp thuận.

[Kyiv Independent: Kadyrov asks Putin if he can resign as head of Chechen Republic]

3. Hegseth được cho là đã ra lệnh tạm dừng viện trợ cho Ukraine mà không có sự cho phép của Tổng thống Trump

Reuters đưa tin ngày 6 tháng 5, trích dẫn nguồn tin giấu tên, rằng văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã ra lệnh tạm dừng các chuyến bay viện trợ quân sự tới Ukraine vào đầu tháng 2 mà không thông báo cho Tòa Bạch Ốc.

Việc đình chỉ này được cho là ảnh hưởng đến 11 lô đạn pháo và vũ khí từ Căn cứ Không quân Dover và một căn cứ của Hoa Kỳ tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Lệnh này được ban hành khoảng một tuần sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, đã ngay lập tức gây ra mối lo ngại ở Kyiv và các quan chức ở Ba Lan, những người đã liên hệ với Washington để xin câu trả lời.

Các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu tại Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao không biết về quyết định này và không thể trả lời các câu hỏi.

Các chuyến bay đã được nối lại vào ngày 5 tháng 2, sau ba ngày tạm dừng, do sự can thiệp được cho là của Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz, một nguồn tin cho biết.

Reuters đưa tin vào tháng 2 rằng Hoa Kỳ đã tạm dừng các chuyến hàng vũ khí tới Ukraine trong thời gian ngắn khi chính quyền mới của Tòa Bạch Ốc tranh luận về các chính sách của mình đối với Kyiv.

Lệnh bằng lời này được cho là xuất phát từ văn phòng của Hegseth sau cuộc họp về Ukraine tại Phòng Bầu dục vào ngày 30 tháng Giêng, nơi việc cắt viện trợ đã được thảo luận nhưng không được Tổng thống Trump chấp thuận.

Bốn người hiểu rõ vấn đề này nói với Reuters rằng một nhóm nhỏ nhân viên Ngũ Giác Đài, nhiều người trong số họ từ lâu đã phản đối viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, đã khuyên Hegseth nên ngừng viện trợ.

Tổng thống và các quan chức cao cấp khác vẫn không biết về việc đình chỉ cho đến khi các đối tác Ukraine và Âu Châu nêu lên mối lo ngại. Các chuyến bay bị hủy được cho là đã khiến Bộ Tư lệnh Vận tải Hoa Kỳ, gọi tắt là TRANSCOM thiệt hại 2,2 triệu đô la.

Các loại vũ khí này trước đây đã được phê duyệt dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden và được Quốc hội cho phép. Kể từ khi nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump bắt đầu vào tháng Giêng, không có gói viện trợ mới nào được phê duyệt.

Hoa Kỳ đã tạm thời dừng cung cấp quân sự cho Ukraine vào tháng 3 trước khi khởi động lại sau khi Kyiv đồng ý với kế hoạch ngừng bắn trong các cuộc đàm phán tại Jeddah vào ngày 11 tháng 3.

Trong cuộc phỏng vấn với CBS News ngày 13 tháng 4, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã thúc giục Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ phòng không, nói rằng Ukraine sẵn sàng mua 10 hệ thống Patriot do Hoa Kỳ sản xuất với giá 15 tỷ đô la để bảo vệ các thành phố lớn.

Phòng không của Kyiv ngày càng chịu nhiều áp lực trong bối cảnh thiếu hỏa tiễn

“Chúng tôi sẽ tìm tiền và chi trả cho mọi thứ”, Tổng thống Zelenskiy nói, nhấn mạnh ý định mua chứ không phải yêu cầu mua thêm các hệ thống bổ sung của Ukraine.

Tổng thống Trump đã bác bỏ yêu cầu này vào ngày hôm sau, cáo buộc Ukraine “luôn tìm cách mua hỏa tiễn” và đổ lỗi sai cho Kyiv về việc kích động chiến tranh.

Tổng thống Trump vẫn chưa làm rõ liệu viện trợ quân sự của Hoa Kỳ có tiếp tục hay không nếu các cuộc đàm phán hòa bình với Nga thất bại, làm dấy lên mối lo ngại trong các đồng minh về cam kết lâu dài của Washington.

Hệ thống phòng không Patriot có trụ sở tại Israel sẽ được chuyển giao cho Ukraine sau khi tân trang, tờ New York Times đưa tin vào ngày 4 tháng 5, trích dẫn nguồn tin từ bốn quan chức Mỹ hiện tại và trước đây giấu tên.

Mạc Tư Khoa đã từ chối lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày, yêu cầu những nhượng bộ đặc biệt, bao gồm cả việc dừng mọi viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine.

[Kyiv Independent: Hegseth reportedly ordered Ukraine aid pause without Trump's knowledge]

4. Máy bay điều khiển từ xa của Nga tấn công bệ phóng HIMARS của Ukraine

Một đoạn video có vẻ cho thấy một đơn vị máy bay điều khiển từ xa của Nga đã phá hủy một trong những bệ phóng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ sản xuất của Ukraine gần tiền tuyến ở khu vực Donetsk.

Nhóm máy bay điều khiển từ xa tinh nhuệ của Nga, Rubicon Center of Advanced Unmanned Technologies, đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công. Họ cho biết đã phá hủy hệ thống HIMARS gần làng Rusyn Yar, cách tiền tuyến khoảng 18 dặm.

Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV của Nga tiêu diệt thành công một trong những hệ thống HIMARS của Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2 năm 2022.

Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng loại vũ khí này, thường nhắm vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không và sở chỉ huy tiên tiến nhất của Nga.

Trong bài đăng trên Telegram, Trung tâm Công nghệ Điều khiển từ xa Tiên tiến Rubicon của Nga viết: “Hướng Donetsk. Cách tiền tuyến 30 km, nhóm tác chiến Rubicon đã phát hiện và phá hủy HIMARS.”

Một đoạn video kèm theo bài đăng cho thấy hệ thống này chìm trong biển lửa, với khói đen dày đặc bốc lên trời.

Ukraine đã điều động HIMARS trên nhiều mặt trận, đặc biệt là ở Donetsk và Luhansk — hai khu vực phần lớn nằm dưới sự xâm lược của Nga.

Điện Cẩm Linh đã thúc đẩy việc chiếm giữ hoàn toàn hai khu vực này kể từ khi Nga xâm lược miền Đông Ukraine vào năm 2014.

Hoa Kỳ đã chuyển giao ít nhất 39 đơn vị HIMARS cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Chúng được cho là đã giúp Kyiv gây ra tổn thất đáng kể cho các tài sản quân sự của Nga.

Nga thành lập đơn vị tác chiến máy bay điều khiển từ xa chuyên dụng vào tháng 8 năm 2024 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Andrey Belousov. Theo Bộ Quốc phòng, đơn vị này đào tạo các giảng viên có tay nghề cao được lựa chọn từ các chuyên gia máy bay điều khiển từ xa trong các đơn vị và đội hình quân đội.

Giao tranh ở Donetsk dự kiến sẽ gia tăng khi lực lượng Nga tiếp tục nỗ lực giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực này.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Ba rằng Nga có ý định thực hiện kế hoạch ngừng bắn ba ngày tại Ukraine từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 5.

Nhưng ông cho biết rằng “nếu chế độ Kyiv không làm như vậy và tiếp tục cố gắng tấn công các vị trí và cơ sở của chúng tôi, thì phản ứng thích hợp sẽ được đưa ra ngay lập tức”.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã phủ nhận tin tức của Nga.

[Newsweek: Russian Drones Strike Ukraine's HIMARS Launcher In War's First: Video]

5. Văn phòng Tổng thống cho biết tòa án đặc biệt chống lại giới lãnh đạo Nga có thể được thành lập vào năm 2026

Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Năm, Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết tòa án đặc biệt về tội ác xâm lược của Nga đối với Ukraine dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2026.

Tòa án, được thành lập để hoạt động trong Hội đồng Âu Châu, sẽ tập trung vào các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Nga, đặc biệt là nhà độc tài Vladimir Putin.

Yermak cho biết: “Tòa án đặc biệt có thể bắt đầu hoạt động sớm nhất là vào năm tới. Năm nay, chúng tôi đang hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thành lập tòa án đặc biệt: tuyển dụng thẩm phán và ban thư ký, thực hiện các quy tắc, quy định và thủ tục”.

Ông nhấn mạnh rằng một dự thảo điều lệ cho tòa án đặc biệt có chức năng quản lý đầy đủ công việc của tòa án này đã được lập ra.

“Một tòa án đặc biệt về tội xâm lược chống lại Ukraine đã được thành lập trong khoảng hai năm. Điều này khá nhanh, xét đến các vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm mà chúng tôi phải tìm cách thỏa hiệp”.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là người ủng hộ mạnh mẽ cho tòa án, tìm cách buộc Putin phải chịu trách nhiệm về việc phát động cuộc xâm lược toàn diện gần ba năm trước.

Chính quyền Ukraine đã ghi nhận hàng ngàn tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra, bao gồm các cuộc tấn công cố ý vào dân thường, các địa điểm văn hóa và cơ sở y tế, cũng như các trường hợp tra tấn và trục xuất cưỡng bức.

Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và Maria Lvova-Belova, quan chức Nga giám sát việc trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine về Nga.

Vào tháng 3 năm 2024, ICC cũng đã ban hành lệnh truy nã hai chỉ huy quân sự người Nga vì tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào mùa đông năm 2022-2023.

Không giống như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng — những cáo buộc áp dụng cho cá nhân ở mọi cấp độ của một cuộc xung đột quân sự — tội xâm lược là cáo buộc chỉ có thể được đưa ra chống lại giới lãnh đạo cao cấp của một quốc gia xâm lược.

Trong khi Nga huấn luyện trẻ em bị bắt cóc cho chiến tranh, Ukraine phải chiến đấu gian khổ để đưa chúng về nhà.

[Kyiv Independent: Special tribunal against Russian leadership may be launched in 2026, President's Office says]

6. Lithuania sẽ gài mìn dọc theo toàn biên giới với Nga, và Belarus trong kế hoạch quốc phòng mới trị giá 1,2 tỷ đô la

Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Năm, Dovilė Šakalienė, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania thông báo rằng nước này sẽ đầu tư 1,1 tỷ euro, hay 1,2 tỷ đô la, trong thập niên tới để tăng cường phòng thủ dọc biên giới phía đông với Nga và Belarus.

Lithuania giáp với vùng đất Kaliningrad của Nga ở phía tây nam và Belarus ở phía đông và phía nam. Căng thẳng giữa NATO và Mạc Tư Khoa đã leo thang kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Bà cho biết sáng kiến này nhằm mục đích “ngăn chặn và làm chậm” một cuộc xâm lược có thể xảy ra. Khoảng 800 triệu euro, hay 905 triệu đô la, sẽ được phân bổ cho việc mua và lắp đặt mìn chống tăng để ngăn chặn hành động xâm lược tiềm tàng.

Các cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Âu Châu trong vòng năm năm tới, với lý do Nga ngày càng có thái độ hung hăng.

Các quan chức Lithuania đã ưu tiên bảo vệ Hành lang Suwalki, một tuyến đường chiến lược nối liền Lithuania với Ba Lan, được coi là rất quan trọng đối với sườn phía đông của NATO.

Vào tháng Giêng, Vilnius công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức từ 5% đến 6% GDP hàng năm từ năm 2026 đến năm 2030, với lý do lo ngại mối đe dọa từ sự xâm lược của Nga trong khu vực.

Vào ngày 18 tháng 3, Lithuania, Estonia, Latvia và Ba Lan tuyên bố ý định rút khỏi Công ước Ottawa, một hiệp ước quốc tế cấm các loại mìn sát thương cá nhân.

Mạc Tư Khoa đã phản ứng gay gắt với những động thái này. Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, gọi tắt là SVR Sergey Naryshkin đã cảnh báo vào ngày 15 tháng 4 rằng Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic sẽ là “những nước đầu tiên phải chịu thiệt hại” trong một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.

[Kyiv Independent: Lithuania to mine border with Russia, Belarus in new $1.2 billion defense plan]

7. Bắc Hàn gửi gần 15.000 người di cư đến Nga để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động, Wall Street Journal đưa tin

Tờ Wall Street Journal đưa tin ngày 5 tháng 5, trích dẫn nguồn tin tình báo Nam Hàn, rằng Bắc Hàn đã gửi khoảng 15.000 lao động di cư đến Nga để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động.

Động thái này rõ ràng là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua sau vụ thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM của Bắc Hàn.

Bắc Hàn là một trong những nước ủng hộ Nga mạnh mẽ nhất kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu. Hợp tác kinh tế và quân sự chỉ ngày càng sâu sắc hơn, và hai nước đã phê chuẩn một hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 11.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, trích dẫn ước tính của phương Tây, rằng tình trạng thiếu hụt lao động ở Nga là do tổn thất nặng nề trong cuộc chiến tranh với Ukraine, tỷ lệ sinh thấp và tình trạng người dân chạy trốn ra nước ngoài.

Theo Bộ Lao động Nga, đến năm 2030, tình trạng thiếu hụt lao động của nước này có thể lên tới 2,4 triệu người, so với mức 1,5 triệu hiện nay.

Để bù đắp, Nga đã bắt đầu thu hút lao động từ quốc gia đồng minh, những người hiện đang làm việc chủ yếu ở Viễn Đông. Trong khi đó, chính quyền Nga hy vọng rằng lao động Bắc Hàn sẽ sớm xuất hiện ở các thành phố lớn ở các khu vực khác.

Theo truyền thông, các nhà tuyển dụng Nga đánh giá cao lao động Bắc Hàn vì họ sẵn sàng làm việc 12 giờ với mức lương thấp và không phàn nàn về điều kiện làm việc.

Nhiều công nhân Bắc Hàn đến Nga bằng thị thực du học. Năm 2024, công dân Bắc Hàn đã vượt biên giới Nga 7.887 lần, được cho là để học tập, hãng tin độc lập Mediazona của Nga đưa tin vào ngày 4 tháng 2, trích dẫn Cục Biên phòng thuộc Cục An ninh Liên bang Nga. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 2019.

Theo Mediazona, số lượng sinh viên từ Bắc Hàn bắt đầu tăng vào quý 3 năm 2024. Trong khi đó, vào tháng 4 năm 2024, Bộ Giáo dục Nga báo cáo rằng có gần 130 sinh viên từ Bắc Hàn đang học tập tại nước này vào thời điểm đó.

Ngoài công nhân, Bắc Hàn còn gửi quân đội và vũ khí đến Nga. Năm 2024, 12.000 quân Bắc Hàn đã đến Nga để tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, và năm 2025, thêm 3.000 người nữa đã đến, theo tình báo Nam Hàn.

Khoảng 600 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng khi chiến đấu cùng lực lượng Nga, nhà lập pháp Nam Hàn Lee Seong-kweun cho biết vào ngày 30 tháng 4, trích dẫn thông tin từ Cơ quan Tình báo Quốc gia nước này.

[Kyiv Independent: North Korea sends nearly 15,000 migrants to Russia to cover labor market shortage, WSJ reports]

8. Các đồng minh Âu Châu cân nhắc khoản dự phòng 90 tỷ đô la cho Ukraine nếu Kế hoạch hòa bình của Tổng thống Trump thất bại

Cao ủy phụ trách quốc phòng của Liên minh Âu Châu đã đề xuất tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong trường hợp kế hoạch hòa bình của Tổng thống Trump thất bại.

Andrius Kubilius cho rằng Liên Hiệp Âu Châu có thể tăng cường đáng kể sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine bằng cách mua vũ khí trực tiếp từ các nhà sản xuất Ukraine.

Tổng thống Trump đang chùn bước trong nỗ lực làm trung gian đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột, với Nga và Ukraine đang vật lộn để đạt được các điều khoản có thể chấp nhận được cho cả hai bên. Tổng thống đã gợi ý trong một cuộc phỏng vấn của NBC Meet the Press phát sóng vào Chúa Nhật rằng có thể Washington không thể làm trung gian chấm dứt xung đột.

Kubilius cho biết hôm Chúa Nhật rằng Liên Hiệp Âu Châu có khả năng tăng đáng kể hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu Putin không bị thuyết phục bởi những nỗ lực tạo ra hòa bình của Tổng thống Trump.

Ủy viên quốc phòng cho biết Liên Hiệp Âu Châu “có thể tăng gấp đôi khối lượng vũ khí mà Ukraine nhận được” nếu đầu tư vào sản xuất vũ khí trong nước.

Kubilius nói thêm: “Giá trị thực sự của sự hỗ trợ của chúng tôi sẽ tăng lên tới 80 tỷ euro [90,6 tỷ đô la]”.

Đan Mạch là nước đi đầu trong “mô hình Đan Mạch” về mua sắm vũ khí cho Ukraine vào tháng 9 năm 2024, khi nước này tuyên bố sẽ đầu tư 4,2 tỷ kroner Đan Mạch, hay 630 triệu đô la, vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Chỉ trong tháng trước, chính phủ Đan Mạch đã cam kết đầu tư 2 tỷ kroner Đan Mạch, hay 290 triệu đô la, vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, với lý do năng lực sản xuất và cung cấp thiết bị cho cuộc đấu tranh giành tự do của Kyiv ngày càng tăng.

Chính phủ Đan Mạch cho biết hy vọng “các quốc gia khác sẽ noi gương chúng tôi ở mức độ lớn hơn nữa”.

Kubilius kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Âu Châu sử dụng sáng kiến Hành động An ninh vì Âu Châu, gọi tắt là SAFE mới của khối này - một công cụ cho vay trị giá hàng tỷ đô la - để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột do Nga khởi xướng vào tháng 2 năm 2022. Sáng kiến này giúp các quốc gia đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như phòng thủ hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và an ninh mạng.

Các quan chức Âu Châu và Ukraine lo ngại Tổng thống Trump sắp từ bỏ nỗ lực chấm dứt chiến tranh, tờ báo Anh Financial Times đưa tin tuần trước, trích dẫn nguồn tin từ những người được thông báo về các cuộc thảo luận.

Andrius Kubilius, ủy viên quốc phòng của Liên minh Âu Châu, phát biểu trên X vào Chúa Nhật: “Nếu Tổng thống Trump không thuyết phục được Putin để lập lại hòa bình, chúng ta có thể đưa ra những lập luận thuyết phục hơn về hòa bình rất nhanh chóng—bằng cách tăng đáng kể sự hỗ trợ quân sự của chúng ta cho Ukraine.

“Cho đến nay, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng 40 tỷ euro viện trợ quân sự mỗi năm cho Ukraine. Nhưng chúng ta có thể chi cùng số tiền đó để mua vũ khí hiện đại ở Ukraine—chỉ tốn khoảng một nửa so với vũ khí được sản xuất tại Liên Hiệp Âu Châu hoặc Hoa Kỳ.

“Điều này sẽ thực sự tăng gấp đôi khối lượng vũ khí mà Ukraine nhận được với cùng số tiền 40 tỷ euro. Giá trị thực sự của sự hỗ trợ của chúng tôi sẽ tăng lên 80 tỷ euro.

“Các khoản vay #SAFE mới, được Liên Hiệp Âu Châu hỗ trợ, cung cấp cho các quốc gia thành viên chính xác khả năng này: sử dụng các khoản vay để mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Đó là cách công thức “Hòa bình thông qua sức mạnh” thực sự có thể hoạt động trong thực tế. Các khoản vay #SAFE có nghĩa là sức mạnh cho Ukraine!”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói với chương trình Meet the Press của NBC trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Kristen Welker phát sóng vào Chúa Nhật: “Tôi tin rằng chúng ta gần gũi hơn với một đảng. Và có thể không gần gũi bằng với đảng kia, nhưng chúng ta sẽ phải xem. Trung bình, có năm ngàn binh lính tử trận mỗi tuần. Họ không phải là lính Mỹ. Nhưng tôi muốn giải quyết vấn đề.

“Có một sự căm ghét khủng khiếp. Kristen, để bạn hiểu, chúng ta đang nói về sự căm ghét khủng khiếp giữa hai người đàn ông này và giữa một số binh lính, giữa các vị tướng; họ đã chiến đấu hết mình trong ba năm. Tôi nghĩ chúng ta có cơ hội rất tốt để làm điều đó.”

Tổng thống Trump đã tuyên bố Hoa Kỳ có thể từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine và Nga nếu hai nước không thể tiến tới chấm dứt xung đột.

[Newsweek: European Allies Mull $90B Contingency for Ukraine If Trump Peace Plan Fails]

9. Cuốn sách về những người bất đồng chính kiến Liên Xô giành giải Pulitzer

“Thành công của sự nghiệp vô vọng của chúng ta: Nhiều cuộc đời của phong trào bất đồng chính kiến Liên Xô” của Benjamin Nathans đã giành giải thưởng Pulitzer vào ngày 5 tháng 5.

Giải thưởng Pulitzer được trao hàng năm tại New York. Vào tháng 5 năm 2024, nhà báo và nhân vật đối lập người Nga bị cầm tù Vladimir Kara-Murza đã giành giải Pulitzer cho bài bình luận được viết từ phòng giam của ông ở Nga.

Các thẩm phán lưu ý rằng Nathans liên hệ cuộc đấu tranh của những người bất đồng chính kiến ở Liên Xô với những vấn đề tương tự vẫn tồn tại ở Nga dưới sự cai trị của Putin.

Ban giám khảo giải Pulitzer cho biết: “Một tác phẩm phi thường về phong trào bất đồng chính kiến Liên Xô, “To the Success of Our Hopeless Cause” cho thấy cách những người bất đồng chính kiến dẫn đầu cuộc đấu tranh để thoát khỏi quá khứ toàn trị của Liên Xô, một cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn ở nước Nga của Putin — và làm sáng tỏ những cuộc đấu tranh khác giữa sự tuyệt vọng và sự kiên trì ngày nay”.

Nathans trước đây đã từng giành Giải thưởng Sách Do Thái Koret, Giải thưởng Sách Vucinich và Giải thưởng Sách Lincoln.

Kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến toàn diện với Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Điện Cẩm Linh đã tăng cường kiểm soát những người bất đồng chính kiến.

Nhà báo Nga Ekaterina Barabash đã bị quản thúc tại gia vì đăng bài chỉ trích cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine trên Facebook. Cô đã trốn thoát khỏi lệnh quản thúc tại gia vào ngày 21 tháng 4 và sau đó trốn sang Pháp.

Nga đã truy đuổi các nhà báo ở các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm của Ukraine. Nhà báo Ukraine Viktoriia Roshchyna đã mất tích vào tháng 8 năm 2023. Cô đã chết sau khi bị tra tấn trong thời gian bị giam cầm ở Nga. Thi thể của Roschyna đã được trả về Ukraine vào tháng 2 với các nội tạng bị mất.

[Kyiv Independent: Book on Soviet dissidents wins Pulitzer Prize]

10. Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào vùng ngoại ô Sumy khiến 3 người thiệt mạng, 11 người bị thương

Lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào vùng ngoại ô Sumy vào ngày 6 tháng 5, khiến ba người thiệt mạng và 11 người bị thương, trong đó có ba trẻ em. Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm.

Theo thông tin ban đầu, quân đội Nga đã sử dụng một hỏa tiễn đạn đạo, Cục Quản lý Quân sự Tỉnh Sumy cho biết. Hỏa tiễn được phóng vào khoảng 5:30 chiều giờ địa phương, nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Một phụ nữ 20 tuổi đã thiệt mạng tại hiện trường vụ tấn công. Một bé trai sáu tuổi và một người đàn ông 41 tuổi đã tử vong trên đường đến bệnh viện, theo chính quyền.

Cô cho biết phần lớn những người bị thương là trẻ em.

Tỉnh Sumy là vùng đông bắc giáp với các tỉnh Kursk, Belgorod và Bryansk của Nga. Người dân tỉnh Sumy thường xuyên phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công mỗi ngày, với các khu vực biên giới hứng chịu các cuộc tấn công bằng pháo binh và bom lượn, và thủ phủ của tỉnh Sumy bị tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa.

Gần đây nhất, Nga đã điều động các nhóm tấn công nhỏ để xâm nhập khu vực này nhằm mở rộng tiền tuyến.

[Kyiv Independent: Russian missile strike on Sumy suburb kills 3, injures 11]

11. 205 tù binh chiến tranh Ukraine được thả trong cuộc trao đổi tù binh

Ukraine đã bảo đảm sự trở về của 205 binh sĩ trong cuộc trao đổi tù nhân một đổi một với Nga do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất làm trung gian, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết như trên hôm Thứ Tư, 07 Tháng Năm.

“Ukraine đã nhận lại được 205 binh lính. Những người đàn ông trẻ và người đàn ông trưởng thành từ hầu hết mọi loại và mọi nhánh của quân đội. Những người bảo vệ Mariupol và những người bảo vệ toàn bộ tiền tuyến,” Tổng thống Zelenskiy nói.

Đây là cuộc trao đổi tù binh chiến tranh thứ năm được biết đến trong năm 2025 và là cuộc trao đổi thứ 64 kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.

“Mỗi ngày, chúng tôi chiến đấu vì người dân của mình. Chúng tôi chắc chắn sẽ làm mọi thứ để trả lại từng người một,” tổng thống nói thêm.

Đợt trao đổi mới nhất diễn ra sau đợt trao đổi lớn hơn vào ngày 19 tháng 4, khi 277 binh sĩ Ukraine trở về nhà trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh.

Ukraine không tiết lộ số liệu chính xác về số lượng tù binh chiến tranh Ukraine bị giam giữ tại Nga. Theo Thanh tra viên Dmytro Lubinets, Nga giam giữ hơn 16.000 thường dân Ukraine ngoài tù binh chiến tranh.

Vào năm 2024, Kyiv đề xuất trao đổi tù nhân toàn bộ, nhưng Mạc Tư Khoa đã từ chối lời đề nghị này.

[Kyiv Independent: 205 Ukrainian POWs released in prisoner swap]

12. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhắm vào Mạc Tư Khoa đêm thứ hai liên tiếp, quan chức Nga tuyên bố, trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng

Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết vào ngày 6 tháng 5, Nga đã chặn 19 máy bay điều khiển từ xa hướng về Mạc Tư Khoa trong 2 đêm liên tiếp 5 và 6 tháng 5. Ông bày tỏ lo ngại về an ninh liên quan đến cuộc diễn binh được dự trù sẽ diễn ra tại quảng trường đỏ vào ngày 9 Tháng Năm, sắp tới.

Đây là đêm thứ hai liên tiếp máy bay điều khiển từ xa được cho là nhắm vào thủ đô của Nga. Các cuộc tấn công diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng của thành phố và lệnh ngừng bắn tạm thời do Nga đề xuất, dự kiến diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 5.

Chính phủ Ukraine chưa bình luận về vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa bị cáo buộc.

Các đơn vị phòng không đã chặn 19 máy bay điều khiển từ xa bay về phía Mạc Tư Khoa từ nhiều hướng khác nhau, Sobyanin tuyên bố. Các mảnh vỡ từ một trong những máy bay điều khiển từ xa được cho là đã rơi xuống Xa lộ Kashirskoye, một con đường chính của Mạc Tư Khoa, và các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường.

Mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa đã gây ra tình trạng đóng cửa tạm thời tại các phi trường Vnukovo, Domodedovo, Zhukovsky và Sheremetyevo trong khu vực. Ngoài cả bốn phi trường ở Mạc Tư Khoa, các hạn chế cũng được áp dụng tại phi trường Grabtsevo ở Tỉnh Kaluga của Nga.

Vụ tấn công được báo cáo xảy ra cùng tuần với lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 của Nga, đánh dấu vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Điện Cẩm Linh đã mời khách nước ngoài tham dự lễ diễn hành Ngày Chiến thắng của Mạc Tư Khoa, mặc dù nhiều quan chức phương Tây đã từ chối.

Putin cũng đơn phương tuyên bố “lệnh ngừng bắn nhân đạo” từ nửa đêm ngày 8 tháng 5 đến nửa đêm ngày 11 tháng 5. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ đề xuất này là một “vở kịch”, cáo buộc Putin thao túng cộng đồng quốc tế bằng cách tuyên bố lệnh ngừng bắn ngắn hạn mà không có ý định tuân theo.

Ukraine đã đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày theo đề xuất của Hoa Kỳ đối với mọi hoạt động thù địch, nhưng Nga vẫn tiếp tục từ chối.

Trong khi Tổng thống Zelenskiy và các nhà lãnh đạo thế giới khác vẫn còn nghi ngờ về lệnh ngừng bắn ba ngày của Putin, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 5 tháng 5 đã ca ngợi cử chỉ này, nói rằng lệnh ngừng bắn ngắn ngủi này “nghe có vẻ không đáng kể, nhưng thực ra là rất lớn, nếu bạn biết chúng ta đã bắt đầu từ đâu”.

Tổng thống Zelenskiy đã cảnh báo vào ngày 3 tháng 5 rằng Nga có thể dàn dựng các hành động khiêu khích, chẳng hạn như “đốt phá, nổ bom hoặc các hành động khác” vào dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng và cố gắng đổ lỗi cho Ukraine.

[Kyiv Independent: Ukraine's drones target Moscow second night in a row, Russian official claims, ahead of Victory Day parade]
 
Putin kinh ngạc: Kyiv phá hủy radar quý hiếm, tấn công xuyên biên giới sâu hơn trước cuộc diễn binh
VietCatholic Media
15:53 07/05/2025


1. Ukraine phá hủy radar hải quân hiếm có của Nga

Theo đoạn video do một đơn vị quân đội Ukraine công bố, lực lượng Ukraine đã tấn công một hệ thống radar hải quân quý hiếm và được đánh giá cao của Nga gắn trên một chiếc xe.

Đoạn phim cho thấy Ukraine đang nhắm vào phiên bản radar Zaslon của hải quân, vốn ban đầu được phát triển cho máy bay đánh chặn MiG-31.

Chỉ một số lượng hạn chế tàu chiến Nga được trang bị phiên bản radar Zaslon dành cho hải quân. Cuộc tấn công này là một thất bại đáng kể đối với Hải quân Nga, vốn đã chịu tổn thất đáng kể trong cuộc chiến của nhà độc tài Vladimir Putin ở Ukraine.

Đơn vị quân đội cho biết đây là lần đầu tiên hệ thống này bị tấn công trong cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.

Đoạn phim được công bố bởi Tiểu đoàn đột kích 413 của Ukraine, một đơn vị thuộc Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa, chuyên về tác chiến bằng máy bay điều khiển từ xa.

Tiểu đoàn mô tả Zaslon là “trạm radar trên tàu độc đáo” có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km, hay 186 dặm, và đồng thời theo dõi tới 200 đối tượng.

Hệ thống này được cho là được lắp trên một bệ di động ở phía sau một chiếc xe tải của Nga.

“Và có vẻ như nó chưa bao giờ bị tấn công trong suốt cuộc chiến,” đơn vị này cho biết trong một bài đăng trên trang mạng xã hội của mình.

Video, được quay bằng máy bay điều khiển từ xa, cho thấy radar bị tấn công khi nó được vận chuyển dọc theo một cánh đồng trống. Đoạn clip không cho thấy hậu quả của cuộc tấn công.

Vào năm 2020, truyền thông Nga đưa tin rằng khoảng một chục tàu chiến mới được đóng chủ yếu cho Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được trang bị hệ thống radar Zaslon.

“Các tàu thuộc loạt tàu mới dự kiến đóng sẽ được trang bị hệ thống radar tích hợp 'Zaslon', có khả năng phát hiện các thiết bị công nghệ tàng hình ở khoảng cách 75 km và các mục tiêu đơn giản hơn ở khoảng cách ít nhất 300 km”, hãng tin Nga Top War đưa tin.

Cơ quan truyền thông này cho biết các tàu này sẽ được thiết kế để chống lại tàu nổi và tàu ngầm của đối phương, hỗ trợ pháo binh cho các hoạt động đổ bộ của hải quân thông qua các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh vào tàu địch trên biển và trong cảng, và tuần tra các khu vực được chỉ định để thực thi lệnh phong tỏa.

[Newsweek: Ukraine Destroys Rare Russian Naval Radar-on-Wheels: Video]

2. Ukraine ổn định mặt trận Pokrovsk, nắm thế chủ động chiến thuật ở một số khu vực, Tướng Syrskyi nói

Ukraine đã ổn định tình hình theo hướng Pokrovsk thuộc Tỉnh Donetsk và giành được thế chủ động về mặt chiến thuật ở một số khu vực, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi báo cáo vào ngày 6 tháng 5.

Pokrovsk, nằm cách Donetsk khoảng 70 km về phía tây bắc, vẫn là một trong những khu vực diễn ra giao tranh ác liệt nhất trên mặt trận, nơi Nga tập trung các nỗ lực tấn công chính kể từ tháng 3.

“Hướng Pokrovsk là một trong những khu vực khó khăn nhất của mặt trận... Tuy nhiên, nhờ lòng dũng cảm và hành động khéo léo của những người lính thuộc Lực lượng Phòng vệ, chúng tôi đã ổn định được tình hình ở khu vực hoạt động này tại vùng Donetsk và ở một số nơi, giành được thế chủ động về mặt chiến thuật”, Syrskyi cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.

Syrskyi nhấn mạnh đến thành tích của Trung đoàn tấn công độc lập 425 “Skala”, mô tả đây là đơn vị có khả năng phòng thủ chủ động hiệu quả.

Ông cho biết, trung đoàn đã chứng minh được hiệu quả của mình vào đầu năm nay gần làng Shevchenko, cách Pokrovsk khoảng ba km về phía tây nam, và trong cuộc tấn công Kharkiv năm 2022.

“Những người lính, trung sĩ, sĩ quan, các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách vinh dự. Ukraine tin tưởng vào các bạn và luôn có thể tin tưởng vào các bạn. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với các bạn,” Syrskyi nói thêm.

Lực lượng Ukraine đã giải phóng khoảng 16 km2 gần Pokrovsk trong những tuần gần đây.

Phát ngôn nhân Lực lượng Phòng vệ miền Nam của Ukraine, Vladyslav Voloshyn, cho biết vào ngày 29 tháng 4 rằng lực lượng Nga gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công vào các tỉnh Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.

Trong khi Tỉnh Donetsk là tâm điểm của cuộc xâm lược của Nga kể từ năm 2014, với sự leo thang sau cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, quân đội Nga vẫn chưa tiến vào Tỉnh Dnipropetrovsk lân cận.

Từ đầu tháng 3, Ukraine đã ra tín hiệu sẵn sàng ngừng bắn trong 30 ngày nếu Nga đồng ý với các điều khoản có đi có lại. Mạc Tư Khoa đã từ chối, yêu cầu những nhượng bộ đặc biệt, bao gồm cả việc dừng mọi viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine.

[Kyiv Independent: Ukraine stabilizes Pokrovsk front, seizes tactical initiative in some areas, Syrskyi says]

3. Bản đồ Nga cho thấy cuộc xâm nhập bất ngờ mới qua biên giới của Ukraine

Ukraine vừa bất ngờ tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới mới vào khu vực Kursk của Nga, với bản đồ chiến trường cho thấy những bước tiến được ghi nhận.

Quân đội Ukraine vượt biên giới Nga gần làng Tetkino vào đêm Chúa Nhật. Cuộc tấn công mới ở Kursk diễn ra chỉ vài ngày trước lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng thường niên của Putin vào ngày 9 tháng 5, một sự kiện mà ông thường xuyên ca ngợi những thành công quân sự của Nga kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022.

Cuộc xâm nhập mới nhất này cũng diễn ra sau tuyên bố gần đây của Nga về việc đã giành lại toàn quyền kiểm soát khu vực, nơi Ukraine trước đó đã thực hiện một hoạt động tương tự vào năm ngoái. Do đó, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào Putin khi thương vong chiến tranh gia tăng ở cả hai bên.

Những bước tiến mới nhất vào Kursk diễn ra gần một năm sau khi Kyiv lần đầu tiên đưa quân vào khu vực này, chiếm giữ một vùng lãnh thổ trong một thất bại đáng xấu hổ cho Putin.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết vào cuối ngày thứ Hai rằng các nguồn tin từ Nga đã khẳng định rằng lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công ở khu vực Kursk.

Các phương tiện truyền thông Nga cũng đưa tin vào thứ Hai rằng có một đoạn video cho thấy lực lượng Ukraine đang cố gắng vượt qua Tetkino.

Kênh SHOT Telegram, một kênh của Nga chuyên đăng tải tin tức về tình hình chiến sự, cho biết 250 binh sĩ Ukraine, hơn 15 đơn vị thiết bị hạng nặng và xe địa hình đã được Ukraine sử dụng trong đợt tấn công mới vào Kursk.

ISW lưu ý rằng các blogger quân sự Nga cáo buộc lực lượng Ukraine đã sử dụng thiết bị rà phá bom mìn để mở đường qua các bãi mìn của Nga dọc biên giới.

ISW cho biết: “Lực lượng Ukraine đang cố gắng cô lập các đơn vị Nga gần Tetkino và khắp Huyện Glushkovsky”.

[Newsweek: Russia Map Shows Ukraine's Surprise New Cross-Border Incursion]

4. Nga tuyên bố bắn hạ 3 máy bay điều khiển từ xa nhắm vào trung tâm Mạc Tư Khoa

Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ ba máy bay điều khiển từ xa đang hướng về quảng trường đỏ ở Mạc Tư Khoa vào sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm.

Tin tức này được đưa ra trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9 tháng 5, đánh dấu vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Trong cuộc tấn công, các hạn chế tạm thời đã được áp dụng đối với lưu thông hàng không trên bầu trời Mạc Tư Khoa, cũng như các thành phố Kaluga, Tambov, Yaroslavl và Nizhny Novgorod của Nga.

Kênh Telegram độc lập của Nga Astra đã công bố một video và hình ảnh được cho là chụp sau khi máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ. Đoạn phim được cho là cho thấy xác máy bay điều khiển từ xa.

Chính phủ Ukraine chưa bình luận về vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa bị cáo buộc.

Đêm 6 rạng sáng 7 tháng 5, Nga cũng báo cáo đã chặn được hơn 20 máy bay điều khiển từ xa hướng về Mạc Tư Khoa, đánh dấu đêm thứ ba liên tiếp máy bay điều khiển từ xa được cho là nhắm vào thủ đô Nga.

[Kyiv Independent: Russia allegedly downs 3 drones approaching Moscow as Putin prepares Victory Day parade]

5. Ukraine sắp nhận được thêm hỏa tiễn Patriot khi các cuộc đàm phán hòa bình gặp trở ngại

Theo các báo cáo mới, Ukraine có thể nhận được thêm hệ thống phòng không Patriot từ các đồng minh, bao gồm cả Hoa Kỳ, trong những tuần tới, vì các cuộc đàm phán hòa bình do Washington làm trung gian không đạt được thỏa thuận chấm dứt giao tranh.

Khả năng bảo vệ các mục tiêu và thành phố quan trọng của Kyiv phụ thuộc vào nguồn cung cấp hệ thống phòng không. Chúng luôn đứng đầu danh sách mong muốn viện trợ quân sự của Ukraine từ những người ủng hộ, với lượng dự trữ đang giảm dần trước các cuộc tấn công trên không liên tục của Nga.

Việc tạm dừng viện trợ quân sự của Hoa Kỳ trên đường đến Ukraine, được Tổng thống Trump ban hành vào tháng 3, đã tác động đáng kể đến kho hỏa tiễn Patriot được bắn bởi các hệ thống hoạt động không ngừng nghỉ, một nguồn tin Ukraine có hiểu biết về vấn đề này trước đây đã nói với Newsweek. Vào thời điểm đó, có những lo ngại sâu sắc rằng các hệ thống Patriot có thể ngừng hoạt động chỉ trong vòng một tháng sau khi lệnh chặn được áp dụng, trước khi lệnh này được dỡ bỏ vào cuối tháng 3.

Ngoại trưởng Ukraine khi đó là Dmytro Kuleba đã nói một câu đáng nhớ vào tháng 3 năm 2024: “Hãy cung cấp cho chúng tôi những hỏa tiễn Patriot chết tiệt đó.” Nhưng những người ủng hộ Ukraine ở Âu Châu lại lo ngại về nguồn cung cấp phòng không khan hiếm của chính họ.

Reuters đưa tin hôm thứ Hai rằng những người ủng hộ Ukraine đang đàm phán để cung cấp cho Ukraine thêm hệ thống phòng không Patriot, trích dẫn một nguồn tin giấu tên nắm rõ nội dung thảo luận.

Hãng thông tấn này đưa tin Hy Lạp và Hoa Kỳ là những lựa chọn khả thi để cung cấp hệ thống phòng không.

Hoa Kỳ sẽ gửi một hệ thống phòng không Patriot trước đây đặt tại Israel đến Ukraine sau khi được tân trang, tờ New York Times đưa tin riêng vào thứ Hai, trích dẫn bốn quan chức Mỹ hiện tại và trước đây. Một cựu quan chức Tòa Bạch Ốc nói với tờ báo rằng chính quyền trước đây, dưới thời Tổng thống Joe Biden, đã đồng ý thỏa thuận với Israel vào tháng 9 trước cuộc bầu cử đưa Tổng thống Trump trở lại nắm quyền.

Một quan chức quốc phòng cho biết Ngũ Giác Đài vẫn đang cung cấp thiết bị cho Ukraine thông qua các gói Quyền rút quân của Tổng thống, gọi tắt là PDA và Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, gọi tắt là USAI đã được ủy quyền trước đó.

Các đồng minh của Kyiv đang thảo luận về việc Đức hoặc Hy Lạp có thể cung cấp một hệ thống khác hay không, tờ Times đưa tin.

Theo Reuters, các quan chức hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận về hệ thống phòng không trước hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO vào cuối tháng 6.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington năm ngoái, NATO đã cam kết cung cấp cho Ukraine thêm bốn hệ thống Patriot và một hệ thống phòng không SAMP-T, thường được coi là câu trả lời của Âu Châu cho Patriot.

Patriot được coi là tiêu chuẩn vàng của hệ thống phòng không mặt đất, được cho là có thể đánh chặn được loạt vũ khí thế hệ tiếp theo của Nga, bao gồm cả hỏa tiễn siêu thanh bắn vào Ukraine. Các hệ thống của Ukraine được giữ bí mật, nhưng người ta tin rằng nước này có từ sáu đến bảy khẩu đội Patriot đang hoạt động.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Kyiv sẵn sàng trả 15 tỷ đô la cho 10 hệ thống hỏa tiễn đất đối không.

Nga đã tiến hành một số cuộc tấn công hỏa tiễn chết người vào Ukraine trong suốt tháng 4, bao gồm cả vụ bắn kết hợp hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào thủ đô Ukraine vào đêm ngày 24 tháng 4. Các quan chức Kyiv cho biết ít nhất 13 người đã thiệt mạng.

Tổng thống Trump, trong một lần hiếm hoi công khai chỉ trích Putin, đã nói trong một bài đăng trên mạng xã hội ngay sau đó: “Vladimir, DỪNG LẠI!”

Tổng thống Trump, người đã cam kết chấm dứt chiến tranh ở Ukraine chỉ trong vòng 24 giờ, ngày càng khó chịu với tiến độ chậm chạp trong việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, ông chỉ trích công khai sự ngoan cố của Nga trong việc ký kết thỏa thuận mặc dù đang theo đuổi mục tiêu xích lại gần Điện Cẩm Linh.

Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán nếu không thể đạt được tiến triển nhanh chóng.

Ukraine đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ vào tháng 3.

Điện Cẩm Linh tuyên bố lệnh ngừng bắn ngắn hạn kéo dài 30 giờ vào dịp lễ Phục sinh, trong đó cả hai bên đều cáo buộc nhau tấn công. Sau đó, Mạc Tư Khoa cho biết sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào từ nửa đêm ngày 8 tháng 5 đến nửa đêm ngày 11 tháng 5, đồng thời nói thêm: “Nga tin rằng phía Ukraine nên noi theo ví dụ này”.

Lệnh ngừng bắn đơn phương, vẫn chưa đạt được thỏa thuận mà Hoa Kỳ theo đuổi, đã vấp phải sự hoài nghi ở Ukraine và nước ngoài.

[Newsweek: Ukraine Nears Patriot Missile Boost as Peace Talks Hit a Wall]

6. Nga bác bỏ phát biểu của Tổng thống Trump về giá dầu, và Ukraine

Điện Cẩm Linh cho biết giá dầu không ảnh hưởng đến các quyết định an ninh quốc gia của nước này sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên hệ giá dầu thấp với việc Nga muốn giải quyết chiến tranh Ukraine.

Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, đã phản hồi lại phát biểu của Tổng thống Trump trong cuộc họp báo sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm.

Peskov cho biết Nga sẽ tiếp tục hợp tác theo định dạng OPEC+ để quản lý giá dầu, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.

Nền kinh tế Nga phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất dầu mỏ, do đó dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về giá, và giá dầu thấp hơn sẽ gây thêm áp lực lên một hệ thống vốn đã yếu ớt dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt quốc tế vì cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa.

Tổng thống Trump coi giá dầu thấp hơn là đòn bẩy hữu ích khi ông cố gắng làm trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine. Ông ngày càng thất vọng với tiến trình này và đã đe dọa sẽ bỏ cuộc trừ khi có tiến triển đáng kể nhanh chóng.

Tổng thống Trump đã nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục vào thứ Hai: “Tôi nghĩ Nga với giá dầu hiện tại, giá dầu đã giảm, chúng ta đang ở vị thế tốt để giải quyết, họ muốn giải quyết. Ukraine muốn giải quyết.”

Nga đã dựa vào thỏa thuận mua dầu với Trung Quốc để duy trì nền kinh tế trong khi tiến hành cuộc chiến tranh kéo dài và tiêu tốn nhiều tài nguyên ở Ukraine, sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Nga không thể tham gia SWIFT, hệ thống thanh toán quốc tế chính.

Nhưng Giá giỏ hàng OPEC cho mỗi thùng dầu đã giảm từ khoảng 100 đô la vào đầu năm 2022 xuống còn khoảng 60 đô la vào thời điểm hiện tại, giảm 40 phần trăm. Dầu thô Brent và West Texas Intermediate, gọi tắt là WTI cũng chứng kiến mức giảm giá mạnh tương tự trong ba năm qua.

Theo tổ chức nghiên cứu Atlantic Council, năm 2023, dầu khí chiếm 5,3% GDP của Nga và 30,9% tổng doanh thu ngân sách, giảm so với mức tương ứng là 6,8% và 35,6% vào năm 2021.

Tổng thống Trump đã ra lệnh trừng phạt Nga nhiều hơn trừ khi nước này ngừng tấn công vào khu vực dân sự, nhưng cũng bày tỏ sự thất vọng trong cách đối xử với Kyiv.

Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022, nói rằng họ coi sự dịch chuyển của Kyiv sang phương Tây - đặc biệt là mong muốn gia nhập NATO - là mối đe dọa an ninh không thể chấp nhận được.

Ukraine cáo buộc Nga tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược đế quốc chống lại một quốc gia có chủ quyền.

Giá dầu giảm vào đêm thứ Hai sau khi nhóm OPEC+ gồm tám quốc gia sản xuất dầu mỏ cho biết sẽ tăng sản lượng thêm 411.000 thùng một ngày kể từ ngày 1 tháng 6.

Bài viết trích dẫn những nguyên tắc cơ bản vững chắc, nhưng các nhà phân tích nghi ngờ đây là mong muốn lấy lòng Tổng thống Trump trước chuyến thăm Trung Đông của ông vào tháng này.

Stephen Innes của SPI Asset Management cho biết: “Washington muốn năng lượng giá rẻ, và các nhà sản xuất vùng Vịnh vẫn dựa vào sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ; Tòa Bạch Ốc gây áp lực, họ lắng nghe”.

“Theo nghĩa đó, tổng thống Hoa Kỳ đã trở thành lá phiếu quyết định không chính thức trong OPEC+.”

Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đang diễn ra dưới cái bóng của lời đe dọa sẽ sớm rút lui của Tổng thống Trump, mặc dù tiến triển vẫn còn rất ít, bất chấp tuyên bố của cả hai bên rằng họ muốn chấm dứt xung đột.

Putin đã tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương, tạm thời trùng với lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9 tháng 5, đánh dấu 80 năm kể từ khi kết thúc Thế chiến II, nhưng Ukraine vẫn chưa cho biết liệu họ có tuân thủ lệnh này hay không.

Ukraine đang thúc giục Nga tiến xa hơn và đồng ý ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày. Tổng thống Trump cũng muốn ngừng bắn vĩnh viễn và có các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv.

Kyiv cho biết họ sẽ chỉ đàm phán khi có lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày được cả hai bên đồng ý. Nhưng Mạc Tư Khoa cho biết họ chỉ có thể đồng ý ngừng bắn sau các cuộc đàm phán trực tiếp mà không có điều kiện, và họ coi lệnh ngừng bắn là một điều kiện, mà họ lo ngại Kyiv sẽ sử dụng để tập hợp lại quân sự.

[Newsweek: Russia Dismisses Trump Remarks on Oil Prices, Ukraine]

7. Mike Pence tấn công thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine của Tổng thống Trump

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã chỉ trích Tổng thống Trump về lập trường của ông về cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, nói rằng Vladimir Putin không muốn hòa bình.

Pence nói với CNN rằng tổng thống Nga “chỉ hiểu về quyền lực” và Hoa Kỳ nên duy trì sự ủng hộ đối với Kyiv trước sự xâm lược của Nga.

Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất nhưng cho đến nay, Mạc Tư Khoa đã từ chối thỏa thuận. Trong khi đó, Tổng thống Trump được cho là đã trở nên thất vọng với sự tiến triển chậm chạp của các cuộc đàm phán hòa bình.

Những bình luận của Pence về chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Trump là một trong những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất của ông đối với nhà lãnh đạo cũ của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với Kaitlan Collins của CNN, Pence đã bác bỏ bình luận của Tổng thống Trump vào tuần trước rằng ông tin lời Putin khi ông này nói rằng muốn hòa bình với Ukraine sau hơn ba năm tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện.

Pence cho biết Putin không muốn hòa bình và nói rằng hai tháng sau khi Kyiv đồng ý thỏa thuận ngừng bắn nhưng Mạc Tư Khoa đã từ chối, đã chứng minh được quan điểm này.

Pence cũng cho biết Hoa Kỳ cần phải làm rõ rằng họ đang dẫn đầu thế giới tự do bằng cách cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine nhưng “sự ủng hộ không chắc chắn” của chính quyền Tổng thống Trump đã khiến Putin trở nên táo bạo hơn.

Hoa Kỳ phải đóng vai trò mạnh mẽ trên trường thế giới và nếu Putin thành công ở Ukraine, ông ta có khả năng sẽ xâm lược một quốc gia thành viên NATO và chỉ là vấn đề thời gian khi “những người đàn ông và phụ nữ mặc quân phục của chúng ta” sẽ phải “đi chiến đấu với ông ta”, Pence nói.

Trong khi cựu phó tổng thống mô tả cuộc cãi vã tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 2 giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là “đáng tiếc”, Pence đã ca ngợi cuộc gặp của hai tổng thống tại Vatican bên lề lễ tang của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Pence cũng cho biết thỏa thuận được ký kết tuần trước cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine để đổi lấy việc thành lập một quỹ đầu tư đã gửi đi thông điệp về cam kết của Washington đối với quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.

Cựu phó tổng thống cũng nhắm vào thuế quan của Tổng thống Trump, cảnh báo về một “cú sốc giá” sắp xảy ra đối với nền kinh tế, và cho biết tổng thống đã “gửi thông điệp sai lầm” khi ân xá hoặc giảm án cho hơn 1.000 người ủng hộ đã gây bạo loạn tại Điện Capitol.

Pence nói với CNN, “Nếu ba năm qua dạy cho chúng ta điều gì đó, thì đó là Vladimir Putin không muốn hòa bình; ông ta muốn Ukraine...

“Tôi tin rằng sự ủng hộ yếu ớt mà chính quyền thể hiện trong vài tháng qua chỉ khiến Nga trở nên táo bạo hơn.”

Tổng thống Trump đã ca ngợi lời kêu gọi của Putin về lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày trùng với lễ kỷ niệm ngày 9 tháng 5 tại Mạc Tư Khoa đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày đánh bại Đức Quốc xã. Tổng thống Hoa Kỳ cũng cho biết giá dầu giảm, mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, có thể thuyết phục Putin đồng ý thỏa thuận mặc dù không có bằng chứng nào cho điều này.

[Newsweek: Mike Pence Attacks Trump's Russia Ukraine Peace Deal]

8. Các công tố viên cho biết lính Nga đã hành quyết 3 tù binh chiến tranh Ukraine không có vũ khí ở tỉnh Donetsk

Dmytro Lubinets, Ủy viên Nhân quyền của Quốc hội Ukraine, đã kêu gọi Hội Hồng Thập Tự Quốc tế và Liên Hiệp Quốc lên tiếng sau khi có các báo cáo của văn phòng công tố khu vực vào ngày 6 tháng 5, rằng quân đội Nga đã bắn ba tù binh chiến tranh Ukraine không có vũ khí vào ngày 3 tháng 5 gần làng Novopil ở tỉnh Donetsk.

Việc hành quyết tù nhân chiến tranh là hành vi vi phạm Công ước Geneva và được coi là tội ác quốc tế.

Binh lính Nga đã bắt giữ ba quân nhân Ukraine trong các cuộc tấn công gần Novopil và buộc họ phải hạ vũ khí. Sau đó, quân đội Nga đã bắn những người lính Ukraine, theo các công tố viên Ukraine.

Vụ việc đang được Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU điều tra tại hai tỉnh Donetsk và Luhansk.

Lubinets cho biết: “Cộng đồng quốc tế cần phải ngay lập tức phản ứng với những hành vi vi phạm nghiêm trọng có hệ thống sau đây của Nga”.

Ukraine trước đây đã ghi nhận các hành vi vi phạm rộng rãi Công ước Geneva của lực lượng Nga, bao gồm việc hành quyết 177 binh sĩ Ukraine bị bắt tính đến giữa tháng 12 năm 2024.

Những bằng chứng trực quan về những hành động tàn bạo như vậy vẫn tiếp tục xuất hiện, củng cố thêm mối lo ngại về hành vi vi phạm có hệ thống luật pháp quốc tế của Mạc Tư Khoa.

[Kyiv Independent: Russian soldiers executed 3 unarmed Ukrainian POWs in Donetsk Oblast, prosecutors say]

9. Tổng thống Zelenskiy cảm ơn Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Scholz vì sự ủng hộ đối với Ukraine

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Olaf Scholz vào ngày 5 tháng 5 và cảm ơn ông vì đã ủng hộ Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra tại Nga.

“Chúng tôi đánh giá cao việc Đức đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ Ukraine trong suốt những năm chiến tranh. Ukraine cũng biết ơn cam kết cá nhân của các bạn”, Tổng thống Zelenskiy cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.

Scholz nắm quyền ở Đức trong suốt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của Âu Châu trước hành động xâm lược của Nga. Nhà lãnh đạo này được ca ngợi vì đã cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine và bị chỉ trích vì đường lối thận trọng của ông đối với Nga.

Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Có nhiều cột mốc đáng suy ngẫm: bài phát biểu Zeitenwende, giờ nghỉ uống cà phê lịch sử giúp mở đường cho các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine, ba khẩu đội Patriot và các thiết bị phòng không khác — và nhiều hơn nữa”.

Bài phát biểu trên báo Zeitenwende được Scholz đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, khẳng định sự ủng hộ của Đức đối với Ukraine và báo hiệu cam kết mới về quốc phòng.

Tổng thống Zelenskiy cảm ơn Thủ tướng Scholz vì đã “đứng về phía Ukraine” và mô tả mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo là “thân thiện”.

“Cảm ơn sự hợp tác đáng tin cậy của các bạn... Tôi vô cùng trân trọng lòng dũng cảm, sự can đảm và quyết tâm của các bạn trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Rõ ràng là: Ukraine có thể tin tưởng vào Đức,” Scholz sau đó đã nói như vậy khi trả lời Tổng thống Zelenskiy.

Thủ tướng Đức sắp nhậm chức, Friedrich Merz chuẩn bị tiếp quản chức thủ tướng và tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Ngày 17 tháng 4, Đức đã công bố gói viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm hệ thống phòng không IRIS-T và hỏa tiễn Patriot.

Hệ thống phòng không đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh Nga liên tục tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine, thường xuyên nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.

[Kyiv Independent: Zelensky thanks outgoing German Chancellor Scholz for Ukraine support]

10. Merz tuyên thệ nhậm chức thủ tướng mới của Đức

Friedrich Merz đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng mới của Đức vào ngày 6 tháng 5.

Merz, lãnh đạo khối bảo thủ CDU/CSU, đã được bầu làm thủ tướng sau khi giành được 325 phiếu bầu trong vòng bỏ phiếu thứ hai tại Bundestag, hạ viện của quốc hội Đức, vào đầu ngày 6 tháng 5.

Merz đã không giành được đa số phiếu bầu tuyệt đối trong vòng đầu tiên tại Bundestag. Cuộc bỏ phiếu được tiến hành bí mật.

Sau cuộc bỏ phiếu, Merz đã tuyên thệ nhậm chức tại quốc hội Đức. Nội các mới của ông, bao gồm 17 bộ trưởng, được Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier chính thức bổ nhiệm.

Đức là một trong những nước ủng hộ Ukraine nhiều nhất kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022, với tổng viện trợ quân sự lên tới 28 tỷ euro, hay 32 tỷ đô la.

Merz đã cam kết rằng Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, bày tỏ sự ủng hộ đối với việc gửi hỏa tiễn hành trình Taurus phối hợp với các đồng minh của Đức.

Bộ trưởng Tài chính sắp mãn nhiệm Olaf Scholz trước đây đã chặn các chuyến hàng như vậy vì lo ngại căng thẳng leo thang.

[Kyiv Independent: Merz sworn in as Germany's new chancellor]
 
08.05 Diễn biến bầu Giáo Hoàng: Khi có Đức Tân Giáo Hoàng, Phòng Nước Mắt và những hư cấu điện ảnh.
VietCatholic Media
17:07 07/05/2025


1. Lịch sử đằng sau làn khói trắng báo hiệu một giáo hoàng mới

Khi một giáo hoàng mới được bầu, có hai dấu hiệu đánh dấu khoảnh khắc lịch sử đó: làn khói trắng (“fumata bianca” trong tiếng Ý) bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistina và câu “habemus papam” do vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế đọc lên từ ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô nhìn xuống quảng trường cùng tên.

Hồng Y trưởng đẳng phó tế hiện nay là Đức Hồng Y Dominique Mamberti. Ngài sẽ là người loan báo Habemus Papam trừ ra trường hợp chính ngài được chọn là Đức Tân Giáo Hoàng. Lúc đó, Hồng Y Đoàn sẽ phải chọn một vị khác trong số các Hồng Y cử tri đẳng phó tế.

Lịch sử của làn khói trắng, chỉ ra rằng các Hồng Y đã bầu ra người kế nhiệm mới của Thánh Phêrô, là rất lâu đời. Năm 1274, tại Công đồng Lyon lần thứ hai, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X, trong một văn bản có tựa đề Ubi Periculum, đã xác định thủ tục tổ chức Cơ Mật Viện.

Ở đó, ngài chỉ rõ rằng cuộc bầu cử sẽ được tiến hành một cách biệt lập và tuyệt đối bí mật. Vì lý do này, và để tránh bất kỳ sự giao tiếp nào với bên ngoài, tín hiệu khói cuối cùng đã được áp dụng như một phần của nghi lễ. Theo nhà sử học Frederic J. Baumgartner, truyền thống đốt phiếu bầu có từ ít nhất là năm 1417, và có thể là trước đó. Tuy nhiên, việc thêm màu trắng hay màu đen để thông báo về kết quả cuộc bầu cử giáo hoàng gần đây hơn. Baumgartner truy nguyên nó từ năm 1914, với cuộc bầu cử của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV.

Nếu khói bốc ra từ ống khói của Nhà nguyện Sistina có màu đen, điều đó có nghĩa là không có ứng cử viên nào đạt được hai phần ba số phiếu cần thiết để được bầu. Nếu khói có màu trắng, Giáo hội có một mục tử toàn thể Hội Thánh mới.

Ban đầu, phương pháp tạo ra những màu khói này là đốt những lá phiếu dùng để bỏ phiếu với một ít rơm ướt để lá phiếu có màu đen, hoặc đốt rơm khô để thu được khói màu trắng.

Ngày nay, do một số sự việc gây nhầm lẫn nên người ta sử dụng các hợp chất hóa học đặc biệt và một quy trình bao gồm hai ống khác nhau, mỗi ống cho một màu khói.

Ngoài ra, người ta còn rung chuông, một phần của nghi lễ được thực hiện khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 được bầu, để xác nhận khói có màu trắng và một giáo hoàng mới đã được bầu.

Tưởng cũng nên biết thêm: Các Hồng Y được chia làm 3 đẳng: phó tế, linh mục, và Giám Mục. Thông thường khi các vị phục vụ trong Giáo triều Rôma được tấn phong Hồng Y, các ngài được xếp vào đẳng phó tế. Sau một thời gian, các ngài có thể thăng lên Hồng Y đẳng linh mục và sau đó là đẳng Giám Mục.

Các vị coi sóc các giáo phận khi được tấn phong Hồng Y, các ngài sẽ được xếp vào đẳng linh mục. Thí dụ, như Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh của tổng giáo phận Huế, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng của Sàigòn, Đức Tổng Giám Mục Vũ Văn Thiên của Hà Nội. Các ngài sẽ được xếp vào Hồng Y đẳng linh mục khi được tấn phong Hồng Y.

2. Phòng Nước Mắt

Sau khi các Hồng Y bầu được vị Giáo Hoàng mới, ngài sẽ được dẫn đến một căn phòng ngay bên cạnh nhà nguyện Sistina gọi là “Stanza delle Lacrime”, nghĩa là “Phòng Nước Mắt”. Trong cuốn phim Conclave đang được đề nghị trao giải Oscar, người ta cho rằng phòng đó là để kiểm tra ngõ hầu có thể chắc chắn rằng vị mới được bầu là đàn ông chứ không phải đàn bà vì đã từng có một người phụ nữ tên là Joan được bầu nhầm.

Đó là chuyện tào lao được thêu dệt từ A đến Z. Trong lịch sử Giáo Hội không hề có bà Joan nào được bầu nhầm làm Giáo Hoàng.

Mục đích của Phòng Nước Mắt không phải là để khám nghiệm thân thể của giáo hoàng; mà là để tân giáo hoàng thay lễ phục trước khi nhận lời tuyên thệ vâng phục từ các Hồng Y và sau đó được giới thiệu với người dân Rôma và thế giới từ loggia phía trên Quảng trường Thánh Phêrô. Căn phòng có biệt danh là Phòng Nước Mắt vì các giáo hoàng mới thường bị choáng ngợp bởi cảm xúc khi nghĩ đến gánh nặng mà các ngài phải gánh vác.

3. Edward Pentin: Căng thẳng gia tăng khi Cơ Mật Viện đang đến gần

Chỉ còn vài giờ nữa là đến Cơ Mật Viện, bầu không khí tại Rôma đã lên đến đỉnh điểm, với những tin đồn lan truyền khắp nơi và chỉ một vài Hồng Y thỉnh thoảng hé lộ suy nghĩ và kỳ vọng của các ngài.

Vào rạng sáng, một số Hồng Y bắt đầu xuất hiện dọc theo các con phố khi các ngài đi bộ thay vì lái xe đến Đại hội đồng tại Hội trường mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Như đã xảy ra hầu như vào mỗi buổi sáng kể từ khi các cuộc họp hàng ngày bắt đầu ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời, một nhóm phóng viên và nhiếp ảnh gia đã đổ xô đến các ngài với hy vọng có được một vài hình ảnh và thông tin.

Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng giám mục danh dự của Vienna, mỉm cười khi ngài chậm rãi nhưng kiên quyết đi qua, từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các ký giả. Đức Hồng Y Stephanô Châu Thủ Nhân của Hương Cảng cũng làm như vậy, nhưng bước nhanh hơn, khéo léo tránh đám đông báo chí khi chúng tôi cố gắng theo kịp tốc độ nhanh nhẹn của ngài.

Nhưng một số porporati, tức là Hồng Y trong tiếng Ý, đã dừng lại để chia sẻ đôi chút về hy vọng của các ngài.

“Cơ Mật Viện sẽ kéo dài bao lâu?” một phóng viên hỏi Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Baghdad của người Chanđê. “Chúng tôi hy vọng khoảng ba đến bốn ngày,” vị Hồng Y người Iraq trả lời khi ngài từ từ đi qua, dọc theo hàng cột Bernini. “Ngài đang tìm kiếm một vị Giáo hoàng như thế nào?” “Một vị mục tử hướng đến sự hiệp nhất và toàn vẹn của Giáo hội,” ngài trả lời một cách nhẹ nhàng khi vẫn tiếp tục bước đi.

“Chúng tôi vẫn chưa có tên, chúng tôi chỉ đang thảo luận,” Đức Hồng Y Joseph Coutts, Tổng giám mục danh dự của Karachi, Pakistan, cho biết. “Trong các buổi họp, chúng tôi đang tìm hiểu nhau.”

Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng giám mục Jakarta, Indonesia, người mới đến Rôma vào Chúa Nhật, theo hãng thông tấn Ý Adnkronos, cũng tin rằng Cơ Mật Viện sẽ diễn ra ngắn gọn, “không quá ba ngày”.

Ngài bày tỏ hy vọng rằng tân giáo hoàng sẽ “tiếp nối Đức Phanxicô”, nói rằng điều đó sẽ “phụ thuộc vào Chúa Thánh Thần” và rằng ngài sẽ bước vào Nhà nguyện Sistina vào thứ Tư “với một trái tim rộng mở”.

“Không cần phải vội vàng với khói trắng; chúng ta còn thời gian,” Đức Hồng Y Jean-Paul Vesco, Tổng giám mục Algiers, Algeria, người mới được phong Hồng Y vào tháng 12 năm ngoái, cho biết. “Điều quan trọng là có một vị giáo hoàng tốt.” Ngài nói thêm rằng vị giáo hoàng tiếp theo phải là “một mục tử, một tiếng nói cho thế giới và cho hòa bình.”

Giáo hoàng tiếp theo có thể là người Pháp không? “Thậm chí là người Algeria”, Hồng Y Vesco trả lời một cách đùa cợt.

Gần như mỗi giờ, một tin đồn mới lại nổi lên. Một người nói rằng Hồng Y này nọ, cùng với hai vị khác, đang dẫn đầu. Một người khác đề xuất một danh sách khác về những vị có thể dẫn đầu. Một Hồng Y nhất định sẽ giành được 50 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu sớm, một nguồn tin khác nói rằng thêm 30 phiếu bầu nữa. Hồng Y X đã đạt được một thỏa thuận với Hồng Y Y, nhưng hóa ra là sai.

Sự thật là không ai thực sự biết điều gì sẽ xảy ra. Do vừa là sự kiện thiêng liêng vừa là sự kiện của con người, các Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng thường gần như không thể dự đoán được, nhưng Cơ Mật Viện này đặc biệt như vậy, vì có thể cho rằng ngoại trừ Hồng Y Pietro Parolin, không có ứng cử viên nào được coi là ứng cử viên sáng giá, các Hồng Y đến từ nhiều khu vực địa lý rất đa dạng và số lượng cử tri là lớn nhất trong lịch sử.

Do đó, nhiều thông tin cần được thu thập thông qua các cuộc họp báo hàng ngày được kiểm soát chặt chẽ do giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh Matteo Bruni thực hiện.

Ông nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng 179 Hồng Y, bao gồm 132 Hồng Y cử tri, đã tham gia vào phiên họp chung sáng nay và tất cả 133 Hồng Y cử tri hiện đã đến Rôma. Việc phân bổ phòng đã được thực hiện bằng cách rút thăm, và tất cả các Hồng Y cử tri sẽ được bố trí ở tại Casa Santa Marta và nhà khách cũ Santa Marta. Các Hồng Y sẽ có thể bắt đầu làm thủ tục nhận phòng vào sáng thứ Ba, và khi Cơ Mật Viện bắt đầu, các ngài sẽ đi một quãng đường ngắn đến Nhà nguyện Sistina, nếu các ngài thích thì đi bộ, nhưng theo một tuyến đường được bảo vệ. Bắt đầu từ sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm, các hệ thống gây nhiễu điện tử sẽ ngắt mọi kết nối với thế giới bên ngoài. Điện thoại của các Hồng Y cử tri không còn hoạt động được.

Bruni cho biết các Hồng Y đã có 26 bài phát biểu trong phiên họp cuối cùng của Đại Hội Đồng, và ông đã chia sẻ nhiều chi tiết hơn so với những ngày trước về các chủ đề được thảo luận. Các đề tài đã bao gồm giáo luật và vai trò của quốc gia Thành Vatican; bản chất truyền giáo của Giáo hội; và vai trò của tổ chức bác ái Caritas trong việc bảo vệ người nghèo.

Các ngài cũng nhấn mạnh đến sự hiện diện của nhiều nhà báo, coi đó là dấu hiệu cho thấy Phúc âm có ý nghĩa đối với thế giới ngày nay và là lời kêu gọi trách nhiệm. Cũng được thảo luận là lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong đại dịch COVID, “như một cánh cửa hy vọng mở ra trong thời điểm sợ hãi”.

Về tân giáo hoàng, Bruni cho biết nhiều Hồng Y đã bày tỏ hy vọng “về một vị mục tử gần gũi với mọi người, một cánh cổng dẫn đến sự hiệp thông, quy tụ mọi người trong máu Chúa Kitô, trong một thế giới mà trật tự toàn cầu đang trong cơn khủng hoảng”.

Những thách thức của “việc truyền bá đức tin, chăm sóc công trình sáng tạo, chiến tranh và một thế giới bị chia cắt; mối quan ngại về sự chia rẽ trong Giáo hội; vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, trong bối cảnh công đồng”, cũng như “ơn gọi, gia đình và giáo dục trẻ em”.

Người ta cũng tham khảo các văn kiện của Công đồng Vatican II, đặc biệt là hiến chế tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa, Dei Verbum, “về cách lời Chúa là nguồn nuôi dưỡng cho dân Chúa”.

Nhưng không có thông tin chi tiết nào về việc ai đã nói gì, cũng như về toàn bộ các chủ đề được thảo luận. Một số lo ngại xuất hiện trong những ngày gần đây rằng các Hồng Y có thể không có đủ cơ hội để phát biểu. Đáp lại, Bruni cho biết rằng “mọi nỗ lực đang được thực hiện trong các phiên họp chung để bảo đảm rằng tất cả các Hồng Y muốn phát biểu đều có cơ hội để làm như vậy”.

Trong một tuyên bố đưa ra vào tối Thứ Ba, 06 Tháng Năm, Vatican cho biết trong phiên họp ban chiều, “di cư, chiến tranh đang diễn ra và Thượng hội đồng về tính đồng nghị” đã được thảo luận. Các ngài cũng tái khẳng định cam kết ủng hộ giáo hoàng tương lai, là vị mà các ngài mô tả là “một người hướng dẫn biết cách vượt ra ngoài ranh giới của Giáo Hội Công Giáo, thúc đẩy đối thoại và xây dựng mối quan hệ với các thế giới tôn giáo và văn hóa khác”.

Bruni trước đó đã nói rằng công tác chuẩn bị trước Cơ Mật Viện đã hoàn tất phần lớn tại Nhà nguyện Sistina, nhưng không giống như năm 2013, các nhà báo sẽ không thể vào thăm Nhà nguyện Sistina, “vì Lực lượng Hiến binh Vatican đã bảo vệ nơi này”. Ông cho biết hình ảnh của Vatican sẽ được công bố cho thấy nội thất đã được chuẩn bị thay thế.

Lần đầu tiên kể từ phiên họp chung ngày 22 tháng 4, các Hồng Y sẽ họp vào tối thứ Hai và sáng thứ Ba.

Cơn sốt truyền thông thậm chí còn lớn hơn đã bắt đầu diễn ra vào sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm, khi các Hồng Y thực hiện chuyến viếng thăm cuối cùng tới Vatican trước khi bị nhốt lại và được bảo vệ an ninh chặt chẽ cho đến khi khói trắng bốc lên — khoảng thời gian có thể chỉ kéo dài từ vài ngày đến cùng lắm là một tuần.


Source:National Catholic Register

4. Những câu chuyện liên quan đến Phòng Nước Mắt

Phòng Nước Mắt (tiếng Ý: Stanza delle Lacrime), còn được gọi là Phòng Khóc (tiếng Ý: Stanza del Pianto), là một tiền sảnh nhỏ bên trong Nhà nguyện Sistina ở Thành phố Vatican, nơi một giáo hoàng mới được bầu thay áo giáo hoàng lần đầu tiên.

Danh xưng Phòng Nước Mắt gợi ra nhiều chuyện lâm li bi đát nên có giai thoại cho rằng phòng đó là để kiểm tra ngõ hầu có thể chắc chắn rằng vị mới được bầu là đàn ông chứ không phải đàn bà vì đã từng có một người phụ nữ tên là Joan được bầu nhầm.

Đó là chuyện tào lao được thêu dệt từ A đến Z. Trong lịch sử Giáo Hội không hề có bà Joan nào được bầu nhầm làm Giáo Hoàng.

Phòng Nước Mắt có tên như vậy là để ám chỉ đến những giọt nước mắt mà các giáo hoàng mới đắc cử đã rơi trong đó. Theo Cha Christopher Whitehead, tên của căn phòng có thể được giải thích là “bởi vì người đàn ông tội nghiệp rõ ràng đã suy sụp khi được bầu”. Nó cũng được gọi là Phòng Khóc là vì vậy.

Căn phòng này nằm ở bên trái bàn thờ của Nhà nguyện Sistina, và chứa ba kích cỡ khác nhau của trang phục giáo hoàng (lớn, vừa và nhỏ), để tân giáo hoàng lựa chọn và mặc vào ban đầu. Những bộ lễ phục này thường được may bởi thợ may từ Gammarelli, thợ may chính thức của giáo hoàng. Nó cũng chứa bảy hộp đựng giày màu đỏ xếp chồng lên nhau, được cho là chứa nhiều kích cỡ giày của giáo hoàng. Ngoài ra, căn phòng còn chứa y phục được nhiều giáo hoàng mặc qua nhiều năm.

Đức Giáo Hoàng Leo XIII được tường trình đã khóc khi được bầu vào năm 1878. Sau khi Cơ Mật Viện giáo hoàng năm 1958 bầu Giáo hoàng Thánh Gioan XXIII, ngài đã nhìn mình trong gương, mặc áo chùng giáo hoàng. Do vóc dáng to lớn, nó không vừa vặn với giáo hoàng, khiến ngài nói đùa rằng “Người đàn ông này sẽ là thảm họa trên truyền hình!”. Sau Cơ Mật Viện giáo hoàng năm 2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 được cho là đã bước vào phòng với vẻ mặt buồn bã, lo lắng, nhưng sau đó đã xuất hiện với tâm trạng tươi sáng hơn.

5. Các viên chức và nhân viên phục vụ Cơ Mật Viện tuyên thệ giữ bí mật tại Nhà nguyện Pauline

Vào lúc 5:30 chiều thứ Hai, ngày 5 tháng 5, tại Nhà nguyện Pauline của Điện Tông tòa, các viên chức và nhân viên tham gia vào Cơ Mật Viện sắp tới đã tuyên thệ giữ bí mật, theo quy định của tông hiến Universi Dominici Gregis, nghĩa là “Đoàn Chiên Phổ Quát Của Chúa” được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành vào ngày 22 tháng 2 năm 1996.

Lời tuyên thệ, do Hồng Y Kevin Joseph Farrell, Nhiếp chính của Giáo hội Rôma, giám sát, được tất cả các cá nhân—cả giáo sĩ và giáo dân—thực hiện, được Nhiếp chính và ba trợ lý Hồng Y chấp thuận. Nhóm này bao gồm Thư ký của Hồng Y đoàn, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng, bảy trưởng ban nghi lễ của giáo hoàng, giáo sĩ do Hồng Y chọn chủ trì Cơ Mật Viện để hỗ trợ ngài, hai tu sĩ dòng Augustinô được giao nhiệm vụ tại Phòng áo của Giáo hoàng, bác sĩ và y tá, nhân viên vận hành thang máy của Điện Tông tòa, nhân viên phụ trách dịch vụ ăn uống và vệ sinh cũng như người cắm hoa, nhân viên dịch vụ kỹ thuật và những người chịu trách nhiệm vận chuyển các Hồng Y cử tri từ Casa Santa Marta đến Điện Tông tòa, đại tá và một thiếu tá của Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng được giao nhiệm vụ giám sát gần Nhà nguyện Sistina, Giám đốc Dịch vụ An ninh và Bảo vệ Dân sự của Thành phố Vatican, cùng với một số cộng sự của ông.

Mỗi cá nhân, sau khi được hướng dẫn về ý nghĩa của lời tuyên thệ, đã đích thân tuyên thệ và ký vào công thức quy định trước sự chứng kiến của Đức Hồng Y Farrell, và hai công chứng viên tông tòa.

Lời tuyên thệ bao gồm lời hứa long trọng giữ bí mật tuyệt đối về mọi vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc bỏ phiếu và giám sát bầu Giáo hoàng Tối cao, với nghĩa vụ vĩnh viễn trừ khi được Giáo hoàng mới đắc cử hoặc những người kế nhiệm cho phép rõ ràng. Lời tuyên thệ cũng tái khẳng định lệnh cấm các thiết bị ghi âm và ghi hình, dưới hình phạt vạ tuyệt thông tiền kết chỉ Tòa thánh mới giải được.

Buổi lễ này thể hiện cam kết của Giáo hội đối với tính bảo mật và thiêng liêng của quá trình bầu cử giáo hoàng, bảo đảm rằng tất cả nhân sự phụ trợ đều duy trì tính toàn vẹn của Cơ Mật Viện Hồng Y.

6. Tường trình từ Rôma của Larry Chapp

Larry Chapp, giáo sư thần học tại Đại học De Sales ở Allentown, Pennsylvania, là người dẫn chương trình podcast Gaudium et Spes 22 và là người đồng sáng lập Dorothy Day Catholic Worker Farm ở Harveys Lake, Pennsylvania.

Ông có bài tường trình sau từ Rôma trước thềm khai mạc Cơ Mật Viện.

Khi chúng ta tiến gần đến Cơ Mật Viện, tin đồn ở Rôma đang lan truyền với các hãng tin đưa tin về “ứng cử viên hàng đầu” là Hồng Y này hay Hồng Y kia. Một số người nói đó là Hồng Y Tagle của Phi Luật Tân, những người khác khăng khăng rằng đó là Hồng Y Parolin người Ý, và những người khác nữa lại tuyên bố rằng người được chọn là Hồng Y người Pháp của Marseille, Đức Tổng Giám Mục Aveline. Sự nhầm lẫn càng tăng cao hơn khi một người đi ăn tối với nhiều người ở đây tại Rôma, những người nói rằng Hồng Y Erdo của Hung Gia Lợi có cơ hội hoặc có thể sẽ là một ứng cử viên ít triển vọng như các Hồng Y người Ý Pizzaballa hoặc Zuppi. Bây giờ cũng có một làn sóng suy đoán muộn rằng đó có thể là Hồng Y Robert Prevost, sinh ra ở Chicago nhưng đã dành nhiều năm làm nhà truyền giáo ở Peru. Ngài cũng đứng đầu bộ quyền lực của Vatican chịu trách nhiệm bổ nhiệm các giám mục. Cuối cùng, một số người tự hỏi liệu đã đến lúc cần một giáo hoàng Phi Châu chưa và tên của Hồng Y Capuchin người Congo, Hồng Y Ambongo, nhà lãnh đạo Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar, thường được nhắc đến.

Tất cả những suy đoán này cho thấy điều gì? Không ngoa khi nói rằng, trên thực tế, không ai thực sự biết vị nào sẽ là giáo hoàng tiếp theo. Do đó, những hãng tin bắt đầu đưa tin bằng cách nói rằng, “các nguồn tin nội bộ của Vatican cho chúng tôi biết...” nên được xem xét với mối nghi kỵ lớn vì những “nguồn tin” đó có thể không tồn tại, và có khả năng là không biết bất cứ điều gì cụ thể ngoài những tin đồn đang lan truyền. Áp lực của báo chí để công bố một cái gì đó - bất cứ điều gì - gần như bảo đảm rằng ý kiến của một viên chức giáo triều, được đưa ra trong bữa tối tại Borgo Pio, sau khi uống quá nhiều rượu vang và rượu grappa, chỉ đơn giản là một mẩu tin đồn mà sau đó phóng viên thổi phồng thành “các nguồn tin của tôi nói...”

Chính trị của tình hình cũng cần được xem xét vì ý kiến của nhiều loại người trong giáo triều tại Vatican thường chỉ là mong muốn của họ đối với một ứng cử viên cụ thể, người mà họ hy vọng sẽ được thúc đẩy bằng cách “rò rỉ” điều gì đó cho giới truyền thông. Một số người không ngần ngại công bố thông tin bị cáo buộc là gây tổn hại đến một Hồng Y mà họ muốn làm suy yếu ứng cử viên. Những thông tin như vậy thường không có căn cứ nhưng vẫn được công bố với sự hiểu biết rằng các nhà báo đang tuyệt vọng vì bất cứ điều gì có thể được sử dụng như một tin tức hấp dẫn.

Hơn nữa, tất cả những suy đoán của báo chí này đều bị cản trở bởi thực tế rằng đây có vẻ là một trong những cuộc bầu cử giáo hoàng cởi mở nhất trong một thời gian dài. Và tính chất cởi mở này là kết quả trực tiếp của thực tế là Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm nhiều Hồng Y từ những nơi trên thế giới chưa từng đội mũ đỏ trước đây (ví dụ như Mông Cổ). Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không triệu tập các Hồng Y lại với nhau ở Rôma thường xuyên. Điều này càng làm tăng thêm tính chất khó đoán vì nhiều Hồng Y đơn giản là không biết nhau. Do đó, người ta cho rằng “việc tìm hiểu nhau” này là một phần của những gì đang diễn ra trong các cuộc họp trước Cơ Mật Viện. Tuy nhiên, bạn có thể học được bao nhiêu trong một tuần về các Hồng Y khác mà bạn không chia sẻ ngôn ngữ chung và những người mà bạn chỉ có thể trò chuyện trong thời gian ngắn? Theo quan điểm của tôi, đây là một yếu tố có trọng lượng rất lớn, vì sự thiếu hiểu biết như vậy về các Hồng Y có thể khiến họ bầu một người “an toàn” là một người được nhiều người biết đến, chẳng hạn như Hồng Y Parolin.

Nhưng trong tất cả những điều này, chỉ có một điều chắc chắn; tức là trong vài ngày nữa, chúng ta sẽ có một giáo hoàng mới. Và người ta hy vọng rằng đến lúc đó, các Hồng Y đã tập hợp sẽ gạt bỏ những âm mưu và thủ đoạn chính trị và bỏ phiếu cho một người mà các ngài nghĩ là người giỏi nhất cho công việc này, bất kể tuổi tác hay quốc tịch.

Và điều đó đưa tôi đến điểm thực sự của bài luận nhỏ này. Đơn giản là thế này: Hãy bình tĩnh và cầu nguyện. Nếu một giáo hoàng được bầu mà bạn không thích, chỉ cần thở dài và nhớ rằng “điều này cũng sẽ qua”. Hoặc, nếu một giáo hoàng được bầu mà bạn thích, chỉ cần mỉm cười và nhớ rằng “điều này cũng sẽ qua”. Hơn nữa, chúng ta nên luôn nhớ rằng trọng tâm của Giáo hội là Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh và sống lại, chứ không phải giáo hoàng. Và theo quan điểm của tôi, một trong những điều bổ ích về Đức Thánh Cha Phanxicô là chính sự bất mãn mà ngài tạo ra trong số rất nhiều người Công Giáo bảo thủ đã khiến họ không còn mê muội về sự tôn vinh sai lầm khi đưa Đức Giáo Hoàng lên một tầm quan trọng cường điệu. Các giáo hoàng đến rồi đi, một số tốt và một số xấu, nhưng cuối cùng tất cả đều “ra đi”.

Tôi vội vàng nói thêm rằng khi nói như vậy, tôi không có ý hạ thấp vai trò quan trọng của người kế nhiệm Thánh Phêrô. Chính chức thánh Phêrô đã giữ cho Giáo Hội Công Giáo không trở thành thực tại bị chia cắt của Anh giáo và Chính thống giáo Đông phương. Chúng ta cần một giáo hoàng mạnh mẽ và một giáo hoàng khôn ngoan để ngăn chặn nhiều lực ly tâm đe dọa xé nát Giáo hội và khiến các thành viên của Giáo hội, dù muốn hay không, phải tản mác khắp bốn phương trời.

Tuy nhiên, chúng ta cần sự tỉnh táo bình tĩnh ngay bây giờ. Mười hai năm qua đã tạo ra những chia rẽ sâu sắc trong Giáo hội và những chia rẽ đó cần được chữa lành. Nhưng đó là sự chữa lành mà Đức Giáo Hoàng không thể tự mình làm được. Ngài cần tất cả chúng ta hợp tác. Và khi tôi nói chúng ta cần sự tỉnh táo bình tĩnh, ý tôi là, bất kể ai được bầu, chúng ta không nên phán đoán trước về ngài chỉ dựa trên các tường thuật của phương tiện truyền thông về lập trường của ngài đối với các vấn đề gây tranh cãi của giáo hội.

Cuối cùng, Thánh Giáo hoàng Gioan 23 được cho là đã cầu nguyện mỗi đêm trước khi đi ngủ rằng “Lạy Chúa, đây là Giáo hội của Chúa. Con sẽ đi ngủ ngay bây giờ.” Có lẽ đó là một lời cầu nguyện, dù có phải là ngụy thư hay không, mà tất cả chúng ta nên áp dụng trong những ngày hỗn loạn này.


Source:First Things

7. 3 Áo chùng trắng và nhiều zuchetto: Hãy xem “Căn phòng nước mắt”

Không có vị giáo hoàng “cao” nào trong hồ sơ ghi chép 2.000 năm của chúng ta. Nhưng có một vị giáo hoàng “thấp”.

Không ai biết chắc chắn vị nào sẽ bước ra khỏi Cơ Mật Viện với tư cách là Người kế vị tiếp theo của Thánh Phêrô -- và điều đó có nghĩa là đội ngũ nhân viên Vatican phải chuẩn bị cho bất kỳ vị nào đảm nhận chức vụ này.

Bộ trang phục trắng của Đức Giáo Hoàng được cung cấp theo ba kích cỡ khác nhau. Cho dù đã cẩn thận như thế, trang phục cũng có thể không vừa vặn một cách hoàn hảo, nhưng ít nhất cũng có thể tạm dùng được cho lần xuất hiện đầu tiên.

Rốt cuộc, chỉ riêng sự khác biệt về chiều cao cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn về kích thước. Theo giai thoại, vị giáo hoàng thấp nhất được cho là chỉ cao 154cm. Đó là Đức Giáo Hoàng Pius thứ Chín cai quản Giáo Hội từ 1846 đến 1878. Điều thú vị là Giáo hội không có một vị giáo hoàng cao quá nào được ghi nhận. Người cao nhất mà chúng ta biết là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, người mà các nguồn tin cho biết cao khoảng 178cm.

Theo truyền thống, cùng với áo chùng trắng, áo choàng vai (mozette) và dây thắt lưng, Đức Giáo Hoàng mới đắc cử được trao cơ hội mang giày đỏ, cũng có nhiều kích cỡ. Màu đỏ tượng trưng cho máu của các vị tử đạo và đã trở thành phong tục kể từ những ngày đầu của Giáo hội. Sau khi ban đầu chọn một đôi giày vừa vặn, giáo hoàng sẽ quyết định giữ lại đôi giày đó hay thay thế bằng đôi khác, cũng như điều chỉnh chúng cho phù hợp, nếu cần!

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khiến mọi người ngạc nhiên khi vẫn giữ nguyên đôi giày mà ngài đang mang, một quyết định mà ngài được cho là do đôi ấy là giày chỉnh hình. Tuy nhiên, nhiều người cũng coi lựa chọn giày của ngài là biểu tượng cho mong muốn sống giản dị.

Một chiếc áo khoác trắng thường cũng nằm trong danh sách kiểm tra đầu tiên về tủ quần áo của Đức Giáo Hoàng.

Và tất nhiên, sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau của zucchettos – tức là mũ sọ giống với mũ của giám mục và Hồng Y, chỉ khác là có màu trắng.

Tất cả những bộ quần áo này sẽ được chờ đợi trong Phòng Nước Mắt, một căn phòng nhỏ cạnh Nhà nguyện Sistina. Sau khi Đức Tân Giáo Hoàng được các Hồng Y chọn và ngài chấp thuận, ngài có một khoảng thời gian trong căn phòng này để mặc quần áo, suy ngẫm và -- tất nhiên -- cầu nguyện có thể là với nước mắt.

Trong phòng, một chiếc khăn choàng bằng vàng cũng sẽ chờ sẵn, nhưng Đức Giáo Hoàng sẽ không đeo nó ngay. Thay vào đó, ngài sẽ bước ra ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô và được giới thiệu tên rửa tội của mình, và sau đó là danh hiệu giáo hoàng (hoặc “regnal”) mới được chọn của ngài. Sau đó, khăn choàng sẽ được đeo vào người ngài và ngài sẽ đối mặt với mọi người tại Quảng trường Thánh Phêrô và trên khắp thế giới để lần đầu tiên ban phước lành “Urbi et Orbi” cho thành phố và thế giới.

8. Cơ Mật Viện Hồng Y 2025: Vai trò của Chúa Thánh Thần trong cuộc bầu cử Giáo hoàng

Tờ National Catholic Register có bài phân tích nhan đề “Conclave 2025: The Holy Spirit’s Role in the Papal Election”, nghĩa là “Cơ Mật Viện Hồng Y 2025: Vai trò của Chúa Thánh Thần trong cuộc bầu cử Giáo hoàng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Khi các Hồng Y tập trung tại Nhà nguyện Pauline và diễn hành đến Nhà nguyện Sistina vào ngày 7 tháng 5 để bắt đầu quá trình bầu chọn giáo hoàng mới, các ngài cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần khi hát bài Veni Creator Spiritus – “Thánh Thần, khấn xin ngự đến”

Nhiều người cho rằng Chúa Thánh Thần trực tiếp tiết lộ chính xác người nào nên là giáo hoàng. Nếu đúng như vậy, sẽ có cuộc bầu cử nhanh chóng. Nhưng một số Cơ Mật Viện trong nhiều thế kỷ đã kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng — hoặc hết năm này sang năm khác — trong khi những Cơ Mật Viện khác đã bầu ra những giáo hoàng có tính cách đáng ngờ.

Mặt khác, có quan niệm cho rằng Cơ Mật Viện gần giống với kiểu thỏa thuận ngầm thường thấy ở thời kỳ đã qua của các cỗ máy chính trị.

Không có kịch bản nào trong số này là đúng.

'Hướng dẫn' là từ khóa cần chú ý

Đức Ông Roger Landry, giám đốc quốc gia của Hội Truyền giáo Giáo hoàng và là cộng tác viên thường xuyên của EWTN và Register, giải thích rằng, “Chúa Thánh Thần luôn hoạt động để cố gắng hướng dẫn Giáo hội và từng tín hữu. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta — và các Hồng Y trong các Cơ Mật Viện — có ngoan ngoãn với những nguồn cảm hứng của Người, thường rất tinh tế, giống như một làn gió nhẹ, như được mô tả trong cuộc trò chuyện của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô hay không. Vì vậy, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống cùng với những ân sủng của Người trên các Hồng Y — đặc biệt là những ân sủng về sự khôn ngoan, thận trọng, lòng can đảm và lòng kính sợ Chúa — và cũng ban cho các ngài những ân sủng thực sự để tìm kiếm và theo đuổi những nguồn cảm hứng của Người.”

Đức Ông Roger Landry nhắc nhớ đến một sự kiện vào năm 1997, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger khi đó được hỏi trên truyền hình Bavarian rằng Chúa Thánh Thần có chọn giáo hoàng hay không, và ngài trả lời: “Tôi sẽ không nói như vậy, theo nghĩa là Chúa Thánh Thần chọn ai là giáo hoàng. … Tôi sẽ nói rằng Chúa Thánh Thần không thực sự kiểm soát công việc, mà giống như một nhà giáo dục giỏi, để lại cho chúng ta nhiều không gian, nhiều tự do, mà không hoàn toàn từ bỏ chúng ta. Do đó, vai trò của Chúa Thánh Thần nên được hiểu theo nghĩa linh hoạt hơn nhiều, không phải là Người ra lệnh bầu cho một ứng cử viên nhất định nào mà người ta phải bỏ phiếu. Có lẽ sự bảo đảm duy nhất mà Người đưa ra là mọi thứ không thể bị hủy hoại hoàn toàn.”

Ralph Martin, chủ tịch của Renewal Ministries và giám đốc chương trình thần học sau đại học về Tân Phúc Âm hóa tại Đại Chủng viện Sacred Heart thuộc Tổng giáo phận Detroit, cho biết: “Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã bị sốc khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 nói rằng không phải Chúa Thánh Thần lựa chọn Đức Giáo Hoàng, mà là các Hồng Y”.

“Nhưng khi suy ngẫm về những lời của ngài, tôi hiểu rằng ý ngài muốn nói là Chúa Thánh Thần thường hoạt động thông qua các công cụ của con người — mặc dù con người có thể bác bỏ Ngài nếu họ muốn — và rằng chúng ta, những công cụ của con người, bao gồm cả các Hồng Y, có thể 'dập tắt' hoặc 'làm buồn' Chúa Thánh Thần, như Kinh thánh cảnh báo chúng ta không được làm như thế.”

Ông nói thêm, “Rõ ràng là con người chúng ta, kể cả các Hồng Y, có thể đầu hàng trước sự đố kỵ, sợ hãi, ganh ghét, ganh đua, áp lực từ bạn bè, hèn nhát hoặc chỉ đơn thuần là sự mù quáng và thiếu hiểu biết về mặt tâm linh, và đi đến chỗ không còn khả năng vâng phục Thánh Linh nữa.”

Khi suy ngẫm thêm về “tuyên bố gây sốc ban đầu” của Đức Bênêđíctô, Martin cho biết ông đã nhận ra rằng, “Điều đó rất có lý vì trong suốt 2.000 năm qua, chúng ta đã có những vị giáo hoàng tầm thường hoặc thậm chí rất tệ - không chỉ về mặt đạo đức hay tâm linh, mà còn về mặt trí tuệ, tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, v.v. - và chắc chắn đã có những thời điểm các Hồng Y 'tự mình' lựa chọn giáo hoàng tiếp theo mà ít chú ý đến Chúa Thánh Thần”.

Như Đức Ông Landry đã giải thích, “Sẽ là phạm thượng khi nghĩ rằng mọi quyết định mà các Hồng Y đưa ra, cũng giống như mọi quyết định mà chúng ta đưa ra, đều tự động là điều mà Chúa Thánh Thần muốn. Nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ có một số giáo hoàng vô đạo đức đã lãnh đạo Giáo hội trong 2.000 năm qua. Trong khi Chúa Thánh Thần ngăn cản các ngài, thông qua đặc sủng bất khả ngộ, không bao giờ giảng dạy điều gì đó hoàn toàn trái ngược với kho tàng đức tin và luân lý, thì những giáo hoàng vô đạo đức này rõ ràng đã chọn sống theo xác thịt hơn là theo Chúa Thánh Thần trong cuộc sống cá nhân và trong nhiều khía cạnh khác nhau trong việc cai quản của các ngài”.

Ví dụ, vào thế kỷ 16, hai vị giáo hoàng từ gia đình Medici phù hợp với khuôn mẫu này. Đó là lý do tại sao “sự hợp tác với ân sủng của Chúa lại quan trọng đến vậy vì rất dễ rơi vào lối suy nghĩ thế tục, chủ nghĩa bè phái và tham vọng”, R. Jared Staudt, giám đốc nội dung tại tông đồ Công Giáo dành cho nam giới Exodus 90 và là thành viên hội đồng quản trị của Rosary College ở Greenville, Nam Carolina, lưu ý.

Mặt khác, ngài giải thích, “Các Hồng Y càng thánh thiện và càng hợp tác với ân sủng của Chúa thì Chúa Thánh Thần càng có thể hướng dẫn các quyết định của các ngài. … Chúng tôi hy vọng rằng các Hồng Y sẽ tiếp cận nhiệm vụ lớn lao là bầu giáo hoàng với thiện chí, tích cực tìm kiếm điều tốt nhất cho toàn thể Giáo hội chứ không chỉ cho bất kỳ phe phái cụ thể nào.”

Tuy nhiên, vì Chúa Thánh Linh không thể phạm sai lầm, vậy chúng ta nên xem xét những lựa chọn tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ như thế nào?

“Sự quan phòng của Chúa hoạt động vì lợi ích của Giáo hội thông qua mọi sự,” Staudt giải thích. “Khi giáo sĩ và giáo dân của Giáo hội thánh thiện, các kế hoạch quan phòng của Chúa sẽ diễn ra dễ dàng hơn, nhưng khi điều ngược lại xảy ra, Chúa cho phép những khó khăn để thanh lọc Giáo hội và mang lại sự đổi mới.”

Vai trò của sự phân định

Cha dòng Phanxicô Capuchin Thomas Weinandy, cựu thành viên Ủy ban Thần học Quốc tế của Vatican, người cũng đã giảng dạy tại Đại học Oxford ở Anh trong nhiều năm, nói với tờ Register rằng rõ ràng Chúa Thánh Thần có vai trò trong việc lựa chọn giáo hoàng mới trong Cơ Mật Viện thông qua sự phân định.

“Ngài muốn khai sáng trái tim và khối óc của các Hồng Y đang bỏ phiếu xem ai là ứng cử viên tốt nhất. Nhưng rõ ràng là Ngài đang truyền cảm hứng cho con người,” vị linh mục nói.

“Theo một nghĩa nào đó, Chúa Thánh Thần không ra lệnh cho các Hồng Y, mà giúp các ngài phân định xem ai có đủ tiêu chuẩn tốt nhất vào thời điểm Cơ Mật Viện, những gì cần thiết ở một giáo hoàng vào thời điểm này,” Cha Weinandy nói thêm. “Ngài có nghĩ đến một ứng cử viên cụ thể nào không? Tôi không biết. Người ta cho rằng sẽ có một số Hồng Y là ứng cử viên xuất sắc. Vì vậy, đó là sự kết hợp giữa Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Hồng Y, nhưng cũng là sự kết hợp giữa các Hồng Y sử dụng lý trí của riêng các ngài và đánh giá các tiêu chuẩn của các Hồng Y và nhu cầu của Giáo hội tại thời điểm giáo hoàng được bầu chọn.”

Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần không can thiệp vào ý chí tự do của con người.

“Chúa Thánh Thần có thể khai sáng lương tâm của các Hồng Y, để các Hồng Y tự do lựa chọn người mà các vị ấy nghĩ là ứng cử viên tốt nhất cho sư vụ giáo hoàng. Hy vọng rằng những gì xuất hiện vào cuối cùng, sau khi bỏ phiếu và giáo hoàng được chọn, là một người mà Chúa Thánh Thần rõ ràng đã tham gia vào.”

Cha Weinandy giải thích rằng, mỗi lần bỏ phiếu, vị Hồng Y sẽ giơ lá phiếu của mình lên bằng tay phải và “thề trước Chúa rằng, trong tâm trí mình, người mà ngài bỏ phiếu là ứng viên tốt nhất, người nên trở thành Giáo hoàng”.

“Nó giống như việc thoát khỏi mọi chính trị, định kiến để chấp nhận sự can thiệp vào những gì Chúa Thánh Thần muốn thực hiện”.

Các Hồng Y đã tập trung vào việc cầu nguyện trong những ngày trước khi diễn ra Cơ Mật Viện — và mời toàn thể Giáo hội tham gia cùng họ.

“Chắc chắn chúng ta nên cầu nguyện,” Đức Ông Charles Pope, một linh mục tại Tổng giáo phận Washington và là cộng tác viên thường xuyên của Register, khuyên. “Những lời cầu nguyện của chúng ta tạo nên sự khác biệt lớn. Chúa luôn biết liệu chúng ta có cầu nguyện hay không. Chúa sẽ gia tăng ân sủng nếu chúng ta cầu nguyện. Nhưng đến cuối ngày, Người sẽ không bảo đảm kết quả theo nghĩa là điều đó sẽ cướp đi sự tự do của các Hồng Y.”

Martin nói thêm, “Lời cầu nguyện của tôi cho Cơ Mật Viện sắp tới là Chúa Thánh Thần sẽ hoạt động mạnh mẽ đến nỗi ngay cả những Hồng Y thiếu chú ý nhất về mặt tâm linh hoặc những người có ham muốn vô cùng hỗn loạn cũng không thể không nghe thấy tiếng nói của Người hoặc không thấy Người đang dẫn dắt họ lựa chọn ai. Hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy ngự đến!”

9. Bài Giảng trong thánh lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện của Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn

Hôm Thứ Tư, 07 Tháng Năm, tất cả các Hồng Y đã cử hành thánh lễ Pro Eligendo Pontifice, nghĩa là “Để bầu Giáo Hoàng” tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua phần trình bày của Thụy Khanh toàn văn bản dịch sang Việt Ngữ bài giảng thánh lễ của Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn.

Chúng ta đọc trong Công vụ Tông đồ rằng sau khi Chúa Kitô lên trời và trong khi chờ đợi Lễ Ngũ Tuần, tất cả mọi người đều hiệp nhất và kiên trì cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (x. Công vụ 1:14).

Đây chính xác là những gì chúng ta đang làm vài giờ trước khi bắt đầu Cơ Mật Viện Hồng Y, dưới sự chứng kiến của Đức Mẹ bên cạnh bàn thờ, trong ngôi đền thờ có mộ của Thánh tông đồ Phêrô.

Chúng ta cảm thấy hiệp nhất với toàn thể dân Chúa trong đức tin, tình yêu dành cho sứ vụ Giáo Hoàng và sự trông đợi đầy tin tưởng.

Chúng ta ở đây để cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, cầu xin ánh sáng và sức mạnh của Người để Đức Tân Giáo Hoàng được bầu có thể là người mà Giáo hội và nhân loại cần đến tại thời điểm khó khăn và phức tạp này trong lịch sử.

Cầu nguyện, bằng cách khẩn cầu Chúa Thánh Thần, là thái độ đúng đắn và thích hợp duy nhất cần có, khi các Hồng Y cử tri chuẩn bị thực hiện một hành động có trách nhiệm cao nhất đối với nhân loại và Giáo hội và đưa ra một lựa chọn có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một hành động của con người mà mọi cân nhắc cá nhân phải được gạt sang một bên, chỉ ghi nhớ trong tâm trí và trái tim mình Chúa Giêsu Kitô và lợi ích của Giáo hội và nhân loại.

Trong Tin Mừng đã được công bố, những lời vang lên đưa chúng ta đến trọng tâm của sứ điệp và di chúc tối cao của Chúa Giêsu, được trao cho các Tông đồ của Người vào buổi tối Bữa Tiệc Ly tại Phòng Tiệc Ly: “Đây là điều răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con.” Như để làm rõ câu “như Thầy đã yêu thương các con,” và để chỉ ra tình yêu của chúng ta phải đi xa đến mức nào, Chúa Giêsu nói tiếp: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15:13).

Đây là thông điệp của tình yêu, mà Chúa Giêsu gọi là một điều răn “mới”. Nó mới vì nó biến thành một điều gì đó tích cực, và mở rộng rất xa, lời khuyên của Cựu Ước rằng, “Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người ta làm cho bạn.”

Tình yêu mà Chúa Giêsu mặc khải không có giới hạn và phải đặc trưng cho mọi suy nghĩ và hành động của tất cả các môn đệ của Người, những người phải luôn thể hiện tình yêu đích thực trong hành vi của mình và cam kết xây dựng một nền văn minh mới, mà Đức Phaolô Đệ Lục gọi là “nền văn minh tình yêu”. Tình yêu là sức mạnh duy nhất có khả năng thay đổi thế giới.

Chúa Giêsu đã nêu gương về tình yêu này vào đầu Bữa Tiệc Ly bằng một cử chỉ đáng ngạc nhiên: Người hạ mình phục vụ người khác, rửa chân cho các Tông đồ, không phân biệt đối xử, và không loại trừ Giuđa, kẻ sẽ phản bội Người.

Sứ điệp này của Chúa Giêsu liên quan đến những gì chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất của Thánh lễ, trong đó tiên tri Isaia nhắc nhở chúng ta rằng phẩm chất cơ bản của người mục tử là tình yêu thương đến mức hoàn toàn hy sinh.

Do đó, các văn bản phụng vụ của buổi cử hành Thánh Thể này, mời gọi chúng ta yêu thương huynh đệ, giúp đỡ lẫn nhau và cam kết hiệp thông trong Giáo hội và tình huynh đệ nhân loại phổ quát. Trong số các nhiệm vụ của người kế nhiệm Thánh Phêrô có nhiệm vụ nuôi dưỡng sự hiệp thông: sự hiệp thông của tất cả các Kitô hữu với Chúa Kitô; sự hiệp thông của các Giám mục với Đức Giáo Hoàng; sự hiệp thông của các Giám mục với nhau. Đây không phải là sự hiệp thông tự tham chiếu, mà là sự hiệp thông hoàn toàn hướng đến sự hiệp thông giữa những con người, giữa các dân tộc và các nền văn hóa, với mối quan tâm rằng Giáo hội phải luôn là “ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông”.

Đây cũng là lời kêu gọi mạnh mẽ để duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội trên con đường mà Chúa Kitô đã vạch ra cho các Tông đồ. Sự hiệp nhất của Giáo hội là thánh ý của Chúa Kitô; một sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, nhưng là một sự hiệp thông vững chắc và sâu sắc trong sự đa dạng, miễn là sự trung thành hoàn toàn với Tin Mừng được duy trì.

Mỗi vị Giáo hoàng tiếp tục hiện thân cho Thánh Phêrô và sứ mệnh của ngài và do đó đại diện cho Chúa Kitô trên trái đất; Đức Giáo Hoàng là tảng đá mà Giáo hội được xây dựng (x. Mt 16:18).

Việc bầu Tân Giáo hoàng không phải là một sự kế nhiệm đơn giản của một dòng người, nhưng luôn luôn là sự trở lại của Thánh tông đồ Phêrô.

Các Hồng Y cử tri sẽ bỏ phiếu tại Nhà nguyện Sistina, nơi mà theo Hiến chế Universi Dominici Gregis đã nêu, “là nơi mọi thứ đều hướng đến việc nhận thức về sự hiện diện của Chúa, Đấng mà trước mắt Người, mỗi người một ngày nào đó sẽ được phán xét”.

Trong tác phẩm Rôma Triptych, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã bày tỏ hy vọng rằng trong những giờ bỏ phiếu cho quyết định quan trọng này, hình ảnh Chúa Giêsu Đấng phán xét hiện ra lờ mờ của Michelangelo sẽ nhắc nhở mọi người về trách nhiệm to lớn của việc trao “chìa khóa tối cao” vào đúng người.

Chúng ta hãy cầu nguyện rằng Chúa Thánh Thần, Đấng trong một trăm năm qua đã ban cho chúng ta một loạt các Giáo hoàng thực sự thánh thiện và vĩ đại, sẽ ban cho chúng ta một Giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại.

Chúng ta hãy cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho Giáo hội một Giáo hoàng biết cách đánh thức lương tâm của mọi người và các năng lượng đạo đức và tinh thần trong xã hội ngày nay, một xã hội đặc trưng bởi sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ nhưng lại có xu hướng lãng quên Thiên Chúa.

Thế giới ngày nay kỳ vọng rất nhiều vào Giáo hội trong việc bảo vệ những giá trị cơ bản về con người và tinh thần mà nếu không có chúng thì sự chung sống của con người sẽ không tốt hơn và cũng không mang lại điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.

Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, cầu bầu bằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ, để Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí của các Hồng Y cử tri và giúp các ngài đồng thuận về vị Giáo hoàng mà thời đại chúng ta đang cần.
 
Phóng sự đặc biệt: Hình ảnh lịch sử khi Cơ Mật Viện long trọng khai mạc trong Nhà nguyện Sistina
VietCatholic Media
22:33 07/05/2025


1. Tường trình ngày đầu tiên trong Cơ Mật Viện

Ngày đầu tiên trong Cơ Mật Viện đã bắt đầu với thánh lễ Pro Eligendo Pontifice, nghĩa là “để bầu Giáo Hoàng”, diễn ra vào lúc 10 giờ sáng tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn đã chủ sự thánh lễ cùng với tất cả các Hồng Y cử tri. Trong bài giảng thánh lễ, ngài kêu gọi sự hiệp nhất trong Giáo Hội và cầu nguyện rằng Chúa Thánh Thần, Đấng trong một trăm năm qua đã ban cho chúng ta một loạt các Giáo hoàng thực sự thánh thiện và vĩ đại, sẽ ban cho chúng ta một Giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại.

Ban chiều, các Hồng Y cử tri đã tập trung tại Nhà nguyện Pauline tại Điện Tông tòa lúc 4:30 chiều giờ Rôma và long trọng đi rước vào Cơ Mật Viện được tổ chức tại nhà nguyện Sistina. Các Hồng Y, theo thứ tự cấp bậc, diễn hành một đoạn ngắn vào Nhà nguyện Sistina trong tiếng hát Kinh cầu các thánh, tiếp theo là lời cầu nguyện, bao gồm lời cầu nguyện xin Chúa “ban cho Giáo hội của Người một giáo hoàng làm Người hài lòng với sự thánh thiện của cuộc đời mình” và “rằng Người đổ tràn sức mạnh của Thánh Thần của Người vào Cơ Mật Viện này”.

Bên trong Nhà nguyện Sistina, mỗi Hồng Y cử tri đứng trước chỗ ngồi được chỉ định của mình, quay mặt về phía Sách Phúc Âm, đặt trên bục giảng ở giữa phòng.

Thông thường, niên trưởng Hồng Y Đoàn là người chủ trì các cuộc họp bên trong Cơ Mật Viện, và ngài phải bảo đảm rằng mỗi Hồng Y sẽ đặt tay lên Phúc âm và tuyên thệ trung thành với các quy tắc của Cơ Mật Viện.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã 91 tuổi không còn quyền bầu Giáo Hoàng nên người chủ trì các cuộc họp bên trong Cơ Mật Viện lần này là Đức Hồng Y Pietro Parolin, nguyên Quốc vụ khanh trong triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, và là Hồng Y trưởng đẳng Giám Mục.

Mở đầu các nghi thức, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã đọc kinh “Veni, Creator Spiritus” nghĩa là “Xin ngự đến, lạy Thánh Thần sáng tạo”

Xin ngự đến, lạy Thánh Thần sáng tạo,

Đến viếng thăm và tuôn đổ ơn trời

Xuống cõi lòng và tâm trí bề tôi

Là sản phẩm do tay Ngài mà có.

Tôn hiệu Chúa chính là Người Bảo Trợ,

Là món quà của Thiên Chúa tối cao,

Là lửa thiêng, tình mến, suối dạt dào,

Ấn Thiên Chúa đóng vào hồn tín hữu.

Là nguồn mạch bảy hồng ân kỳ diệu,

Là ngón tay thần diệu Chúa thiên đàng,

Và chính là ơn Cha hứa tặng ban

Cho tín hữu nói năng thật lợi khẩu

Xin chiếu sáng hầu mở mang trí não,

Đổ tình thương cho tràn ngập tâm hồn

Thân yếu hèn giòn mỏng của chúng con

Luôn trông đợi sức thiêng Ngài bồi dưỡng.

Xin xua đuổi địch thù cho khuất dạng

Chúng con liền vui hưởng phúc bình an.

Được Ngài thương hằng chỉ lối mở đàng,

Là tránh khỏi muôn lỗi lầm nguy hại.

Xin Ngài dạy cho biết Cha từ ái,

Cùng am tường về Thánh Tử khoan nhân.

Và hằng tin : Ngài là chính Thánh Thần

Nguồn thương mến giữa Hai Ngôi bền chặt.

Sau đó, với tư cách là người chủ trì nghi lễ, đã cầu nguyện: “Lạy Cha, Đấng hướng dẫn và bảo vệ Giáo hội của Cha, xin ban cho các tôi tớ Cha Thần trí tuệ, chân lý, bình an, để họ có thể nỗ lực hiểu biết ý muốn của Cha và phục vụ Cha với sự tận tụy hoàn toàn. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.”

Một phút mặc niệm trước khi Đức Hồng Y Parolin đọc lời tuyên thệ mà mỗi Hồng Y phải thực hiện: “Chúng tôi hứa, bắt buộc và tuyên thệ rằng chúng tôi sẽ trung thành và cẩn thận tuân thủ mọi quy định có trong tông hiến của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Universi Dominus Gregis… Tương tự như vậy, chúng tôi hứa, bắt buộc và tuyên thệ rằng bất kỳ ai trong chúng tôi, theo sự sắp đặt của Chúa, được bầu làm giáo hoàng Rôma, sẽ cam kết thực hiện trung thành “munus Petrinum” – sứ vụ Phêrô - của mục tử toàn thể Hội Thánh và sẽ không thất bại trong việc khẳng định và bảo vệ mạnh mẽ các quyền và tự do về tinh thần và thế tục của Tòa thánh. Trên hết, chúng tôi hứa và tuyên thệ sẽ nghiêm cẩn gìn giữ với sự trung thành cao nhất và với tất cả mọi người, cả giáo sĩ và giáo dân, bí mật về mọi thứ theo bất kỳ cách nào liên quan đến cuộc bầu cử giáo hoàng Rôma và về những gì diễn ra tại nơi bầu cử, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc bỏ phiếu; không vi phạm theo bất kỳ cách nào bí mật này trong hoặc sau cuộc bầu cử giáo hoàng mới, trừ khi đã được cấp phép rõ ràng bởi chính Đức Giáo Hoàng; không bao giờ hỗ trợ hoặc ưu ái bất kỳ sự can thiệp, phản đối hoặc bất kỳ hình thức can thiệp nào khác mà chính quyền thế tục ở bất kỳ cấp bậc và mức độ nào, hoặc bất kỳ nhóm người hoặc cá nhân nào muốn can thiệp vào cuộc bầu cử giáo hoàng Rôma.”

Sau đó, mỗi vị trong số 133 vị Hồng Y đã lần lượt bước lên bục giảng và đặt tay lên Sách Phúc Âm và nói: “Xin Chúa và những Sách Phúc Âm thánh thiện, mà con chạm tay vào, giúp con”.

Sau đó Đức Tổng Giám Mục Ravelli, Chưởng Nghi Phụng Vụ của Giáo triều Rôma, tức là vị phụ trách nghi lễ của Đức Giáo Hoàng, tuyên bố “extra omnes”, tất cả các trợ lý, ca đoàn và nhân viên phục vụ rời khỏi phòng và chương trình phát trực tiếp tắt đi.

Với lời tuyên bố “extra omnes” (“tất cả ra ngoài”) vào chiều ngày 7 tháng 5, những cánh cửa gỗ dày của Nhà nguyện Sistina đã được đóng lại và được lính gác Thụy Sĩ canh gác ở mọi lối vào trong khi 133 Hồng Y cử tri bắt đầu công việc trọng đại là bầu giáo hoàng mới và lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

Ngồi thành những dãy bàn dưới ánh nhìn chăm chú vào bức tranh Ngày Phán xét cuối cùng đầy sức mạnh của Michelangelo, trước các cuộc thảo luận và cuộc bỏ phiếu đầu tiên, các Hồng Y cử tri đã lắng nghe bài suy niệm của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, 90 tuổi, cựu giảng thuyết viên của phủ Giáo Hoàng trong 44 năm.

Theo nghi thức của Cơ Mật Viện, Đức Hồng Y Cantalamessa — được Hồng Y đoàn bầu vào tuần trước — đã thuyết giảng cho các Hồng Y cử tri về bản chất rất nghiêm trọng liên quan đến nhiệm vụ của các ngài và sự cần thiết phải hành động với ý định đúng đắn, cố gắng hết sức để thực hiện thánh ý Chúa và mong muốn điều tốt đẹp cho toàn thể Giáo hội, trong nhiệm vụ bầu ra Giáo hoàng Rôma tiếp theo.

Sau đó, Đức Hồng Y Cantalamessa và Tổng giám mục Diego Ravelli, phụ trách nghi lễ của giáo hoàng, đã là hai người cuối cùng rời khỏi Nhà nguyện Sistina trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu. Cảnh tượng đầu tiên của khói từ ống khói Nhà nguyện Sistina đã xuất hiện vào buổi tối theo giờ Rôma, và như chúng tôi dự đoán, đó là khói đen, nghĩa là chưa bầu được Giáo Hoàng mới.

Phiên họp đã kết thúc bằng lời cầu nguyện cùng Đức Mẹ, hát bài “Sub tuum praesidium,” là bài thánh ca về Đức Mẹ lâu đời nhất của Giáo hội. Người Công Giáo Việt Nam gọi kinh Sub tuum praesidium là Kinh Trông Cậy.

Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng.

2. Chúng ta có thể biết kết quả bầu Giáo Hoàng vào lúc mấy giờ?

Sau đây là thời gian mà mọi người có thể nhìn thấy những đám khói bốc lên từ những ống khói nổi tiếng nhất thế giới.

Cơ Mật Viện bầu người kế nhiệm Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức khai mạc vào ngày 7 tháng 5, và các Hồng Y cử tri của Hồng Y đoàn dự kiến sẽ bỏ phiếu một lần vào ngày đầu tiên đó. Tuy nhiên, trong lịch sử cận đại chưa lần nào cuộc bỏ phiếu đầu tiên này bầu ra được một vị Giáo Hoàng. Ngoài ra, không thể loại trừ khả năng là Hồng Y Đoàn quyết định không bỏ phiếu vào ngày 7 Tháng Năm. Vì thế, có lẽ không nên kỳ vọng quá nhiều rằng chúng ta sẽ có một vị Tân Giáo Hoàng ngày thứ Tư 7 Tháng Năm.

Từ ngày 8 tháng 5 trở đi, các Hồng Y cử tri sẽ bỏ phiếu hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi chiều cho đến khi một vị Tân Giáo Hoàng mới được bầu.

Hai trong số 135 Hồng Y cử tri không đến được vì lý do sức khỏe nên có 133 Hồng Y cử tri. Và do đó, vị Tân Giáo Hoàng cần phải nhận được ít nhất là 89 phiếu.

Theo Vatican News, nếu không có vị Tân Giáo Hoàng mới sau ba ngày bỏ phiếu, các Hồng Y sẽ được nghỉ ít nhất một ngày để cầu nguyện, thảo luận về cuộc bầu cử với các Hồng Y khác. Các ngài sẽ nghe một bài chia sẻ từ Đức Hồng Y Dominique Mamberti, là Hồng Y trưởng đẳng Phó tế.

Nhưng điều này sẽ xảy ra vào lúc mấy giờ?

Mỗi Cơ Mật Viện đều khác nhau và với 133 vị tham gia bầu cử, đông nhất từ trước đến nay, cuộc bỏ phiếu có thể sẽ không diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, dựa trên các Cơ Mật Viện trước đây, sau đây là thời điểm người ta có thể thấy khói bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistina. Xin lưu ý với quý vị và anh chị em tất cả đều chỉ là thời gian gần đúng. Như chúng tôi nói ở trên, mỗi buổi có 2 cuộc bỏ phiếu. Nếu cuộc bỏ phiếu thứ nhất bầu được Giáo Hoàng, các phiếu bầu sẽ được đốt ngay lập tức. Nếu cuộc bỏ phiếu thứ nhất KHÔNG bầu được Giáo Hoàng, các phiếu bầu KHÔNG được đốt nhưng sẽ chờ đốt chung với các phiếu bầu của cuộc bỏ phiếu thứ hai.

Thời điểm thứ nhất: 10:30 sáng giờ địa phương Rôma, tức là 3:30 chiều giờ Việt Nam; 6:30 chiều giờ Sydney, Melbourne; và 1:30 sáng giờ California. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có vị Tân Giáo Hoàng.

Thời điểm thứ hai: Vào giữa trưa theo giờ địa phương Rôma, tức là 5 giờ chiều giờ Việt Nam; 8 giờ tối giờ Sydney, Melbourne; và 3 giờ sáng giờ California. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể có vị Tân Giáo Hoàng, cũng có thể là không.

Thời điểm thứ ba: 5 giờ chiều giờ địa phương Rôma, hay 10 giờ tối giờ Việt Nam; 1 giờ sáng giờ Sydney, Melbourne; và 8 giờ sáng giờ California. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có vị Tân Giáo Hoàng.

Thời điểm thứ tư: Vào 7 giờ tối theo giờ địa phương Rôma, tức là 12 giờ khuya giờ Việt Nam; 3 giờ sáng giờ Sydney, Melbourne; và 10 giờ sáng giờ California. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể có vị Tân Giáo Hoàng, cũng có thể là không.

Việc bỏ phiếu diễn ra như thế nào?

Sau khi kiểm phiếu xong, phiếu bầu sẽ được đốt để thông báo kết quả bầu cử đến toàn thế giới.

Nếu khói có màu đen thì sẽ không có Đức Giáo Hoàng mới và các Hồng Y sẽ bỏ phiếu lại sau vài giờ hoặc vào sáng hôm sau.

Nhưng nếu khói có màu trắng, hãy hủy bỏ kế hoạch của bạn và ngồi xuống trước chiếc tivi gần nhất hoặc kênh phát trực tiếp và nín thở chờ đợi để xem ai là Người kế vị mới của Thánh Phêrô.

Khoảng nửa giờ đến một giờ sau khi khói trắng xuất hiện, Đức Hồng Y Dominique Mamberti, là Hồng Y trưởng đẳng Phó tế, sẽ công bố “Habemus Papam” (Chúng ta đã có Đức Giáo Hoàng!), và Đức Giáo Hoàng mới sẽ ban phước lành đầu tiên từ ban công của Đền thờ Thánh Phêrô.

3. Đức tân giáo hoàng sẽ mặc gì khi xuất hiện trên ban công chính của Đền Thờ Thánh Phêrô

Giáo hoàng mới được bầu sẽ rời Nhà nguyện Sistina sau khi kết thúc Cơ Mật Viện và bước vào một tiền sảnh nhỏ, được gọi là “Phòng nước mắt”, để lần đầu tiên mặc lễ phục giáo hoàng.

Sau đây là danh sách trang phục mà bạn có thể thấy Đức Tân Giáo Hoàng sẽ mặc khi bước ra ban công trung tâm của Đền Thờ Thánh Phêrô để chào đón mọi người và ban phép lành “urbi et orbi” đầu tiên:

Chiếc mũ sọ trắng — còn được gọi là “zuchetto” hoặc “pileolus” — che phủ phía trước và phía sau đầu của giáo hoàng, biểu thị quyền lực của giáo hoàng trên các giáo sĩ khác. Nó có lịch sử tôn giáo từ thế kỷ 13 và tương tự như chiếc mũ không vành mà người Rôma cổ đại đội.

Áo chùng trắng — một loại áo dài tay, dài đến mắt cá chân — được may đo từ 100% len hoặc hỗn hợp len. Theo Giám mục người Pháp thế kỷ 13 William Duranti, nó tượng trưng cho sự ngây thơ, lòng bác ái và sự thánh thiện của chức vụ giáo hoàng. Áo chùng, có liên hệ lịch sử với áo choàng Rôma được gọi là “caracalla”, theo truyền thống có 33 nút để tượng trưng cho 33 năm cuộc đời của Chúa Giêsu trước khi Người phục sinh và lên thiên đàng.

Một dải thắt lưng màu trắng làm bằng vải lanh hoặc lụa, còn được gọi là “fascia”, được đeo trên áo chùng ngay phía trên eo và tượng trưng cho lòng sùng kính, sự tận tụy và sự phục tùng của giáo hoàng đối với lời kêu gọi của Chúa Giêsu Kitô để phục vụ và chăm sóc Giáo hội của Người. Dải thắt lưng là biểu tượng của sự sẵn sàng phục vụ dân Chúa.

Một chiếc áo choàng vai màu trắng hoặc “pellegrina” gắn vào áo chùng được mặc trên vai của giáo hoàng. Trang phục này cũng có thể được mặc bởi các Hồng Y, giám mục và linh mục, nhưng chỉ có giáo hoàng mới có thể mặc pellegrina, giống với áo choàng màu trắng mà những người hành hương Công Giáo mặc trong quá khứ.

Áo choàng trắng là một loại áo dài đến đầu gối mặc bên ngoài áo chùng, được các giám mục sử dụng như một chỉ báo về thứ hạng giáo sĩ của họ và là lời nhắc nhở vật lý về lời kêu gọi phục vụ Giáo hội của họ. Nó được sử dụng cho các nghi lễ không phải nghi lễ phụng vụ và tượng trưng cho phẩm giá và sự trong sạch về mặt tinh thần của người mặc nó.

Một chiếc áo lễ trắng, một chiếc áo vải lanh hoặc vải cotton rộng rãi mặc bên ngoài áo rochet, tượng trưng cho chiếc áo choàng trắng của phép rửa tội và sự tái sinh vào cuộc sống của Chúa Giêsu Kitô. Màu trắng hoặc màu ngà tượng trưng cho sự trong sạch về mặt tinh thần, sự thánh thiện và sự khiêm nhường của giáo sĩ mặc nó.

Chiếc áo choàng đỏ, được gọi là “mozetta”, dài đến vai, tượng trưng cho quyền uy của giáo hoàng và lời kêu gọi lòng trắc ẩn của ngài.

Thánh giá đeo ngực được treo bằng một sợi dây vàng được đeo trên mozzetta gần cơ ngực bảo vệ tim. Trong một cử chỉ đau buồn vì tội lỗi — hay “peccatum” trong tiếng Latin — bạn đấm ngực mình vì thông qua sự đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô, trái tim được hòa giải với Chúa và tội lỗi được tha thứ, Đức Giám Mục Austin Anthony Vetter của Helena, Montana giải thích như trên trong một video năm 2020 được giáo phận đăng trên Facebook.

Chiếc nhẫn Ngư Phủ được đeo vào ngón tay của Đức Giáo Hoàng sau khi ngài được bầu làm giáo hoàng như một dấu hiệu cho thấy ngài là người kế nhiệm Thánh Phêrô.

Một chiếc khăn choàng màu đỏ thêu vàng được đeo trên vai. Trang phục này tượng trưng cho sự tấn phong linh mục của Đức Giáo Hoàng và trách nhiệm lãnh đạo Giáo hội như một người chăn chiên tốt lành, người mang đàn chiên trên vai và mang ách hay “gánh nặng ngọt ngào” của Chúa Giêsu Kitô.

Một đôi giày da màu đỏ đã được nhiều giáo hoàng sử dụng qua nhiều thế kỷ và có nguồn gốc từ Giáo hội sơ khai và Đế chế Rôma cổ đại. Theo Shawn Tribe, người sáng lập Tạp chí Nghệ thuật Phụng vụ, màu sắc này tượng trưng cho niềm đam mê của Chúa Giêsu và máu của các vị tử đạo.

4. Những người chơi cá cược đang đặt cược hàng triệu đô la vào việc ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo

Khi cờ bạc trực tuyến tiếp tục phát triển ở Hoa Kỳ, chủ yếu là các trò chơi thể thao và sòng bạc, các nhà cái cũng đã mở thị trường cá cược cho nhiều cuộc thi khác, bao gồm cả Cơ Mật Viện Hồng Y hiện tại.

Hồng Y đoàn hiện đang ở giữa một Cơ Mật Viện của giáo hoàng để bầu ra nhà lãnh đạo trần thế tiếp theo của Giáo Hội Công Giáo trong một quá trình long trọng khép kín. Cơ Mật Viện này đã thu hút sự quan tâm toàn cầu từ cả người Công Giáo và người không theo Công Giáo, cùng với hàng chục triệu đô la tiền cược vào kết quả.

Polymarket, một nền tảng cá cược phổ biến dựa trên tiền điện tử, đang giám sát hơn 18 triệu đô la tiền cược vào Cơ Mật Viện Hồng Y. Một nền tảng khác, Kalshi, đang quản lý gần 6,7 triệu đô la.

Polymarket liệt kê Hồng Y Pietro Parolin, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là ứng cử viên được yêu thích nhất với tỷ lệ cược 27% và xếp Hồng Y người Phi Luật Tân Luis Antonio Tagle ở vị trí thứ hai với tỷ lệ cược 22%. Các Hồng Y ngay dưới các ngài bao gồm Matteo Zuppi với 11%, Pierbattista Pizzaballa với 10% và Peter Erdo với 7%.

Người đặt cược có thể “mua” một người chiến thắng tiềm năng, nghĩa là họ đang đặt cược vào người đó sẽ được chọn làm giáo hoàng, hoặc họ có thể “bán”, tức là cược rằng Hồng Y sẽ không được chọn. Các khoản thanh toán cụ thể cho mỗi lần cược phụ thuộc vào tỷ lệ cược được đặt trên nền tảng.

Trên Polymarket, hơn 1,3 triệu đô la đã được đặt cược vào ứng cử viên Tagle, và 1,3 triệu đô la khác đã được đặt cược vào Hồng Y người Hòa Lan Willem “Wim” Eijk, người được đưa ra tỷ lệ cược là 1%. Hơn 1 triệu đô la cũng đã được đặt cược vào Parolin, Hồng Y Peter Turkson và Hồng Y Robert Sarah.

Sự bất định của các Cơ Mật Viện giáo hoàng

Kiến thức hạn chế của những người cá cược và công chúng, cùng với tính bí mật của quá trình Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng và việc thiếu các chiến dịch vận động công khai, góp phần tạo nên sự không chắc chắn xung quanh tỷ lệ cược thực sự hoặc cơ hội một người cụ thể nào đó sẽ trở thành giáo hoàng.

Tom Nash, một nhà hộ giáo cộng tác cho Catholic Answers, nói với CNA rằng rõ ràng “những Hồng Y nổi tiếng nhất sẽ bước vào Cơ Mật Viện”, nhưng điều đó không nhất thiết cho thấy “các ngài có vị thế papabili như thế nào trong mắt các Hồng Y cử tri khác”.

Ông cho biết: “Tôi nghĩ một số Hồng Y đang được các nhà cái và phương tiện truyền thông đánh giá cao, bao gồm cả vai trò nổi bật mà họ đảm nhiệm dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô, thực ra có thể có ít cơ hội hơn một số người khác được coi là ít có khả năng thành công”.

Nash lưu ý rằng trước Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng năm 2013, Hồng Y Angelo Scola là “một người mà nhiều người nghĩ sẽ tiếp tục những thành tựu của Đức Giáo Hoàng Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị... và Bênêđíctô XVI”, nhưng ngài “không thể tập hợp được đa số hai phần ba cần thiết”. Cuối cùng, các Hồng Y đã chọn Hồng Y Jorge Bergoglio, người đã lấy tên giáo hoàng là Đức Thánh Cha Phanxicô.

Các Hồng Y đã họp trong hơn một tuần trước cuộc họp Cơ Mật Viện, nhưng như Nash đã chỉ ra, những cuộc họp đó không mở cửa cho công chúng.

“Quá trình càng công khai thì các Hồng Y càng có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiều phương tiện cưỡng ép, bao gồm cả từ các nhà lãnh đạo chính trị”, ông nói. “Và nhiều đảng phái đã cố gắng tác động đến quá trình bầu cử giáo hoàng trong nhiều thế kỷ”.

Nash lưu ý rằng tông hiến Universi Dominici Gregis năm 1996 yêu cầu các Hồng Y không được nhận hoặc gửi thông điệp ra bên ngoài Thành phố Vatican trong quá trình bầu cử và cấm những người tham gia Cơ Mật Viện nhận báo, nghe radio hoặc xem tivi.

Tài liệu này cũng cấm mọi “hiệp ước, thỏa thuận, lời hứa hoặc cam kết nào khác dưới bất kỳ hình thức nào” để bỏ phiếu cho một người cụ thể nhưng không cấm việc trao đổi quan điểm trước cuộc bầu cử hoặc các cuộc thảo luận trong Cơ Mật Viện giúp đi đến thống nhất.

“ Các giáo đoàn trước Cơ Mật Viện cung cấp cho các Hồng Y cử tri nhiều cơ hội để có được thông tin cần thiết từ các cử tri đồng nghiệp của các ngài”, Nash nói. “Và những người tìm cách vận động công khai cho bản thân hoặc người khác có thể chắc chắn rằng họ sẽ làm suy yếu uy tín và sự ứng cử của chính họ”.

Có tội hay không khi đặt cược vào Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng không?

Một số người Công Giáo đã đặt câu hỏi về tính đạo đức của việc cá cược vào Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng.

Việc cá cược vào Cơ Mật Viện Hồng Y trước đây từng bị Vatican nghiêm cấm. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIV đã cấm “dưới hình phạt vạ tuyệt thông” bất kỳ vụ cá cược nào về việc bầu giáo hoàng hoặc việc phong chức Hồng Y thông qua sắc lệnh Cogit Nos của giáo hoàng năm 1591. Tuy nhiên, bản sửa đổi luật giáo luật năm 1918 đã không chính thức thực hiện lệnh cấm này và không có lệnh cấm mới nào được đưa ra.

Tuy nhiên, Nash vẫn bày tỏ sự e ngại về việc đánh cược vào Cơ Mật Viện.

Nash cho biết: “Tôi nghĩ người Công Giáo nên cầu nguyện và cân nhắc cách chúng ta có thể làm chứng tốt nhất về Cơ Mật Viện năm 2025 này, bao gồm cả tính trang trọng của sự kiện”.

Ông nói thêm: “Hành động của chúng ta và những lời bàn tán liên quan có thể góp phần tạo cơ hội phạm tội cho những người khác, những người có thể có những ý đồ xấu xa hơn đối với Cơ Mật Viện hoặc có thể đặt cược nhiều hơn mức họ có thể chi trả.”

“Mặc dù tôi hiểu rằng việc cá cược vào một Cơ Mật Viện là một viễn cảnh hấp dẫn, nhưng chúng tôi không muốn hạ thấp sự kiện quan trọng này xuống mức chỉ là một cuộc thi thể thao — thậm chí còn hơn thế nữa vì nhiều người theo Kitô giáo ở Mỹ và những người khác trên toàn thế giới ngày càng cống hiến nhiều tiền bạc và thời gian cho môn thể thao yêu thích của họ hơn là sống như những môn đệ tận tụy của Chúa Giêsu Kitô,” ông nói thêm.

Theo Giáo lý Công Giáo, cờ bạc không phải là hành vi “trái với công lý”. Tuy nhiên, nó trở nên “không thể chấp nhận được về mặt đạo đức khi cờ bạc tước đoạt những thứ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của bản thân và người khác hoặc niềm đam mê cờ bạc có nguy cơ trở thành một dạng nô lệ”.

5. Các Hồng Y cử tri, Xưa Và Nay

Liệu một Cơ Mật Viện có bầu ra được người mà Chúa Thánh Thần mong muốn lãnh đạo Giáo hội không? Lịch sử cho thấy đôi khi có, đôi khi không. Quan điểm của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger là có quá nhiều giáo hoàng kém cỏi được bầu lên, thành ra, không thể nói rằng người xuất hiện luôn là sự lựa chọn của Chúa. Đồng thời, Chúa Thánh Thần, theo câu nói đáng nhớ của Đức Ratzinger, đưa ra “sự bảo đảm rằng mọi thứ không thể bị hủy hoại hoàn toàn”.

Chúa Thánh Linh không được bỏ phiếu trong Cơ Mật Viện. Các Hồng Y bầu giáo hoàng, và không ai khác. Câu hỏi thích hợp hơn là liệu Cơ Mật Viện này có khả năng là công cụ của Chúa Thánh Linh hay không, tất nhiên chúng ta biết cả con lừa của Balaam cũng có thể nói nếu Chúa muốn (Dân số 22:21–35).

Với 133 cử tri, đây là Cơ Mật Viện lớn nhất trong lịch sử. Về mặt số lượng, Cơ Mật Viện có phạm vi địa lý rộng lớn, từ Mông Cổ đến Madagascar, nhưng không phải Montreal hay Milan. Tuy nhiên, số lượng không quan trọng bằng phẩm chất.

Một sự tương phản là minh họa. Hai Cơ Mật Viện Hồng Y năm 1978 đã bầu ra hai giáo hoàng, cả hai đều lấy tên là Gioan Phaolô. Bây giờ thì rõ ràng là Đức Gioan Phaolô II thứ hai là sự lựa chọn của Chúa, nhưng các Hồng Y ban đầu không thể thấy làm sao lại có thể bầu một người không phải người Ý năm mươi tám tuổi, vì vậy ban đầu các ngài đã không hoàn toàn sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng, khi bầu cho Đức Hồng Y Albino Luciani. Sau đó, Chúa Thánh Thần đã bỏ phiếu, và Chân phước Đức Gioan Phaolô I đã qua đời ba mươi ba ngày sau đó.

Về mặt định tính, các cử tri năm 1978 có thể so sánh với các cử tri năm 2025 như thế nào? Năm 1978, ánh sáng thần học hàng đầu trong Cơ Mật Viện là Joseph Ratzinger của Munich, người đã được phong Hồng Y chỉ mới một năm trước đó. Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Timothy Radcliffe, Dòng Đa Minh, vào Hội đồng Hồng Y, một cựu bề trên của dòng Đa Minh, người đã kết thúc nhiệm kỳ của mình cách đây một phần tư thế kỷ trong bối cảnh có nhiều nghi ngờ sâu sắc về sự chính thống thần học của ngài. Nhiều cử tri Hồng Y có thể sẽ không cho phép Hồng Y Radcliffe thuyết giảng tĩnh tâm cho các linh mục của các vị.

Năm 1978, nhà lãnh đạo anh hùng của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Hồng Y tử đạo Josyf Slipyj, đã ở Rôma nhưng không đủ điều kiện bỏ phiếu vì tuổi tác. Tuy nhiên, sự hiện diện của ngài đã nhắc nhở những người bầu cử về Giáo hội bị đàn áp.

Vào năm 2025, Đức Thượng phụ Sviatoslav Shevchuk, có lẽ là vị giám mục nổi bật nhất trong Giáo Hội Công Giáo trong hơn chục năm qua, cũng đang ở Rôma trong những tuần này. Ngài không phải là một phần của Cơ Mật Viện, vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từ chối phong ngài làm Hồng Y—giống như những người tiền nhiệm của ngài—trong mười công nghị liên tiếp. Có rất ít người bên ngoài vòng tròn thân cận của Đức Giáo Hoàng nghĩ rằng sự cố tình làm mất danh dự của người Công Giáo Ukraine này là của Chúa Thánh Thần.

Năm 1978, một trong những giám mục vĩ đại nhất của thế kỷ XX, Hồng Y Stefan Wyszyński, giám mục chính của Ba Lan, đã có mặt. Nhà thờ hiệu tòa Hồng Y của ngài là Santa Maria ở Trastevere, cùng một nhà thờ hiệu tòa mà Hồng Y James Gibbons của Baltimore từng nắm giữ. Wyszyński là con sư tử đã đứng lên chống lại đế chế Liên Xô.

Vào năm 2025, một Hồng Y khác có liên hệ với nhà thờ đó, Hồng Y Matteo Zuppi của Ý, là một cử tri. Santa Maria ở Trastevere đã bị chiếm khi ngài được phong làm Hồng Y, vì vậy một nhà thờ hiệu tòa mới đã được tạo ra cho ngài, Sant'Egidio ở Trastevere. Hồng Y Zuppi đã là phái viên của giáo hoàng cho cuộc chiến tranh Ukraine, đến thăm cả Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ngài không có tinh thần của Chân phước Stefan Wyszyński.

Năm 1978, có một Hồng Y từ vùng thủ đô của Á Căn Đình được gọi đến phục vụ trong giáo triều. Hồng Y Eduardo Pironio trước đây là giám mục của Mar del Plata, và đang giữ chức vụ giám quản vào năm 1978. Sau này, với tư cách là chủ tịch Hội đồng Giáo dân, ngài trở thành một người cha của Ngày Giới trẻ Thế giới, lần đầu tiên được tổ chức bên ngoài Rôma tại Buenos Aires vào năm 1987. Pironio được phong chân phước vào năm 2023.

Năm 2025, Hồng Y Víctor Manuel Fernández, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đến từ cùng vùng thủ đô của Á Căn Đình, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm sớm làm tổng giám mục của La Plata. Các bài viết trước khi thăng chức của Hồng Y Fernández—không kể đến giai đoạn công tác giáo triều của ngài—sẽ loại bỏ bất kỳ nguyên nhân nào khiến ngài có thể được Bộ Phong thánh xem xét.

Năm 1978, Hồng Y Bernardin Gantin là chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình. Là một nhân vật uy nghiêm có tầm vóc to lớn, Hồng Y Gantin đã tiếp tục phục vụ với tư cách là niên trưởng Hồng Y đoàn, nghỉ hưu ở tuổi tám mươi vào năm 2002; ngài được Đức Ratzinger kế nhiệm trong tư cách Niên trưởng Hồng Y Đoàn. Nếu có một Cơ Mật Viện vào giữa những năm 1990, có thể, thậm chí có khả năng, ngài sẽ được bầu làm giáo hoàng.

Năm 2025, Hồng Y Michael Czerny của Canada là nhà lãnh đạo bộ phận kế nhiệm của Vatican cho bộ phận mà Gantin đứng đầu. Có lẽ là người ủng hộ hàng đầu của giáo triều về chương trình nghị sự về di cư và khí hậu của Đức Thánh Cha Phanxicô, Czerny nói về “tiếng kêu của trái đất và tiếng kêu của người nghèo”. Ngài liên minh với các dòng Công Giáo cấp tiến hơn, đến Victoria vào năm 2022 để ca ngợi Giám mục Remi De Roo, người trong nhiều thập niên là người ủng hộ hàng đầu trong hàng giám mục toàn cầu rằng Công đồng Vatican II là một sự đứt gãy với quá khứ.

Vào cuối năm 1977, để ý đến phẩm chất của Hồng Y đoàn, Đức Giáo Hoàng Thánh Phaolô VI đã tổ chức một công nghị nhỏ để bổ sung năm Hồng Y: Ratzinger, Gantin, Giovanni Benelli và Mario Luigi Ciappi, cũng như tiết lộ tên của František Tomášek, một con sư tử khác của phương Đông đã được nêu tên là Hồng Y in pectore trước đó. Công nghị cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vào cuối năm 2024, đã loại trừ Shevchuk một lần nữa, cũng như Tổng giám mục José Gómez của Los Angeles và Tổng giám mục Anthony Fisher của Sydney.

Liệu Chúa Thánh Thần có thể hoạt động thông qua Cơ Mật Viện năm 2025 không? Chắc chắn rồi. Liệu Cơ Mật Viện năm 1978 có vẻ như, xét về phẩm chất thành viên, là công cụ phù hợp hơn không? Chắc chắn rồi. Có phải ý muốn của Chúa Thánh Thần là Cơ Mật Viện bao gồm các Hồng Y Fernández và Radcliffe, nhưng loại trừ Tổng giám mục Shevchuk và Fisher không?

Đó là một lập luận khó đưa ra, nhưng một lần nữa, trích dẫn Đức Ratzinger khi ngài được bầu làm Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16: “Chúa biết cách làm việc và hành động ngay cả với những công cụ không đủ”.

Chỉ có các Hồng Y mới có thể bầu giáo hoàng. Nhưng các ngài không phải là những người duy nhất có thể được bầu làm giáo hoàng. Ứng cử viên của tôi: Thượng phụ Sviatoslav Shevchuk của Kyiv.


Source:First Things