Ngày 16-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy
Lm Jude Siciliano OP
06:31 16/05/2014
Chúa Nhật V PHỤC SINH A
Cv 6: 1-7; T.vịnh 32; 1 Phêrô 2: 4-9 Gioan 14: 1-12

HÃY TIN VÀO Thiên Chúa VÀ TIN VÀO THÀY

Người lạc quan nhìn nửa ly nước, thì thấy nước chứa đầy nửa ly. Cũng nửa ly nước ấy, người bi quan sẽ nói ly nước bị vơi đi một nửa. Vậy, phải chăng Đức Giêsu là một người lạc quan? Người bảo rằng các môn đệ sẽ làm được “những việc mà Thầy làm, và sẽ còn làm những điều lớn lao hơn nữa…” Đức Giêsu nói nghiêm túc chứ? Hay chẳng qua là sự lạc quan ngây thơ? Dựa vào đâu Người có thể bảo đảm được lời hứa ấy?
Đồng bàn với các môn đệ vào đêm trước khi chịu chết, Đức Giêsu bực bội vì sự u minh của các ông. Tuy vậy, Người vẫn nói với các môn đệ rằng các ông sẽ làm được những việc còn lớn lao hơn cả những việc các ông đã thấy Người làm. Thế nhưng, nhìn vào Giáo Hội hôm nay, chúng ta thử hỏi: “Đâu là những việc lớn lao hơn mà những người tin sẽ làm được theo như lời hứa của Đức Giêsu?” Có lẽ chỉ vì chúng ta – những tín hữu của thời hiện đại – không thừa nhận quyền năng của Thiên Chúa và cậy dựa quá nhiều vào sức riêng của bản thân. Hơn nữa, như Đức Thánh Cha Phanxicô từng nhắc nhở, chúng ta đã không biết dùng những khả năng Thiên Chúa ban tặng để phục vụ người khác, đặc biệt những người hèn yếu nhất và không có chút quyền hạn nào.

Vài đoạn trong sách Công vụ Tông đồ cho thấy đời sống của Giáo Hội sơ khai là lý tưởng (Cv 2, 42-47; 4, 32-35). Nhưng bài đọc thứ nhất hôm nay lại nhắc đến một cách sống thiếu mẫu mực của các Kitô hữu tiên khởi. Ở đầu chương 6 của sách Công vụ Tông đồ, chúng ta gặp thấy bằng chứng về những khác biệt và chia rẽ trong cộng đoàn. Có những tín hữu Do Thái bản xứ và những tín hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp, các tín hữu theo văn hoá Hy Lạp than trách rằng các bà goá trong nhóm họ không nhận được sự phân phát công bằng về phần lương thực hằng ngày. Các vấn đề mà Giáo Hội sơ khai phải đối diện không chỉ đến từ bên ngoài mà con cả dấu hiệu của sự chia rẽ từ bên trong.

Các tín hữu Do Thái bản xứ muốn duy trì ngôn ngữ và cách thức thờ phượng như truyền thống. Các tín hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp thì đến từ các cộng đồng Do Thái ở hải ngoại, các cộng đồng này phân tán sống ngoài Palestine, là những người chịu ảnh hưởng của lối sống văn minh Hy-La. Chúng ta, những Kitô hữu thời hiện đại, đâu phải là những người duy nhất đối diện với những nhóm ‘bảo thủ’ và ‘cấp tiến’ trong cộng đoàn đức tin.

Tại sao các bà goá theo văn hoá Hy Lạp lại bị quên lãng? Phải chăng chỉ vì những tín hữu Do Thái bản xứ có sức mạnh và quyền lực hơn, và họ đang sử dụng sức mạnh và quyền lực ấy để đối xử thiên vị, ưu tiên cho phe của mình? Chúng ta không biết thực hư thế nào. Nhưng trước khi chịu chết, Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ rằng các ông sẽ còn làm được những điều lớn lao hơn. Vì trước hết, Đức Giêsu nói là Người sẽ chết, rồi sống lại và trao ban cho các môn đệ ân huệ Chúa Thánh Thần. Người ban cho các ông “phương tiện” mà các ông cần đến để làm “những việc lớn lao hơn” như Người đã hứa.

Có giáo phận, giáo xứ hay cộng đoàn tôn giáo nào mà không có sự phân biệt dựa theo truyền thống, hiện đại, màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính hay dòng tộc? Những nhóm người nào đang bị tước đoạt quyền lợi, quyền lên tiếng nói? Có những sự tranh giành quyền lực xảy ra giữa các đoàn thể trong giáo phận và giáo xứ hay không? Các đoàn thể trong các xứ đạo có sự cạnh tranh quyền lực trong các việc phụng vụ, tác vụ và ngân quỹ không? Những vấn nạn này đòi hỏi sự hồi tâm chân thành, cầu nguyện và đối thoại. Ngay cả khi có những căng thẳng như thế, thậm chí thường xuyên xảy ra đi nữa, thì nhờ những hồng ân của Chúa Thánh Thần, những căng thẳng ấy sẽ được biến đổi thành nguồn sức mạnh, canh tân và tái tạo. Chúng ta biết rằng cuối cùng thì Giáo Hội sơ khai cũng đã giải quyết tốt đẹp sự xung đột này:“Tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt…” Các môn đệ đầu tiên vẫn gắn bó với cộng đoàn, nhưng điều đó không miễn cho các ông sự mâu thuẫn. Tuy nhiên, các ông đã giải quyết vấn đề cách công khai và thẳng thắn, chia sẻ quyền lợi cho những tín hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp, và quan tâm đến nhu cầu của những người mà họ cảm thấy bị lãng quên.

Trong Giáo Hội ngày nay, chúng ta cũng không muốn thấy bất cứ cá nhân hay nhóm người nào bị bỏ quên. Không để một ai bị quên lãng hay cảm thấy bản thân bị tách biệt khỏi những tác vụ của cộng đoàn giáo xứ. Tất cả mọi người đều có cơ hội đến với Lời Chúa và các Bí tích; nếu cần thiết, nhân lực và ngân quỹ sẽ ưu tiên cho những nhu cầu của “các tín hữu Do Thái theo văn hoá Hy Lạp” thời nay trong cộng đoàn Hội thánh.

Suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta nghe những đoạn Kinh Thánh nói về tình hình Giáo Hội sau biến cố Phục Sinh và sau biến cố Hiện Xuống. Hôm nay, Đức Giêsu nói với chúng ta rằng: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Nhưng thử hỏi tại sao hôm nay nhiều người trong chúng ta quy tụ để thờ lạy Chúa. Lý do chẳng phải là lòng chúng ta xao xuyến đấy ư? Tình trạng lộn xộn xảy ra có thể là do những tranh cãi trong gia đình, tại nơi làm việc, hay giữa những người thân thiết. Hơn nữa, ai lại chẳng lo âu khi hay tin hơn 200 nữ sinh ở Nigeria bị bắt cóc và có nguy cơ bị bán làm nô lệ? Chỉ cần thêm một tin xấu, thì lại một gánh nặng nữa chất lên tâm hồn chúng ta khi đến dự lễ hôm nay.

Đức Giêsu nói với các môn đệ là những người có nhiều lý do để xao xuyến. Đó là bữa Tiệc Ly và Đức Giêsu nói những lời từ biệt với các ông. Các ông không biết chắc tương lai xảy đến điều gì, nhưng dường như đó là một chuyện không hay. Các ông biết chắc một điều rằng: những gì Đức Giêsu nói ở đây là một cuộc thử thách đức tin. Phiền muộn và lo âu đang xảy đến theo những cách mà trước đây các môn đệ chưa nghiệm thấy bao giờ. Phiền muộn và lo âu – hai vị khách không mời mà đến, xâm nhập vào cuộc sống của các môn đệ, giữ chân họ lại trong một cộng đoàn non trẻ và đầy yếu ớt.

Quả là một tương lai ảm đạm dành cho những người thiện tâm đặt niềm tín thác vào Đức Giêsu; họ vốn hình dung một tương lai hoàn toàn khác. Những lời Đức Giêsu loan báo về cái chết của Người khiến cho các môn đệ lo âu. Trong khi cuộc khủng hoảng này đang ập xuống trên các môn đệ thì liệu có tương lai cho các ông hay không? Làm sao các ông có thể chịu đựng được cơn khủng hoảng đó? Điều gì giúp cho các ông vượt qua được?

Những rắc rối trở nên gay go và làm cho cộng đoàn bị tản mát trong sợ hãi. Thêm nữa, Đức Giêsu mời gọi những kẻ đồng bàn với Người, và Người cũng đang mời gọi chúng ta khi chúng ta đồng bàn với Người hôm nay, rằng “hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”.

Lời hứa của Đức Giêsu về sự hiện diện luôn mãi của Người với các môn đệ không chỉ là một lời hứa hiện diện trong những lúc bình an, hạnh phúc thôi, mà còn trong những lúc khó khăn, đầy áp lực nữa. Bị bỏ rơi, đức tin của chúng ta sẽ vỡ vụn. Hãy nghĩ về tất cả những nơi đang gặp thử thách: gia đình, công sở, trường học, “và những nơi khác trên thế giới.” Hãy nghĩ đến cuộc thử thách mà đức tin của chúng ta phải kiên trì chịu đựng trong suốt thời gian này, với đầy tai tiếng về các vụ bê bối của hàng giáo sĩ. Nhưng, nếu như cuộc đời của Đức Giêsu đã dạy chúng ta mọi điều, thì hẳn rằng một cuộc sống mới có thể nảy sinh từ trong đau khổ, thậm chí từ trong cái chết.

Tu viện của chúng tôi ở bên cạnh một trường Đại học Công Giáo. Trong những ngày này, các bạn sinh viên đang chịu nhiều áp lực chuẩn bị cho việc thi cử. Họ đang cố gắng để vượt qua thời gian thi cử rồi trở về quê. Đó chẳng phải là một ẩn dụ về tất cả chúng ta sao, những người đang cố gắng vượt qua thời gian thử thách rồi quay trở về “quê hương đích thực?” Đức Giêsu nói rằng Người trở về cùng Cha của Người và Người dọn chỗ cho chúng ta. Nghe như đó là một nơi tuyệt vời phải không? Nơi đó “có rất nhiều chỗ ở.” Đức Giêsu hứa sẽ quay trở lại và đón chúng ta về với Người. Sẽ có một cuộc “trở về nhà” cuối cùng để chúng ta được ở với Thiên Chúa và ở với nhau.

Tạm thời, Đức Giêsu đã trở lại chuẩn bị ngôi nhà cho chúng ta ở đây và bây giờ. Sự quy tụ của chúng ta để tôn thờ Người là một trong nhiều nơi trú ngụ Đức Giêsu chuẩn bị cho chúng ta ở đây. Khác với ngôi nhà quê hương đích thực của chúng ta, cộng đoàn này là nơi chúng ta được tháo cởi gánh nặng của những sai lầm quá khứ; là nơi chúng ta sống thật với chính mình, với những thiếu sót và tất cả mọi thứ là nơi chúng ta có thể giúp nhau mang những gánh nặng đang đè trên cuộc sống. Nơi đây, chúng ta được nuôi dưỡng và được ban sức mạnh cho tới khi chúng ta đạt đến ngôi nhà vĩnh cửu cuối cùng, nơi trú ngụ mà Đức Giêsu đã đi trước để dọn sẵn cho chúng ta.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp



5th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 6: 1-7; Psalm 33; 1 Peter 2: 4-9; John 14: 1-12

It is said that an optimist looks at a half glass of water and sees it half full. A pessimist, looking at the same glass, sees it half empty. So, was Jesus an optimist? He says that his disciples will do "the works that I do, and will do greater ones than these...." Is he serious? Was he just a wide-eyed optimist? Judging from the raw material Jesus had to work with, how could he make such a promise?

He is seated around the table with his disciples the night before he died and is confronted by his disciples’ lack of understanding. Still, he tells them that they will do greater works than the ones they have seen him do. We look around our Church today and ask, "Where are these greater works Jesus promised believers would do? Maybe it is because we modern believers have not acknowledged God’s power and have relied too much on our own powers. Nor, as Pope Francis has reminded us, have we used the powers of God available to us to serve others – especially those who are weakest and have no power of their own.

Several passages from Acts show the early church in ideal ways (2: 42-47; 4: 32-35). But our first reading has a less-than-ideal depiction of the first Christians. Here, at the beginning of Acts 6, we find evidence of differences and divisions in the community. There were Hebrew (Aramaic) speaking Christians and Greek speaking ones, the Hellenists, who complain that their widows weren’t getting a fair share of the daily food distribution. The problems facing the early Church weren’t just coming from the outside. The nascent church was already showing signs of internal conflict.

The Hebrew speaking Jews wanted to retain the traditional language and ways of worship. The Hellenists were from the Diaspora, Jewish communities scattered outside Palestine, who had taken on the ways of the Greco-Roman world. We modern Christians aren’t the only ones to deal with "conservative" and "liberal" forces in our faith community.

Why were the Greek-speaking widows being neglected? Was it because the "Hebrews" had more power and authority and were using them to favor their own? We don’t know. But Jesus promised his disciples before he died they would do greater works than he. Since he first said that Jesus had died, risen and given them the gifts of the Spirit. He gave them the "equipment" they would need to do the "greater works" he promised.

Is there a diocese, parish or religious community where there are no divisions along traditional, modern, racial, ethnic, language, gender or ethnic lines? Which groups are the disenfranchised, without a voice? Are there power struggles among diocesan and parish staffs? Are different groups trying to seize power in our parishes in areas of liturgy, ministry and resources? These questions require honest reflections, prayer and dialogue. Yet, even if there are such tensions, and there often are, with the gifts of the Spirit they may be new sources of energy, renewal and creativity. After all, today we hear that the early Church in conflict came up with a pretty good solution, "Select from among you seven reputable men...." The original disciples were still with the community, but that didn’t spare them conflict. They dealt their issues openly and fairly, shared power with the Hellenists and addressed the needs of those who felt neglected.

Nor do we in the modern church want any individuals or groups to be overlooked. No one should be neglected nor feel cut off from the ministries of the parish community. All should have the same access to God’s Word and Sacraments and, when necessary, the personnel and resources needed to address the needs of the modern "Hellenists" in our Church community.

During these Easter Sundays we hear scriptures addressed to the post-resurrection, post-Pentecost church. Today Jesus tells us, "Do not let your hearts be troubled. You have faith in God, have faith in me." But isn’t that why many of us gather to worship today – because our hearts are troubled? The turmoil may be caused by struggles within our families, at work, or among those we care deeply about. Besides, who isn’t troubled by the abduction of over 200 school girls in Nigeria and the threats of their being sold into slavery? Just one more piece of grim news, one more heart-troubling burden we bring to worship today.

Jesus was speaking to his disciples who had plenty of reasons to be troubled. It is the Last Supper and these are his farewell words to his disciples. They are not sure what the future holds for them, but it doesn’t look good. One thing they do know, one thing they are sure of – whatever Jesus is speaking about is going to test their faith. Trouble and unrest are coming in ways they have never before experienced. Trouble and unrest – two unwelcome guests are about to barge into their lives and make themselves at home in the infant, fragile community.

What a bleak future for good people who had placed their trust in Jesus; people who had envisioned a completely different future for themselves. Jesus’ words about his death troubled their hearts. Was there a future for them with this crisis coming upon them? How could they endure it? What would get them through it?

The troubles would be severe and the community would be scattered in fright. Still, Jesus asked his table companions, what he asks us at table with him today, "Have faith in God and have faith also in me."

Jesus’ promise of his lasting presence with his followers wasn’t just a promise for rosy, blissful times, but holds especially true in times of stress. Left by ourselves our faith would crumble. Think of all the testing places: home, work, school, "out in the world." Think of the test our faith has endured during these years of suffering brought on by the clergy scandals. Yet, if Jesus’ life has taught us anything, it is that new life can come out of pain, even out of death.

Our priory is next to a Catholic university. The students are under stress these days as they prepare for exams. They are looking forward to getting through the testing period and going home. Isn’t that a metaphor for all of us – getting through this testing period and going "home?" Jesus says he is going home to his Father and that he will prepare a place for us. Sounds like a wonderful place doesn’t it? It had "many dwelling places." He promised to return and take us to himself. There will be a final "home coming" with our God and one another.

In the meanwhile, Jesus has returned to make a home for us here and now. Our gathering for worship is just one of the many dwelling places Jesus has prepared for us here. This community, our home away from home, is where we are unburdened of past wrongs; where we can be ourselves, blemishes and all; where we can get help carrying burdens that have weighed us down. Here we are fed and given strength until we arrive at our final and permanent home, the dwelling place Jesus has gone ahead to prepare for us.
 
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Năm Phục Sinh Năm A 18-5-2014
Mai Tá
18:30 16/05/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Năm Phục Sinh Năm A 18-5-2014

“Em ơi thế nghĩa là sao?
“Trăng đang nằm trên sóng cỏ,
Cỏ đùa trăng đến bên ao.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 10: 1-10
Nhà thơ vẫn ví những trăng và cỏ, vẫn cứ đùa nằm bên ao, đắm mình xuống nước. Nhà Đạo chẳng so sánh tình Chúa có trăng hay có cỏ, những vẫn nói rõ mối tương quan nồng thắm giữa Chúa và Cha Ngài.
Trình thuật hôm nay, thánh Gioan còn nhấn mạnh cả tương quan ta có với Chúa, với công trình Ngài giảng rao suốt đời Ngài. Trình thuật lời Chúa buổi tạ từ lại đem đến cho đồ đệ tâm tình xao xuyến, trước chia ly.
“Anh em đừng xao xuyến”, vẫn là lời Chúa nhắn được gửi đến các thánh tông đồ, một dặn dò nhiều khuyến khích: “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Đây, là lời mời gọi dân con Đạo Chúa hãy trở về với niềm tin-yêu trọn vẹn vào Đức Chúa. Tin và yêu cách trọn vẹn, còn có nghĩa: hãy tin tưởng cả người khác nữa. Cuối trình thuật, Chúa cũng lại kêu gọi dân con đồ-đệ của Ngài hãy chứng tỏ điều họ nghe biết để rồi sẽ biến thành hiện-thực, như Ngài bảo: “Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy; bằng không, hãy tin vào việc Thầy làm” (Ga 14: 11).
“Thầy đi đâu, anh em hẳn đã biết đường”, điều này còn chứng tỏ, rằng: đồ đệ Chúa vẫn nghe biết và chấp nhận con đường Ngài chỉ dẫn. Lắng nghe và chấp nhận, nhưng đồ đệ của Thầy vẫn cứ hiểu nghĩa đen, về địa thế. Do vậy, thánh Tôma mới vấn nạn: “Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường mà theo?” (Ga 14: 2). May thay, nhờ có vấn nạn này, ta mới có được xác quyết để đời từ Lời Chúa:“Thầy là Đường, là Sự Thật và Sự Sống. Không ai đến được với Cha, mà không qua Thầy.” (Ga 14: 6)
Đến được với Cha ngang qua Thầy, là tương-quan nối kết Thầy với Cha. Cả với những người vẫn thường dõi theo con đường Chúa đã đi. Đường Chúa đi, có thể trải đầy những khổ ải, đau thương, có nỗi chết. Đường Thầy vẫn đi, lại sẽ kết thúc ở cuộc sống dồi dào, rất mới nơi sự sống Ngài đem đến, với mọi người.
Theo Đường Chúa đi, không là ra đi đến bất cứ nơi nào, thiếu định hướng. Mà là, trở thành người đặc-biệt để ta nhận chân ra được Sự Thật và Sự Sống, Chúa tỏ bày. Theo Đường Chúa đi, là tháp-nhập vào với thị-kiến Chúa phú-ban. Tháp nhập, để trở thành người của Sự Thật và Sự Sống. Và, tháp-nhập không chỉ theo nghĩa nhận-thức nhờ trí tri, trải-nghiệm nhiều xúc-cảm. Bởi, Sự Thật Chúa tỏ bày, không là nhận-thức rất tư-riêng, nhưng là sự hài-hòa vẹn-toàn vẫn diễn bày nơi sự sống và bản chất thánh thiêng của Thầy. Sự Thật về Chúa, là cảm xúc và ý nghĩ, hành động cùng tương-quan. Là, nhân-vị cả ở trong lẫn bên ngoài, Thầy hằng có. Với mọi người, sống Sự Thật về Chúa, là sống năng-động, ứng-đáp với sự sống an lành, nhờ Chúa ban.
Đến với Cha ngang qua Thầy, là: đến với Ngài ngang qua Sự Thật và Sự Sống-của-Thầy. Bởi, nơi Thầy vẫn gồm tóm Sự Sống của Cha, rất đích thực. Thành thử, tháp-nhập vào với Sự Sống của Cha, Thầy vẫn là mẫu-mực để ta tăng-trưởng giống Cha Thầy. Để rồi, ta sẽ trải-nghiệm sự sống có tình thương-yêu viên mãn, ở nơi ta.
“Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người” (Ga 14: 7). Bằng khẳng định này, ta hiểu được Lời Thầy theo nghĩa: là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su đã nên một với Cha, trong mọi sự. Khi Ngài nói, tức: chính Cha đã nói. Khi Ngài chữa lành, tức: chính Cha-làm-một-với-Ngài đã chữa lành. Nhưng, khi Ngài chết đi, Cha vẫn không chết. Chỉ mỗi tính phàm-trần của Người-Con mới chết, mà thôi. Và, nỗi chết của Đức Giêsu nơi thân-phận “con người”, là chứng-cứ làm bằng cho Tình Thương-Yêu cao cả nơi Thiên Chúa Hằng Sống, rất ở đời.
Thiên-Chúa-Hằng-Sống nơi bản vị Đức Giêsu, đã và đang phản-chiếu Sự Thật và sự Lành Thánh Toàn Năng, Vô Song. Ta thấy được Ngài, là thấy được Thiên-Chúa-là-Cha. Nhưng không thấy trọn-vẹn những gì thuộc thiên-tính của Thiên-Chúa-Cha. Chính vì thế, Đức Giêsu mới xác-nhận Ngài là Con Đường và là Sự Sống. Điều này còn có nghĩa: ngang qua Ngài, dân con đồ đệ mới đạt trọn vẹn Sự Thật, của Đức Chúa. Thứ Sự Thật, mà chỉ các nhà thần-bí mới cảm-nhận đôi chút ánh-sáng của nhận-thức, mà thôi.
Còn lại, tất cả chỉ hiểu/biết Sự Thật trọn vẹn, khi ta lìa bỏ cõi trần. Tựa như thánh Philípphê, từng tin-tưởng rằng các thánh có hân-hạnh được gần gũi Thầy, tự khắc đã biết Thầy. Không hẳn thế. Nếu không nhận ra Thầy-là-Đường, mà chỉ biết Đoạn Kết cuộc đời của Chúa thôi, ta sẽ thấy tương-quan kết-hợp ta với Chúa, sụt giảm cũng rất nhiều.
Vấn đề của người thời đại, hôm nay, là: không thấy được Cha nơi bản-vị Đức Kitô. Và như thế, cũng sẽ không nhận ra Thiên-Chúa-là-Cha ngang qua sự việc Thầy có mặt trong thế-giới đương-thời hiện-tại, nên cũng không nhận ra Thiên-Chúa-là-Cha, cả nơi người anh/người chị sống quanh ta nữa. Thành thử, ngay từ đầu, Đức Giêsu lại đã quả-quyết: “Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. (Ga 14: 2). Thoạt nghe, người người cứ tưởng điều Thầy nói là muốn chỉ về chốn Thiên đường, như một điạ-danh, hoặc nơi chốn. Có thể là như thế. Nhưng ở đây, “Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”, phải hiểu là Hội thánh Chúa. Bởi, cộng-đoàn kẻ tin vào Đức Kitô, tức Hội thánh, vẫn là “Nhà Cha Thầy”. Nhà của Thiên-Chúa-là-Cha, rất khó nhận. Thêm vào đó, là đồ-đệ hằng dõi bước theo chân Chúa, ta đã là Đền-thờ có Chúa ngự ở đó rồi.
Cuối cùng thì, lời Thầy quả-quyết: “Ai tin Thầy, người ấy sẽ làm được việc Thầy làm. Và, còn làm được việc lớn lao hơn nữa. Vì, Thầy đến cùng Cha” (Ga 14: 12). Đây mới là việc cao cả, rất lớn-lao mà Hội thánh nay vẫn tiếp tục biến thành hiện-thực. Là, tiếp tục công cuộc mục vụ mà Thầy truyền dạy, bấy lâu nay. Về với Cha Thầy, Đức Kitô lại đã ủy-thác công việc ấy, để mọi người nhớ mà thực-hiện ngay trong đời.
Về với Cha Thầy, Đức Kitô lại cũng bỏ lại nơi đàn con yêu dấu, là các kẻ tin vào Ngài, tất cả mọi năng lượng của sự sống, như Ngài từng hứa hẹn. Có “về với Cha Thầy”, Đức Kitô mới khởi-phát lên Con Đường của Sự Thật và Sự Sống, và Ngài sẽ đưa tất cả cùng đi vào hoạt-động với Ngài. Có “về với Cha Thầy”, Ngài mới thông-chuyển tín-thư sống-động của Ngài đến với thế giới gian-trần. Mới biến tín-thư ấy thành hiện-thực cho trần-gian. Với thế giới đương đại đầy phương tiện truyền thông, tín-thư ấy, nay được gửi đến hết mọi người. Cả những người chưa từng nghe và biết đến Ngài.
Đức Giáo Hoàng và các lãnh-tụ tôn-giáo, hôm nay, cũng đã dùng hệ-thống truyền-thông đại-chúng, để chuyển thông-điệp Chúa gửi cho triệu triệu người, ở khắp nơi. Đó là điều, mà vào thời tiên-khởi, Hội-thánh Chúa chưa đủ phương-tiện để thực hiện, như hôm nay, chốn miền cụ-thể này.
Là cộng-tác-viên rao-truyền Tin Mừng Lời Chúa, công-cuộc thừa-sai/mục-vụ của ta cũng tựa hồ ra như thế. Ta cũng đến với mọi người, giúp họ chọn Con Đường Chúa đã từng đi. Là, Đường của Sự Thật và Sự Sống. Chọn-lựa cùng nhau hợp-tác trong thừa-sai/mục vụ, ta sẽ còn làm được nhiều thứ hơn nữa. Nói đúng hơn, Đức Kitô sẽ làm công-việc ấy, qua chúng ta.
Như mọi thời, Ngài vẫn cần nhiều thiện-nguyện-viên để rao-truyền Lời Ngài, trong hăng say, quả cảm. Là bạn đồng-hành với Chúa, mỗi người và mọi người được kêu mời ra đi rao-truyền Lời Chúa. Rao, trong thực tiễn. Truyền, để đem Bánh Sự Sống và Sự Thật đến với muôn dân nước. Ngày hôm nay, với phương-tiện truyền-thông cải-tiến, ta có thể nói ngược lại điều này, là: không có ta, chắc Chúa cũng khó mà làm được gì, dù rất ít
Trong cảm-nghiệm những điều như thế, tưởng cũng nên ngâm lại câu thơ vẫn ở trên, rằng:

“Em ơi thế nghĩa là sao?
“Trăng đang nằm trên sóng cỏ,
Cỏ đùa trăng đến bên ao.
Trăng lại đẫm mình xuống nước,
Trăng nước đều lặng nhìn nhau.
Đôi ta bắt chước thì sao?”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Trăng và nước, vẫn lặng nhìn nhau để bắt chước. Nhìn nhau và bắt chước, để rồi sẽ không còn rời nhau nữa như bạn hiền được Chúa nói đến ở Tin Mừng. Vẫn cứ lo lắng và xao xuyến mãi. Xao xuyến đến độ chẳng biết rằng: Thầy ở đâu, thì anh em cũng ở đó mà không biết rằng Thầy và anh em sẽ như Trăng và Nước mãi gần nhau, bên nhau suốt nhiều đời.

Lm Richard Leonard, sj
Mai Tá lược dịch.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:44 16/05/2014
CHIM CÚ KHÔNG GẶP VẬN MAY
N2T

Chim cú bay đến trên sân thượng của nhà người ta kêu “ố ồ”, làm cho con người vừa chửi, vừa lấy đá ném nó.
Chim cú mình đầy thương tích, buồn bã khóc tấm tức :
- “Chúa ạ, con thật là vật chẳng lành sao?”.
- “Đương nhiên là không phải, bé con.”- Đấng tạo hóa hiền hoà nói tiếp: “Nhưng nhân loại chỉ quen đem mình hạn chế trong quan niệm bất di bất dịch của mình, đem yêu thích của mình để làm yêu thích, đem tiêu chuẩn của mình để làm tiêu chuẩn rồi ấn định cho thế giới nầy rất nhiều đẳng cấp…”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Con cú mèo đối với con người có ích lắm chứ.
Nầy nhé, nó bắt mấy chú chuột phá hoại mùa màng.
Tôi còn suy ra thêm một đức tính của chim cú mèo nữa, đó là hy sinh. Bạn đừng vội cười, ban ngày, khi bạn vui vẻ học hành, khi bạn đi làm việc kiếm tiền, khi bạn dung dăng dung dẻ dắt bồ đi phố xá coi xe coi cộ, mua sắm hàng hoá, thì con cú kiếm một hốc cây nào đó để nghỉ ngơi, chẳng màng đến chuyện phù vân của con người. Ban đêm, khi bạn đang ngon giấc với nhiều mộng đẹp nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, thì chim cú lại đi làm công việc thanh trừng chuột là những kẻ phá hoại mùa màng của con người…
Ấy vậy mà con người lại ghét nó chứ, đúng là không công bằng, tại sao vậy, thưa là vì con người có thành kiến đáng sợ về chim cú, chẳng hạn như họ nói tiếng chim cú kêu là điềm xui xẻo...
Vì thành kiến với ai đó, cho nên khi thấy họ làm gì, hay dở chưa biết thì chúng ta cứ cứ chê đã, đôi lúc cái hay của họ rõ rõ ràng ràng như thế, mà chúng ta vẫn cứ chê.
Thành kiến là căn bệnh bất trị của con người, và chỉ có tinh thần bác ái của Đức Chúa Ki-tô thì mới xoá bỏ thành kiến trong con người của chúng ta mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:48 16/05/2014
Chúa Nhật 5 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 14, 1-12.
“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”.


Anh chị em thân mến,
Có câu chuyện ngụ ngôn như sau:
“[Có con cáo bị mù lạc đường, đang lúc sốt ruột lo âu thì đột nhiên nghe tiếng bước xa xa đến gần, trong lòng vui sướng vội vàng hỏi:
- “Chào anh bạn, xin hỏi đi đến đường XY...ấy, thì làm sao mà đi?”
- “Anh không thấy sao?”
- “Thấy thì còn hỏi anh làm gì”.
Người ấy lần chần một chút rồi trả lời:
- “Được, đi với tôi”.
Con cáo đi sau lưng người ấy, bảo sao nghe vậy.
Đi không bao lâu, hai người tập tễnh tiến vào ngõ cụt, loay hoay hết ngày hết buổi mới ra khỏi đó; tiếp tục đi thì lại lọt vào cái chuồng lợn, khắp nguời đầy mùi hôi thối; lại đi tiếp, cả hai lại rơi vào trong hồ nước, thật lúng túng và không dễ bám vào bờ, cuối cùng con cáo chịu không nỗi kêu thét lên:
- “Anh dẫn đường, nhưng rốt cuộc dẫn như thế nào đây?”
Thinh lặng rất lâu, mới nghe người dẫn đường ấy nói: “Tôi cũng là kẻ mù ạ!” ] (1)


Có nhiều người tuyên bố mình là người lãnh đạo giỏi, nhưng đường đi của tâm hồn thì bị lệch hướng, thế là họ đi trên con đường đầy tối tăm với nhiều âm mưu, để đạt cho được con đường danh vọng là đường đưa đến sự chết. Phi-la-tô đã hỏi Đức Chúa Giê-su chân lý là gì, sự thật là gì, rồi sau đó ông ta đã đem Đấng là sự thật, là chân lý ấy trao cho kẻ ác và những kẻ gian xảo dử tợn hành hình đóng đinh vào thập giá.

Ngày hôm nay cũng có những người mắt rất sáng, nhìn rất rõ những vết nứt của những viên gạch hình con sâu nứt nẻ lót trên đường đi, để chỉ trích người này làm việc cẩu thả, người nọ làm ăn không có lương tâm, nhưng họ lại mù mắt trước những sai sót nguy hiểm đến lạc đường của mình, và đang dẫn người khác cùng đi trên sự lầm lạc ấy.

Chúa Giê-su đã tuyên bố Ngài là đường, là sự thật và là sự sống.

Đức Chúa Giê-su là đường để đi đến sự thật, có sự thật thì mới có hòa bình, có hòa bình thì yêu thương mới triễn nở trong tâm hồn của mọi người; Đức Chúa Giê-su là con đường dẫn chúng ta đến với Chúa Cha, và chỉ có Ngài mới đủ tư cách để kiến tạo trong tâm hồn của chúng ta một con đường sự thật, yêu thương, để chúng ta đi đến với tha nhân cũng bằng chính con đường ấy, tức là con đường phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã phục vụ.

Anh chị em thân mến,
Có nhiều người trong chúng ta cũng yêu thích sự thật nhưng có lúc lại là người nói dối không gượng miệng; cũng có nhiều người trong chúng ta cũng mến chuộng chân lý, nhưng có những lúc coi lời nói chân thật của bạn bè, của tha nhân là những lời chói tai, vì họ nói ra những việc làm không đúng của mình.

Trên đường đời nếu mù dắt mù thì cả hai sẽ rơi xuống hố như thế nào, thì trên con đường thiêng liêng cũng như thế mà thôi, bởi vì một khi không nhìn thấy những khuyết điểm của mình, thì cũng có nghĩa là con mắt tâm hồn của mình đã bị mù rồi, thì đừng nên nghĩ đến chuyện sẽ dẫn dắt người khác đi theo mình, vì như thế cả hai cũng sẽ rơi xuống vực thẳm của địa ngục.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư cua Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:50 16/05/2014
N2T

8. Mong đợi sẽ khiến cho chúng ta an toàn tiến vào thành vĩnh phúc.

(Thánh Beda Venerabilis)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:52 16/05/2014
CẦN ĐẾN CHÚA
Trong thánh lễ, sau khi giảng Phúc Âm xong thì cha sở có vài lời mời giáo dân tham gia các đoàn thể trong giáo xứ.
Lễ xong, có một giáo dân nói với ngài:
- “Thưa cha, con muốn tham gia các đoàn thể lắm, nhưng con tội lỗi quá sợ Chúa không chấp nhận.”
Cha sở nói:
- “Thì tôi đây có phải là thánh đâu, mình tội lỗi nên mới cần đến lòng thương xót của Chúa, đừng sợ, Chúa luôn nhìn đến sự cố gắng của chúng ta.”
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các dấu chỉ tiêu cực về phía Do Thái nhân chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:45 16/05/2014
Đại Sứ Do Thái bên cạnh Tòa Thánh vừa lên tiếng bảo đảm rằng dù có những vụ lẻ tẻ chống đối Kitô Giáo tại xứ sở ông, các Kitô hữu tại đây vẫn được hưởng đầy đủ tự do và các quyền bình đẳng, không như nhiều nơi khác tại Trung Đông. Trong khi ấy, Quốc Hội Do Thái vừa chính thức tôn vinh Đức Gioan XXIII trong việc cứu nhiều người Do Thái thời Thế Chiến II.

Các thánh điểm Kitô Giáo bị tấn công

Tuy nhiên, ngay trước ngày Đức Phanxicô chính thức đặt chân lên đất nước Do Thái, càng ngày càng có dấu chỉ cho thấy nhà cầm quyền nước này đang vì các áp lực của dân chúng, tỏ nhiều dấu chỉ khá tiêu cực trong chính sách của họ đối với Tòa Thánh nói riêng và với Kitô Giáo nói chung.

Ngày 15 tháng 4 vừa qua, Juan Cole tường trình rằng chỉ vài tuần trước cuộc thăm viếng đầu tiên của Đức Phanxicô tại Đất Thánh, một số các thánh điểm của Kitô Giáo tại Israel và Palestine đã bị tấn công bởi phong trào cực đoan của người định cư Do Thái. Các cuộc tấn công này đã gia tăng kể từ năm 2008.

Cuộc tấn công gần đây nhất diễn ra tại Đan Viện Đức Bà ở Deir Rafat, tọa lạc tại địa điềm của một ngôi làng Ả Rập cũ đã hết dân cư mang cùng tên, phía tây bắc Thành Phố Beit Shemesh của Do Thái. Các chữ bậy bạ bằng tiếng Do Thái đã được phun sơn lên các tường phía ngoài của Đan Viện, trong đó có hàng chữ “Giêsu là một con khỉ và Maria là một con bò”. Trước những hàng chữ này, Thượng Phụ La Tinh là Fouad Twal phát biểu: “Tôi không tin đây là cách thích đáng để đón tiếp Đức Thánh Cha tại chỗ này vào tháng tới”. Tuy nhiên, đây chỉ là biến cố cuối cùng của một chuỗi biến cố được Cao Ủy LHQ mô tả là việc gia tăng 150% các cuộc tấn công từ năm 2008, với riêng thời kỳ 2012-2013 ghi nhận 788 vụ tấn công có báo cáo.

Dù đa số những vụ tấn công này diễn ra tại West Bank, các Kitô hữu tại Giêrusalem và khắp Do Thái cũng bị liên tiếp tấn công. Như loạt bài năm 2012 của tờ Haaretz đã chứng tỏ, các giáo sĩ Kitô Giáo vận áo giáo sĩ thường bị xỉ nhổ khi đi qua Cổ Thành Giêrusalem; đến nỗi một linh mục từng phải nhận định “Gần như không thể nào bước qua Cổng Jaffa mà chuyện đó không diễn ra”. Thực vậy, những cuộc tấn công chống Kitô hữu này, năm 2012, đã trở nên thường xuyên đến nỗi giới lãnh đạo Công Giáo tại Palestine phải ra một tuyên ngôn tựa là Tuyên Ngôn Của Hội Đồng Các Bản Quyền Công Giáo Đất Thánh. Trong tuyên ngôn này, các vị lãnh đạo Công Giáo khẩn khoản yêu cầu các nhà cầm quyền Do Thái chỉnh sửa “giáo huấn khinh miệt” tại các trường học Do Thái. Các ngài cho rằng “thời gian đã đến để các nhà cầm quyền hành động và chấm dứt bạo lực vô nghĩa này và bảo đảm một “giáo huấn tôn trọng” tại các trường học dành cho tất cả những ai gọi mảnh đất này là quê hương”.

Nói về 788 vụ tấn công được báo cáo trong hai năm 2012-2013, chỉ có 276 vụ bị bắt giam, trong đó, chỉ có 154 bị bị kết án.

Do Thái tiếp tục chính sách Do Thái Hóa

Tiến sĩ Christof Lehmann, ngày 16 tháng 4, cho hay cộng đồng Kitô Giáo Giêrusalem cảnh cáo rằng nhà cầm quyền Do Thái đang mưu toan triệt hạ sự hiện diện của Kitô Giáo tại thành phố này để tạo cho người ta cảm tưởng nó là thành phố của duy người Do Thái.

Trong một tuyên ngôn, cộng đồng Kitô Giáo Giêrusalem cho rằng việc đi lại của người thờ phượng bên trong Cổ Thành Giêrusalem hiện đang bị hạn chế gắt gao với nhiều trạm và cổng kiểm soát, khiến việc tự do lui tới Via Dolorosa (Đường Thánh Giá), Nhà Thờ Mộ Thánh và các vùng kế cận Khu Kitô Giáo đã không còn nữa.

Cộng đồng này nhấn mạnh rằng họ coi các biện pháp hạn chế này như các vi phạm trầm trọng tới quyền tự do thờ phượng và nhắc lại rằng các biện pháp nhằm tước bỏ sự hiện diện của cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo này, nhất là tại Đông Giêrusalem, đã leo thang trong mấy năm gần đây.

Nhà cầm quyền Do Thái cho rằng các biện pháp này cần thiết vì lý do an ninh, chống khủng bố, nhưng cộng đồng Kitô Giáo coi chúng không cần thiết và chỉ phục vụ lý do chính trị và sắc tộc mà thôi.

Trong dịp rước lá từ Đồi Ôliu vào Cổ Thành vừa qua, cộng đồng Kitô Giáo mang các biểu ngữ với hàng chữ “Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Palestine Muốn Công Lý”. Họ kêu gọi ngài, nhân dịp viếng Đất Thánh, có lập trường mạnh mẽ hơn để ủng hộ những người đang đấu tranh dưới quyền chiếm đóng của Do Thái.

Ai cũng biết Do Thái chiếm đóng Đông Giêrusalem sau cuộc chiến năm 1967 và từ đó thi hành một chính sách định cư và một chương trình Do Thái Hóa đầy khiêu khích tại Giêrusalem và các địa điểm khác vốn rất quan trọng đối với cộng đồng Kitô Giáo. Nhiều đan viện Kitô Giáo thường xuyên bị cố tình đốt cháy hay phá phách.

Tin tới tin lui về Nhà Tiệc Ly

Ngày 1 tháng 5, 2014, hãng tin Catholic World News “hồ hởi” đưa tin: một nhà lập pháp Do Thái cho rằng Thủ Tướng Benjamin Netanyahu đã nói chuyện với Giáo Trưởng Yitzchak Yosef về khả năng có thể nhường cho Tòa Thánh Mộ Vua Đavít, hiện tọa lạc trong ngôi nhà thờ cổ vốn được tôn kính như là địa điểm của Bữa Tiệc Ly.

Tin trên, dù chưa được chính phủ Do Thái xác nhận, đã được đưa ra sau nhiều tin đồn cho rằng chính phủ đang bí mật thương thảo với Tòa Thánh về việc kiểm soát địa điểm này trong tương lai.

Mộ Vua Đavít nằm ở tầng trệt nhà thờ đã có từ thế kỷ thứ tư này tại Giêrusalem. Phòng Tiệc Ly, tức địa điểm diễn ra Bữa Ăn Cuối Cùng, thì ở lầu trên. Các qui định liên quan tới việc lui tới các thánh điểm vốn đã và đang được thảo luận như là một phần trong các cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và Do Thái, nhằm ký kết một thỏa hiệp ngõ hầu thiết lập được tư thế luật pháp của Giáo Hội tại Do Thái. Tuy nhiên, tháng 7 năm 2013, phó bộ trưởng ngoại giao Do Thái là Zeev Elkin từng lên tiếng bác bỏ tin đồn chính phủ sẵn sàng nhường cho Tòa Thánh quyền sở hữu địa điểm này.

Các cuộc thương thảo về lãnh vực này giữa Tòa Thánh và Do Thái được nhiều người chú ý theo dõi khi Đức GH Phanxicô tới thăm nước này vào cuối tháng.
Nhưng lời tuyên bố của phó bộ trưởng ngoại giao Elkin hồi tháng 7 năm ngoái lại vừa được lặp lại, theo tường trình của Zenit ngày 15 tháng 5. Trong một diễn văn mà tờ Times of Israel có được vào hôm thứ Tư vừa qua, Đại Sứ Do Thái bên cạnh Tòa Thánh là Zion Evrony nói rằng “trái với tin đồn tại Do Thái, không hề có ý định nào chuyển giao cho Vatican chủ quyền hay quyền sở hữu đối với Mộ Vua Đavít hay Phòng Tiệc Ly”.

Ngoại Trưởng Avigdor Liberman cũng đánh tan tin đồn về một thỏa hiệp nhân cuộc thăm viếng sắp tới của Đức Giáo Hoàng. Hôm thứ Ba qua, Liberman nói rằng “Nhà Nước Do Thái không có ý định ký kết với Vatican, nhân cuộc thăm viếng sắp tới của Đức Giáo Hoàng, một thỏa hiệp để chuyển nhượng trách nhiệm đối với các địa điểm như thế này hay các địa điểm khác, hoặc các hành động khác”.

Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tại thánh điểm này trên Núi Xion gần tường Cổ Thành trong cuộc tông du 24-26 tháng 5 của ngài tại Đất Thánh. Người Do Thái cũng tôn kính địa điểm này như là mộ của Vua Đavít nằm ở tầng trệt của cùng một tòa nhà.

Thánh điểm này là một phần hiện nay của các cuộc thương thuyết về tài sản tại Đất Thánh giữa Do Thái và Tòa Thánh. Tòa Thánh hy vọng được ban quyền sử dụng thánh điểm.

Tuy nhiên, theo Times of Israel, hôm thứ Hai vừa qua, hàng trăm người Do Thái cực Chính Thống đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi nhà cầm quyền Do Thái phải duy trì quyền sở hữu. Họ dự tính sẽ tổ chức một cuộc biểu dương nữa vào ngày 22 tháng 5, ba ngày trước khi Đức GH tới đây.

Các tuyên bố của giới chức Do Thái trên đây xem ra mâu thuẫn với lời tuyên bố của TT Shimon Peres với một tờ báo Ý nhân cuộc viếng thăm Vatican vào năm ngoái rằng một thỏa hiệp đã đạt được về Phòng Tiệc Ly và “99%” các vấn đề liên quan tới địa điẻm này đã được giải quyết.

Nhà cầm quyền Do Thái yêu cầu hạ một biểu ngữ ủng hộ Đức Phanxicô

Ngày 14 tháng 5, Kathy Schiffer, dựa vào bản tin của AFP, tường trình rằng các nhà chức trách Giêrusalem, vì sợ các người Do Thái quá khích tấn công, nên đã yêu cầu trung tâm Phanxicô trong Cổ Thành lấy xuống một biểu ngữ hoan hô có hình Đức Phanxicô. Biểu ngữ này được viết bằng ba thứ tiếng Anh, Ả Rập và Do Thái.

Vấn đề phá phách chống Kitô Giáo tại Đất Thánh đã và đang gia tăng như vụ vẽ sơn lên tường Đan Viện Đức Bà ở Beit Shemesh đã nói trên đây. Cùng lúc, có vụ rạch các bánh xe của 5 chiếc xe. Rồi ngày 3 tháng Tư, tại thị trấn Do Thái Jish, một cộng đoàn Maronite gần Safed ở phía bắc bị vẽ khẩu hiệu “Chỉ người không phải là Do Thái mới nên loại bỏ khỏi xứ sở” trên tường. 40 chiếc xe bị rạch bánh.

Theo Reuters, trong năm vừa qua, 14 nhà thờ Kitô Giáo đã bị bôi bẩn. Và một việc đe dọa giết người đã được phun sơn bằng tiếng Do Thái lên Trung Tâm Đức Bà, tại Đông Giêrusalem, nơi hội họp của các giám mục và là nơi Đức Phanxicô sẽ gặp Thủ Tướng Benjamin Netanyahu.

Trong khi ấy, UPI tường trình cuộc biểu tình quần chúng vào ngày 12 tháng 5 vừa qua, qui tụ hơn 200 người Do Thái Chính Thống. Các giáo sĩ với loa phóng thanh đã hướng dẫn đoàn biểu tình. Họ phản đối cuộc viếng thăm Phòng Tiệc Ly của Đức Phanxicô, tức địa điểm được tin là nơi diễn ra Bữa Ăn Tối Cuối Cùng của Chúa Giêsu với các tông đồ. Địa điểm trên đỉnh Xion này cũng là mộ của Vua Đavít. Theo người Do Thái Chính Thống, việc người Kitô Giáo cầu nguyện tại đây, bên ngoài tường thành là mâu thuẫn với giáo huấn chính thống Do Thái.

Giáo Sĩ Avraham Goldstein tuyên bố rằng: “Theo luật Do Thái, đây là vấn đề lớn. Xét về căn bản, họ (các Kitô hữu) đang thôn tính nơi này”.

Đức Phanxicô có một người ủng hộ lớn là Thượng Phụ La Tinh Fouad Twal, thẩm quyền Kitô Giáo lớn nhất tại Giêrusalem. Thượng phụ vừa tổ chức một cuộc họp báo trong đó ngài đề cập tới vấn đề kỳ thị Kitô Giáo. Ngài cho rằng hình đức GH Phanxicô được trưng bày tại Giêrusalem giống các hình ảnh về ngài được trưng bày tại mọi nơi khác trên thế giới, để chào mừng ngài tới thăm. Thượng Phụ nói thêm rằng: Tại Do Thái, người ta vẫn có thói quen trưng hình ảnh các vận động viên thể thao và các cầu thủ túc cầu khi họ tới thăm; và ngài đặt câu hỏi: vậy tại sao lại chỉ trích việc treo hình Đức Giáo Hoàng.

Tại buổi họp báo trên, Thượng Phụ Twal cũng chỉ trích việc thiếu đáp ứng chính thức đối với các cuộc tấn công trên. Ngài nói: “Dĩ nhiên việc này phá hoại nền dân chủ mà Do Thái vẫn cho là mình đề cao… Các cuộc tấn công chỉ bị các nhà lãnh đạo Do Thái lên án bằng miệng nên ít người bị bắt. Khi người tốt không làm gì cả thì kẻ dữ đương nhiên chiến thắng”.
 
Muốn biết Chúa Giêsu chúng ta phải cầu nguyện với Người, suy tôn và bắt chước Người.
Bùi Hữu Thư
10:28 16/05/2014
Ngày 16 tháng 5, 2014 (Vatican Radio)

Đức Thánh Cha Phanxicô nói học hỏi về Chúa Giêsu không đủ để hiểu biết về Người, chúng ta còn phải cầu nguyện, suy tôn và bắt chước Người. Đây là nội dung của huấn từ của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ hôm nay tại nhà nguyện Thánh Mác-ta.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha suy niệm về phương cách tốt nhất để tìm biết Chúa Giêsu, ngài mô tả đây là công trình quan trọng nhất trong đời sống chúng ta. Đồng thời ngài cũng lưu ý chúng ta là học hỏi hay có những tư tưởng không đủ để đạt được kiến thức về Chúa Giêsu.“Các tư tưởng mình chúng không dẫn đưa tới đâu và những ai theo đuổi con đường của những ý tưởng của họ sẽ Iâm vào một ma trận đồ rối mù không thể thoát ra được! Chính vì lý do này mà các ý tưởng lạc đạo đã xuất hiện ngay từ thuở ban đầu của Giáo Hội. Như thế này là lạc đạo: Cố gắng tìm hiểu Chúa Giêsu là ai, bằng trí óc mình và ánh sáng nội tâm của mình. Một nhà văn người Anh đã viết là lạc đạo là một ý tưởng đã trở thành điên rồ . Khi chúng chỉ là những ý tưởng tự tại thì chúng trở nên điên rồ… Đây không phải là con đường chính thật.”

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giải thích là chúng ta cần phải mở ba cánh cửa để hiểu biết Chúa Giêsu: “Cửa thứ nhất là cầu nguyện với Chúa Giêsu. Các bạn phải ý thức là học hỏi mà không cầu nguyện thì chẳng ích gì. Chúng ta phải cầu nguyện với Chúa Giêsu để hiểu biết Người nhiều hơn. Các nhà thần học nổi tiếng phát triển thần học của họ trong khi quỳ gối. Xin hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu! Bằng việc học hỏi và cầu nguyện chúng ta sẽ đến được gần hơn một chút…Nhưng chúng ta sẽ không bào giờ biết được Chúa Giêsu nếu không cầu nguyện. Không bao giờ! Không bao giờ!

Cửa thứ hai là suy tôn Chúa Giêsu. Cầu nguyện xuông không đủ, chúng ta cần có niềm hân hoan của việc suy tôn. Chúng ta phải suy tôn Chúa Giêsu qua các bí tích của Người, vì các bí tích này ban cho chúng ta sự sống, ban cho chúng ta sức mạnh, nuôi dưỡng chúng ta, an ủi chúng ta, thiết lập một giao ước với chúng ta, và ban cho chúng ta một sứ mệnh. Không cử hành các Bí Tích, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu biết Chúa Giêsu. Đây là bản chất của Giáo Hội, là cử hành.

Cửa thứ ba là bắt chước Chúa Giêsu. Hãy đọc Thánh Kinh, xem Chúa làm gì, cuộc đời của Chúa ra sao, Chúa đã dạy chúng ta những điều gì, và cố gắng bắt chước Người.”

Đức Thánh Cha tiếp: Bước vào ba cửa này, có nghĩa là bước vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu và chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tìm biết Chúa và chúng ta không được e ngai khi làm điều này. “Trong ngày hôm nay, chúng ta có thể suy nghĩ về cách thức cánh cửa cầu nguyện sẽ đưa chúng ta đến đâu: nhưng cầu nguyện từ trong tim không giống cầu nguyện như con vẹt! Cầu nguyện từ con tim là thế nào? Việc cử hành các bí tích có ảnh hưởng thế nào đến đời sống chúng ta? Tôi phải bắt chước Người thế nào? Và bắt chước Chúa sẽ làm cho đời sống chúng ta biến chuyển ra sao? Tôi phải bắt chước Người thế nào? Các bạn thực sự đã không nhớ gì sao! Lý do là vì Thánh Kinh đã bám nhiều bụi vì không bao giờ được mở ra! Xin hãy cầm lấy cuốn Thánh Kinh, mở ra và bạn sẽ khám phá ra cách thức bắt chước Chúa Giêsu! Chúng ta hãy suy nghĩ về ba cánh cửa này trong cuộc đời chúng ta và việc này sẽ có lợi ích cho tất cả mọi người.”
 
Khúc quanh bi đát của Luật Chống Phạm Thượng tại Pakistan
Đặng Tự Do
17:31 16/05/2014
Cảnh sát Pakistan đòi truy tố đến 68 luật sư Hồi giáo vì cho rằng đã phạm thượng chống lại người bạn đồng hành của Muhammad, là người sáng lập đạo Hồi.

BBC cho biết cảnh sát đưa ra cáo buộc này sau khi "một số luật sư chế nhạo một sĩ quan cảnh sát là người cùng tên với khalip thứ hai của Muhammad, là Omar."

Cha Emmanuel Yousaf, giám đốc Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Pakistan cho biết: "Cáo buộc buồn cười này cho thấy Luật Chống Phạm Thượng tại Pakistan dễ dàng bị lạm dụng để giải quyết những vấn đề cá nhân. Nhưng trong trường hợp này, tôi tin rằng, chỉ trong vòng hai hoặc ba ngày, với sự can thiệp của các chính trị gia, những tranh chấp trong nội bộ Hồi giáo như thế này sẽ được vượt qua mà không có chuyện gì sất. Nếu nó liên quan đến người Kitô hữu thì khác: lập tức sẽ có bạo loạn, rồi những vụ giết người hoặc các cuộc tấn công hàng loạt. Nạn nhân, thậm chí không có khả năng được biện hộ cho chính mình".

Những người Hồi Giáo Pakistan đã sử dụng Luật Chống Phạm Thượng như là một khí cụ sắc bén và nham hiểm để đàn áp thiểu số Kitô hữu tại đây.
 
Các Giám Mục chất vấn Daniel Ortega, Kitô hữu được mời gọi sám hối
Đặng Tự Do
18:01 16/05/2014
Trùm cộng sản Daniel Ortega - Mấy đời bánh đúc có xương
mấy đời cộng sản nó thương dân lành
Dòng máu cộng sản với não trạng thù ghét Kitô Giáo vẫn tuôn chảy trong Daniel Ortega. Những ai bỏ phiếu cho con người này cần phải sám hối. Các Giám Mục Nicaragua đã cho biết như trên trước thềm cuộc chất vấn tổng thống Daniel Ortega về những chính sách nham hiểm nhằm đàn áp Giáo Hội Công Giáo nước này.

Daniel Ortega, là một lãnh tụ cộng sản trong phong trào Mác Sandinista đã lật đổ chế độ độc tài của tướng Anastasio Somoza Debayle, và đã cai trị Nicaragua từ năm 1979 cho đến năm 1990 khi trào lưu cộng sản bị lật nhào trên quy mô toàn thế giới.

Trong những năm sau đó, Daniel Ortega đã diễn nhiều vở kịch hay: tuyên bố sám hối vì tội lỗi với Giáo Hội Công Giáo, đi nhà thờ, tham dự các nghi lễ tưởng niệm. Nhờ khả năng diễn xuất quá thành công, nhờ những khó khăn trong buổi đầu chuyển từ thời cộng sản sang kinh tế thị trường tự do, Ortega lại dần dần lấy lại được uy tín và giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2006 và 2011.

Ngồi vững trở lại trên quyền lực, Daniel Ortega lại bắt đầu những chiến dịch đàn áp Giáo Hội một cách tinh vi và nham hiểm hơn.

Vì thế, tất cả các Giám Mục nước này cùng với Đức Tổng Giám Mục Fortunatus Nwachukwu là sứ thần Tòa Thánh tại đây đã yêu cầu được gặp và chất vấn Daniel Ortega vào ngày 21 tháng 5.

Nicaragua có 5.8 triệu dân trong đó gần 60% dân số là người Công Giáo.

Các giám mục đã tuyên bố ba ngày cầu nguyện và sám hối để chuẩn bị cho cuộc họp: ngày 15 tháng 5 chầu Thánh Thể và dâng Thánh Lễ; Ngày 17, cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria; ngày 18 Thánh Lễ cầu cho sự thành công của cuộc đối thoại.

Vào ngày 21, ngày các Giám Mục chất vấn Ortega, tất cả các nhà thờ trên toàn quốc phải mở cửa suốt ngày để các tín hữu chầu Mình Thánh Chúa.
 
Họp báo về chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
18:44 16/05/2014
Sáng 15 tháng Năm, phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo liên quan đến chuyến thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha bắt đầu vào thứ Bẩy 24 tháng Năm tới đây.

Thứ Bẩy 24 tháng 5

Lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 24 tháng 5, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino để bay đi Amman thủ đô của Jordan nơi Quốc vương Abdullah và Hoàng hậu Rania sẽ chào đón ngài tại phi trường Hoàng Hậu Alia lúc 13h.

Cuộc tiếp kiến chính thức sẽ diễn ra tại cung điện Hoàng gia lúc 13:45. Một giờ sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Jordan.

Lúc 16h, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động quốc tế của thủ đô Amman. Cha Federico Lombardi cho biết:

"Tại Jordan có rất nhiều người tị nạn từ rất nhiều quốc gia như Syria , Iraq và Palestine, vì vậy chắc chắn tất cả các nhóm này sẽ có đại diện trong số những người được Rước Lễ đầu tiên."

Lúc 19h, Đức Thánh Cha đến Bethany để viếng thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan Tiền Hô rửa tội. Nơi đây cũng sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với những người tị nạn và những người trẻ khuyết tật.

Điều thú vị là trong phái đoàn của Vatican sẽ có hai người không phải là các viên chức tại Vatican. Cha Giám Đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết:

“Phái đoàn của Đức Giáo Hoàng sẽ bao gồm Rabbi Skorka và ông Omar Ahmed Abboud là Tổng thư ký của Viện Đối thoại Liên tôn Á Căn Đình. Đức Thánh Cha quen biết cả hai vị này từ thời ngài là Tổng Giám Mục Buenos Aires. "

Chúa Nhật 25 tháng 5

Sáng Chúa Nhật, sau nghi lễ tiễn biệt tại phi trường Hoàng Hậu Alia diễn ra lúc 8:15, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Bethlehem trong phần đất của Palestine. Tại đó, sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vào lúc 9:30 tại dinh Tổng Thống, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Palestine lúc 10h và lúc 11h ngài chủ sự một thánh lễ tại Quảng trường Máng Cỏ.

Lúc 13:30 ngài sẽ ăn trưa với một số gia đình người Palestine tại tu viện Casa Nova của dòng anh em hèn mọn.

Sau khi ăn trưa, lúc 15h ngài sẽ đến thăm hang đá Giáng sinh, nơi Ngôi Hai xuống thế làm người và thăm các trẻ em đến từ các trại tị nạn Deheisheh, Aida và Beit Jibrin tại trung tâm sinh hoạt của trại tị nạn Deheisheh.

Lúc 16:00, ngài sẽ đáp máy bay trực thăng đến phi trường quốc tế Ben Gurion của thủ đô Tel Aviv.

Sau nghi thức chào đón của các nhà lãnh đạo Do Thái, lúc 17:15, Đức Thánh Cha sẽ bay ngược trở lại Jerusalem. Nửa giờ sau đó, trực thăng sẽ hạ cánh tại núi Scopus.

Lúc 18:15, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinope tại dinh Sứ Thần Tòa Thánh ở Jerusalem. Nơi đây, hai vị sẽ ký kết một tuyên bố chung.

Lúc 19h tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Mộ Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ diễn ra năm 1964 giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras.

Cha Federico Lombardi lưu ý cá ký giả chi tiết sau:

"Lúc đó, Đức Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ cùng đọc kinh 'Lạy Cha' với nhau, nhưng không công khai. Lần này, việc cầu nguyện chung này được thực hiện công khai và nó sẽ được phát sóng quốc tế. Đó sẽ là một thời điểm đại kết với biểu tượng phi thường. "

Lúc 20h15, ngài sẽ dùng bữa tối tại Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh.

Thứ Hai 26 tháng 5

Lúc 8:15, sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm vị đại giáo trưởng Hồi Giáo của Jerusalem tại đền thờ Hồi giáo Jerusalem. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ tới thăm Bức tường Than Khóc và viện bảo tàng Yad Vashem. Ngài cũng sẽ gặp gỡ với hai đại giáo trưởng sĩ của Israel, Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Lúc 15:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ hai với Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinope tại núi Cây Dầu.

Lúc 16h, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với các linh mục, các tu sĩ nam nữ tại nhà thờ Giệtsimani ở núi Cây Dầu. Ngài sẽ chủ lễ tại nhà Tiệc Ly vào lúc 17:20.

Lúc 19:30 ngài sẽ khởi hành đi Tel Aviv nơi sẽ diễn ra buổi lễ tiễn biệt của nhà nước Do Thái tại phi trường quốc tế Ben Gurion của thủ đô Tel Aviv vào lúc 20h.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bay trở lại Rôma.

Dự kiến máy bay sẽ hạ cánh lúc 11 giờ đêm hôm đó.
 
Các cuộc thăm viếng Do Thái của các vị tiền nhiệm Đức Phanxicô
Vũ Văn An
22:41 16/05/2014
Khi tới Do Thái vào ngày 25 tháng này, Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng hiện đại thứ 4 viếng thăm lãnh thổ của miêu duệ Ápraham.

Nhắc lại ba cuộc viếng thăm đầu, trang mạng của Bộ Ngoại Giao Do Thái lưu ý tới 3 lời phát biểu lần lượt của Đức Phaolô VI năm 1964, của Đức Gioan Phaolô II năm 2000 và của Đức Bênêđíctô năm 2009.

Cuộc viếng thăm của Đức Phaolô VI chỉ kéo dài chưa tới một ngày, đúng ra chỉ có 11 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn được cộng đồng quốc tế coi là biến cố lịch sử. Và dù Vatican chưa chính thức thừa nhận Nhà Nước Do Thái vào năm 1964, Đức Phaolô VI vẫn đã gặp Tổng Thống của Nước này là Ông Zalman Shazar.

Mục đích chuyến đi là để cổ vũ việc hợp nhất của Kitô Giáo. Bởi thế, khía cạnh nổi bật nhất trong cuộc du hành này là cuộc gặp gỡ Thượng Phụ Đại Kết Athenagoras I trên Núi Cây Dầu. Kết quả cuộc gặp gỡ này là việc thu hồi các án tuyệt thông đưa ra nhân dịp Cuộc Ly Giáo Vĩ Đại năm 1054, giúp biến Giêrusalem thành địa điểm của khả thể hàn gắn lịch sử.

Tuy nhiên, đối với người Do Thái, họ lưu ý nhiều hơn tới các nhận định của ngài hôm đó, nhất là những giòng sau đây:

“Chúng tôi thấy và dấn bước trên mảnh đất nơi các tổ phụ từng sinh sống; mảnh đất nơi tiếng các tiên tri đã vang vọng, đã lên tiếng thay cho Thiên Chúa của Ápraham, của Ixaác và của Giacóp; mảnh đất mãi mãi được chúc phúc và được nên thánh thiêng nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô…

“Trong cuộc viếng thăm này, chúng tôi được hướng dẫn bởi những quan tâm hoàn toàn thiêng liêng. Chúng tôi tới đây như những người hành hương; chúng tôi tới đây để tôn kính các nơi thánh; chúng tôi tới để cầu nguyện…

“Chúng tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho mọi người, cả những người tin lẫn người không tin, và chúng tôi hân hoan bao gồm con cháu của “Dân Giao Ước” mà vai trò của họ trong lịch sử tôn giáo của nhân loại không thể nào bị lãng quên…

“Chúng tôi cầu nguyện cho sự hòa giải của con người với Thiên Chúa và cho sự hòa hợp sâu xa và chân chính giữa mọi người và mọi dân tộc. Chúng tôi tóm tắt mọi hy vọng và lời cầu của chúng tôi trong chữ Shalom! Shalom! (lời chúc bình an của người Do Thái)”.

Cuộc thăm viếng năm 2000 của Đức Gioan Phaolô II được chào đón như một thứ “ngoại giao cho thiên niên kỷ mới”. Thực vậy, cuộc thăm viếng này đã rõi một thứ ánh sáng mới lên mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Do Thái và được truyền thông thế giới chào đón như một bước đột phá trong nền ngoại giao quốc tế. Không như cuộc viếng thăm của Đức Phaolô VI, cuộc viếng thăm này có tính chính thức. Ngoài việc viếng thăm các nơi thánh, Đức Gioan Phaolô II còn viếng Bức Tường Than Khóc và viện bảo tàng Yad Vashem tưởng niệm biến cố Diệt Chủng, vốn được coi như chủ yếu đối với Do Thái Giáo.

Và hành vi đặt lời cầu nguyện của ngài tại Bức Tường Than Khóc vào ngày 26 tháng Ba năm 2000 đã được người Do Thái đặc biệt lưu ý. Lời Cầu Nguyện ấy như sau:

“Lạy Thiên Chúa của cha ông chúng con,
Chúa đã chọn Ápraham và dòng dõi ngài
để đem Danh Chúa tới mọi dân tộc:
Chúng con rất buồn
Vì tác phong của những người
Trong dòng lịch sử
Đã khiến những con cái này của Chúa phải chịu đau khổ,
Và trong khi xin Chúa tha thứ
Chúng con muốn theo đuổi tình huynh đệ chân thực
với Dân Giao Ước”.

Chín năm sau, người kế vị Đức Gioan Phaolô II cũng tới thăm chính thức Do Thái. Cuộc viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cả về tôn giáo lẫn chính trị. Tuy nhiên, người Do Thái vẫn lưu ý hơn cả tới lời cầu nguyện ngài đặt vào một hốc đá khác của cùng Bức Tường Than Khóc vào ngày 12 tháng Năm, 2009:

“Lạy Thiên Chúa của mọi thời đại,
Trong cuộc thăm viếng Giêrusalem, “Kinh Thành Hòa Bình” của con,
Quê hương thiêng liêng của người Do Thái, của người Công Giáo cũng như của người Hồi Giáo,
Con mang tới trước Ngài các niềm vui, niềm hy vọng và hoài mong,
Các thử thách, đau khổ và đớn đau của mọi người dân của Ngài trên khắp thế giới.
Lạy Thiên Chúa của Ápraham, của Ixaác và của Giacóp,
Xin lắng nghe tiếng kêu than của người sầu khổ, người sợ sệt, người bị tước đoạt;
Xin ban bình an của Ngài xuống cho Đất Thánh này, xuống Trung Đông này, xuống toàn thể gia đình nhân loại;
Xin hãy đánh động tâm hồn tất cả những ai kêu cầu Thánh Danh Ngài,
Để họ biết khiêm hạ bước theo con đường công lý và cảm thương.
‘Chúa nhân hậu với những ai chờ mong Người,
Với linh hồn biết tìm kiếm Người!’” (Ac 3:25).

Đánh giá quân bình nhất về chuyến viếng thăm này có lẽ là của Ronald Lauder, chủ tịch Hội Đồng Do Thái Giáo Thế giới, ngày 22 tháng 5, 2009, khi tới Vatican viếng thăm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone. Ông cho rằng “Dù là một cuộc du hành phức tạp, kết quả của nó vẫn tích cực và là một định mức cho việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các Kitô hữu và người Do Thái”.

Vì phức tạp, nên tiến sĩ Jonathan Mirvis đã viết bài “câu truyện về ba trình thuật” đăng trên tờ Haaretz ngày 31 tháng 5, 2009. Theo ông, có ba lối tường thuật cuộc viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI tại Do Thái. Lối tường thuật đầu có những hàng tít đại loại như “Đức Giáo Hoàng thăm Do Thái và từ khước không xin lỗi về nạn Diệt Chủng”. Lối thứ hai với những hàng tít như “Đức Giáo Hoàng viếng Đất Thánh và cầu nguyện tại các nơi thánh”. Ông bảo: lối thứ nhất là của truyền thông Do Thái. Lối thứ hai là của truyền thông Kitô Giáo. Còn lối thứ ba phản ảnh truyền thống tôn giáo truyền thống của Do Thái, theo đó, cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng không được kể là một biến cố.

Cũng chính vì thế, trong bữa ăn sáng làm việc với các đại sứ và nhà báo ở Rôma mấy ngày qua, Đại Sứ Do Thái Zion Evrony không ngại cho hay: trong ba cuộc tông du Đất Thánh trên đây, ông đánh giá cao nhất cuộc tông du của Đức Gioan Phaolô II. Lý do hiển nhiên là vì ngài chính thức lên tiếng xin lỗi về nạn Diệt Chủng.

Nhưng phần lớn người ta đã bỏ lỡ sứ điệp căn bản của cuộc viếng thăm của Đức Bênêđíctô. Ngày 18 tháng 5, năm 2009, tại Vatican, suy nghĩ về chuyến đi của mình, ngài cho rằng “Đất Thánh, biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa dành cho dân Người và cho toàn thể nhân loại, cũng là biểu tượng của tự do và hòa bình mà Thiên Chúa muốn cho mọi con cái của Người. Tuy nhiên, trên thực tế, lịch sử của hôm qua và hôm nay cho thấy rằng chính Lãnh Thổ này đã trở thành biểu tượng của chống đối nhau, nghĩa là của chia rẽ và tranh chấp liên tục giữa anh em một nhà”.

Ngài giải thích thêm: “Đúng, Thiên Chúa đã đến mảnh đất này… nhưng có thể coi Đất Thánh như là một tiểu vũ trụ thâu tóm trọn cuộc hành trình cam go của Thiên Chúa với nhân loại. Một cuộc hành trình thậm chí đã xoắn kết thập giá bằng tội lỗi, nhưng cũng bằng dư thừa tình yêu Thiên Chúa, cả niềm vui của Chúa Thánh Thần, sự phục sinh đã bắt đầu nữa, và đây là một hành trình, xuyên qua thung lũng khổ đau, tiến tới Nước Thiên Chúa, một nước không thuộc đời này, nhưng sống trong đời này và phải làm đời này thấm nhiễm sức mạnh công lý và hòa bình”.

Tóm lại đến Đất Thánh, Đức Bênêđíctô XVI muốn nhắc mọi người nhớ tới nét đặc thù và nét phổ quát của hành trình cứu rỗi: “hành trình cứu rỗi này khởi đầu với việc tuyển chọn một con người, tức Ápraham và một dân tộc, tức Israel, nhưng mục tiêu của nó là đại đồng, phổ quát, tức ơn cứu rỗi cho mọi dân tộc”. Bởi thế mà ngài khởi đầu lời cầu nguyện tại Bức Tường Than khóc không phải với Chúa của Ápraham mà là với “Thiên Chúa của mọi thời đại”.

Thực tâm, Đức Bênêđíctô XVI hết sức tế nhị trong chuyến viếng thăm Israel của ngài, lưu ý rất nhiều đến các mẫn cảm của họ: không thăm Gaza, không phản đối khi nhà cầm quyền Do Thái không cho phép cư dân Aida dựng khán đài ngay bên dưới bức tường an ninh, và cũng không phản đối khi nhà cầm quyền Do Thái đóng cửa một trung tâm báo chí Palestine tại Đông Giêrusalem. Thậm chí máy bay của ngài cũng đã rời phi trường Tel Aviv trước khi mặt trời lặn vào ngày Thứ Sáu, để tránh gây ảnh hưởng tới ngày Sabát Do Thái. Chưa hết, Tom Henegan tường thuật rằng trong một cuộc gặp gỡ liên tôn, khi một giáo sĩ Do Thái hát bài “Shalom, Salaam, Xin Chúa Ban Bình An Cho Chúng Con”, cả 11 vị giáo sĩ trên khán đài đều đứng dậy cùng hát theo. Và cả Đức Bênêđíctô XVI nữa, bắt đầu còn hơi chút do dự, nhưng sau đó cùng phụ họa vào lời ca. Quả là một “buổi kumbaya”, một “dịch bản tôn giáo của We Are The World”!

Tất cả các cử chỉ trên bị người Do Thái coi như không trước việc Đức GH không xin lỗi về thảm họa Diệt Chủng.

Tin mừng theo Đức Phanxicô

Nhà báo Nir Hasson của tờ Haaretz, ngày 16 tháng 5, cho hay: lần này, Do Thái được an tâm, cuộc thăm viếng của Đức Phanxicô không liên quan tới những điều khiến họ quan ngại. Vì những vấn đề như Do Thái, Diệt Chủng, Người Palestine và ngay cả cuộc tranh cãi liên quan tới Phòng Tiệc Ly trên Núi Xion ở Giêrusalem đều không phải là những quan tâm hàng đầu của Đức Phanxicô khi ngài tới đây thăm viếng.

Thực thế, chỉ cần nhìn vào các bích chương chính thức chào mừng cuộc viếng thăm của ngài cũng đủ hiểu là Do Thái và Trung Đông là những điều ít quan trọng trong cuộc viếng thăm này. Thêm vào chân dung Đức Phanxicô ở giữa bích chương, ta thấy có hai bức hình khác: một bức trắng đen tả lại cuộc gặp gỡ lịch sử năm 1964 giữa Đức Phaolô VI và Thượng Phụ Đại Kết Athenagoras I. Bức thứ hai mô tả cuộc gặp gỡ giữa Thượng Phụ Barthôlômêô I và Đức Phanxicô dịp đăng quang của vị sau. Do đó, cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô không phải là cuộc hành hương thập tự quân mà cũng chẳng phải là một sứ vụ ngoại giao. Thậm chí việc gặp mặt các cộng đồng Kitô Giáo địa phương cũng được gạt qua một bên.

Chủ điểm và lý do biện minh chính của cuộc tông du lần này là cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo Kitô Giáo: người đứng đầu Giáo Hội Phương Tây và người đứng đầu Giáo Hội Phương Đông. Cái bắt tay lịch sử này sẽ diễn ra trước ngôi mộ trống của Chúa Giêsu tại Nhà Thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem.

Hai phân nửa của Giáo Hội này đã chia rẽ gần 1,000 năm qua vào năm 1054. Kể từ đó, các liên hệ giữa hai Giáo Hội lúc lên lúc xuống, nhưng nhiều cuộc chiến đẫm máu đã từng diễn ra. Đúng 50 năm trước đây, cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức GH Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras đã diễn ra tại Giêrusalem. Yisca Harani, một chuyên viên Do Thái về Kitô Giáo nhận định rằng “nó là một cơn địa chấn, một điều gì giống cú bắt tay giữa Arafat và Rabin. Có những người tởm gớm nó và có những người thấy trong nó buổi bắt đầu của một thời kỳ mới”.

Cuộc gặp gỡ lần này rất có ý nghĩa. Giêrusalem được chọn vì hai lý do: một phần vì tính thánh thiêng của nó, phần khác vì Giêrusalem là địa điểm khai sinh của Giáo Hội hợp nhất. Nhà Thờ Mộ Thánh vốn bị coi là biểu tượng chia rẽ thế giới Kitô Giáo. Nhưng cũng tại đây, người hai bên đã bắt tay nhau. Đây là cơ hội để khẳng định rằng Giêrusalem cũng là nơi có thể hợp nhất chứ không hẳn chỉ tạo chia rẽ”.
 
Ký ức và Hy vọng
Đặng Tự Do
23:59 16/05/2014
Trong Thánh Lễ sáng thứ Năm 15 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến căn tính của Kitô hữu. Ngài nói người ta không thể hiểu một Kitô hữu lại ở bên ngoài cộng đoàn dân Thiên Chúa. Là một Kitô hữu, nghĩa là trở thành một phần của cộng đoàn dân Chúa.

Quảng diễn bài đọc Một từ sách Tông Đồ Công Vụ, Đức Thánh Cha nói: "Điều thú vị là khi các tông đồ rao giảng Chúa Giêsu Kitô họ không bao giờ bắt đầu với Ngài", nói ví dụ như : "Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế". Họ không bắt đầu như thế, thay vào đó, các Tông Đồ đưa ra chứng tá của các ngài bằng cách trình bày "lịch sử của dân tộc" . Chúng ta thấy điều đó ngày hôm nay, trong một đoạn trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (13:13-25 ), trong đó kể lại lời chứng của Thánh Phaolô tại Hội Đường Pisidia thành Antiôkia. "Thánh Phêrô cũng làm như vậy trong bài giảng đầu tiên của mình và ông Stêphanô cũng đã làm như thế" .

Khi người ta hỏi các Tông Đồ "tại sao anh em lại tin vào người này?", họ luôn bắt đầu nói về "Abraham và toàn bộ lịch sử của dân tộc" . Lý do của thái độ này thật là rõ ràng: "chúng ta không thể hiểu được Chúa Giêsu bên ngoài bối cảnh lịch sử này. Chúa Giêsu chính là điểm kết thúc cuối cùng mà toàn bộ lịch sử và cuộc hành trình của dân tộc hướng tới" .

Do đó, chúng ta đọc thấy trong sách Tông Đồ Công Vụ rằng Phaolô đã bắt đầu trong Hội Đường Do Thái với những lời này: “Thưa đồng bào Isarael và những người kính sợ Thiên Chúa, xin nghe đây: Thiên Chúa của dân Isarael đã chọn cha ông chúng ta, đã làm cho dân này thành một dân lớn trong thời họ cư ngụ ở đất Aicập, và đã giơ cánh tay mạnh mẽ của Người mà đem họ ra khỏi đó.”. Khi nói rằng Thiên Chúa "đã chọn tổ phụ chúng ta", Thánh Phaolô bắt đầu diễn từ của mình "với sự lựa chọn một con người cụ thể của Thiên Chúa là ông Abraham" , người mà Thiên Chúa đã ra lệnh cho rời bỏ quê hương của mình, và ngôi nhà của cha mình. Thiên Chúa đã chọn Abraham và bắt đầu “một cuộc hành trình tuyển chọn: Dân Chúa là một dân được ưu tuyển, được lựa chọn nhưng luôn luôn trên một cuộc hành trình”. Đó là lý do tại sao “người ta không thể hiểu được Chúa Giêsu Kitô mà không có lịch sử chuẩn bị hướng về ngài” . Do đó, “người ta không thể hiểu một Kitô hữu tách biệt khỏi dân Thiên Chúa” . “Một Kitô hữu không phải là một đơn thể, đi đâu đó một mình. Không, người ấy thuộc về một dân tộc, là Giáo Hội vì thế một Kitô hữu mà không có Giáo Hội là một ý tưởng thuần túy, không phải là một thực tế!” .

Thiên Chúa đã hứa với ông Abraham: “Ta sẽ ban cho ngươi một dân tộc tuyệt vời!” . Như vậy, "dân tộc tiến bước trong cuộc hành trình này với một lời hứa " , Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng chính đây là nơi mà chiều kích của ký ức được đưa vào". Điều quan trọng là chúng ta, trong cuộc sống của mình, phải giữ cho ký ức luôn luôn sống động trước chúng ta” . Thật vậy,"một Kitô hữu là một con người nhớ về của lịch sử của dân mình; là người luôn nhớ lại cuộc hành trình dân mình đã kinh qua; là một người nhớ đến Giáo Hội mình" . Do đó, một Kitô hữu là một người lưu trữ ký ức về quá khứ.

"Dân tộc tiến bước hướng tới lời hứa cuối cùng và hướng tới sự viên mãn của nó; họ là một dân được tuyển chọn, có một lời hứa trong tương lai và đang trong cuộc lữ hành hướng tới lời hứa này, tới việc thực hiện lời hứa này”. Đó là lý do tại sao “Kitô hữu trong Giáo Hội là một người nam, nữ của hy vọng. Người đó hy vọng vào một lời hứa không phải là kỳ vọng: đó là điều hoàn toàn khác! Đó là hy vọng: là điều sắp xảy đến! Đó là niềm hy vọng mà không thể thất vọng được! " .

Như vậy, "khi nhìn lại, thì người Kitô hữu là một người nhớ về quá khứ; người luôn luôn cầu xin ân sủng để nhớ", trong khi " nhìn về phía trước , người Kitô hữu là một người nam, nữ của hy vọng". Giữa ký ức và hy vọng, người Kitô hữu trong hiện tại đi theo con đường của Thiên Chúa và canh tân giao ước với Thiên Chúa" . Trong thực tế người ấy liên tục nói với Chúa: Vâng, con ao ước huấn lệnh Ngài; con muốn biết thánh ý Chúa; con muốn theo Ngài. Làm như thế, người ấy là một con người của giao ước, là giao ước mà chúng ta đang cử hành ở đây mỗi ngày trên bàn thờ. Vì vậy, “người Kitô hữu luôn luôn là người nam, nữ của Thánh Thể" .

Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha nói, " người ta không thể hiểu một Kitô hữu cô đơn" vì "Chúa Giêsu Kitô đã không rơi từ trên trời xuống như một anh hùng đến cứu chúng ta. Không, Chúa Giêsu Kitô có một lịch sử !". Hơn nữa "chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa có một lịch sử vì đã muốn đồng hành với chúng ta" . Đó là lý do tại sao " người ta không thể hiểu được Chúa Giêsu Kitô mà không có lịch sử " , và đó cũng là lý do tại sao " một Kitô hữu mà không có lịch sử, một Kitô hữu mà không thuộc về một dân tộc, một Kitô hữu mà không có Giáo Hội là không thể hiểu nổi: nó là một cái gì đó được sáng tạo ra trong phòng thí nghiệm, một cái gì đó nhân tạo, một cái gì đó không có sự sống " .

Đức Thánh Cha tiếp tục bằng cách đưa ra một đề nghị chúng ta xét mình về tình trạng căn tính Kitô của chúng ta? Chúng ta hãy tự hỏi mình "xem mình có thuộc về một dân tộc, một Giáo Hội hay không. Nếu không thì chúng ta không phải là Kitô hữu vì thông qua bí tích rửa tội chúng ta bước vào Giáo Hội" .

Về vấn đề này, điều quan trọng là chúng ta có “thói quen kêu cầu ân sủng để ghi nhớ cuộc hành trình mà dân Thiên Chúa đã thực hiện, xin ký ức cá nhân để ta nhớ được những gì Thiên Chúa đã làm cho ta trong cuộc sống? và làm thế nào để có Ngài trong cuộc hành trình?" . Chúng ta cũng cần phải biết làm thế nào "để xin ân sủng của niềm hy vọng, chứ không phải xin ơn biết lạc quan: đó là cái gì khác" .

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, chúng ta hãy "xin ơn để canh tân mỗi ngày giao ước của chúng ta với Chúa, Đấng đã kêu gọi chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ba ân sủng cần thiết đó cho căn tính Kitô của mỗi người" .
 
Top Stories
Vietnam: Mgr Nguyên Thai Hop s’exprime sur le conflit entre la Chine et le Vietnam en mer d’Orient
Eglises d'Asie
08:06 16/05/2014
Le responsable de la Commission ‘Justice et Paix’ de l’épiscopat vietnamien, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, se trouvait en voyage aux Etats-Unis au début du mois de mai lorsque la Chine a installé une plate-forme de forage pétrolier dans la zone économique exclusive du Vietnam en mer d’Orient (mer de Chine méridionale), déclenchant ainsi un conflit d’envergure entre les deux nations.

Les faits ont été exposés lors d’une conférence de presse du porte-parole des Affaires étrangères vietnamiennes, le mercredi 7 mai. On apprenait ainsi que la Chine venait de mettre en place, au début de ce mois, une plate-forme de forage pétrolier en mer de Chine méridionale, dans la zone économique exclusive du Vietnam. L’opération est vue par le Vietnam comme une provocation car elle est appuyée par une escorte d’une quarantaine de navires de guerre et par l’aviation. Les 2, 3 et 4 mai, des garde-côtes vietnamiens ont été éperonnés par des navires de guerre chinois.

L’émotion est immense dans la population vietnamienne, dans le pays comme à l’étranger. Le dimanche 11 mai, des milliers de manifestants, dans les rues des trois plus grandes villes du Vietnam, Hanoi, Saigon, Da Nang, protestent contre cette tentative d’annexion du territoire par la Chine. Onze associations de la société civile ont appelé à manifester, mais diverses organisations dépendant du Parti communiste vietnamien y ont aussi envoyé des représentants. Aucune violence n’est à signaler.

A partir du lundi 13 mai, la tension va monter d’un cran. Dans la zone industrielle de Bing Duong, près de Saigon, dans plus d’une centaine d’entreprises à capitaux chinois, des dizaines de milliers d’ouvriers se mettent en grève et manifestent contre les établissements où ils travaillent. Les meneurs se montrent très violents. Une dépêche de VRNs du 14 mai rapporte que 119 établissements industriels ont subi des dégâts et que les bâtiments de 14 autres entreprises ont été incendiés.

Dans les jours qui suivent les manifestations ouvrières se déplacent vers plusieurs provinces du Nord Vietnam. Elles sont particulièrement violentes à Ving Ang, dans la province de Ha Tinh. Dans la nuit du 14 mai, deux employés taïwanais sont tués et de nombreux autres blessés par les manifestants vietnamiens protestants contre les ambitions hégémoniques chinoises.

Alors que dans le pays, la tension et le ressentiment antichinois ne cessent de monter, Mgr Hop s’est exprimé publiquement à deux reprises sur ce sujet (1). Le 11 mai dernier, à Philadelphie, il a présenté à la communauté vietnamienne le recueil « Justice et paix en mer d’Orient », qui rassemble les diverses interventions préparées pour un colloque qui aurait dû avoir lieu à Saigon en 2011 sur le thème de la souveraineté vietnamienne en mer d’Orient, mais qui a dû être annulé faute d’autorisation des autorités. L’évêque répond à un certain nombre de questions posées, à ce sujet, par la chaîne de radio ACTD. (Les passages de l’entretien qui ont été retranscris ci-après sont de la traduction d’Eglises d’Asie.)

Les ambitions chinoises :

« (…) Les articles recueillis dans le livre « Justice et paix en mer d’Orient » ont pour sujet principal les ambitions de la Chine en mer d’Orient et la frontière maritime en forme de langue de bœuf qu’elle veut imposer. Nombreuses sont les personnes qui se sont opposées à cette visée politique. Mais le dessein de la Chine se poursuit… »

La Chine a choisi le moment propice pour entamer les hostilités :

« (La Chine) a choisi pour [son intervention] un moment très opportun : le Vietnam fêtait l’anniversaire de la victoire de Diên Biên Phu et venait de commémorer le 30 avril 1975 (fin de la guerre du Vietnam), tandis que les Etats-Unis étaient empêtrés dans les affaires d’Ukraine. C’est alors que la Chine a installé une plate-forme de forage pétrolier en mer d’Orient dans les eaux territoriales vietnamiennes. Cet incident pose un très grand nombre de problèmes aux dirigeants vietnamiens et plus spécialement à tous les Vietnamiens, dans le pays comme à l’étranger. »

Une seule solution : l’internationalisation de la question de la souveraineté en mer de Chine méridionale

« L’une des idées que nous avions avancées (pour notre colloque de 2011), était qu’il fallait internationaliser la question de la souveraineté en mer d’Orient. Il ne fallait pas continuer à discuter bilatéralement avec la Chine. C’est précisément ce type de discussion bilatérale entre les deux pays qui a conduit le Vietnam à la situation dramatique actuelle. La perte de notre pays, la perte progressive de notre territoire, c’est désormais ce que nous avons directement sous nos yeux. (...) Le Vietnam doit donc faire connaître au monde le problème de la mer Orientale, l’affaire de la plate-forme de forage, l’affaire des archipels Paracels et Spratley, l’affaire de la frontière maritime en forme de « langue de bœuf ». Le Vietnam doit porter ce problème devant les Nations Unies, comme cela a été fait par les Philippines, et avoir ainsi recours à l’arbitrage international. »

Nécessité d’un changement radical de politique à l’égard de la Chine :

« Nous espérons que l’affaire de la plate-forme de forage va aider les autorités vietnamiennes à réviser leur politique de ces dernières années. (…) Seule une politique suivie et conséquente pourra sauver nos frontières et le territoire du Vietnam. Notre Premier ministre a prononcé de nombreuses déclarations sur la question de la mer Orientale. Nous les avons recueillis dans notre livre et beaucoup les ont applaudies...

Mais en fin de compte, l’Etat vietnamien a pratiqué une politique trop accommodante, que certains qualifieraient de peu courageuse à l’égard de la Chine, alors que ce même Etat utilise pourtant la violence – une violence extrême –, contre le peuple, et en particulier contre ceux qui protestent contre la Chine ! (…).

Nous espérons donc que l’implantation de la plate-forme de forage, cette réalité douloureuse, aidera le gouvernement à regarder la réalité en face et à ne pas mettre sa confiance dans les promesses chinoises mais dans les seuls Vietnamiens. (…) Pour cela, l’union de tous les Vietnamiens quels qu’ils soient, qu’ils vivent dans le pays ou à l’étranger, quels que soient leurs opinions, leurs partis politiques ou leurs religions, est absolument nécessaire. » (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 16 mai 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khánh Thành nhà thờ giáo họ An Thái, Gx Nam Lỗ, Gp Thái Bình
Truyền Thông An Thái
20:00 16/05/2014
Giáo họ An Thái là một trong 12 giáo họ của giáo xứ Nam Lỗ thuộc giáo phận Thái Bình.

Nhà Thờ giáo họ An Thái được khởi công xây dựng lại, mới hoàn toàn từ năm 2012. Do linh mục quản xứ Nam Lỗ Đaminh Nguyễn Văn Quát làm phép viên gạch nền móng góc tường.

Qua một thời gian thi công dài hơn 2 năm, đến năm 2014 nhà thờ đã hoàn thành, và Khánh Thành vào thứ Năm, ngày 01 tháng 5 năm 2014, lễ kính Thánh Giuse Lao Động bổn mạng của giáo họ,

Nhà thờ được xây cất lại, sau quá trình hơn 70 năm bị xuống cấp trầm trọng và bị xập đổ nhiều chỗ. (Xin đọc Lịch Sử Giáo Họ phía dưới).

Chương trình thi công xây cất nhà thờ mới, do nguồn tài chánh dâng cúng của những người con đồng hương thân yêu, gốc từ giáo họ An Thái hiện đang định cư ở Hải Ngoại đóng góp và dâng cúng. Đặc biệt như gia đình cụ Cố Giuse Nguyễn Văn Vượng và các con cháu chắt ở bên Úc Châu đã đóng góp rất nhiều, cung cấp nguồn tài chánh hầu hết cho các kinh phí của công trình xây dựng và kiến thiết nhà Chúa, lại còn thường xuyên về quê thăm, nom, cổ động và tích cực hỗ trợ, từ khởi đầu cho đến hoàn thành.

Trước khi cụ Cố Giuse Nguyễn Văn Vượng qua đời năm 2010. Ngài có trối trăn lại cho con cháu, là phải trùng tu hoặc xây dựng lại ngôi thánh đường hương hỏa của tổ tiên để lại. Các con cháu của cụ Cố đã làm theo di chúc và vận động thêm một số ân nhân khác nữa phụ giúp.

Ngày khánh thành nhà thờ giáo họ An Thái có sự hiện diện của bà Cố Maria Nguyễn Thị Liễu (bà Cố Vượng) và các con cháu từ Úc về tham dự. Mặc dù bà Cố năm nay đã 94 tuổi, nhưng Ngài cũng đã cố gắng bằng mọi giá về quê cố hương để cùng con cháu tham dự Lễ Khánh Thành nhà thờ, chứng kiến tận mắt ngôi Thánh Đường quê hương, khang trang và xinh đẹp, mới được xây cất xong, do Đức Cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang nguyên giám mục giáo phận Thái Bình cắt băng khánh thành, cùng với 16 linh mục đồng tế.

Đa số các linh mục đồng tế trong ngày Lễ Khánh Thành đều thuộc con cháu, dòng họ của ông bà Cố Giuse Nguyễn Văn Vượng, đến từ trong Nam, ngoài Bắc và cả ở Hải ngoại nữa. Cụ Cố Vượng là cháu, hậu duệ đời thứ III của dòng họ cụ Hậu Thứ.

Sau Thánh Lễ cắt băng khánh thành là tiệc mừng khoản đãi tất cả quan khách và giáo dân của giáo họ, cùng với một số bà con dân làng An Thái.

XEM HÌNH THI CÔNG NHÀ THỜ

XEM HÌNH KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ

Lịch sử "GIÁO HỌ AN THÁI"Giáo Xứ Nam Lỗ

Nằm trên triền sông Tiên Hưng và bờ bên kia là nhà xứ Nam Lỗ, làng An Thái trải dài như cùng con sông uốn mình bao quanh nhà thờ giáo xứ.

Trong ngôi làng an bình và thư thái này có một họ đạo và một ngôi nhà thờ rất nên thơ. Đó là nhà thờ giáo họ An Thái.

Làng An Thái thuộc tổng An Lạc, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Nay là thôn An Thái, xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Hạt giống Tin Mừng mới được gieo vào nơi đây và trổ sinh rất tốt đẹp.

Cuối Thế kỷ 19, mới có một gia đình Công Giáo là gia đình cụ Đaminh Trần Văn Thứ (cụ Hậu Thứ), cụ bà là Maria Nguyễn Thị Đang, với hai người con trai và một người con gái là cụ Lang Khiêm và cụ Chánh Lễ và bà trùm Phúc.

Các cụ làm nghề thầy lang thuốc Đông y, cứu chữa được nhiều người. Vả lại các cụ là người phúc đức, nên được dân làng mến chuộng. Cụ bà lại rửa tội được nhiều trẻ em và người lớn hấp hối. Một số sau này bình phục đã theo Đạo. Ít lâu sau lại có thêm gia đình cụ Đaminh Bôi, cụ Đaminh Dựa là em ruột của cụ Hậu Thứ và Đaminh Nghĩa từ Tịnh Xuyên đến định cư. Tiếp đó lại có một số gia đình các cụ khác nữa tới đây. Đó là các cụ phó Tằng, cụ trùm Trinh, cụ trùm Chi, cụ Nhị, cụ cán Viêng, cụ cai Tề, cụ Hảo, cụ Thử và cụ Chuyên..v.v…

Theo sử ký địa phận Trung xuất bản năm 1916, thì năm 1908 nơi đây đã hình thành một họ giáo tân tòng, họ An Thái thuộc về xứ Nam Lỗ. Cụ Hậu Thứ làm trùm và ngôi nhà thờ nhỏ bằng gỗ được dựng lên, trên mảnh đất diện tích 5 sào, do gia đình cụ tiến cúng. Nhà thờ này kính thánh Đaminh.

Năm 1916, họ tân tòng An Thái có 33 nhân danh. Cộng đoàn phát triển tốt đẹp. Sau cụ Hậu Thứ, đến các cụ trùm Thử, cụ trùm Khiêm, cụ trùm Nhung, cụ trùm Lễ, cụ trùm Trinh, cụ trùm Chi, cụ trùm Linh, cụ trùm Khoát, cụ trùm Huyên, cụ trùm Nghị…

Năm 1944, dân họ đã lên tới 45 gia đình và gần 200 nhân danh. Ngôi nhà thờ đã trở nên chật hẹp. Với sự giúp đỡ của gia đình và con cái của cụ Hậu Thứ, ngôi nhà thờ mới được xây dựng. Ngôi nhà thờ cũ được bán cho Ninh Cường, Bùi Chu, và mua nếp nhà thờ mới của Cát Bi, do thầy Triệu giới thiệu.

Dân vùng Cát Bi tháo dỡ giùm, rồi đem gửi nơi nhà thờ Sâm Bồ ở Hải Phòng. Các cụ kể lại: nhà thờ Sâm Bồ đang xây dựng, thì bị người Nhật bắt phá dỡ đi, để làm sân bay Cát Bi. Do đó họ mới bán cho mình với giá $42. Cụ cố Vượng hiện đang định cư ở Úc cũng đã tham gia tháo dỡ. Lúc đó cụ cố Vượng đang làm thư ký giáo họ… Khi xây dựng nhà thờ An Thái thì gặp nạn đói. Họ giáo gặp khó khăn. Dân làng cũng như dân họ giáo chết đói và phiêu bạt đến 1/3. Thợ làm phải ăn cháo. Ông phó Xoan làm phó cả, thợ thuyền thì thật là gian truân. Cây tháp Nhà thờ đang xây thì bị lún, không giám xây lên tầng nữa, phải ngưng tại đây, để xây chóp. Sau đó mua quả chuông Nam từ giáo xứ Phục Lễ về treo. Lúc này cụ trùm Linh làm trùm họ. Ngôi nhà thờ mới này đã nhận Ông Thánh Giuse làm bổn mạng.

Nhà thờ vừa xây xong thì gặp nạn vỡ đê Hà Xá (1945), nước ngập hết móng nhà thờ, ngâm nền nhiều ngày dưới nước, mới rút.

Tiếp đó, năm 1947 để chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc, nhà thờ An Thái cũng như nhà thờ Khuốc bị bắt buộc trở thành kho chứa muối của quân kháng chiến. Thời điểm này cụ trùm Khoát đương nhiệm. Cụ Huyên làm Chánh kiểm hàng xứ. Cụ Huyên đã đề nghị để muối xa chân tường và chân cột. Tuy vậy muối vẫn làm hư hại lớn đến công trình nhà thờ và ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Tường bị muối phá huỷ, áo tường bị rữa, mặc dù đã sửa chữa nhiều lần. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của sự rung chuyển của bom đạn thời chiến tranh, tường bị nứt, kèo bị giãn. Độ đứng của tường đã bị rã ra ngoài ở hai gian cuối, tới cả chục centimet.

Năm 1954, cụ trùm Nghị đương nhiệm. Biến cố di cư, họ giáo ra đi vào Nam quá đông. Chỉ còn lại 17 gia đình với 85 nhân khẩu. Ông quản Lịch lên làm trùm chánh, ông Đức làm trùm phó. Tuy còn ít người, nhưng trong họ giáo vẫn duy trì sinh hoạt kinh sách hàng ngày và gìn giữ nguyên vẹn ngôi thánh đường cũng như 5 gian nhà Phòng, cho dù có gặp khắc nghiệt của xã hội và nhiều khó khăn khác.

Năm 1958-1959, lát gạch nền nhà thờ và xây bậc thềm cuối nhà thờ.

Năm 1963, các vì kèo trong nhà thờ bị giãn. Cha già Uyên và Đức Cha Đinh Đức Trụ cho họ giáo 6 cây sắt phi 30 để khoá giằng các đầu cột lại. Lúc đó cụ Tạo làm trùm họ.

Năm 1968, nhà thờ bị sập cột và đổ hai gian đầu. Lúc đó đang chiến tranh, ông trùm Nghiên đương chức bị bệnh nặng và qua đời. Giáo dân phải chuyển tượng ảnh và đọc kinh dưới nhà Phòng suốt 2 năm trời. Cụ Lâm lên làm trùm, mãi 2 năm sau mới sửa lại được 2 gian đầu nhà thờ. Một điều lấy làm lạ, là 2 lần: Khi giáo dân đang đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ khá đông, thì những miếng của vì kèo chắp nối bằng gỗ nặng hàng tạ, từ trên đầu cột rớt xuống mà không trúng vào ai.

Năm 1978, ông trùm Trắc đương nhiệm. Trong họ giáo lại có 4 hộ với 17 khẩu đi kinh tế mới ở Đắc Lắc.

Cụ Tạo lại tiếp tục làm trùm. Thời điểm này có chính sách quy hoặch nông thôn. Một số gia đình xung quanh nhà thờ phải chuyển qua đê bên bờ sông. Miếu, Đình cũng chuyển hết đi nơi khác. Nhà nước đưa một đội máy ủi, máy gạt về san phẳng khu vực này thành ruộng cấy. Riêng ngôi nhà thờ thì khi máy ủi vào ủi bên hông nhà thờ và đưa đất xuống lấp ao. Đến đường ủi thứ hai thì máy ủi bị chết máy. Nhân cơ hội đó, cụ Tạo đã đề nghị với lãnh đạo của đội máy về việc san ủi như vậy sẽ đổ nhà thờ. Họ trả lời là chỉ làm theo lệnh cấp trên, ông lên tỉnh mà hỏi.

Cụ Tạo đã lên ngay huyện Đông Hưng gặp Công an và Mặt trận huyện. Các vị trả lời, ông cứ về, làm theo đề nghị của các ông, chúng tôi sẽ điện về ngay. Khi cụ Tạo về đến nhà thì mọi sự đã được yên ổn. Vài ngày sau, đội máy cho chiếc máy khác đến kéo chiếc máy chết đi. Nhưng không phải kéo, chiếc máy ủi lại nổ máy và ra ngoài khu vực thánh đường.

Từ đấy đến nay khu vực thánh đường được ổn định. Riêng thửa ruộng ở ngoài đồng thì bị xung công mất 2 sào 5 thước ở bờ La và 1 sào ở bờ sông gọi là Vườn Vải Ông Thánh, Bến Ông Thánh.

Năm 1983, nhà thờ bị giột nhiều và hư hỏng nặng. Cha chính Cẩm và Đức Cha Đinh Bỉnh đã giúp họ giáo lợp lại toàn bộ mái ngói nhà thờ.

Năm 1984-1989 ông trùm Cường lên làm trùm, đã cho lợp lại mái ngói nhà Phòng.

Đầu năm 1990, ông Hiện làm trùm. Họ giáo gặp khó khăn. Vốn quỹ không còn gì. Trong khi nhà thờ lại hư hỏng nặng: mối mọt toàn bộ hoành rui, không có khả năng đứng vững được nữa. Dân họ ra công làm gạch, ngói để sửa nhà thờ. Với sự giúp đỡ của cha chính Cẩm và Đức Cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang, họ giáo nung được 5 vạn cục gạch và 2 vạn ngói, mua được 5 khối rưỡi gỗ lim. Nhờ vậy đã thay sửa được hoành rui hư hỏng và sửa lại được mái ngói.

Năm 1991, xây hai bờ tường, bao bọc khuôn viên nhà thờ.

Năm 1992 làm thêm 7 vạn viên gạch và năm 1993 xây 800m vuông sân xung quanh nhà thờ cùng với dậu xung quanh sân.

Năm 1994, mua được quả chuông tây nặng 180 Kg. Thời điểm này họ giáo có 31 gia đình và 131 nhân danh. Lúc này họ giáo hàng tuần thường xuyên có Thánh lễ.

Năm 1995, với sự giúp đỡ của ông bà Vân (ở Hoa Kỳ) họ giáo làm bàn thờ dâng lễ mới, đóng toàn bộ cánh cửa nhà thờ, tủ áo lễ, một số ghế trong nhà thờ.

Năm 1996, ông Thấu lên làm trùm. Thời kỳ này cha Giuse M. Trần Đức Hạnh từ Thuần Tuý qua phụ trách giáo xứ. Họ giáo lại làm thêm 6 vạn cục gạch nữa để chuẩn bị xây nhà Giáo lý.

Năm 1997, đặt tượng Thánh Quan Thầy ở trên phía trước cuối nhà thờ, do ông bà Kỷ dâng cúng.

Năm 1998, ông trùm Hiện lại tái nhiệm. Ông Ngưu tiếp tục làm thư ký họ giáo khoá thứ ba (18 năm).

Năm 2000 đúc lại chuông và mua thêm một quả chuông mới, xây nhà Giáo lý.

Năm 2004 lát toàn bộ gạch men trong nền nhà thờ, sửa sân khấu cuối nhà thờ, với sự hỗ trợ của gia đình cụ Cố Nguyễn Văn Vượng ở Úc Châu. Lúc này cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Quát đã về xứ. Ông trùm Oanh đương nhiệm từ 15-8-2004 đến 15-8-2008.

Gia đình cụ Cố Vượng còn dâng cúng toàn bộ băng ghế ngồi và bàn qùi cho các tín hữu tối sớm đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, một đàn Organ cộng với các bộ sách Thánh ca cho ca đoàn, máy vi tính cho văn phòng giáo họ cũng như 1 máy phát điện dùng để phục vụ các Thánh Lễ, mỗi khi bị cắt điện.

Hiện nay trong họ giáo còn 48 gia đình và 165 nhân danh, trên tổng số gần 1,000 dân cư của làng An Thái.

Vài dòng sơ lược về họ giáo An Thái. Còn nhiều nữa, không thể nói hết được những nét đẹp của cộng đoàn này. Chúng ta có thể nói rằng: Họ giáo An Thái có được như ngày hôm nay, ngoài sự giúp đỡ của các đấng bậc, các ân nhân xa gần, còn có một yếu tố quan trọng là sự hy sinh cố gắng cao độ của các Ban Hành Giáo cũng như bà con trong họ giáo qua mọi thời kỳ. Nhất là trong những giai đoạn khó khăn, cùng với sự hỗ trợ đóng góp tích cực của bà con hải ngoại, gốc cố hương An Thái nữa.

Nhờ lòng đạo đức nhiệt thành của tiền nhân và những hy sinh dân họ mà họ giáo tuy nhỏ và tân tòng mà nay cũng đã đóng góp cho Hội Thánh một số những người con ưu tú, gốc gác từ giáo họ An Thái đó là:

-Một linh mục đang phục vụ tại Úc châu

-Một linh mục Dòng Ngôi Lời đang phục vụ tại Hoa Kỳ.

-Một Thầy Dòng Thánh Tâm Úc Châu, đang đi giúp xứ và sắp sửa lãnh nhận thiên chức linh mục

Giáo họ còn có 3 người con là các nữ tu, gốc gác quê hương An Thái:

-Một nữ tu Dòng Đức Bà truyền giáo Paris, đang phục vụ tại Phi châu.

-Một nữ tu Dòng Trinh Vương Việt Nam tại Úc Châu, đang phục vụ tại Sydney.

-Một nữ tu đang phục vụ tại giáo phận Phú Cường.

Ngoài ra còn một số mầm non ơn gọi đang gây trồng và phát triển.

Hy vọng với truyền thống tốt đẹp sẵn có, cộng đoàn An Thái sẽ lớn lên trong tình yêu Chúa mỗi ngày.
 
Hành hương Đức Mẹ Rạch Súc - Cần Thơ
Khắc Minh
08:53 16/05/2014
Theo truyền thống vào tháng năm tháng kính Mẹ, phụng vụ Giáo Hội dành riêng để hướng lòng con cái về với Mẹ Maria, để chiêm ngưỡng và tôn vinh Mẹ, Đấng tuyệt mỹ trước tòa Thiên Chúa.

Hôm nay, Thứ ba ngày 13/5/2014, nhân kỷ niệm 40 năm linh đài Đức mẹ hiện diện tại Rạch Súc, 1974-13/5/2014 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, đồng thời là tháng hoa kính Đức Mẹ Maria, Giáo xứ Rạch Súc đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình như sau:

Theo chương trình thì 8g00 mới cầu nguyện nhưng từ sáng sớm tinh sương, đã có những nhóm nhỏ anh chị em đến thắp nhang, đọc kinh cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Với lời kinh mân côi vang lên cùng lời ca tiếng hát. Họ mong muốn lời nguyện của mình được dâng lên Đức Mẹ một cách thành tâm. Năm nay cha Fx. Xavier Đinh Trọng Tự có chuẩn bị những tờ giấy xin khấn để cho mọi người viết tâm tư vào những lời cầu nguyện Cha sẽ cầu nguyện cho từng người một ..

Đúng 12h00 trưa thứ ba ngày 13/5/2014, những quả chuông trên ngọn tháp cao của nhà thờ truyền giáo Rạch Súc nhỏ bé gióng lên từng hồi như thúc giục, động viên, mời gọi mọi người đến với Mẹ Maria. Những bước chân dồn dập và nhịp nhàng từ muôn phương về bên Mẹ, dù trời rất nóng nhưng mọi người không cảm thấy mệt mỏi lại còn rất sốt sắng .

Khởi đầu cho buổi lễ hành hương Cha quản hạt Clemente Nguyễn Tấn Lợi chủ sự cuộc rước kiệu với một đoàn người đông đảo nối tiếp nhau vừa đi vừa tung hô Mẹ Maria. Bài hát “Nữ Vương Hòa Bình” cũng được ca đoàn cất lên với 4 bè hoành tráng, mỗi người cầm một nén nhang dâng lên trước Ngai Tòa Mẹ, khói hương trầm nghi ngút bay cao hòa quyện với những lời thầm thĩ nguyện xin, những lời cầu khấn và cả thưa lên những tâm tình sâu kín và tha thiết nhất. Sau cuộc rước kiệu Cha Quản Hạt và Cha Pr.Nguyễn Văn Tiếp (Họ Đạo Trà Ếch) dâng thánh lễ đồng tế ..

Trong bài Giảng cha chủ tế đã mời gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện và tôn sùng Đức Mẹ Maria một cách liên lỉ, không chỉ có ngày hôm nay. Cha cũng mời gọi mọi người hiệp ý cùng Đức Cha Phaolo Bùi văn Đọc trong việc cầu nguyện cho biển đông … Các Đức Giám Mục không chỉ lo cho Giáo Hội mà cũng lo cho đất nước, cho người dân đó là một niềm đáng kính đối với mỗi người chúng ta.

Trước khi ban phép lành, thay lời cho cha sở và họ đạo Rạch Súc, cha Micae có đôi lời cám ơn Cha Quản Hạt không quảng khó khăn, xa xôi đến đây hiệp dâng thánh lễ, cám ơn bà con giáo dân đã không ngại cách trở địa lý đến đây tôn sùng Đức Mẹ.

Sau Thánh Lễ bà con giáo dân đã hiệp thông cùng nhau trong một bữa cơm đạm bạc thân tình .

Đúng 15h00: Cha Mt. Lê Ngọc Bửu tận tình chia sẽ về Lòng Thương Xót của Chúa từ đời này đến đời kia không sao hết được, chia sẽ những câu chuyện sống động về Lòng Thương Xót Chúa qua Ông bà , Cha mẹ , Anh chị em xung quanh… gởi thông điệp Lòng Thương Xót Chúa cho mọi người. Nói lên Thiên Chúa yêu thương hết cho mọi người chúng ta, dẫu chúng ta có tội lỗi nặng cỡ nào, nhưng với lòng ăn năn thống hối Chúa muốn chúng ra nhìn nhận Lòng Thương Xót Chua còn lớn hơn tội lỗi của chúng ta. Vậy hãy tín thác vào Chúa, hãy đón nhận Lòng Thương Xót của Người.

Sau bài chia sẻ thì đến phần Chầu Thánh Thể, Cha chủ sự thuyết giảng thật sống động, xúc tích và đầy lôi cuốn về cuộc đời gương mẫu của Mẹ Maria và đời sống đức tin của Mẹ. Mẹ luôn gắn bó với Chúa Kitô trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Và cuối cùng nhận phép lành từ Thánh Thể Chúa .

18h00, Cộng đoàn dân Chúa đã tập trung đầy đủ để chuẩn bị cho buổi diễn nguyện. Trước khi bắt đầu, các thầy Đại Chủng Viện tập hát cho giáo dân để hát sốt sắng hơn trong buổi lễ. Khởi đầu các diễn nguyện viên và đông đảo bà con giáo dâng đi kiệu đức mẹ thứ tự lần lượt như sau:

Dòng Con Đức Mẹ

Dòng Chúa Quan Phòng

Dòng Mến Thánh Giá

Các Anh Em dự Tu

Họ đạo Rạch Súc

Nhóm sinh viên Công Giáo Agape.

Cha chủ sự An. Vũ Văn Triết chủ sự buổi diễn nguyện, Cha mời gọi cộng đoàn hãy dâng ý nguyện của mình đến Đức Mẹ, với một lời kinh qua chuỗi Mân Côi. Hãy cầu nguyện với chủ đề “Kinh Mân Côi“, bởi “sức mạnh” hiệu quả của kinh Mân Côi thì lớn lao khôn ví.

Khi mang xâu chuỗi Mân côi nơi mình, ma quỷ sẽ phải đau đầu!

Khi đưa tay cầm xâu chuỗi Mân côi, ma quỷ sẽ chao đảo.

Và khi lần chuỗi mân Côi, ma quỷ sẽ bất tỉnh !

Vì vậy, hôm nay đây gia đình chúng ta hãy cùng Mẹ Maria lần chuỗi mân Côi với “Năm Sự Vui”

Mở đầu phần diễn nguyện, nhóm Sinh viên Công Giáo Agape cho chúng ta thông điệp dù ở nơi đâu, dù làm gì thì cũng có Chúa kề bên dẫu trên đường đời có khó khăn, trắc trở.

Thứ Nhất : Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai, ta hãy xin cho được ở khiêm nhường. Các em Họ đạo Rạch Súc đã tái diễn lại Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ nói lên ý nghĩa Mẹ luôn xin vâng trong mọi hoàn cảnh.

Thứ Hai: Đức bà đì viếng Bà Thánh I-sa-ve. Ta hãy xin cho được lòng yêu người .Các diễn nguyện viên của Dòng Chúa Quan Phòng với bài thánh ca : ”Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa”. Nói lên ý nghĩa hãy yêu thương người, thăm viếng, kết nghĩa , chia sẽ buồn vui với mọi người xung quanh.

Thứ Ba: Đức Bà xin Đức Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn. Các Chị ở Dòng Mến Thánh Giá với bài : “Trong Hang Đá” như muốn nhắc tới dù có khó khăn nhưng cũng hãy biết chia sẽ vật chất, tinh thần cho nhau nhất là cho những người nghèo khổ .

Thứ Tư :Đức bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy. Dòng Con Đức Mẹ với bài : “Tình khúc yêu Mẹ“, nói lên tình Mẹ tha thiết, một sự lo lắng khi không thấy con mình và khi Ngài chết trên thập giá .

Thứ Năm : Đưc Bà tìm được Đức Chúa Giêsu nơi đền thánh, ra hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn. Anh em Tu Sinh Giáo Phận với : “Tôi đã gặp Ngài“ gợi lên Đức Tin phải thực sự mạnh mẽ, sáng suốt khỏi những cám dỗ của tội lỗi.

Dứt phần diễn nguyện là đến phần linh thiêng và sốt sắng nhất ngày lễ với cuộc rước kiệu Đức Mẹ trọng thể. Đây thật là giây phút uy linh, trang nghiêm và sốt sắng. Bài hát Nữ Vương Hòa Bình ca đoàn cất lên cùng với lời hát của toàn thể cộng đoàn càng làm cho cuộc rước kiệu thật trang trọng và hùng tráng biết bao. Cha phó Micae cùng các thầy phó tế đã sắp xếp cuộc rước kiệu rất chu đáo khi phát cho mỗi người một chuỗi môi khôi và một ngọn nến. Cứ mỗi lần hát đến câu: "Tung hô Mẹ Maria" mọi người lại giơ cao tay cầm nến sáng, những ánh nến lung linh trong màn đêm tăm tối như những chứng nhân sáng chói giữa dòng đời hiu quạnh.

Cuộc hành hương Đức Mẹ được khép lại với thánh lễ đồng tế do chính Đức Giám Mục Stêphanô chủ sự, vào cuối thánh lễ Cha Chính Xứ Fx.Xavier có đôi lời tạ ơn Chúa, Mẹ Maria, hai thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolo 2, cha Fx Trương Bửu Diệp, cám ơn Đức Cha đã không ngại từ xa kịp về dâng lễ, cám ơn các ân nhân đã giúp đỡ, cám ơn bà con giáo dân không ngại khó khăn đến với Họ Đạo nhỏ này …

Đức Cha có lời cám ơn Cha Chính Xứ, không có cha sở đạo đức thánh thiện thì không thể tổ chức hành hương sốt sắng, tốt đẹp và ngày càng đông đảo như vậy. Ngài cũng muốn Cha sở tổ chức nhiều cuộc hành hương như thế này để bà con giáo dân có thể quy tụ về bên Đức Mẹ. Đức Cha cũng khuyến cha sở dù tuổi cao sức yếu nhưng cố gắng giúp cho giáo phận có trung tâm hành hương. Cuối cùng mọi người nhận phép lành từ Đức Giám Mục Giáo Phận và ra về trong hân hoan ân sủng và bình an. Hẹn gặp lại nhau trong dịp 13/10 sắp tới.
 
Legio Mariae Vinh mừng sinh nhật 15 tuổi
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
11:52 16/05/2014
HỘI ĐOÀN LEGIO MARIAE MỪNG SINH NHẬT 15 TUỔI COMITIUM VINH

Lúc 10g00 sáng thứ năm này 15.05.2014, Kỷ niệm sinh nhật thứ 15 Legio Mariæ comitium Vinh được tổ chức tại trung tâm hành hương Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên, giáo hạt Nhân Hòa, giáo phận Vinh..

Vùng linh địa Trại Gáo, những ngày ảm đạm đã qua đi, những cơn mưa vào hè làm cho cây cối đâm chồi nẩy lộc xanh tươi. Sáng hôm nay bầu trời trong xanh mát mẻ. Từ sáng sớm từng đoàn xe khách đã chở con cái Mẹ về trẩy hội lên đền. Các chiến binh Legio đổ bộ lên triền đồi dọc trung tâm hành hương như một cuộc tập trận, tiếng loa vang dội phấn chấn cho những bước đi: “Kìa bà nào đang tiến lên như đạo binh xếp hàng vào trận...” mọi người trông ai cũng rạng rỡ vui tươi, đồng phục rợp màu xanh của những chiếc áo dài thướt tha quyện trong gió sớm, trung tâm hành hương Trại Gáo có khuôn viên rộng rãi thuận lợi, an toàn trong sinh hoạt ngày đại hội, những chuyên viên và các ban ngành ở trung tâm phải dành mất 3 ngày để chuẩn bị cho này sinh nhật thứ 15 của Legio Mariæ Vinh.

Trước giờ thánh lễ, quý hội viên Legio được họp mặt nghe lời chia sẻ của quý Cha Linh giám nói về: “Hồng Ân của Năm Phúc Âm hóa Gia Đình và phương pháp truyền giáo tại từng địa phương, Legio Mariæ trong đời sống gia đình."

Trong dịp này, các anh chị đại diện cho Legio Mariæ Senatus Sàigòn cùng ủy viên của các cấp Hội đồng, cùng các vị đại diện các Comtium bạn về đền thánh Antôn, Linh địa Trại Gáo. Đến dâng thánh lễ có Đức Giám Mục khả kính Phaolo Maria Cao Đình Thuyên cùng với 29 quý Cha Linh giám, khoảng 3.000 hội viên tham dự thánh lễ

Thánh lễ được bắt đầu bằng cuộc rước nhập lễ được các Legio Lào mặc Y phục truyền thống của dân tộc Lào đi trước tiến lên lễ đài. Mở đầu Thánh lễ, Đức Giám Mục Phaolo Maria Cao ĐÌnh Thuyên Cha ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi thành phần, mọi người hiện diện. Với tâm hồn thánh đức sẵn có của người mục tử giàu kinh nghiệm, ngài nói hôm nay là một ngày vui, Ngài đánh giá cao những cố gắng nhiệt thành của anh chị em Legio Mariæ, từ những bước đầu khó khăn nhưng nhờ ơn Mẹ Maria cũng như sự hy sinh và kiên trì cầu nguyện của anh chị em,. Trong dịp vui mừng 15 năm Hồng ân Legio Mariæ hiện diện tại giáo phận Vinh. Cha hân hoan chúc mừng và mời cộng đoàn phụng vụ cùng hiệp thông trong thánh lễ để cầu nguyện cho Legio Mariæ Việt Nam.

Trong bài giảng lễ, ĐGM. Phaolo Cao Đình Thuyên:

Kính thưa cộng đoàn phung vụ thân mến,

Hôm nay chúng ta cùng quy tụ về đây để cùng tham dự lễ kỷ niệm 15 năm gia đình Legio Mariae hiện diện ở Vinh, gồm có cái Legio Mariae giáo phận Vinh, giáo phận Thanh Hóa, các giáo phận Lào. 15 năm đã trôi qua biết bao khó khăn, gian khổ nhất là trong những ngày đầu tiên mới lọt lòng mẹ, nhưng cũng rất nhiều ân huệ, rất nhiều an ủi của Thiên Chúa là cha rất nhân lành và Mẹ đầy yêu thương. Nhìn lại quá khứ, bấy nhiêu năm chúng ta phải thừa nhận rằng Thiên Chúa đã làm cho mọi sự tốt đẹp sinh ích cho những kẻ Người yêu thương 15 năm hiện diện, hoạt động vào nề nếp và phát triển đã nhắc nhở chúng ta bổn phận vô cùng cấp thiết đó là việc làm cho Tin Mừng cứu độ đến được tận mọi người, để ai nấy cũng đều được hạnh phúc làm con cái Chúa đời này và đời sau, giờ đây Hôm Nay chúng ta hãy cố gắng dâng lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa, Đức Mẹ qua thánh lễ đặc biệt này và chắc chắn ai ai cũng cảm thấy thật sung sướng để nói lên được rằng Hôm Nay thật là một ngày đẹp nhất.

Anh chị em thân mến, cách đây hơn 2000 năm cũng có một Hôm Nay thật đẹp thật đáng nhớ bởi vì nó là làm đảo lộn cả lịch sử thế đó là Hôm Nay vị thiên sứ đã nói các mục đồng Bê-lem Hôm Nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, rồi 30 năm sau trong hội đường Nazareth cũng đã vang lên một Hôm Nay nữa, một hôm nay bất ngờ làm mọi người giật mình, Hôm Nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe, đó là lời tiên tri Isaia “ Thần trí Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, Ngài sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, người mù biết họ được sáng, trả lại tự do cho người bị áp bức và như vậy Ngài đã mặc khải cho chúng ta Ngài chính là Đấng Mesia được Chúa Cha sai đến để cứu độ loài người và thế là Hôm Nay của giờ này đây là cho tôi, là cho anh chị em và cho tất cả chúng ta, Hôm Nay nếu chúng ta nghèo hèn thì Người loan báo Tin Mừng cho chúng ta, Hôm Nay nếu chúng ta bị xiềng xích thì người sẽ cứu thoát chúng ta, Hôm Nay không thấy rõ đời ta thì Người sẽ ban ơn soi sáng cho chúng ta.

Một ngày từ sáng sớm một Thiên sứ nói với chúng ta Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho các bạn, cuộc đời chúng ta phải sống và phải tin rằng Đấng Hằng Sống làm cho chúng ta, làm cho cuộc đời con người chúng ta được cứu. Hôm nay sẽ là luôn luôn, mãi mãi là ngày đẹp nhất, tôi không được phép lãng phí mất. Vậy thì tôi phải làm gì đây? Trong phạm vi cuộc gặp gỡ thân tình và vắn vỏi tôi muốn giới thiệu với anh chị em một điều đẹp nhất theo suy nghĩ của tôi, đó là ơn gọi của gia đình Legio Mariae, ta hãy nghe lời của thánh giáo hoàng Gioan Phaoloo II nói khi còn trông coi Giáo Hội các con là đoàn thể giáo dân quyết tiến tới việc thánh hóa bản thân bằng niềm tin hướng dẫn cuộc đời, quả là một lý tưởng cao vời và thật khó khăn, nhưng thưa anh chị em qua Công Đồng Vatican II Giáo Hội mời gọi những người tín hữu, tham dự vào chức tư tế vương giả của Chúa Kitô bằng những chứng tỏ đời sống thánh thiện bằng sự xả kỷ và bằng lòng bác ái đich thực để hối thúc họ sống giữa đời sáng chói bằng một đời sống đức tin, cậy, mến, đấy là lời mời gọi tuyệt vời Giáo Hội dành riêng cho giới giáo dân nhằm mời gọi họ luôn cố gắng trở nên chất men giữa dân Chúa để tạo nét linh hoạt giữa Kitô giáo giữa thế giới hiện đại và mang vị linh mục đến cho dân thánh. Ngày nay cánh đồng truyền giáo của giáo dân thật là rộng rãi, vì thế việc dấn thân vào ơn gọi Legio Mariae càng cấp bách hơn, thực tế hơn, sức sống của giáo dân là sức sống của Giáo Hội, vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là thành viên của Legio Mariae càng trở nên khẩn thiết hơn vì tính cấp bách và đa diện của nhu cầu xã hội hôm nay, vì thế Công Đồng Vatican II cũng khuyến khích các giáo dân hãy hăng say quảng đại, kết hợp với Chúa Kitô cảm nhận được tính cách căn bản của mọi việc đến từ Thiên Chúa sẵn sàng tham gia vào cuộc tử nạn cứu độ của Giáo Hội, trở nên công cụ linh hoạt ở những nơi mà Giáo Hội đang cần có sự hiện diện, hay có hoạt động cách tích cực, đến đây ta thấy rằng Legio Mariae có trách nhiệm tích cực dấn thân vào công cuộc truyền giáo của Giáo Hội cùng với hàng giáo phẩm, giáo sĩ nhưng công cuộc truyền giáo của Legio Mariae có hướng đi rõ ràng là dựa trên nguyên tắc chọn việc kết hợp với Mẹ Maria làm động lực và sự gắn bó của Mẹ vào kế hoạch cứu độ của Chúa Giêsu làm nguyên lý, nói cách khác Legio Mariae đảm nhận việc mục vụ mọi người là hình ảnh Chúa Giêsu với tinh thần và ưu tư của Đức Mẹ đấng luôn nỗ lực làm cho Chúa Con được nhận biết và yêu mến nhiều hơn, bởi người là đường, là sự thật là sự sống, như vậy các thành viên của Legio Mariae phải có một trái tim, một tấm lòng như trái tim như tấm lòng của Mẹ Maria, tức là một trái tim luôn có Chúa ở cùng: “Thiên Chúa ở cùng Bà”. Một trái tim luôn tìm thực thi ý Chúa: “Mẹ thưa xin vâng”. Một trái tim luôn tạ ơn, luôn ca ngợi Chúa “Linh tôi ngợi khen Chúa”. Một trái tim luôn khiêm nhường: ”Này tôi là tôi tá Chúa”. Một trái tim luôn đồng lao cộng khổ với Chúa Kitô :” Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng bà”. Một trái tim luôn thao thức phát triển con người theo mô hình Chúa Giêsu: ” Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm nhân đức”. Một trái tim chìm đắm trong chiêm niệm: “ Đức Maria ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng”. Một trái tim phục vụ con người cách tế nhị trong cưới Cana có thân mẫu Chúa Giêsu và mẹ đã thưa họ hết rượu rồi. Một trái tim luôn mong muốn đổi mới mọi sự dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Anh chị em thân mến!

Tóm lại mục đích của Legio Mariae là cộng tác vào việc tông đồ của hàng giáo phẩm nhằm loan báo Tin Mừng thánh hóa nhân loại vãi gieo và giáo dục lương tâm tín hữu để họ có thể đem Tin Mừng thấm nhập vào cộng đoàn và các môi trường trong cuộc sống, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, nay là thánh Gioan Phaolo II cũng xác quyết điều đó, Legio Mariae mà các con gia nhập là một trong những đoàn thể dấn thân vào việc làm nảy sinh và phát triển Đức Tin qua việc truyền giáo.

Vậy có thể nói kỷ niệm cái mốc đặc biệt này là cơ hội Chúa dùng để nhắc nhở cho chúng ta phải luôn sẵn sàng đón Chúa đến với chúng ta, Chúa đến để khai mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên không còn nước mắt khổ đau, một kỷ nguyên sự thiện toàn thắng, một kỷ nguyên thanh bình hạnh phúc, một kỷ nguyên của trời mới đất mới, bởi vậy chúng ta cần phải mau mau đổi mới bản thân để hòa nhập vào cuộc sống của Mẹ, để có một tinh thần, một thái độ không có ngăn cách với đời sống hiện tại, mà thực sự là một phần đời sống hằng ngày của chúng ta. nó không gì khác thường, nó không đòi hỏi chúng ta từ bỏ các hoạt động hằng ngày để theo đuổi một cái gì xa xôi, không, chúng ta cứ sống đời sống của mình nhưng phải sống sao cho ra sống, sống mà biết vì sao minh sống, sống có mục đích như thánh Phao-lô nói với các tín hữu Rô-ma: “Hãy sống cho xứng đáng, sống như người sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đảng, không cãi cọ ghen tương nhưng hãy mặc lấy Chúa Ki-tô”. Sống như thế là đã đóng góp rất lớn cho Giáo Hội và cũng là tỏ lòng tri ân lớn lao đối với Mẹ Maria mẹ chúng ta, công việc thật không dễ vì nó đòi hỏi liên tục và trường kỳ, nhưng hãy can đảm lên bởi vì ta có Mẹ cùng đi, đúng hơn chúng ta luôn đi dưới bóng đấng đầy quyền năng và yêu thương của Mẹ.


Sau thánh lễ, ĐGM. Phaolo Cao Đình Thuyên cùng quý Cha Linh Giám chụp hình lưu niệm với quý Hội đồng Comitium Vinh và mọi người. 11g30 mọi người nghỉ ngơi, họp mặt vui vẻ dùng bữa cơm trưa đầy tình thân ái do Cha quản xứ Mỹ Yên và quý ban ngành trong giáo xứ chuẩn bị và phục vụ rất chu đáo.

Trong dịp mừng sinh nhật 15 Legio Mariæ Vinh, Ban Thường trực Hội đồng Comitium Vinh xin lần lượt tường thuật và chia sẻ và giới thiệu đôi dòng lịch sử Legio Mariæ Việt Nam.

Tại giáo phận Vinh được thành lập ngày 19/04/1999. Phát triển tới giáp phận Thanh Hóa năm 2005 comitium Vinh chăm sóc cho đến ngày 28/ 10/ 2010 được Hội Đồng Senatus nâng lên thành Comitium Thanh Hóa hiện nay có 9 Curia khoảng 3.000 hội viên hoạt động đang trên đà phá triển mạnh. Tại đất nước Lào Legio Mariae được thành lập cùng ngày 29/ 06/ 2008 tại các giáo phận Vienchăn, Thakhet, Pasé cho đến nay đã có 3 Curia cấp giáo hạt, khoảng 500 hội viên hoạt động và tán trợ.

Tính cho đến ngày 15/05/2014 Legio Mariae giáo phận Vinh tròn 15 tuổi đã có 31 Curia, hội viên hoạt động 6.500, hội viên tán trợ có khoảng 3.365, hội viên Junior 1.381.”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
18:28 16/05/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR

Chương Ba: Ơn Cứu-Chuộc và các truyền-thống trong Đạo

(bài 15)

Thật ra có rất nhiều truyền-thống nói về Ơn Cứu-Chuộc, ở trong Đạo. Bản-chất của Truyền-thống, là trở-thành các truyền-thống khác nhau, theo số nhiều. Với anh em, ta càng hiểu được nhiều truyền-thống lại càng tốt. Nhưng, ở đây, tôi chỉ nhắm vào hai truyền-thống xem ra hữu-dụng hơn cả, cho anh em. Theo nghĩa rộng, thì: truyền-thống “Ansêmô” và một thứ nữa gọi là truyền-thống “Nỗi chết rất màu đen” vẫn là truyền-thống trổi-bật nhất.

Văn-chương đời thường, nay đề-cập đến Ơn Cứu-Chuộc cũng rất nhiều. Nói chung thì, một trong những điều gây ấn-tượng nhất vẫn là giòng tư-tưởng được thánh Ansêmô gói-ghém vào trong đó khái-niệm phong-kiến khi thánh-nhân bàn về niềm vinh-quang rạng-ngời của Thiên-Chúa như vị Hoàng-tử Tối-cao đòi buộc mọi người phải nuông chiều Ngài, đến hết mình. Và, trong bầu-khí mang tính trừu-tượng rất lô-gích, thì truyền-thống tiền-nhân vẫn đòi hỏi Đức Giêsu phải chấp-nhận cái chết trên thập-tự mới được gọi là truyền-thống lớn, hơn cả.

Thánh Ansêmô viết điều này trong cuốn sách có tựa đề bằng tiếng La-tinh là: Cur Deus Homo. Các tài-liệu lịch-sử, từng nghiên-cứu cho thấy rất nhiều điều ta thường hiểu ngược lại lập-trường tư-tưởng của thánh-nhân. Với người Thệ-phản, thì: mãi đến thế kỷ 19 và với người Công-giáo cho đến thế-kỷ 20, có người vẫn còn phạm phải nhiều sai-sót, như thế. Gustav Aulen và Louis Bouyer, là hai tác-giả chuyên đối-kháng tư-tưởng của thánh Ansêmô mạnh bạo nhất. Mới đây, lại thấy có hai tác-giả khác là Michel Corbin và Marie-Hélène Deloffre cũng tái-lập đôi điều cho sâu-sát với bản-văn gốc do chính thánh Ansêmô viết.

Ở đây, tôi sẽ đề-nghị anh em mình xem xét cho thật kỹ ý-kiến của Rachel Fulton, thuộc Đại học Chicago, là người từng dẫn-chứng về một Ansêmê thuộc truyền-thống của Đan-viện chứ không chỉ những gì vẫn được bà con các nơi đọc ở văn-bản do thánh-nhân viết, mà thôi. Và, đó là bản-văn không đáng kể cho lắm.

Phần 1: Ơn Cứu-Chuộc: Nên hiểu đúng lập-trường tư-tưởng của thánh Ansêmô

Rachel Fulton: From judgement to Passion, Devotion to Christ and the Virgin Mary, 800-1200 tr. 676, Columbia U. Press, 2002.

Thánh Ansêmô sinh ra tại Aosta, một thôn làng bé nhỏ ở nước Ý, giáp ranh với Burgundy và Lombardy, thuộc Piedmont. Khi xưa, thánh-nhân tu học và trở-thành thày dòng Đan-viện khắc-kỷ ở xứ Bec, thuộc tỉnh Normandy nước Pháp. Về sau này, thày trở-thành Đan-Viện-Phụ và là Giám-mục địa-phận Canterbury. Và khi ấy, thánh-nhân được coi là đấng chủ-quản Đan-viện khá khác thường.

Vào thời thánh-nhân, việc bảo-vệ vinh-dự cho chế-độ phong-kiến vẫn là chủ-đề chính trong phần lớn các bản-văn của Giáo-hội.

Năm 1076, Hoàng-đế Henry IV từng nằm sóng-soài trên tuyết ở Canossa trước mặt Đức Grêgôriô VII. Đức Giáo Hoàng lúc ấy đòi-hỏi chuyện này là để bảo-vệ chức-tước và danh-vọng của ngài như một lãnh-chúa, thời phong-kiến. Việc bảo-vệ danh-dự theo kiểu-cách của chế-độ phong-kiến là động-lực chính lúc bấy giờ vẫn thường xảy ra đối với Giáo-hội và nhà nước, và cả ở bên trong Giáo-hội nữa.

Bản-thân thánh Ansêmô cũng bị lưu-đày một thời gian do đã va-chạm vào danh-dự hoàng-tộc nên bị vua nước Anh thời bấy giờ là William Rufus ra chiếu-chỉ phạt đày. Vua chúa thời đó, có quyền ra chiếu chỉ truyền lệnh trên cả các dòng tu và cơ-quan thuộc quyền Giáo-hội nữa. Thánh Ansêmô lẽ đáng ra không công-nhận quyền-bính tạm-bợ ở thế-trần của vua chúa và cũng không tùng-phục uy-lực của nhà vua cho đến khi ngài khước-từ quyền-uy thế-lực này. Chuyện này, còn mang nhiều tranh-cãi trong việc đăng-quang phong chức cho vua vẫn xảy đến vào lúc ấy. Bởi thế nên, khi nối ngôi cha là William Rufus, vua Henry Đệ Nhất đã đồng-ý thần-phục quyền của các vị Tổng Giám mục. Và khi đó, đã có sự đền bù, đáp trả thường xảy ra. Ít thập-niên sau, vua Henry đệ Nhị đã phải tính chuyện xử treo cổ Thomas cũng vì có xung-đột nặng về quyền-bính và vấn-đề danh-dự kéo theo sau.

Thật không khó khi thấy rằng vào thời thánh Ansêmô, Thiên-Chúa vẫn được nhiều người coi như một lãnh chúa buồn phiền, cứ phải cân nhắc để trả công bồi hoàn cho loài người cứ luôn phạm lỗi, đó là nói theo mức độ chính-xác khá tinh-tế.


Ở đây, cũng nên xem thêm:

James Carroll, Constantine’s sword: tr.28-tt, Daniel Bell, Jr., Sacrifice and Suffering: beyond justice, human rights, and capitalism, Modern Theology, 2002, July, tr. 333-359. Bài này sử-dụng trước-tác của D.Bentley Hart, trong A Gift Exceeding Every Debt: an Eastern Orthodox Appreciation of Anselm’s Cur Deus Homo, Pro Ecclesia 1993, tr. 333-349;

Hans von Balthasar, The Glory of the Lord, vol. 2, San Francisco, Ignatius Press, 1984;
John Milbank, Forginess and Incarnation, in Questioning God, j. Caputo et al, eds., Indiana U P., 2001.



Xem ra thì, các lời giải-thích chuẩn-mực nhất về thánh Ansêmô, có lẽ không nói về việc trao trả sự công-bằng về lại cho thánh-nhân về tính lịch-sử nơi bài viết của ngài.

Đây là cuốn sách mang tính chuẩn-mực khi đọc tư-tưởng của thánh Ansêmô. Cũng nên nhớ rằng: các tư-tưởng ấy được rút từ các bài chú-giải cho sách của ông mang tên Cur Deus Homo. Chính vào thời gian lưu-đày mà thánh-nhân đã viết lên cuốn biên-khảo Cur Deus Homo này.


(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Văn Hóa
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Good Morning, Mặt Trời
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:38 16/05/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Good Morning, Mặt Trời


Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.




Sáng sớm thứ Hai đầu tuần! Đồng hồ điện tử đầu giường tích tắc đỏ chói con số 5:29:00.

5:29:00 phút, căn phòng ngủ êm đềm vang vang tiếng ngáy của chồng. 5:29:01 phút, thời gian đếm những nhịp nhảy của giây: 5:29:02 giây, 5:29:03 giây, tích tắc, tích tắc… Thoáng chốc đã là 5:29:30 giây, 5:29:45 giây, tích tắc tích tắc! Giờ này 5 giờ 29 phút 50 giây.

Con số 29 của 5:29:50 ngại ngùng quay lui ngó nhìn con số 30 tròn vo to tướng đang đứng kiên nhẫn chờ đợi ngay sau lưng.

Tích tắc! Tích tắc! Một nửa chân đã bước hẳn ra bên ngoài, con số 30 hai tay giơ cao chuẩn bị tóm cổ con số 29, quẳng ném thẳng vào bên trong đồng hồ.

Tít, tít, tít! Bây giờ là 5 giờ 30 phút của một buổi sáng thứ Hai đầu tuần. Tít, tít, tít! Con số 5:30 to miệng tiếp tục hú vang còi tàu xe lửa.

Tít, tít, tít! 5:30 phút buổi sáng đưa cao tay búa đập rách màn đêm dầy đặc của một buổi sáng Bắc Mỹ thành từng miếng vỡ vụn.

Tít, tít, tít! Chồng bật mình ngồi dậy, vươn người tới, đưa tay ra vặn tắt đồng hồ. 5:30 phút buổi sáng vừa mở mắt chào đời, chồng giơ cao hai tay bóp cổ con số chết ngắc. Vậy là tắt ngúm tiếng còi lanh lảnh. Không gian buổi sáng thứ Hai lại im lìm như lúc nửa đêm về sáng. Chồng vật người rơi bật xuống giường!

Tích tắc! Tích tắc! Bây giờ là 5:34 phút buổi sáng thứ Hai đầu tuần! Chồng lồm cồm ngồi dậy, vươn cao hai tay. Hít hơi thật sâu vào buồng ngực, lắc lắc mái tóc bờm xờm như lông nhím, chồng quyết định đứng dậy, bước tới mở cửa phòng ngủ. Bước những bước xiêu vẹo nặng nhọc trên từng nấc thang, chồng nhìn thấy vợ đang ngồi ở bàn ăn một mình, dáng người nhỏ bé bơ vơ. Thấy chồng, vợ ngẩng đầu lên cất tiếng chào,

— Good morning…

Chồng ngáp ngắn ngáp dài, hai tay vươn cao, quần ngủ trễ tới rốn, há to miệng chào lại,

— Good morning!

Nhìn mặt vợ ủ ê, chồng bước chầm chậm tới bàn ăn, kéo ghế ngồi xuống cạnh vợ,

— Sao hôm nay dậy sớm dữ vậy? Thấy em ngồi lù lù…một đống, anh giật mình đang tính bỏ chạy lên lầu…

Vợ ngạc nhiên, ngước lên nhìn chồng,

— Để làm gì?

Chồng ngồi xuống ghế, cạnh bên vợ, nói liền,

— Thì kiếm nước phép...

Vợ hiểu chuyện, cất giọng cự nự,

— Anh! Đến là vớ vẩn.

Vợ sầu héo, gục đầu vào vai chồng, than thở,

— Hôm nay...lại thứ Hai rồi. Sao em cảm thấy trong người uể oải làm sao đó! Không hiểu sao, sáng nay người sao…mệt ơi là mệt...

Nghe vợ than nguyên một liên khúc “sao”, như người rớt tòm xuống hồ nước lạnh, chồng tỉnh ngủ hẳn ra, mắt mở thao láo,

— Thôi! Chết rồi, vợ tôi lại lên cơn nghiện rồi. Hỏng! Để anh pha cho em một ly càfe nhé.

Vợ lườm chồng,

— Ông tướng! Khéo nhiều chuyện. Anh biết gu càfe của em là gì mà cũng đòi pha.

Chồng đưa hai tay lên miệng, nói vọng nho nhỏ vào trong bếp,

— Café đen nóng! Một ly café đen nóng đi. Bàn số 8... mà thôi, số 9 đi cho nó hên, bàn số 9 một càfe đen nóng, một muỗng đường…

Chồng vươn tay qua, ôm vai vợ,

— Em hơi coi thường chồng em đó nghen. “Anh biết gu càfe của em là gì mà cũng đòi pha”. Nói dễ xa nhau! Lấy nhau hơn mười năm rồi, chẳng lẽ anh lại không biết em chỉ thích càfe đen với một muỗng đường mà thôi...

Vợ thích chí, cười tươi,

— Cũng để ý dữ nhỉ. Well, you passed!

— Thank you, Ma’am.

Chồng nửa đùa nửa thật,

— Hay là em uống càfe bạc xỉu đi. Càfe bạc xỉu nhiều sữa, ít càfe, như vậy tốt hơn. Em uống nhiều càfe đen, coi chừng mặt nổi mụn, bớt đẹp đi một chút xíu...

Vợ tươi mặt, phì ra cười,

— Anh! Đến là khéo…nhiều chuyện. Nho nhỏ miệng thôi. Anh mở tiệm bán càfe sáng sớm ồn ào, con nó dậy, cho anh ở nhà dỗ tụi nó luôn.

Chồng đứng thẳng người, đưa cao tay ngang trán trong tư thế chào,

— Yes, Ma’am.

Vợ tâm sự,

— Sáng nay, em dậy lúc năm giờ sáng...

Chồng tếu táo,

— Hèn chi sáng nay đang ngủ ngon, tự nhiên cảm thấy lành lạnh, lạnh teo… lại, giống y như máy sưởi tắt… “heat”…

Vợ lườm,

— Nham nhở! Thế mà cũng nói được. Mai đi xưng tội đi ông tướng.

Chồng gãi đầu,

— Chết rồi, mới xưng hôm qua! Nhưng không sao, nghe lời dạy của vợ, mai tôi đi xưng tội, dù chẳng biết mình mắc tội gì…

Vợ vẽ đường,

— Tội gì, thì tội ăn nói linh tinh, lòng động lòng lo chứ còn tội gì…

Chồng le lưỡi,

— I see…

Chồng quay lại đề tài cũ,

— Sao sáng nay dậy sớm dữ vậy?

Vợ thở dài, kể chuyện,

— Thì anh biết rồi đó… Weekend vừa rồi, anh bận ba ngày tu nghiệp dưới Los, còn mỗi mình em ở nhà. Sáng thứ Sáu, anh vừa mới bước chân ra khỏi nhà là thằng Bòn trở chứng, người nó nóng bừng bừng, rồi chân tay giật giật tưởng như muốn làm kinh phong. Em hốt hoảng, gọi xe Cứu Thương chở nó thẳng vào phòng Cấp Cứu. Thiệt tình, con nít, chỉ bị nhiễm trùng cổ họng mà nó làm mình làm mẩy, thấy mà sợ! Tưởng đã yên, nào dè chiều hôm đó lại tới phiên con bé Bon. Đó! Anh vạch miệng nó ra mà coi. Cô nương mới mọc thêm mấy cái răng, cho nên cứ ì è khóc miết như cơm nhão cháo thiu. Thiệt tình! Nguyên một cái weekend vừa rồi, em bị hai cục nợ nó hành...

Chồng bắt đầu hiểu chuyện, tay vuốt vai vợ,

— Cho anh xin lỗi, weekend vừa rồi anh vắng mặt để mình em vất vả...

Vợ cười nho nhỏ,

— Tối Chúa Nhật, thấy anh mở cửa bước vô nhà, em biết anh cũng mệt lắm rồi. Nhưng bán cái được hai cục nợ, em chạy lẹ, bỏ vô phòng. Hy vọng chồng tôi không giận cô vợ trốn quân dịch...

Chồng điệu bộ kịch,

— Giận chớ, làm gì mà không giận. Hỡi “cô” đi đường cái quan, dừng chân đứng lại, cho anh đây “than” đôi lời…

Vợ dựa vào vai chồng,

— Anh! Lúc nào cũng vui vẻ cười giỡn được. Em chịu thôi…

Chồng lý sự,

— Người đẹp ơi, nếu em cười với cuộc sống, cuộc sống cũng sẽ cười lại với em, có đúng không?

Chồng đóng kịch, làm mặt xấu,

— Còn nếu em hầm hầm với cuộc đời giống như thù cha chưa trả, thì cuộc đời cũng sẽ hầm hầm lại với chính em mà thôi.

Chồng nhìn vợ,

- Có đúng không?

Vợ như bắt đầu hiểu điều chồng đang muốn chia sẻ, cười mím chi,

— Well, let me see…

Chồng nhìn ra ngoài bên khung cửa,

— Người đẹp ơi! Đừng có quên khi mặt trời chào, “Good morning, Địa cầu”, khi đó, mọi người trên trái đất lại được Trời cao ban tặng một ngày mới. Sướng không! Chẳng phải làm chi hết, tự nhiên ở đâu rớt xuống trên hai tay một món quà…cho không biết không…

Chồng nhìn vợ, cười thăm dò,

— Well! Nhưng có người nhìn món quà…

Chồng nheo nheo mắt,

— Và họ than vắn thở dài, “Ối giời ơi! Lại thứ Hai rồi. Rõ khổ!”. Nhưng cũng có người giơ cao tay nhận quà, và họ nói, “Tạ ơn Chúa cho một buổi sáng bình minh”.

Chồng giơ cao hai tay,

— Anh là người chọn lựa đứng về phe thứ hai, phe dâng lời “Tạ ơn”.

Vợ tươi nét mặt, những đường hằn sâu trên vầng trán rộng tự nhiên dãn nhẹ ra,

— Giỏi dữ ta!

Vợ đi nước cờ chiếu bí,

— Mà sao anh biết anh đứng về phe của dâng lời Tạ ơn…

Chồng chỉ vào trán,

— Thì nhìn đi! Thấy chưa? Hai chữ Tạ Ơn to tướng... Có người…đui mù mới không nhìn thấy.

Vợ dí tay vào trán chồng, nhưng miệng lại cười tươi,

— Đúng rồi, tôi đui mù điếc lác, nên có thấy gì đâu…



Suy Niệm

Bao nhiêu khoảng thời gian đã trôi qua.

Bao nhiêu thứ Hai đã biến mất.

Bao nhiêu sáng sớm đầu tuần nữa nhân gian sẽ được ban tặng?

Thời gian đang tích tắc đếm nhịp! Tích tắc, tích tắc, “Good morning, Trái Đất”.

Tích tắc, tích tắc, “Good morning, Mặt Trời”.

Giờ này hạnh phúc!

Bây giờ bình an!

Hít vào niềm vui!

Thở ra ưu phiền!

Cuộc đời này, thật ra, rất đẹp!



□ Lời Nguyện
Lạy Chúa, vào mỗi buổi sáng sớm khi bình minh buông tay gõ nhẹ cánh cửa sổ, xin dậy chúng con biết mở miệng tạ ơn Chúa cho một ngày mới tinh khôi.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rước Lễ Lần Đầu
Nguyễn Bá Khanh
21:15 16/05/2014
RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Xin cho tâm hồn trong trắng suốt đời.
Amen