Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:13 18/07/2025
23. Chỉ có xuất chúng hơn người mới có thể đạt đến hoàn thiện.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:18 18/07/2025
94. TÂM NGUYỆN CỦA PHÚ ÔNG
Có người chúc thọ nói:
- “Chúc phú ông thọ như cây hương bá.”
Phú ông không vui, nói:
- “Cây hương bá đến mùa đông thì cũng khô.”
Lại có người chúc:
- “Chúc phú ông thọ tỉ nam sơn.”
Phú ông vẫn cứ không vui, nói:
- “Núi đến mùa đông cũng rối bời.”
Cả hai người hỏi:
- “Hương bá và nam sơn cũng là dài lâu, ngài đều không thích, không biết phải như thế nào mới như ý của ông?”
Phú ông nói:
- “Tâm nguyện của ta, không cần nói sống lâu vài ngàn vạn năm, chỉ cần không chết là được rồi!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 94:
Ở đời có những người thích sống lâu và những người không thích sống lâu.
Người thích sống lâu thường là người giàu có, có địa vị, họ thích sống lâu để hưởng thụ của cải vật chất sang trọng mà họ đang có, cho nên người ta nói con nhà giàu đứt tay hơn con nhà giàu đổ ruột, nghĩa là con nhà giàu nó…sợ chết, nên khi con cái (hoặc bản thân) mới sướt da một chút mà rên la hơn cả người bị đổ ruột…
Người Ki-tô hữu biết rằng, sống lâu hay chết yểu cũng đều do Thiên Chúa ban cho, cái sống lâu của người Ki-tô hữu là được sống đời đời với Thiên Chúa, chứ không phải sống lâu ở đời này, sống đời đời với Thiên Chúa không nhất thiết phải trường thọ ở đời này, không nhất thiết phải có tiền ức bạc triệu, không nhất thiết phải có địa vị trong xã hội, mà là ai cũng có thể sống đời đời với Thiên Chúa, với một điều kiện đơn giản: có đức tin, đức cậy và đức mến và đem ba nhân đức ấy thực hành trong cuộc sống của mình.
Lão phú ông không thích sống lâu, vì sống lâu cũng chỉ lâu vài ngàn năm là cùng rồi cũng phải chết, nhưng ông ta muốn chỉ cần không chết là được rồi, nhưng ở đời ai lại không phải chết, có sinh là phải có tử, đứa con nít cũng hiểu điều đó huống chi là phú ông, đúng là tâm nguyện…tầm phào, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người chúc thọ nói:
- “Chúc phú ông thọ như cây hương bá.”
Phú ông không vui, nói:
- “Cây hương bá đến mùa đông thì cũng khô.”
Lại có người chúc:
- “Chúc phú ông thọ tỉ nam sơn.”
Phú ông vẫn cứ không vui, nói:
- “Núi đến mùa đông cũng rối bời.”
Cả hai người hỏi:
- “Hương bá và nam sơn cũng là dài lâu, ngài đều không thích, không biết phải như thế nào mới như ý của ông?”
Phú ông nói:
- “Tâm nguyện của ta, không cần nói sống lâu vài ngàn vạn năm, chỉ cần không chết là được rồi!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 94:
Ở đời có những người thích sống lâu và những người không thích sống lâu.
Người thích sống lâu thường là người giàu có, có địa vị, họ thích sống lâu để hưởng thụ của cải vật chất sang trọng mà họ đang có, cho nên người ta nói con nhà giàu đứt tay hơn con nhà giàu đổ ruột, nghĩa là con nhà giàu nó…sợ chết, nên khi con cái (hoặc bản thân) mới sướt da một chút mà rên la hơn cả người bị đổ ruột…
Người Ki-tô hữu biết rằng, sống lâu hay chết yểu cũng đều do Thiên Chúa ban cho, cái sống lâu của người Ki-tô hữu là được sống đời đời với Thiên Chúa, chứ không phải sống lâu ở đời này, sống đời đời với Thiên Chúa không nhất thiết phải trường thọ ở đời này, không nhất thiết phải có tiền ức bạc triệu, không nhất thiết phải có địa vị trong xã hội, mà là ai cũng có thể sống đời đời với Thiên Chúa, với một điều kiện đơn giản: có đức tin, đức cậy và đức mến và đem ba nhân đức ấy thực hành trong cuộc sống của mình.
Lão phú ông không thích sống lâu, vì sống lâu cũng chỉ lâu vài ngàn năm là cùng rồi cũng phải chết, nhưng ông ta muốn chỉ cần không chết là được rồi, nhưng ở đời ai lại không phải chết, có sinh là phải có tử, đứa con nít cũng hiểu điều đó huống chi là phú ông, đúng là tâm nguyện…tầm phào, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 19/07: Làm chứng cho sự thật – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
03:19 18/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, nhóm Pha-ri-sêu ra khỏi hội đường, bàn bạc để tìm cách giết Đức Giê-su.
Biết vậy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người cấm họ không được tiết lộ Người là ai. Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói: Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta sẽ cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân. Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng, và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.
Đó là lời Chúa
Đón tiếp Chúa
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:27 18/07/2025
ĐÓN TIẾP CHÚA: NGỒI NGHE hay NGANG NGƯỢC
Phúc Âm hôm nay kể chuyện hai chị em Mácta và Maria đon đả đón Chúa tới thăm nhà. Hai chị em, một người lo nấu nướng, một người ngồi tiếp chuyện Chúa. Hai người hai việc, tưởng chừng như bổ túc hoàn hảo cho nhau. Ấy vậy mà Chúa lại khen Maria và trách Mácta. Tại sao vậy? Vì mời Chúa vào nhà là một phúc lớn, nhưng giữ Chúa trong lòng mới là điều quan trọng hơn.
1. NGỒI NGHE. Maria ngồi dưới chân Chúa, chăm chú lắng nghe lời Ngài. Chúa gọi đó là “phần tốt nhất” - phần không ai lấy mất được. Trong đời sống hôm nay, chúng ta lo làm vô vàn việc, nhưng lại thường quên việc cần thiết nhất: dành thời gian cho Chúa, lắng nghe Chúa, mở lòng cho Chúa bước vào. Việc tốt nhất là làm đúng điều Chúa muốn. Mà để biết Chúa muốn gì, thì không thể không lắng nghe Lời Ngài.
2. NGANG NGƯỢC. Mácta mau mắn phục vụ, nhưng lại làm theo ý mình muốn chứ không phải ý Chúa muốn. Cô lấy mình làm trung tâm, nên cô cau có khó chịu với em mình, hơn nữa, cô còn trách cả Chúa đã không quan tâm để ý việc cô đang làm. Vấn đề không nằm ở công việc, mà ở tâm thế. Cô đã vô tình đảo ngược vai trò: thay vì làm theo ý Chúa, thì cô lại đòi Chúa làm theo ý mình. Điều này cũng chất vấn đời sống đạo của chúng ta: Tôi khiêm nhường làm theo ý Chúa hay là cứ muốn Chúa theo ý thích của tôi? Phục vụ đúng nghĩa là làm điều người khác cần, chứ không phải cứ làm điều mình thích.
Chuyện Chúa vào nhà Mácta và Maria cũng là chuyện Chúa vào nhà, vào cuộc đời mỗi người chúng ta. Hãy tập sống như Maria: biết lắng nghe Lời Chúa, để Chúa làm chủ đời mình, đấy là chuyện cần thiết nhất trong đời sống tâm linh. Thiên Chúa không chỉ muốn được mời vào nhà, mà muốn được sống trong lòng mỗi người chúng ta. Amen.
Phúc Âm hôm nay kể chuyện hai chị em Mácta và Maria đon đả đón Chúa tới thăm nhà. Hai chị em, một người lo nấu nướng, một người ngồi tiếp chuyện Chúa. Hai người hai việc, tưởng chừng như bổ túc hoàn hảo cho nhau. Ấy vậy mà Chúa lại khen Maria và trách Mácta. Tại sao vậy? Vì mời Chúa vào nhà là một phúc lớn, nhưng giữ Chúa trong lòng mới là điều quan trọng hơn.
1. NGỒI NGHE. Maria ngồi dưới chân Chúa, chăm chú lắng nghe lời Ngài. Chúa gọi đó là “phần tốt nhất” - phần không ai lấy mất được. Trong đời sống hôm nay, chúng ta lo làm vô vàn việc, nhưng lại thường quên việc cần thiết nhất: dành thời gian cho Chúa, lắng nghe Chúa, mở lòng cho Chúa bước vào. Việc tốt nhất là làm đúng điều Chúa muốn. Mà để biết Chúa muốn gì, thì không thể không lắng nghe Lời Ngài.
2. NGANG NGƯỢC. Mácta mau mắn phục vụ, nhưng lại làm theo ý mình muốn chứ không phải ý Chúa muốn. Cô lấy mình làm trung tâm, nên cô cau có khó chịu với em mình, hơn nữa, cô còn trách cả Chúa đã không quan tâm để ý việc cô đang làm. Vấn đề không nằm ở công việc, mà ở tâm thế. Cô đã vô tình đảo ngược vai trò: thay vì làm theo ý Chúa, thì cô lại đòi Chúa làm theo ý mình. Điều này cũng chất vấn đời sống đạo của chúng ta: Tôi khiêm nhường làm theo ý Chúa hay là cứ muốn Chúa theo ý thích của tôi? Phục vụ đúng nghĩa là làm điều người khác cần, chứ không phải cứ làm điều mình thích.
Chuyện Chúa vào nhà Mácta và Maria cũng là chuyện Chúa vào nhà, vào cuộc đời mỗi người chúng ta. Hãy tập sống như Maria: biết lắng nghe Lời Chúa, để Chúa làm chủ đời mình, đấy là chuyện cần thiết nhất trong đời sống tâm linh. Thiên Chúa không chỉ muốn được mời vào nhà, mà muốn được sống trong lòng mỗi người chúng ta. Amen.
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 18/07/2025
CHỦA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 10, 38-42.
“Cô Mác-ta đón Đức Chúa Giê-su Ki-tô vào nhà. Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất”.
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống hằng ngày, ai trong chúng ta cũng muốn chọn phần tốt nhất, hảo hạng nhất hơn người khác, bởi vì đó chính là bản chất thích hưởng thụ của con người. Khi ăn chúng ta chọn món ngon nhất, khi uống chúng ta chọn loại hảo hạng nhất, khi tìm việc chúng ta mong được chỗ làm tốt nhất, khi ngồi xe chúng ta muốn chọn chỗ tốt nhất… đó là những chọn lựa đẹp và tốt cho cuộc sống thường ngày…
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy chọn cho mình phần tốt nhất như cô Ma-ri-a đã chọn.
1. Chọn phần tốt nhất là sống nghèo.
Sống nghèo là sống như Đức Chúa Giê-su: Ngài rất giàu có vì Ngài là Thiên Chúa và Ngài cũng rất nghèo khó vì Ngài là con người. Khi chọn đời sống nghèo nàn Đức Chúa Giê-su đã nêu lên một tấm gương sáng chói cho chúng ta trong việc thờ phượng và làm sáng danh Thiên Chúa, đó là khó nghèo để được tự do lo việc Thiên Chúa là rao giảng Tin Mừng của Nước Trời, và để làm tăng thêm giá trị đích thực của nhân phẩm con người: người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.
Sống nghèo là một lựa chọn độc đáo của Đức Chúa Giê-su trong chương trình cứu chuộc nhân loại, là một phương pháp làm cho nhân loại đến gần với hạnh phúc đích thực hơn, đó là biết thông cảm và yêu thương người thân cận, chia sẻ những lo âu và cảm nghiệm được rằng, khi chọn sống nghèo là chúng ta chia sẻ rất sâu xa mật thiết với thân phận con người của Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ lúc nào.
Phần tốt nhất của thế gian chính là sự hưởng thụ cho thân xác thoải mái, phần tốt nhất của thế gian cũng chính là con đường rộng dẫn nhân loại đi vào cõi đau khổ đời đời.
Chọn sống nghèo là làm nổi bật danh tính người Ki-tô hữu giữa xã hội:
Sống nghèo để tập yêu thương.
Sống nghèo để tập cảm thông.
Sống nghèo để tập phục vụ.
Sống nghèo để tập tha thứ.
Sống nghèo để trở nên người của mọi người.
2. Chọn phần tốt nhất là Thiên Chúa.
Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất vì cô đã chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp của mình, chọn Thiên Chúa tức là lắng nghe lời dạy của Ngài, cô Ma-ri-a đã ngồi dưới chân Đức Chúa Giê-su để nghe Ngài nói.
Gia đình nghèo của chị em Mat-ta, Ma-ri-a và La-gia-rô là hình ảnh của một tu viện thu hẹp: hoạt động và cầu nguyện. Hoạt động thì có Mat-tha, cầu nguyện thì có Ma-ri-a, nhưng cái chính không phải là ở đó nhưng ở trong cung cách lựa chọn của mình: chọn Thiên Chúa hay chọn làm Thiên Chúa, bởi vì khi chúng ta chọn Thiên Chúa cho mình, thì dù hoạt động hay cầu nguyện, dù đi đông đi tây rao giảng Tin Mừng, hay ngồi trong bốn bức tường kín mít của dòng kín thì Thiên Chúa cũng là gia nghiệp của chúng ta, và việc chúng ta làm là làm sáng danh Thiên Chúa mà thôi. Còn nếu chúng ta muốn chọn làm Thiên Chúa thì chúng ta cho là mình xco1 quyền lên án anh chị em, có quyền phê phán tha nhân, có quyền thọc gậy bánh xe, có quyền vỗ ngực tuyên bố mình là người được Thiên Chúa chọn để chửi người này, để cải tổ Giáo Hội, để sửa dạy các linh mục trong Giáo Hội.v.v…
Bạn thân mến,
Chọn sống nghèo và chọn Thiên Chúa làm phần tốt nhất của mình trong một xã hội quá hưởng thụ, và đặt các giá trị vật chất trên tinh thần không phải là việc dễ dàng, bởi vì dù chúng ta là ai, là thân phận nào chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn là con người có tham sân si, cho nên khi chọn sống nghèo thì đồng thời chúng ta cũng chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp tốt nhất của mình, nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng khước từ những vật chất không cần thiết cho sinh hoạt khi chúng ta quyết tâm sống nghèo, do đó chúng ta cần phải cầu xin ơn Thiên Chúa giúp, tập sống nghèo với người nghèo, sống nghèo giữa những người giàu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Lc 10, 38-42.
“Cô Mác-ta đón Đức Chúa Giê-su Ki-tô vào nhà. Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất”.
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống hằng ngày, ai trong chúng ta cũng muốn chọn phần tốt nhất, hảo hạng nhất hơn người khác, bởi vì đó chính là bản chất thích hưởng thụ của con người. Khi ăn chúng ta chọn món ngon nhất, khi uống chúng ta chọn loại hảo hạng nhất, khi tìm việc chúng ta mong được chỗ làm tốt nhất, khi ngồi xe chúng ta muốn chọn chỗ tốt nhất… đó là những chọn lựa đẹp và tốt cho cuộc sống thường ngày…
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy chọn cho mình phần tốt nhất như cô Ma-ri-a đã chọn.
1. Chọn phần tốt nhất là sống nghèo.
Sống nghèo là sống như Đức Chúa Giê-su: Ngài rất giàu có vì Ngài là Thiên Chúa và Ngài cũng rất nghèo khó vì Ngài là con người. Khi chọn đời sống nghèo nàn Đức Chúa Giê-su đã nêu lên một tấm gương sáng chói cho chúng ta trong việc thờ phượng và làm sáng danh Thiên Chúa, đó là khó nghèo để được tự do lo việc Thiên Chúa là rao giảng Tin Mừng của Nước Trời, và để làm tăng thêm giá trị đích thực của nhân phẩm con người: người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.
Sống nghèo là một lựa chọn độc đáo của Đức Chúa Giê-su trong chương trình cứu chuộc nhân loại, là một phương pháp làm cho nhân loại đến gần với hạnh phúc đích thực hơn, đó là biết thông cảm và yêu thương người thân cận, chia sẻ những lo âu và cảm nghiệm được rằng, khi chọn sống nghèo là chúng ta chia sẻ rất sâu xa mật thiết với thân phận con người của Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ lúc nào.
Phần tốt nhất của thế gian chính là sự hưởng thụ cho thân xác thoải mái, phần tốt nhất của thế gian cũng chính là con đường rộng dẫn nhân loại đi vào cõi đau khổ đời đời.
Chọn sống nghèo là làm nổi bật danh tính người Ki-tô hữu giữa xã hội:
Sống nghèo để tập yêu thương.
Sống nghèo để tập cảm thông.
Sống nghèo để tập phục vụ.
Sống nghèo để tập tha thứ.
Sống nghèo để trở nên người của mọi người.
2. Chọn phần tốt nhất là Thiên Chúa.
Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất vì cô đã chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp của mình, chọn Thiên Chúa tức là lắng nghe lời dạy của Ngài, cô Ma-ri-a đã ngồi dưới chân Đức Chúa Giê-su để nghe Ngài nói.
Gia đình nghèo của chị em Mat-ta, Ma-ri-a và La-gia-rô là hình ảnh của một tu viện thu hẹp: hoạt động và cầu nguyện. Hoạt động thì có Mat-tha, cầu nguyện thì có Ma-ri-a, nhưng cái chính không phải là ở đó nhưng ở trong cung cách lựa chọn của mình: chọn Thiên Chúa hay chọn làm Thiên Chúa, bởi vì khi chúng ta chọn Thiên Chúa cho mình, thì dù hoạt động hay cầu nguyện, dù đi đông đi tây rao giảng Tin Mừng, hay ngồi trong bốn bức tường kín mít của dòng kín thì Thiên Chúa cũng là gia nghiệp của chúng ta, và việc chúng ta làm là làm sáng danh Thiên Chúa mà thôi. Còn nếu chúng ta muốn chọn làm Thiên Chúa thì chúng ta cho là mình xco1 quyền lên án anh chị em, có quyền phê phán tha nhân, có quyền thọc gậy bánh xe, có quyền vỗ ngực tuyên bố mình là người được Thiên Chúa chọn để chửi người này, để cải tổ Giáo Hội, để sửa dạy các linh mục trong Giáo Hội.v.v…
Bạn thân mến,
Chọn sống nghèo và chọn Thiên Chúa làm phần tốt nhất của mình trong một xã hội quá hưởng thụ, và đặt các giá trị vật chất trên tinh thần không phải là việc dễ dàng, bởi vì dù chúng ta là ai, là thân phận nào chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn là con người có tham sân si, cho nên khi chọn sống nghèo thì đồng thời chúng ta cũng chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp tốt nhất của mình, nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng khước từ những vật chất không cần thiết cho sinh hoạt khi chúng ta quyết tâm sống nghèo, do đó chúng ta cần phải cầu xin ơn Thiên Chúa giúp, tập sống nghèo với người nghèo, sống nghèo giữa những người giàu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Cảm thức Giáo Hội
Lm Minh Anh
17:02 18/07/2025
CẢM THỨC GIÁO HỘI
“Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó”.
“Cảm thức Giáo Hội không phải là thái độ bênh vực mù quáng, nhưng là sự khiêm nhường biết chịu đau với Giáo Hội, mà không rời bỏ thuyền, ngay cả khi thuyền chao đảo vì những người chèo lái!” - Christoph Schönborn.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay mở đầu với những lời thật đáng buồn và đáng xấu hổ, “Nhóm Pharisêu ra khỏi hội đường, bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu”. Thế nhưng, phản ứng của Ngài thật hiền hoà. Cả chúng ta, trước một vài sự kiện đáng buồn và đáng xấu hổ của Giáo Hội, Chúa muốn chúng ta có một ‘cảm thức thánh’ - ‘cảm thức Giáo Hội!’.
Trước hết, về việc “giết Chúa” - một điều không thể chấp nhận! Ở đây, các lãnh đạo tôn giáo đã chủ mưu giết Đấng Cứu Độ Thế Giới. Thật đáng tiếc! Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cần phải rơi vào tức giận, tuyệt vọng hay nảy sinh thù ghét; tốt hơn, như Chúa Giêsu, mặc lấy một cảm thức thánh - nghĩa là, yêu thương hơn, hiền lành hơn, biến ‘nỗi buồn thánh’ thành một lời kêu gọi thức tỉnh. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục giết Chúa, ‘giết Giáo Hội’ theo nhiều cách; và đôi khi, việc ‘giết chóc’ này có thể đến từ nhiều phía, kể cả nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Trước những sự kiện như thế, bạn chớ dao động, hãy bình tĩnh, nhưng hiền lành, cầu nguyện, xây dựng hiệp nhất hết sức có thể; và khi bất lực, nếu cần - như Chúa Giêsu - “lánh khỏi nơi đó”.
Thật nghiệt ngã! Khi cam kết dấn thân vì Chúa Kitô và sứ mệnh của Ngài, chúng ta vẫn có thể trở nên mục tiêu của ‘dèm pha’; và rất thường xuyên, chịu những ‘mũi tên đau đớn’ từ phía những ai lẽ ra phải bảo vệ chúng ta. “Chúng ta dễ bị tổn thương bởi những người đáng lẽ phải yêu thương chúng ta nhất. Nhưng sự chữa lành không đến từ việc chống lại họ, mà đến từ việc để Thiên Chúa bước vào nỗi đau ấy, và nhẫn nại đợi Ngài hành động!” - Henri Nouwen.
Nếu đây là trải nghiệm của bạn, hãy giữ mình, để không trở nên ‘một hiện tượng’ hoặc vì quá dao động mà mất đi ‘cảm thức Giáo Hội!’. “Khi bạn thấy các vị mục tử có thể - vì độc đoán, độc tài và tham nhũng quyền lực - làm tổn thương con chiên, hãy nhớ rằng Chúa Kitô vẫn là Mục Tử thật. Đừng rời bỏ đàn chiên, vì chính Ngài vẫn âm thầm chăn dắt giữa những sai lạc!” - Adrienne von Speyr.
Anh Chị em,
Lời Chúa mời gọi chúng ta trải nghiệm nỗi buồn thánh của Chúa Giêsu. Đây là nỗi buồn cho phép chúng ta chối từ những lỗi lầm gặp phải nơi người anh em - kể cả các chủ chăn - để lớn lên trong cầu nguyện, nhẫn nhịn và tín thác. Hãy học biết giao cho Chúa tất cả dù không biết rồi sẽ đi về đâu; đồng thời, cũng có thể “lánh khỏi nơi đó” mỗi khi phải đương đầu với những điều xấu xí tởm lợm. “Cảm thức Giáo Hội không đối lập với tinh thần cải tổ. Trái lại, chính vì yêu Giáo Hội sâu xa, người ta mới dám đau khổ vì Giáo Hội, dám sống cho sự trong sáng và thánh thiện của Giáo Hội mà không gây chia rẽ!” - Walter Kasper.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trước những tréo ngoe, bất công đầy mùi thế tục, cho con biết giao cho Chúa tất cả, chìm sâu trong cầu nguyện, lớn lên trong yêu mến - khi con vẫn là con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó”.
“Cảm thức Giáo Hội không phải là thái độ bênh vực mù quáng, nhưng là sự khiêm nhường biết chịu đau với Giáo Hội, mà không rời bỏ thuyền, ngay cả khi thuyền chao đảo vì những người chèo lái!” - Christoph Schönborn.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay mở đầu với những lời thật đáng buồn và đáng xấu hổ, “Nhóm Pharisêu ra khỏi hội đường, bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu”. Thế nhưng, phản ứng của Ngài thật hiền hoà. Cả chúng ta, trước một vài sự kiện đáng buồn và đáng xấu hổ của Giáo Hội, Chúa muốn chúng ta có một ‘cảm thức thánh’ - ‘cảm thức Giáo Hội!’.
Trước hết, về việc “giết Chúa” - một điều không thể chấp nhận! Ở đây, các lãnh đạo tôn giáo đã chủ mưu giết Đấng Cứu Độ Thế Giới. Thật đáng tiếc! Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cần phải rơi vào tức giận, tuyệt vọng hay nảy sinh thù ghét; tốt hơn, như Chúa Giêsu, mặc lấy một cảm thức thánh - nghĩa là, yêu thương hơn, hiền lành hơn, biến ‘nỗi buồn thánh’ thành một lời kêu gọi thức tỉnh. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục giết Chúa, ‘giết Giáo Hội’ theo nhiều cách; và đôi khi, việc ‘giết chóc’ này có thể đến từ nhiều phía, kể cả nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Trước những sự kiện như thế, bạn chớ dao động, hãy bình tĩnh, nhưng hiền lành, cầu nguyện, xây dựng hiệp nhất hết sức có thể; và khi bất lực, nếu cần - như Chúa Giêsu - “lánh khỏi nơi đó”.
Thật nghiệt ngã! Khi cam kết dấn thân vì Chúa Kitô và sứ mệnh của Ngài, chúng ta vẫn có thể trở nên mục tiêu của ‘dèm pha’; và rất thường xuyên, chịu những ‘mũi tên đau đớn’ từ phía những ai lẽ ra phải bảo vệ chúng ta. “Chúng ta dễ bị tổn thương bởi những người đáng lẽ phải yêu thương chúng ta nhất. Nhưng sự chữa lành không đến từ việc chống lại họ, mà đến từ việc để Thiên Chúa bước vào nỗi đau ấy, và nhẫn nại đợi Ngài hành động!” - Henri Nouwen.
Nếu đây là trải nghiệm của bạn, hãy giữ mình, để không trở nên ‘một hiện tượng’ hoặc vì quá dao động mà mất đi ‘cảm thức Giáo Hội!’. “Khi bạn thấy các vị mục tử có thể - vì độc đoán, độc tài và tham nhũng quyền lực - làm tổn thương con chiên, hãy nhớ rằng Chúa Kitô vẫn là Mục Tử thật. Đừng rời bỏ đàn chiên, vì chính Ngài vẫn âm thầm chăn dắt giữa những sai lạc!” - Adrienne von Speyr.
Anh Chị em,
Lời Chúa mời gọi chúng ta trải nghiệm nỗi buồn thánh của Chúa Giêsu. Đây là nỗi buồn cho phép chúng ta chối từ những lỗi lầm gặp phải nơi người anh em - kể cả các chủ chăn - để lớn lên trong cầu nguyện, nhẫn nhịn và tín thác. Hãy học biết giao cho Chúa tất cả dù không biết rồi sẽ đi về đâu; đồng thời, cũng có thể “lánh khỏi nơi đó” mỗi khi phải đương đầu với những điều xấu xí tởm lợm. “Cảm thức Giáo Hội không đối lập với tinh thần cải tổ. Trái lại, chính vì yêu Giáo Hội sâu xa, người ta mới dám đau khổ vì Giáo Hội, dám sống cho sự trong sáng và thánh thiện của Giáo Hội mà không gây chia rẽ!” - Walter Kasper.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trước những tréo ngoe, bất công đầy mùi thế tục, cho con biết giao cho Chúa tất cả, chìm sâu trong cầu nguyện, lớn lên trong yêu mến - khi con vẫn là con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hãy cứ là Martha và Maria
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
17:05 18/07/2025
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM C
HÃY CỨ LÀ MARTHA VÀ MARIA
Thánh Martha và thánh Maria đều thể hiện lòng mến Chúa theo cách riêng. Chị Martha bận rộn bếp núc. Cô em Maria hầu chuyện và lắng nghe Chúa…
Với lời: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất", không có nghĩa là Chúa cấm việc tiếp đón khách. Bởi lề luật Kitô giáo không những không cấm, mà còn buộc phải "cho kẻ đói ăn", phải "cho khách đỗ nhờ".
Đúng hơn, Chúa chỉ so sánh. Chúa so sánh giữa dọn bàn và chuyện trò thân mật hầu lắng nghe Lời Chúa. Qua đó, Chúa cho thấy việc cầu nguyện, nghe Lời Chúa, sống thân mật với Chúa là việc tốt hơn, cần thiết hơn.
Chúa Giêsu là Đấng yêu thương. Chúa là chính tình yêu của Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi trần gian. Mọi nơi mọi lúc, Chúa nhấn mạnh đến tình yêu. Chúa coi mọi biểu hiện để trao tình yêu đều là quan trọng. Bởi Chúa là chính Tình yêu (1 Ga 4, 8,16). Đối với Chúa chỉ có tình yêu mới có giá trị.
Cuộc gặp gỡ tại nhà thánh Martha và thánh Maria, là cuộc gặp gỡ tình yêu. Thánh Martha bận rộn bếp núc, đã là biểu hiện của lòng yêu mến. Nhưng việc ngồi bên chân Chúa, sống thân mật, cận kề với Chúa, lắng nghe và uống lấy từng lời Chúa dạy, mới chính là biểu hiện của một tình yêu triệt để.
Hơn nữa, càng đến gần Chúa bao nhiêu, người ta càng nâng cao tình yêu, khám phá tình yêu, trao ban tình yêu, sống dồi dào tình yêu, ngụp lặn thỏa thích trong tình yêu bấy nhiêu.
Khi khẳng định thái độ sống lời Chúa mới là thái độ cần thiết và đỉnh điểm của tình yêu, Chúa Giêsu giáo dục chúng ta: Hãy luôn ý thức sự quan trọng của việc ở lại trước sự hiện diện của Chúa để lắng nghe và đồng cảm với Chúa.
Chúa Giêsu như muốn nhắc: Làm gì thì làm, nhưng đừng biến mình cuốn vào mọi lo âu của thế gian, công việc, đến nỗi chạy đôn chạy đáo để bằng mọi giá, nắm được một ít đồng tiền trong tay. Nhưng trước hết hãy lắng nghe tiếng Chúa, dành thời gian cầu nguyện, sống với Chúa, lắng mình bên Chúa, để nhờ đó có thể làm tốt những nhiệm vụ mà cuộc sống trao cho.
Trong ngày, đôi lúc cần dừng lại, chí ít là vài phút, nhìn lại mình trong thinh lặng, để nhường cho Chúa "vượt lên" và can đảm ở lại phía sau Chúa, rồi trở lại với những việc thường ngày bằng sự thanh thản và hiệu quả.
Dù vậy, chúng ta không phi bác, nhưng chia sẻ mối bận tâm của thánh Martha. Chẳng khác thánh Maria, thánh Martha đầy lòng mến Chúa. Bài học từ hai thánh, dạy ta, dù gia đình hay cộng đoàn, ta phải sống thật và nồng ấm về sự chào đón, về tình huynh đệ, để ai nấy đều cảm thấy nơi mình đến, nơi mình sống, thực sự là "nhà của mình", nhất là đối với người phận nhỏ, người nghèo, người yếu thế, người dễ bị tổn thương.
Sự khôn ngoan của trái tim là biết kết hợp CHIÊM NIỆM và HOẠT ĐỘNG. Martha - Maria chỉ ra con đường ấy. Muốn tận hưởng cuộc sống với niềm vui, ta cần liên kết hai thái độ: 1 - "Ngồi bên chân" Chúa, nghe Chúa; 2 - để tâm và sẵn sàng đón Chúa nơi anh chị em, khi họ đi qua và gõ cửa, với khuôn mặt biểu lộ tâm tư ân cần, gần gũi của một người bạn.
Chúa nói cho Martha và Maria, là nói cho chúng ta: Tình yêu có giá trị trên hết. Yêu Chúa, yêu người - không còn điều gì quý hơn, mạnh hơn, cần hơn.
Cuộc đời cần những Martha và rất cần những Maria. Đúng hơn, nơi từng người phải vừa là Martha, vừa là Maria. Phải quân bình giữa lao động và cầu nguyện.
Nếu có lúc ta mỏi mệt, chán chường, mà biết gắn bó với Chúa bằng đời sống cầu nguyện, biết dâng lên chúa những tâm sự của riêng mình, chính lúc ấy, những giới hạn ấy của thân xác sẽ trở nên hoa trái cứu độ tuyệt vời.
Giá trị của lao nhọc trở nên lớn lao nhờ cầu nguyện. Hãy cầu nguyện liên lỉ. Hãy ở bên Chúa không ngơi nghỉ bằng sự cầu nguyện, ngay cả khi ta đang làm việc lẫn lúc dành cho Chúa một thời gian thích hợp của ngày sống như: khi đọc kinh, lần chuỗi, viếng Thánh Thể, cầu nguyện riêng hay chung trong gia đình, đọc và suy niệm lời Chúa, khi dâng thánh lễ, khi lãnh bí tích...
Biết làm việc và cầu nguyện, ta đã làm quân bình đời sống Kitô hữu. Được như thế, ta đang tiến lên trong ơn gọi nên thánh mà Chúa Kitô hằng mời gọi.
Hãy để tình yêu của Chúa trụ lại và ngày càng lớn lên trong lòng. Nhờ tình yêu được lãnh nhận nơi Chúa, chúng ta sẽ khôn ngoan phân định những hoàn cảnh, những việc làm, để khi cần trao cho ai, dù vật chất, sự đồng cảm, tấm lòng, sự tương quan, ta sẵn sàng cho, không nề hà. Nhưng khi cần gác lại mọi sự mà cầu nguyện, mà sống thân mật với Chúa, kết hiệp cùng Chúa, lắng nghe và thực hành Lời Chúa…, ta sẵn sàng để chỉ sống trọn vẹn cho Chúa mà thôi.
HÃY CỨ LÀ MARTHA VÀ MARIA
Thánh Martha và thánh Maria đều thể hiện lòng mến Chúa theo cách riêng. Chị Martha bận rộn bếp núc. Cô em Maria hầu chuyện và lắng nghe Chúa…
Với lời: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất", không có nghĩa là Chúa cấm việc tiếp đón khách. Bởi lề luật Kitô giáo không những không cấm, mà còn buộc phải "cho kẻ đói ăn", phải "cho khách đỗ nhờ".
Đúng hơn, Chúa chỉ so sánh. Chúa so sánh giữa dọn bàn và chuyện trò thân mật hầu lắng nghe Lời Chúa. Qua đó, Chúa cho thấy việc cầu nguyện, nghe Lời Chúa, sống thân mật với Chúa là việc tốt hơn, cần thiết hơn.
Chúa Giêsu là Đấng yêu thương. Chúa là chính tình yêu của Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi trần gian. Mọi nơi mọi lúc, Chúa nhấn mạnh đến tình yêu. Chúa coi mọi biểu hiện để trao tình yêu đều là quan trọng. Bởi Chúa là chính Tình yêu (1 Ga 4, 8,16). Đối với Chúa chỉ có tình yêu mới có giá trị.
Cuộc gặp gỡ tại nhà thánh Martha và thánh Maria, là cuộc gặp gỡ tình yêu. Thánh Martha bận rộn bếp núc, đã là biểu hiện của lòng yêu mến. Nhưng việc ngồi bên chân Chúa, sống thân mật, cận kề với Chúa, lắng nghe và uống lấy từng lời Chúa dạy, mới chính là biểu hiện của một tình yêu triệt để.
Hơn nữa, càng đến gần Chúa bao nhiêu, người ta càng nâng cao tình yêu, khám phá tình yêu, trao ban tình yêu, sống dồi dào tình yêu, ngụp lặn thỏa thích trong tình yêu bấy nhiêu.
Khi khẳng định thái độ sống lời Chúa mới là thái độ cần thiết và đỉnh điểm của tình yêu, Chúa Giêsu giáo dục chúng ta: Hãy luôn ý thức sự quan trọng của việc ở lại trước sự hiện diện của Chúa để lắng nghe và đồng cảm với Chúa.
Chúa Giêsu như muốn nhắc: Làm gì thì làm, nhưng đừng biến mình cuốn vào mọi lo âu của thế gian, công việc, đến nỗi chạy đôn chạy đáo để bằng mọi giá, nắm được một ít đồng tiền trong tay. Nhưng trước hết hãy lắng nghe tiếng Chúa, dành thời gian cầu nguyện, sống với Chúa, lắng mình bên Chúa, để nhờ đó có thể làm tốt những nhiệm vụ mà cuộc sống trao cho.
Trong ngày, đôi lúc cần dừng lại, chí ít là vài phút, nhìn lại mình trong thinh lặng, để nhường cho Chúa "vượt lên" và can đảm ở lại phía sau Chúa, rồi trở lại với những việc thường ngày bằng sự thanh thản và hiệu quả.
Dù vậy, chúng ta không phi bác, nhưng chia sẻ mối bận tâm của thánh Martha. Chẳng khác thánh Maria, thánh Martha đầy lòng mến Chúa. Bài học từ hai thánh, dạy ta, dù gia đình hay cộng đoàn, ta phải sống thật và nồng ấm về sự chào đón, về tình huynh đệ, để ai nấy đều cảm thấy nơi mình đến, nơi mình sống, thực sự là "nhà của mình", nhất là đối với người phận nhỏ, người nghèo, người yếu thế, người dễ bị tổn thương.
Sự khôn ngoan của trái tim là biết kết hợp CHIÊM NIỆM và HOẠT ĐỘNG. Martha - Maria chỉ ra con đường ấy. Muốn tận hưởng cuộc sống với niềm vui, ta cần liên kết hai thái độ: 1 - "Ngồi bên chân" Chúa, nghe Chúa; 2 - để tâm và sẵn sàng đón Chúa nơi anh chị em, khi họ đi qua và gõ cửa, với khuôn mặt biểu lộ tâm tư ân cần, gần gũi của một người bạn.
Chúa nói cho Martha và Maria, là nói cho chúng ta: Tình yêu có giá trị trên hết. Yêu Chúa, yêu người - không còn điều gì quý hơn, mạnh hơn, cần hơn.
Cuộc đời cần những Martha và rất cần những Maria. Đúng hơn, nơi từng người phải vừa là Martha, vừa là Maria. Phải quân bình giữa lao động và cầu nguyện.
Nếu có lúc ta mỏi mệt, chán chường, mà biết gắn bó với Chúa bằng đời sống cầu nguyện, biết dâng lên chúa những tâm sự của riêng mình, chính lúc ấy, những giới hạn ấy của thân xác sẽ trở nên hoa trái cứu độ tuyệt vời.
Giá trị của lao nhọc trở nên lớn lao nhờ cầu nguyện. Hãy cầu nguyện liên lỉ. Hãy ở bên Chúa không ngơi nghỉ bằng sự cầu nguyện, ngay cả khi ta đang làm việc lẫn lúc dành cho Chúa một thời gian thích hợp của ngày sống như: khi đọc kinh, lần chuỗi, viếng Thánh Thể, cầu nguyện riêng hay chung trong gia đình, đọc và suy niệm lời Chúa, khi dâng thánh lễ, khi lãnh bí tích...
Biết làm việc và cầu nguyện, ta đã làm quân bình đời sống Kitô hữu. Được như thế, ta đang tiến lên trong ơn gọi nên thánh mà Chúa Kitô hằng mời gọi.
Hãy để tình yêu của Chúa trụ lại và ngày càng lớn lên trong lòng. Nhờ tình yêu được lãnh nhận nơi Chúa, chúng ta sẽ khôn ngoan phân định những hoàn cảnh, những việc làm, để khi cần trao cho ai, dù vật chất, sự đồng cảm, tấm lòng, sự tương quan, ta sẵn sàng cho, không nề hà. Nhưng khi cần gác lại mọi sự mà cầu nguyện, mà sống thân mật với Chúa, kết hiệp cùng Chúa, lắng nghe và thực hành Lời Chúa…, ta sẵn sàng để chỉ sống trọn vẹn cho Chúa mà thôi.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng điện đàm với Thủ tướng Israel sau vụ tấn công ở Gaza
Vũ Văn An
14:15 18/07/2025

Kathleen N. Hattrup cu3a Aleteia, ngày 18/07/2025, cho hay: Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói với Benjamin Netanyahu rằng trẻ em, người già và người bệnh đang phải trả "một cái giá quá đắt" ở Gaza.
Ngày 18 tháng 7, Vatican đã ra thông cáo về cuộc điện đàm giữa Đức Giáo Hoàng và Thủ tướng Israel sáng nay.
Trao đổi này diễn ra sau vụ tấn công vào nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Gaza hôm 17 tháng 7, khiến ba người thiệt mạng. Đức Hồng Y của Thánh Địa đã đến thăm Gaza ngay sau vụ tấn công và cũng đã có thể nói chuyện qua điện thoại với Đức Giáo Hoàng.
Dưới đây là nội dung cuộc điện đàm với Netanyahu:
~
Sáng nay, tại dinh thự Castel Gandolfo, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã điện đàm với Ngài Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel, sau vụ tấn công quân sự hôm qua của quân đội Israel nhằm vào Nhà thờ Thánh Gia ở Gaza, khiến ba người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, trong đó có một số người bị thương nặng.
Trong cuộc trò chuyện, Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời kêu gọi tái thúc đẩy đàm phán, ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh. Ngài một lần nữa bày tỏ mối quan ngại về tình hình nhân đạo bi thảm của người dân Gaza, nơi trẻ em, người già và người bệnh đang phải trả giá đắt.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ các địa điểm thờ phượng, đặc biệt là các tín hữu và toàn thể người dân Palestine và Israel.
Hôm qua, tài khoản X của Thủ tướng đã có hai bài đăng về tình hình.
Hôm thứ Năm, Nhà Trắng đã bày tỏ quan ngại về vụ tấn công. Người phát ngôn Karoline Leavitt cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không có "phản ứng tích cực" và ông đã gọi điện cho Netanyahu vào sáng thứ Năm để thảo luận về vấn đề này.
Sau đây là phát biểu của Thủ tướng Israel trên X:
@IsraeliPM
Tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng: Israel vô cùng lấy làm tiếc về việc một quả đạn lạc đã rơi trúng Nhà thờ Thánh Gia ở Gaza. Mỗi sinh mạng vô tội bị mất đi đều là một bi kịch. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau buồn của các gia đình và tín đồ.
4:50 A.M. 18 tháng 7, 2025
Caritas kêu gọi 4 điểm để ứng phó với vụ tấn công nhà thờ ở Gaza
Vũ Văn An
14:47 18/07/2025

Kathleen N. Hattrup của Aleteia, ngày 18/07/2025, cho hay: Tên của ba nạn nhân đã được công bố, hai người ở độ tuổi 60 và một phụ nữ ngoài 80.
Saad Salameh, 60 tuổi, người gác cổng giáo xứ; Fumayya Ayyad, 84 tuổi; và Najwa Abu Daoud, 69 tuổi. Họ đã được đưa đến Bệnh viện Al-Mamadani. Bệnh viện không thể cứu sống họ; Gaza đang thiếu hụt nghiêm trọng vật tư y tế và máu.
Tổ chức từ thiện của Giáo Hội Công Giáo, Caritas Internationalis, đã ra thông cáo liên quan đến những người thiệt mạng.
~
Caritas Internationalis bày tỏ nỗi buồn sâu xa và chia buồn sau vụ Israel pháo kích vào Nhà thờ Thánh Gia ở Gaza sáng nay, khiến ba người thiệt mạng. Cầu mong họ được yên nghỉ!
Vụ tấn công vào Nhà thờ Thánh Gia, nơi những người dân di tản đang tìm kiếm nơi trú ẩn, đã làm nhiều người bị thương, một số người trong tình trạng nguy kịch, và bi thảm đã cướp đi sinh mạng của ông Saad Salameh, 60 tuổi, người gác cổng giáo xứ, người đang ở trong sân vào thời điểm xảy ra vụ nổ; bà Fumayya Ayyad, 84 tuổi, người đang được hỗ trợ trong lều tâm lý xã hội của Caritas; và bà Najwa Abu Daoud, 69 tuổi, người đang ngồi gần ông Fumayya khi vụ nổ tạo ra những mảnh đạn và mảnh vỡ xé toạc khu vực.
Các nạn nhân bị thương nặng và được đưa đến Bệnh viện Al-Mamadani, nơi họ đã qua đời một cách bi thảm do thiếu hụt trầm trọng các nguồn lực y tế và đơn vị máu ở Gaza.
Chúng tôi vô cùng đau buồn trước vụ tấn công mới nhất này đối với những người chỉ đơn giản là đang cố gắng sống sót và đã tìm nơi trú ẩn trong nhà thờ. Cái chết của họ là một lời nhắc nhở đau đớn về điều kiện sống kinh hoàng mà dân thường và nhân viên y tế đang phải chịu đựng trong tình trạng bị bao vây. Chúng tôi thương tiếc những sinh mạng đã mất và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng tính thánh thiêng của sự sống và những không gian bảo vệ nó.
Alistair Dutton, Tổng Thư ký Caritas Quốc tế

Trong tuần qua, Cha Gabriel Romanelli, linh mục chánh xứ cũng bị thương trong vụ tấn công, đã kêu gọi mọi người ở trong phòng, vì các cuộc pháo kích dữ dội gần đó và các hoạt động quân sự đã khiến khu vực này ngày càng nguy hiểm.
Nhân viên Caritas Jerusalem tại Gaza cho hay: “Nếu Cha Gabriel không cảnh báo chúng tôi ở trong nhà, chúng tôi có thể đã mất 50 đến 60 người hôm nay. Đó sẽ là một vụ thảm sát”.
Caritas Jerusalem đã phải chịu tổn thất đáng kể, với hai nhân viên thiệt mạng vào tháng 10 và tháng 11 năm 2023 - một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và một dược sĩ từ Trung tâm Y tế Gaza - cùng với các con của họ đã thiệt mạng trong một cuộc pháo kích dữ dội.
Caritas Quốc tế hoàn toàn đoàn kết với Caritas Jerusalem và tất cả các đối tác đang làm việc trong tình trạng bị bao vây để phục vụ những người đang rất cần sự giúp đỡ và lặp lại lời kêu gọi cấp bách của họ:
• • Tôn trọng và bảo vệ các địa điểm thờ phượng và nơi trú ẩn nhân đạo, theo yêu cầu của luật nhân đạo quốc tế.
• • Đảm bảo việc tiếp cận viện trợ nhân đạo, hành lang an toàn và hỗ trợ y tế cho dân thường được thông suốt.
• • Chấm dứt mọi cuộc tấn công vào dân thường, đặc biệt là những người tìm kiếm nơi trú ẩn trong nhà thờ, các địa điểm thờ phượng khác và các không gian nhân đạo được đánh dấu rõ ràng.
• • Bảo vệ nhân phẩm con người, vốn không bao giờ được phép là nạn nhân của chiến tranh.
Liên đoàn Caritas tái khẳng định lời kêu gọi tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế, luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền quốc tế, và cùng với Đức Giáo Hoàng Leo XIV trong lời kêu gọi mới tới cộng đồng quốc tế về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn sâu xa khi biết tin về sự mất mát về sinh mạng và thương tích do cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Israel vào Nhà thờ Thánh Gia ở Gaza, nơi trú ẩn cho hàng trăm thường dân thuộc mọi tín ngưỡng, nơi mà người tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vẫn giữ liên lạc chặt chẽ kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Roma tổ chức Ngày Năm Thánh đầu tiên dành cho những người gây ảnh hưởng Công Giáo
Vũ Văn An
15:14 18/07/2025

Daniel Esparza của Aleteia, ngày 16/07/2025, cho hay: Từ các video ngắn trên Instagram đến podcast, những người sáng tạo nội dung Công Giáo đang được công nhận không những chỉ là những nhà sản xuất nội dung mà còn là những nhà truyền giáo.
Lần đầu tiên, Giáo Hội Công Giáo dành một Ngày Năm Thánh cho những người truyền giáo trong thế giới kỹ thuật số.
Vào ngày 28-29 tháng 7, gần một nghìn người có sức ảnh hưởng Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới sẽ quy tụ tại Roma trong một sự kiện mang tính đột phá, kết hợp cầu nguyện, đào tạo và cử hành — tất cả đều bắt nguồn từ sứ mệnh chung về kỹ thuật số.
Ngày Năm Thánh đặc biệt này, một phần của Năm Thánh 2025, do Bộ Truyền thông của Vatican điều phối và hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc gắn kết với “lục địa kỹ thuật số” như một không gian gặp gỡ đích thực.
Được tổ chức trùng với Ngày Năm Thánh Giới Trẻ, sự kiện này khẳng định vai trò của những người truyền giáo trên mạng xã hội – nhiều người trong số họ còn trẻ – trong việc định hình sự hiện diện của Giáo hội trong văn hóa đương thời.
Từ các video ngắn trên Instagram đến podcast, những người sáng tạo Công Giáo đang được công nhận không những chỉ là những nhà sản xuất nội dung, mà còn là những nhà truyền giáo. Công việc của họ – nghệ thuật, thần học và mang đậm dấu ấn bản thân – mang Tin Mừng đến những không gian mà hàng triệu người đang sống.
Đối với những ai không thể đến Thành phố Vĩnh cửu, Ngày Năm Thánh Giới Trẻ mang đến một trải nghiệm trực tuyến phong phú. Đăng ký vẫn mở tại digitalismissio.org, nơi người tham dự có thể truy cập các buổi phát trực tiếp và tài nguyên kỹ thuật số từ bất cứ nơi nào họ phục vụ.
Bước qua Cửa Thánh – và ngưỡng cửa kỹ thuật số
Ngày Năm Thánh Giới Trẻ diễn ra theo ba giai đoạn: một cuộc hành hương qua Cửa Thánh, một dấu chỉ của sự cởi mở và đổi mới tâm linh; một ngày đào tạo, với các buổi nói chuyện và hội thảo trang bị cho các nhà truyền giáo khả năng truyền đạt Tin Mừng một cách rõ ràng và đầy lòng trắc ẩn; và cuối cùng là một cử hành trọng đại tại Quảng trường Risorgimento, nơi âm nhạc và sự sáng tạo trở thành ngôn ngữ của sự hiệp thông.
Ban tổ chức cho biết sự kiện này là một phản hồi trực tiếp từ những hiểu biết sâu sắc từ Thượng Hội đồng Giám mục về Tính đồng nghị (2021–2024), trong đó nhấn mạnh đến sự hòa nhập, lắng nghe và tầm quan trọng của sự hiện diện mục vụ trực tuyến. Sự kiện này cũng được xây dựng dựa trên Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 tại Lisbon, nơi hàng trăm nhà sáng tạo kỹ thuật số Công Giáo lần đầu tiên gặp gỡ và hình thành nên những mạng lưới bền vững.
Truyền giáo bằng tình người và hy vọng
Bài thánh ca chính thức của sự kiện, Tutti (“Mọi người”), là sự hợp tác đa ngôn ngữ giữa các nghệ sĩ Công Giáo trên toàn thế giới. Lấy cảm hứng từ tuyên bố của cố Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ngày Giới trẻ Thế giới—“Trong Giáo hội, có chỗ cho tất cả mọi người!”—bài hát đã nắm bắt được tinh thần hòa nhập và truyền giáo thúc đẩy Năm Thánh này.
Bằng cách chính thức công nhận những người có sức ảnh hưởng là những nhà truyền giáo, Giáo hội gửi đi một thông điệp rõ ràng: Tin Mừng thuộc về bất cứ nơi nào có con người — và ngày nay, điều đó bao gồm cả cuộn di chuyển [scroll] dữ liệu và lời cầu nguyện thầm lặng sau màn hình.
Quỹ đạo đồng nghị đầy những biệt ngữ
Vũ Văn An
17:14 18/07/2025
Linh mục Gerald E. Murray, trên The Catholic Thing, Thứ Sáu, ngày 18 tháng 7 năm 2025, nhận định: Khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV phát biểu từ ban công Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày được bầu làm Giáo hoàng, ngài đã nói: "Chúng ta muốn trở thành một Giáo hội đồng nghị." Ý nghĩa của điều này, tất nhiên, phụ thuộc vào cách Đức Giáo Hoàng Lêô hiểu về tính đồng nghị. Khái niệm về một Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo, Tông truyền – và giờ là đồng nghị – không rõ ràng với hầu hết mọi người, bởi vì tính đồng nghị là một khái niệm phần lớn chưa được biết đến. Ý nghĩa của nó sẽ được hé lộ khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV hướng dẫn "con đường đồng nghị" với sự hỗ trợ của Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng. Đóng góp mới nhất của Văn phòng này vào câu chuyện định nghĩa đang diễn ra không mấy khả quan. Nếu bạn đang thắc mắc về mục đích của Thượng Hội đồng Giám mục về Tính Đồng nghị, thì Văn phòng Tổng Thư ký, trong tài liệu Lộ trình Thực thi Thượng Hội đồng Giám mục 2025-2028, đã đưa ra câu trả lời: "xây dựng một Giáo hội Đồng nghị".
Nếu bạn cũng đang thắc mắc tính đồng nghị là gì, Sơ Nathalie Becquart, XMCJ, Phó Thư ký Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây:
Tôi thường trích dẫn lời của Ormond Rush, một nhà thần học người Úc đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục của chúng ta, rằng "Tính đồng nghị chính là Công Đồng Vatican II nói một cách vắn tắt". Và tất cả các văn kiện của chúng ta, và vẫn còn trong các lộ trình này, trong Văn kiện Cuối cùng, đều nhấn mạnh rằng những gì chúng ta đang làm thực sự liên quan đến tầm nhìn của Công Đồng Vatican II. Chúng ta có thể nói rằng tính đồng nghị là cách để hiểu giáo hội học của Công Đồng Vatican II trong giai đoạn tiếp nhận Công Đồng này. Vì vậy, nó không gì khác hơn là tiếp tục việc tiếp nhận Côngg Đồng Vatican II. Bởi vì, theo một cách nào đó, Công đồng vẫn chưa được thực hiện ở khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, không có văn kiện Công Đồng nào nêu ra ý tưởng như vậy.
Sơ Becquart tiếp tục:
Vậy đó là một cách để trở thành Giáo hội. Đó là một cách, từ Giáo hội sơ khai, mà chúng ta rút ra từ Công Đồng Vatican II như một kết quả nhấn mạnh rằng, trước hết, tất cả chúng ta đều đã được rửa tội; và khi cùng chịu phép rửa tội với tư cách là dân Chúa, chúng ta được kêu gọi cùng nhau thực thi việc sai đi. Vì vậy, nó kêu gọi mỗi người đã chịu phép rửa tội trở thành nhân vật chủ đạo của sứ mệnh, giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta được kêu gọi cùng nhau làm việc, thực thi đồng trách nhiệm đối vói sứ mệnh - tất nhiên, một đồng trách nhiệm dị biệt hóa bởi vì không phải tất cả chúng ta đều có cùng một ơn gọi. Có sự đa dạng về ơn gọi, về đặc sủng, về các thừa tác vụ. Nhưng chúng ta là dân Chúa, đồng hành với những người khác.
"Con đường để trở thành Giáo hội" này sẽ diễn ra như thế nào? Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, khi đề cập đến Tài liệu Cuối cùng [FD] của Đại hội Thượng Hội đồng năm 2024, đã đưa ra lời biện minh dài dòng, đầy biệt ngữ cho một chương trình mang tính cách mạng [biệt ngữ được nhấn mạnh]:
Tính năng động làm nên sức sống của Tài liệu Cuối cùng, và giai đoạn thực hiện được kêu gọi phải tiếp nhận, bắt nguồn từ việc nối khớp liên tục một số đối cực và căng thẳng nhất định, những đối cực cấu trúc nên đời sống của Giáo hội và cách thức các phạm trù giáo hội học diễn đạt điều đó. Dưới đây là một số đối cực này: toàn thể Giáo hội và Giáo hội địa phương; Giáo hội là Dân Thiên Chúa, là Thân thể Chúa Kitô và là Đền thờ của Chúa Thánh Thần; sự tham gia của tất cả mọi người và quyền bính của một số người; tính đồng nghị, tính hiệp đoàn và tính tối thượng; chức tư tế chung và chức tư tế thừa tác; thừa tác vụ (các thừa tác vụ được truyền chức và được thiết lập) và sự tham gia vào sứ mệnh nhờ ơn gọi rửa tội mà không có hình thức thừa tác vụ. Việc thực hiện Tài liệu Cuối cùng đòi hỏi phải giải quyết và phân định những căng thẳng này khi chúng phát sinh trong hoàn cảnh hiện hữu của mỗi Giáo hội địa phương. Con đường tiến lên không phải là tìm kiếm một sự sắp xếp bất khả thi nhằm loại bỏ căng thẳng có lợi cho một trong hai bên. Thay vào đó, ngay tại hiện tại của mỗi Giáo hội địa phương, cần phải phân định xem sự cân bằng nào trong số những sự cân bằng khả hữu này cho phép phục vụ sứ mệnh một cách năng động hơn. Rất có thể những quyết định khác nhau sẽ được đưa ra ở những nơi khác nhau.

Công Đồng Nicaea có lẽ không vượt qua được các tiêu chuẩn của tính đồng nghị vì trên thực tế, nó đã đạt được “sự sắp xếp bất khả hữu” là “loại bỏ căng thẳng” bằng cách quyết định “có lợi cho một trong hai bên”, nghĩa là, chính thống giáo được khẳng định và dị giáo bị lên án.
Có khi nào Giáo hội từng dạy rằng các giáo lý Công Giáo là “hai cực” bộc lộ “những căng thẳng” cần được khắc phục bằng cách đạt được “sự cân bằng”? Đây hoàn toàn là chủ nghĩa Hegel. Bước một: chính đề gặp phản đề, dẫn đến một sự tổng hợp; bước hai: lặp lại bước một, vô tận. Trong mô hình này, Giáo hội không giảng dạy chân lý tín điều, mà cân nhắc những cách tiếp cận khác nhau, cần được cân bằng lẫn nhau.
Cả hai bên trong một “tình huống phân cực” cần phải hài lòng với một loại “sự đa dạng được hòa giải”. Tính vĩnh cửu của chân lý đã không còn, “tính năng động” định hình lại “các phạm trù giáo hội học” đã lên ngôi. Nhân tiện, liệu giáo lý Công Giáo giờ đây có phải chỉ là một “phạm trù giáo hội học” có thể tùy ý thay đổi không? Dường như là vậy.
Giáo huấn của Công Đồng Vatican II vẫn đứng vững trên đôi chân của nó. Bản chất” của tính đồng nghị như là cốt lõi của sứ điệp Công Đồng không hề được tìm thấy trong các văn kiện của Công Đồng. Thượng Hội đồng Giám mục, do Công Đồng thành lập, là một cơ quan tư vấn gồm các giám mục được Đức Giáo Hoàng triệu tập để đưa ra lời khuyên tại các cuộc họp định kỳ về các chủ đề đặc biệt liên quan đến đời sống của Giáo hội. Đó không phải là fons et origo (nguồn gốc và cội nguồn) để xây dựng một Giáo hội đồng nghị mới, trong đó tất cả những người đã chịu phép rửa tội đều có quyền tham gia quản trị Giáo hội.
Giáo hội không cần phải được tái cấu trúc thành một nhóm thảo luận đồng nghị liên tục do các quan chức Vatican dẫn dắt, bao gồm các giám mục được lựa chọn và những người không phải giám mục, trong đó những căng thẳng (tự nhiên phát sinh khi các ý tưởng dị giáo được đưa ra như những phiên bản mới và cải tiến của Đức tin Công Giáo) phải được xoa dịu bởi vì tính đồng nghị đòi hỏi khái niệm sai lầm về “sự đa dạng được hòa giải”.
Lập luận cho rằng khái niệm đồng nghị do Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng đưa ra chỉ đơn giản là sự hiện thực hóa cuối cùng lời hứa chưa được thực hiện của Công Đồng Vatican II có thể thuyết phục những người ủng hộ, nhưng nó không tương ứng với những gì thực sự đã xảy ra tại Công Đồng Vatican II.
Nếu tìm hiểu các tiền lệ lịch sử, việc nghiên cứu Anh giáo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các đầm lầy và nguy hiểm ngầm trong đó mọi thứ đang hướng tới quỹ đạo hiện tại.
VietCatholic TV
Moscow bị tấn công. TT Merz gởi Patriot và hỏa tiễn tầm xa đến Kyiv. TBO bác bỏ tin TT Mỹ bệnh nặng
VietCatholic Media
03:21 18/07/2025
1. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được tường trình nhắm vào Mạc Tư Khoa, St. Petersburg trong bối cảnh các cuộc tấn công mở rộng
Truyền thông và các quan chức Nga đưa tin máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tiếp cận nhiều khu vực vào đêm 17 tháng 7, khi quân đội Ukraine phát động một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa rộng hơn vào các khu vực phía tây của Nga, bao gồm cả Mạc Tư Khoa.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin tuyên bố hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ ba máy bay điều khiển từ xa đang tiếp cận thủ đô trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ sáng giờ địa phương. Ông Sobyanin cho biết thêm rằng các nhân viên cấp cứu đã có mặt tại hiện trường, nhưng không đề cập đến bất kỳ thương vong hay thiệt hại nào.
Tại St. Petersburg, phi trường Pulkovo đã tạm ngừng hoạt động lúc 5 giờ sáng giờ địa phương, theo Rosaviatsiya đưa tin, có lẽ là do máy bay điều khiển từ xa đang đến gần, vì các phi trường Nga thường xuyên phải tạm dừng hoạt động do các cuộc tấn công của Ukraine. Việc tạm dừng này được tường trình đã làm chậm trễ ít nhất 10 chuyến bay khởi hành.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ bằng hệ thống tác chiến điện tử ở phía đông St. Petersburg.
Tại Smolensk, nằm ở phía nam St. Petersburg, một người đã bị thương khi 14 máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ trên khu vực này, Thống đốc Vasily Anokhin tuyên bố
Gần hơn với tiền tuyến, Thống đốc tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov tuyên bố rằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã giết chết một người và làm bị thương sáu người tại thành phố Belgorod. Một người khác được tường trình đã bị thương trong khu vực.
Tại thành phố Voronezh, các kênh truyền thông Telegram của Nga đưa tin một máy bay điều khiển từ xa đã đâm vào một tòa nhà dân cư, khiến ba trẻ em bị thương. Thống đốc khu vực Alexander Gusev tuyên bố rằng ít nhất năm máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên khu vực này.
Trong khi đó, Thống đốc khu vực Vladislav Shapsha tuyên bố rằng một bé gái 14 tuổi đã bị thương khi ba máy bay điều khiển từ xa được tường trình bị bắn hạ ở tỉnh Kaluga.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết tổng cộng 122 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị bắn hạ ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước.
Tờ Kyiv Independent không thể xác minh bất kỳ tuyên bố nào do các quan chức hoặc kênh truyền thông Nga đưa ra.
Ukraine thường xuyên tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các khu vực tiền tuyến của Nga. Quân đội Ukraine vẫn chưa bình luận về các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn này.
Các cuộc tấn công được báo cáo của Ukraine diễn ra sau một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào khu vực tiền tuyến của Ukraine.
Tại Nikopol, một vụ tấn công bằng bom kép đã làm năm người bị thương, bao gồm ba nhân viên cấp cứu. Trước đó cùng ngày, Nga cũng thả một quả bom 500 kg xuống một trung tâm mua sắm ở tỉnh Donetsk, khiến hai người thiệt mạng và 28 người khác bị thương.
Nga tiếp tục gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Đêm trước đó, lực lượng Nga đã phóng nhiều đợt máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn khắp Ukraine, gây ra tình trạng mất điện đáng kể và thương vong ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm cả các tỉnh phía tây xa tiền tuyến.
Tuần trước, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã phóng hơn 1.800 máy bay điều khiển từ xa tầm xa về phía Ukraine. Tuần này chứng kiến cuộc tấn công kỷ lục của Nga vào ngày 9 tháng 7, khi lực lượng Nga điều động 728 máy bay điều khiển từ xa tấn công và mồi bẫy loại Shahed.
Khi các cuộc tấn công của Nga tiếp tục gia tăng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh báo rằng Putin có 50 ngày để đạt được một thỏa thuận hòa bình hoặc phải đối mặt với mức thuế quan cứng rắn từ Washington.
Ngày 16 tháng 7, Tổng thống Trump cho biết hỏa tiễn phòng không Patriot của Hoa Kỳ đang trên đường tới Ukraine, vài ngày sau khi công bố kế hoạch cung cấp vũ khí mới do NATO phối hợp cho Kyiv.
2. Tòa Bạch Ốc giải đáp những đồn đoán về ngoại hình của Tổng thống Trump
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt đã đọc một lá thư từ một bác sĩ nhằm giải quyết mối lo ngại của công chúng về tình trạng sưng tấy rõ rệt ở mắt cá chân và vết bầm tím trên tay của cựu Tổng thống Trump, vốn được che giấu bằng lớp trang điểm.
Leavitt mạnh mẽ bác bỏ những đồn đoán cho rằng Tổng thống Trump không đủ sức khoẻ để lãnh đạo đất nước. Nhiều người đi xa đến mức đồn rằng nhiệm kỳ của Tổng thống Trump sẽ phải cắt ngắn và giao lại cho Phó tổng thống Mỹ James David Vance.
Leavitt giải thích rằng Tổng thống Trump đã nhận thấy “vết sưng nhẹ” ở cẳng chân và đã được đơn vị y tế Tòa Bạch Ốc đánh giá, kết quả là “không tìm thấy bằng chứng nào về huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc bệnh động mạch”.
Thay vào đó, các bác sĩ xác định ông bị suy tĩnh mạch mãn tính, gọi tắt là CVI hoặc ứ máu trong tĩnh mạch, một tình trạng mà Leavitt mô tả là phổ biến ở những người trên 70 tuổi.
Bà nói thêm rằng Tổng thống Trump không cảm thấy khó chịu gì liên quan đến tình trạng này.
Về vết bầm tím trên tay Tổng thống Trump, Leavitt cho biết nó “phù hợp” với tình trạng kích ứng do “bắt tay thường xuyên và sử dụng aspirin”. Bà kết luận rằng “tổng thống vẫn có sức khỏe tuyệt vời”.
Leavitt nói ở phần cuối bài phát biểu khai mạc: “Tôi biết nhiều phương tiện truyền thông đã đồn đoán về vết bầm tím trên tay tổng thống và tình trạng sưng tấy ở chân. Để minh bạch, tổng thống muốn tôi chia sẻ ghi chú từ bác sĩ của ông... tất cả kết quả đều trong giới hạn bình thường.”
Tuyên bố của bà cho biết tiếp rằng: “Những bức ảnh gần đây của tổng thống cho thấy vết bầm tím nhẹ ở mu bàn tay. Điều này phù hợp với kích ứng mô mềm nhẹ do bắt tay thường xuyên và việc sử dụng aspirin, “một loại thuốc được dùng như một phần của chế độ phòng ngừa tim mạch tiêu chuẩn.”
Nói tóm lại, theo Leavitt, sức khoẻ của Tổng thống Trump OK, không có vấn đề gì cả.
Vào tháng 4, bác sĩ của Tổng thống Trump đã công bố một bản ghi nhớ chính thức liên quan đến sức khỏe của vị tổng tư lệnh sau khi ông trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm dưới sự chăm sóc của Đại úy Sean Barbabella, bác sĩ của tổng thống.
“Số liệu thống kê quan trọng” của Tổng thống Trump cho thấy chiều cao của ông là 75 inch, cân nặng là 224 pound, nhịp tim lúc nghỉ ngơi là 62 nhịp/phút và huyết áp là 128/74. Năm 2020, ông nặng 244 pound và huyết áp là 121/79.
Bardella đã đề cập đến “những chiến thắng thường xuyên của Tổng thống Trump trong các sự kiện golf” trong đánh giá tích cực của mình.
Suy tĩnh mạch mãn tính là gì?
Suy tĩnh mạch mạn tính, gọi tắt là CVI là một tình trạng bệnh lý trong đó các tĩnh mạch ở chân gặp khó khăn trong việc đưa máu trở về tim. Tình trạng này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch chân, vốn có chức năng duy trì dòng máu chảy lên, bị yếu hoặc hư hỏng, khiến máu ứ đọng ở các chi dưới. CVI thường tiến triển chậm theo thời gian và phổ biến hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Tình trạng này thường không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây khó chịu và những thay đổi rõ rệt ở chân nếu không được điều trị.
Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính là gì và cách điều trị như thế nào?
Các triệu chứng của CVI bao gồm sưng chân, đau nhức hoặc chuột rút, nặng chân, giãn tĩnh mạch rõ rệt, da đổi màu, và trong những trường hợp nặng hơn, loét quanh mắt cá chân. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng hơn sau thời gian dài đứng hoặc ngồi và cải thiện khi nâng cao chân.
Điều trị CVI tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng nhưng thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, nâng cao chân và mang vớ y khoa. Trong những trường hợp dai dẳng hoặc nghiêm trọng hơn, các biện pháp can thiệp y tế như xơ cứng, liệu pháp laser hoặc phẫu thuật tĩnh mạch có thể được khuyến nghị để cải thiện lưu lượng máu và giảm các triệu chứng.
Suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch là hai tình trạng liên quan nhưng khác biệt. Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch giãn rộng, xoắn lại, thường thấy ngay dưới bề mặt da và là triệu chứng phổ biến của suy tĩnh mạch mạn tính, gọi tắt là CVI. Trong khi giãn tĩnh mạch có thể chỉ là vấn đề thẩm mỹ, suy tĩnh mạch mạn tính là một tình trạng rộng hơn và nghiêm trọng hơn, liên quan đến lưu lượng máu kém và rối loạn chức năng van ở tĩnh mạch chân. Suy tĩnh mạch mạn tính có thể gây ra những khó chịu đáng kể và các biến chứng như thay đổi da và loét, trong khi giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, giãn tĩnh mạch có thể tiến triển thành suy tĩnh mạch mạn tính theo thời gian.
[Newsweek: White House Addresses Speculation About Trump's Physical Appearance]
3. Ngoại trưởng Latvia kêu gọi Tổng thống Trump nên áp đặt thêm lệnh trừng phạt Nga ngay bây giờ đừng đợi 50 ngày
Ngoại trưởng Latvia Baiba Braže lập luận rằng Tổng thống Trump không nên đợi 50 ngày để áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Nga.
“Lẽ ra phải sớm hơn”, Braže nói trong một cuộc phỏng vấn bên lề Diễn đàn An ninh Aspen. Bà lập luận rằng việc cho Putin thêm thời gian là vô nghĩa khi lực lượng Nga vẫn đang tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công.
Latvia, một thành viên NATO và là đồng minh thân cận của Ukraine, cũng có đường biên giới trực tiếp với Nga và Belarus - khiến nước này phải đối mặt với rủi ro đáng kể nếu chiến tranh với Ukraine lan ra ngoài biên giới. Latvia đóng góp 3,15% GDP cho NATO và đã đóng góp 2% GDP trước chiến tranh cho viện trợ Ukraine.
Braže hoan nghênh thông báo hôm thứ Hai của Tổng thống Trump rằng Hoa Kỳ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine và sẽ áp đặt mức thuế quan thứ cấp lên tới 100 phần trăm đối với các quốc gia vẫn giao dịch với Nga nếu Mạc Tư Khoa không đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày.
Tuy nhiên, bà cảnh báo Nga vẫn duy trì được khả năng chiến đấu “một thời gian”, đồng thời cho rằng phương Tây phải ngay lập tức gia tăng áp lực lên Mạc Tư Khoa để buộc nước này phải ngồi vào bàn đàm phán. Áp đặt lệnh trừng phạt ngay lập tức sẽ là một cách để làm điều đó.
Hoa Kỳ và các đồng minh phải bảo đảm rằng “Nga hiểu rằng họ sẽ không tốt hơn, mà còn tệ hơn mỗi ngày”, bà nói. “Chúng ta đã thấy điều đó rồi, nền kinh tế Nga đang không tốt.”
Khi được hỏi hôm thứ Ba tại sao ông lại cho Putin hai tháng để chấp thuận các yêu cầu của mình, Tổng thống Trump cho biết ông có thể hành động nhanh hơn.
“Tôi không nghĩ 50 ngày là quá dài. Có thể sớm hơn thế”, Tổng thống Trump nói.
Braže cho biết lệnh trừng phạt có thể có tác động thực sự đến chiến trường.
“Điều chúng tôi đang tìm kiếm là gây áp lực lên Nga và làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh của Nga. Vấn đề không phải là người dân Nga”, bà nói. “Mà là về năng lực chiến đấu của Nga và những gì họ đang làm trên chiến trường, tất cả đều cần phải bị làm suy yếu.”
Bà nói thêm rằng các đánh giá tình báo nhìn chung kết luận rằng Putin không quan tâm đến việc chấm dứt chiến tranh. Tình báo Hoa Kỳ đã đi đến kết luận này vào đầu năm nay khi các cuộc đàm phán kéo dài.
Bà cho biết: “Thông tin tình báo và đánh giá chung đã được các đồng minh, bao gồm cả người Mỹ, thống nhất rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Putin muốn hòa bình”.
Bà lập luận rằng Tổng thống Trump đã đi đến kết luận tương tự sau khi cố gắng giữ cánh cửa mở cho Nga.
Bà nói: “Vấn đề chỉ là thời gian khi rõ ràng là Putin chỉ đang lừa dối mọi người và trì hoãn chiến thuật”.
Liên Hiệp Âu Châu sẽ sớm thông qua một gói trừng phạt bổ sung, theo đó sẽ hạ trần giá dầu và nhắm vào lĩnh vực tài chính của Nga. Slovakia là nước duy nhất còn chần chừ, hai quan chức Âu Châu cho biết. Bà Braže từ chối nêu tên quốc gia đang trì hoãn gói trừng phạt, nhưng bà cho biết gói trừng phạt này “sẵn sàng thực hiện” khi một quốc gia cuối cùng đồng ý.
Các quan chức phương Tây khác tại hội nghị tỏ ra thận trọng lạc quan về sự thay đổi giọng điệu của Tổng thống Trump vào đầu tuần này.
“Chúng tôi hy vọng điều này cuối cùng sẽ trở thành sự thật”, Halyna Yanchenko, một thành viên quốc hội Ukraine thuộc đảng Người phục vụ nhân dân, cho biết.
“Với Tổng thống Trump, bạn sẽ không bao giờ biết chính sách cuối cùng sẽ ra sao”, một quan chức Âu Châu giấu tên cho biết, thẳng thắn chia sẻ về một đồng minh. “Sự thay đổi này rất đáng hoan nghênh nếu nó thực sự diễn ra.”
4. Lãnh tụ tối cao Iran đưa ra lời đe dọa mới nhất
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã cảnh báo rằng Tehran sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ hơn nếu bị tấn công lần nữa, sau lệnh ngừng bắn với Israel vào tháng trước.
“Nếu đối phương lặp lại hành vi xâm lược, phản ứng sẽ mạnh hơn đòn giáng mà chúng phải chịu trong cuộc chiến 12 ngày”, ông nói, ám chỉ đến cuộc xung đột giữa hai nước.
Cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 13 tháng 6, bao gồm các cuộc tấn công của cả Israel và Hoa Kỳ vào các mục tiêu quân sự và hạt nhân của Iran.
Tuyên bố của Khamenei nhấn mạnh sự sẵn sàng leo thang trả đũa quân sự của Tehran, báo hiệu rằng lệnh ngừng bắn có thể không chấm dứt thù địch. Với căng thẳng vẫn còn cao giữa Iran, Israel và Hoa Kỳ, lời cảnh báo này cho thấy bản chất mong manh của hòa bình trong một khu vực dễ leo thang nhanh chóng. Những bình luận của ông cũng phản ánh nhận thức của Tehran về các mối đe dọa bên ngoài không chỉ là những thách thức quân sự mà còn là những nỗ lực nhằm gây bất ổn cho chính hệ thống Iran.
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Khamenei cáo buộc Israel tìm cách làm suy yếu hệ thống của Iran bằng cách nhắm vào các nhân vật chủ chốt và các địa điểm nhạy cảm trong cuộc chiến tháng trước. “Những kẻ xâm lược đã tính toán và lên kế hoạch làm suy yếu hệ thống bằng cách nhắm vào một số nhân vật và trung tâm nhạy cảm ở Iran”, ông nói. “Mục đích của hành động này là kích động bất ổn và lôi kéo người dân xuống đường để lật đổ hệ thống.” Khamenei cảnh báo rằng những kẻ đứng sau các vụ tấn công “sẽ phải thay đổi lập trường trước khi bị xóa sổ hoàn toàn”.
Khamenei cũng mô tả việc chống lại Mỹ và “con chó bị xích” Israel là “đáng khen ngợi”, coi cuộc xung đột này là một phần của cuộc đấu tranh tư tưởng lớn hơn. Luận điệu này củng cố luận điệu lâu nay của Tehran rằng việc họ chống lại áp lực của phương Tây và Israel là vấn đề sống còn của quốc gia.
Trước đó, truyền thông nhà nước Iran đưa tin Tehran có thể tăng cường làm giàu uranium lên cấp độ vũ khí. Tehran cũng cảnh báo có thể rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân, gọi tắt là NPT nếu các cường quốc Âu Châu kích hoạt cơ chế trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trước cuối tháng 8. Hạn chót này do Mỹ, Pháp, Đức và Anh đặt ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ.
Trong khi đó, Tổng thống Trump thừa nhận Iran quan tâm đến các cuộc đàm phán nhưng không bày tỏ sự cấp bách, viện dẫn các cuộc tấn công quân sự gần đây của Hoa Kỳ đã “phá hủy” các cơ sở hạt nhân của Iran.
[Newsweek: Iran's Supreme Leader Issues Threat]
5. Đức phủ nhận việc biết hỏa tiễn Patriot đang trên đường tới Ukraine, trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Trump
Bộ Quốc phòng Đức cho biết họ không biết bất kỳ hệ thống hỏa tiễn Patriot nào hiện đang trên đường đến Ukraine, trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng các chuyến hàng đã được tiến hành, SRF đưa tin hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy.
“Tôi không thể xác nhận bất cứ điều gì đang được thực hiện. Tôi không biết điều đó”, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức cho biết, theo đài truyền hình công cộng Thụy Sĩ SRF.
Phát ngôn nhân cho biết thêm rằng một cuộc họp trực tuyến của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG dự kiến diễn ra vào ngày 21 tháng 7 để giải quyết các câu hỏi còn tồn đọng và hướng tới việc điều động việc cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine “càng sớm càng tốt”.
Tổng thống Trump cho biết hỏa tiễn phòng không Patriot dành cho Ukraine đã trên đường đến, chỉ vài ngày sau khi công bố sáng kiến vũ khí mới do NATO phối hợp dành cho Kyiv.
“Chúng đã được vận chuyển rồi”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Căn cứ Liên hợp Andrews ở Maryland khi được hỏi về hỏa tiễn Patriot và các vũ khí khác. “Chúng đến từ Đức và sau đó được Đức thay thế. Và trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ đều được hoàn trả đầy đủ.”
Thông báo này được đưa ra khi Ukraine tiếp tục gây áp lực với các đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ, về việc cung cấp thêm hệ thống phòng không trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào các thành phố trên khắp cả nước.
Phát ngôn nhân của chính phủ Đức trước đó đã xác nhận vào ngày 14 tháng 7 rằng các đồng minh Âu Châu đang thảo luận về việc cung cấp hơn ba hệ thống Patriot cho Ukraine.
Tổng thống Trump cho biết các chuyến hàng này nằm trong một thỏa thuận mới mà theo đó các nước NATO và Liên Hiệp Âu Châu sẽ mua các hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất, chuyển giao cho Ukraine và sau đó bổ sung vào kho vũ khí của mình thông qua các thỏa thuận với Washington.
Các chuyến hàng vũ khí mới sẽ diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Trump đưa ra tối hậu thư cho Mạc Tư Khoa, cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” trừ khi Nga đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
6. Thủ tướng Merz: Hỏa tiễn Patriot sẽ sớm đến Ukraine
Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết Ukraine sẽ sớm nhận được hỏa tiễn phòng không Patriot sau quyết định của Tổng thống Donald Trump nhằm tăng cường hỏa lực cho Kyiv.
Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố một thỏa thuận với NATO vào đầu tuần này nhằm tăng nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine do các nước Âu Châu tài trợ.
Trả lời câu hỏi của POLITICO tại cuộc họp báo ở Anh hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, thủ tướng Đức cho biết bên cạnh các hệ thống phòng không Patriot mà Ukraine có thể nhận được trong vài ngày tới, Ukraine cần các hệ thống tấn công sâu vào lãnh thổ Nga để tự vệ tốt hơn và rằng “rất sớm thôi, rất sớm thôi, nước này sẽ nhận được thêm sự hỗ trợ về mặt này”.
Sau đó, ông cho rằng khả năng này có thể được điều động ở Ukraine trong vòng vài tuần.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Trump tuyên bố rằng một phần hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot sẽ đến “trong vòng vài ngày” nhưng nhiều người khác đã đặt câu hỏi về tốc độ chuyển giao có thể diễn ra.
Alexus Grynkewich, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Không quân Đồng minh của NATO, phát biểu trước đó vào thứ năm: “Công tác chuẩn bị đang được tiến hành — chúng tôi đang hợp tác rất chặt chẽ với phía Đức về việc chuyển giao Patriot.”
Thủ tướng Merz đã tham gia buổi họp báo cùng Ngoại trưởng Anh Keir Starmer trong chuyến đi tới Vương quốc Anh để ký một hiệp ước hữu nghị hứa hẹn hợp tác sâu sắc hơn về an ninh và quốc phòng.
Thủ tướng Starmer cho biết “hoàn toàn rõ ràng là Tổng thống Trump muốn Putin phải có hành động” và hiện đang “ủng hộ điều đó bằng năng lực quân sự”.
Thủ tướng Merz chỉ rõ rằng các bộ trưởng quốc phòng hiện đang thắt chặt hậu cần để thực hiện lời đề nghị của Tổng thống Trump, theo đó các nước Âu Châu sẽ gửi vũ khí tới Ukraine trước khi mua vũ khí thay thế từ Hoa Kỳ.
Cả hai nhà lãnh đạo cũng nói về nhu cầu gây áp lực kinh tế lên Nga, với việc Merz kêu gọi Tổng thống Trump đồng ý với gói trừng phạt do Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsay Graham đưa ra.
[Politico: Merz: Patriot missiles to reach Ukraine ‘very shortly’]
7. Sáu mươi người thiệt mạng trong vụ cháy trung tâm mua sắm
Hơn 60 người đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn lớn thiêu rụi một trung tâm thương mại ở Iraq, chính quyền cho biết hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy. Đoạn video được công bố cho thấy ngọn lửa bao trùm tầng trên của tòa nhà vào đêm qua tại thành phố Al-Kut, tỉnh Wasit, phía nam thủ đô Baghdad.
Bộ Nội vụ Iraq cho biết: “Vụ hỏa hoạn thương tâm này đã cướp đi sinh mạng của 61 công dân vô tội, hầu hết trong số họ chết ngạt bên trong phòng tắm do khói dày đặc”.
Vụ việc này đã phơi bày những vấn đề về sự tắc trách và quản lý yếu kém mang tính hệ thống ở một đất nước mà những thách thức về an ninh từ lâu đã làm phức tạp các nỗ lực tái thiết và ổn định sau nhiều thập niên chiến tranh.
Bộ Nội vụ cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook rằng vụ cháy bùng phát tại tòa nhà thương mại ở trung tâm tỉnh Wasit vào khuya thứ Tư, nơi có một nhà hàng và một siêu thị và chỉ mới mở cửa được bảy ngày.
Chính quyền cho biết họ đã mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ cháy và cam kết sẽ truy cứu trách nhiệm đối với bất kỳ ai bị phát hiện. Chính quyền đã đệ đơn kiện chủ sở hữu bất động sản, theo một quan chức chính quyền ở Wasit.
Người dùng mạng xã hội bày tỏ sự thất vọng về đoạn phim ghi lại cảnh đám cháy, một số người đặt câu hỏi về cách chính phủ giải quyết các tiêu chuẩn an toàn và sự chậm trễ trong phản ứng khẩn cấp, sử dụng hashtag tiếng Ả Rập “Thảm kịch Al-Kut” trên X.
Trong một video khác được lan truyền, một nhóm người được nhìn thấy mắc kẹt trên mái của trung tâm thương mại đang bốc cháy. “Nhà hàng không có lối thoát hiểm, và đội cứu hỏa không thể giải cứu họ do thiếu thiết bị phù hợp để di tản hoặc hạ họ xuống khỏi tòa nhà “, Ali Atwan nói. Newsweek không thể xác minh độc lập các video này.
Theo nền tảng Al-Hadath của Al-Arabiya, hỏa hoạn ở các cửa hàng và nhà kho thường xuyên xảy ra trên khắp cả nước do sự lơ là trong các quy định về an toàn và cơ sở hạ tầng bị hư hại sau nhiều thập niên xung đột, làm tăng nguy cơ khi nhiệt độ tăng cao.
[Newsweek: Sixty People Killed in Shopping Mall Fire]
8. Ukraine công bố đại sứ mới của Hoa Kỳ sau khi đại sứ sắp mãn nhiệm khiến đảng Cộng hòa tức giận
Olha Stefanishyna, cựu phó thủ tướng phụ trách hội nhập Âu Châu của Ukraine, sẽ trở thành đại sứ của nước này tại Hoa Kỳ, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Bẩy.
Stefanishyna đã bị cách chức khỏi chính phủ vào thứ Tư, cùng với các thành viên còn lại trong nội các, như một phần của cuộc cải tổ chính phủ lớn.
Theo Tổng thống Zelenskiy, bà sẽ được bổ nhiệm làm đặc phái viên của tổng thống tại Hoa Kỳ trong khi chờ đợi sự chấp thuận từ Washington để trở thành đại sứ.
“Tôi biết ơn Olha vì những đóng góp của cô ấy cho hội nhập Âu Châu và Âu Châu-Đại Tây Dương. Đây là một nỗ lực thành công. Nhiều thành tựu đã đạt được”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Olha cũng đã tham gia đàm phán với Hoa Kỳ về một định dạng mới cho hợp tác kinh tế của chúng ta và việc thành lập Quỹ Đầu tư Tái thiết Ukraine-Hoa Kỳ.”
Trên cương vị Phó Thủ tướng, bà Stefanishyna đã điều phối các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine và hợp tác chặt chẽ với NATO. Từ tháng 9 năm ngoái, bà cũng đảm nhiệm một vai trò khác trong nội các là Bộ trưởng Tư pháp.
Tuy nhiên, Stefanishyna gần đây đã phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn về mối quan hệ của chồng cũ với một công ty quản lý tài sản nhà nước và một căn nhà sang trọng chưa được khai báo. Các công tố viên đã mở một cuộc điều tra nhưng chưa buộc tội bà, và bà phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Tuần trước, Tổng thống Zelenskiy đã công bố Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm Rustem Umerov là ứng cử viên cho vị trí đại sứ Hoa Kỳ. Hiện chưa rõ lý do tại sao tổng thống lại thay đổi quyết định đó. Nghị sĩ đối lập Yaroslav Zheleznyak tuyên bố rằng ứng cử viên Umerov không được Washington chấp thuận.
Ukraine đang tìm cách thay thế đại sứ hiện tại của mình, Oksana Markarova, sau khi bà khiến nhóm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tức giận vào tháng 9 năm ngoái khi tổ chức chuyến thăm của Tổng thống Zelenskiy tới một nhà máy vũ khí cùng với các chính trị gia Dân chủ tại tiểu bang chiến trường Pennsylvania trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
[Politico: Ukraine announces new US ambassador after outgoing envoy angered Republicans]
9. Quốc hội Ukraine xác nhận Yulia Svyrydenko là Thủ tướng mới
Quốc hội Ukraine đã xác nhận Yulia Svyrydenko là thủ tướng mới của nước này trong một cuộc cải tổ chính phủ lớn do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy khởi xướng.
Cựu phó thủ tướng và bộ trưởng phát triển kinh tế, Svyrydenko đã được đồn đoán rộng rãi là ứng cử viên cho chức thủ tướng kể từ mùa hè năm 2024. Bà là đồng minh lâu năm của Tổng thống Zelenskiy và cố vấn quyền lực của ông, Andriy Yermak, người có ảnh hưởng được dự đoán sẽ còn lớn mạnh hơn nữa.
Svyrydenko kế nhiệm Denys Shmyhal, thủ tướng tại vị lâu nhất của Ukraine. Denys Shmyhal sẽ trở thành bộ trưởng quốc phòng. Phần còn lại của chính phủ sẽ được công bố vào sau.
“Chính phủ của chúng ta đang hướng đến tự chủ về quân sự, kinh tế và xã hội”, Svyrydenko tuyên bố sau khi được phê chuẩn. “Chiến tranh không cho chúng ta quyền do dự. Chúng ta phải hành động nhanh chóng và quyết đoán.”
Svyrydenko là động lực thúc đẩy thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraine và Hoa Kỳ, một quan hệ đối tác kinh tế gây tranh cãi cho phép Hoa Kỳ tiếp cận lợi nhuận từ nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của quốc gia Đông Âu này.
Bà cũng là gương mặt quen thuộc với các quan chức Brussels vì thường xuyên dẫn dắt các cuộc đàm phán của Ukraine với Liên Hiệp Âu Châu và các thủ đô Âu Châu.
Trong thông điệp chúc mừng gửi tới Svyrydenko, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cô khi cô đấu tranh vì sự tồn vong của Ukraine và nỗ lực vì sự phục hồi đất nước cũng như tương lai của Liên Hiệp Âu Châu”.
[Politico: Ukrainian parliament confirms Yuliia Svyrydenko as new PM]
10. Anh và Đức đã ký hiệp ước phòng thủ chung mang tính lịch sử trong bối cảnh Nga đang gây hấn, Bloomberg đưa tin
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã ký một hiệp ước mang tính bước ngoặt giữa Anh và Đức tại Luân Đôn hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, cam kết hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang, Bloomberg đưa tin.
Theo Politico, hiệp ước này là hiệp ước song phương quan trọng nhất giữa hai quốc gia kể từ năm 1945.
Thỏa thuận này, được Bloomberg mô tả là một phần trong nỗ lực thiết lập lại quan hệ rộng hơn, phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng trên khắp Âu Châu về hành vi xâm lược quân sự của Nga và nghi ngờ về cam kết của Hoa Kỳ đối với NATO dưới thời Tổng thống Trump.
Mặc dù hiệp ước củng cố các nghĩa vụ hiện có của NATO, các quan chức từ cả hai chính phủ đều nhấn mạnh rằng nó không thay thế cho nguyên tắc phòng thủ tập thể theo Điều 5 của liên minh.
Hiệp định, được ký kết trong một buổi lễ tại Bảo tàng Victoria và Albert ở Luân Đôn, dựa trên nền tảng mà người tiền nhiệm của Starmer là Rishi Sunak, và người tiền nhiệm của Merz, là Olaf Scholz, đã đặt ra trong cuộc họp năm 2023 tại Berlin. Hiệp định này đánh dấu sự sâu sắc hơn trong quan hệ hậu Brexit và sự liên kết chiến lược ngày càng tăng giữa Luân Đôn và Berlin.
Một trong những thành phần quan trọng của thỏa thuận là cam kết chung về việc cung cấp hệ thống hỏa tiễn tầm xa mới, khả năng Tấn công Chính xác Sâu, trong thập niên tới. Hệ thống này, với tầm bắn hơn 2.000 km, dự kiến sẽ thúc đẩy đầu tư công nghiệp đáng kể vào các lĩnh vực quốc phòng Âu Châu.
Mặc dù vũ khí hạt nhân không được đề cập rõ ràng trong văn bản, thỏa thuận này có tầm quan trọng cao hơn đối với Đức, quốc gia không có kho vũ khí hạt nhân riêng và phải dựa vào sự răn đe của Hoa Kỳ và hai quốc gia hạt nhân ở Âu Châu - Anh và Pháp.
Hiệp ước này cũng đề cập đến những hậu quả rộng hơn của Brexit, bao gồm các thỏa thuận về thương mại, vận tải và di cư bất hợp pháp. Đức sẽ thông qua luật vào cuối năm nay, theo một tuyên bố từ văn phòng của Starmer, quy định việc tạo điều kiện cho di cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh là bất hợp pháp.
[Kyiv Independent: UK and Germany to sign historic mutual defense pact amid Russian aggression, Bloomberg reports]
Tập Đoàn Quân 41 Nga: Số phận thảm khốc. NATO ráo riết giao vũ khí cho Kyiv. Điện đàm Trump-Zelensky
VietCatholic Media
15:51 18/07/2025
1. Các tài liệu bị rò rỉ cho rằng Tập đoàn quân 41 của Nga đã chịu tổn thất “thảm khốc” khi chiến đấu ở Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn liên quan đến dự án chính phủ “Tôi muốn sống” của Ukraine, được công bố hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Bẩy, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cho biết Quân đoàn vũ trang hợp thành số 41 của Nga chiến đấu ở miền đông Ukraine đã phải chịu tổn thất “thảm khốc”.
Được cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR ra mắt vào tháng 9 năm 2022, đường dây nóng “Tôi muốn sống” hoạt động 24 giờ giúp binh lính Nga tự nguyện đầu hàng hoặc đầu hàng đơn vị của họ cho quân đội Ukraine.
“Những người Nga không thờ ơ với số phận của nước Nga đã cung cấp cho chúng tôi các tài liệu tiết lộ quy mô tổn thất của quân đội Nga tại Ukraine”, Tướng Budanov nói.
Các tài liệu nêu chi tiết về thương vong của Tập đoàn quân vũ trang hợp thành số 41 của Nga, một đơn vị quân sự lớn gồm bốn lữ đoàn bộ binh cơ giới, với binh lính chủ yếu được điều động từ Siberia và miền nam nước Nga.
Tính đến ngày 1 tháng 6 năm 2025, ít nhất 8.625 quân nhân thuộc đội quân này đã thiệt mạng trong chiến đấu, 10.491 người được liệt kê là mất tích trong khi làm nhiệm vụ và 7.846 người khác đã đào ngũ.
Hầu hết các đơn vị của Tập đoàn quân 41 đang hoạt động gần thành phố Pokrovsk thuộc Tỉnh Donetsk của Ukraine.
Đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Lữ đoàn súng trường cơ giới số 74 từ Tỉnh Kemerovo ở Siberia, với 2.479 binh sĩ thiệt mạng, 2.732 người mất tích và 2.789 người đào ngũ, gấp đôi quân số ban đầu của lữ đoàn là khoảng 3.500 quân.
Các lữ đoàn khác cũng cho thấy con số tương tự. Lữ đoàn 35 từ Altai Krai ở Nam Siberia báo cáo có 1.975 người tử trận, 3.163 người mất tích và 2.229 người đào ngũ.
Lữ đoàn 55 từ Tuva, giáp biên giới Mông Cổ, từng là một đội hình nhỏ với 1.600 quân, đã mất 1.430 quân tử trận, 1.467 người mất tích và 1.616 người đào ngũ.
Lữ đoàn 137 báo cáo có ít nhất 1.158 người thiệt mạng, 2.319 người mất tích và 948 người đào ngũ.
Tỷ lệ đào ngũ được báo cáo vẫn ở mức cao. Theo dự án, chỉ riêng trong một ngày, 31 tháng 5, 42 binh sĩ đã rời khỏi đơn vị. Trong vòng một tuần, 175 người đã đào ngũ, gần bằng một nửa quy mô của một tiểu đoàn thông thường. Trong số đó, 28% là cựu tù nhân được tuyển vào các đơn vị tấn công hình sự được gọi là “đại đội V”.
Tuyên bố từ “I Want to Live” hay “Tôi muốn sống” cho biết: “Điều đáng chú ý là 'các đại đội V' chỉ tồn tại trong các lữ đoàn súng trường cơ giới, nơi tù nhân được sử dụng làm bia đỡ đạn”, đồng thời mô tả tổn thất là “thảm khốc”.
Tổn thất của Nga tại Ukraine đã đạt đến một cột mốc lớn và ảm đạm vào ngày 12 tháng 6 - 1 triệu binh lính Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến toàn diện kéo dài 39 tháng, theo số liệu từ Kyiv.
Mặc dù mang tính biểu tượng lớn, con số này khó có thể khiến Mạc Tư Khoa thay đổi chiến thuật khi nước này chuẩn bị cho nhiều cuộc tấn công hơn vào mùa hè này và leo thang các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào dân thường Ukraine.
[Kyiv Independent: Leaked documents claim Russia's 41st Army suffered 'catastrophic' losses fighting in Ukraine]
2. Chính quyền Âu Châu triệt phá nhóm tin tặc thân Nga
Các cơ quan chống tội phạm của Liên Hiệp Âu Châu là Europol và Eurojust tuyên bố hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, rằng họ đã chỉ đạo việc triệt phá một mạng lưới tội phạm mạng thân Nga chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Âu Châu.
Mạng lưới mạng, được gọi là NoName057(16), được tường trình đã bị triệt phá sau khi chính quyền thực hiện 24 cuộc đột kích tại 12 quốc gia từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 7, Europol cho biết. Cuộc điều tra đã dẫn đến hai vụ bắt giữ, một vụ ở Pháp và một vụ ở Tây Ban Nha.
Chính quyền cũng đã ban hành bảy lệnh bắt giữ, nhắm vào sáu cá nhân ở Nga, bao gồm hai lệnh bắt giữ đối với những cá nhân được xác định là nhân vật trung tâm trong mạng lưới tội phạm.
Europol thông báo trong một tuyên bố rằng: “Các hành động này đã dẫn đến sự gián đoạn của cơ sở hạ tầng tấn công bao gồm hơn một trăm hệ thống máy tính trên toàn thế giới, trong khi phần lớn cơ sở hạ tầng máy chủ trung tâm của nhóm này đã bị ngắt kết nối”.
Chính quyền cáo buộc rằng nhóm tin tặc này, chủ yếu là người nói tiếng Nga và có tư tưởng liên kết với Mạc Tư Khoa, đã thực hiện trung bình 73 cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDos) mỗi ngày, đầu tiên chủ yếu nhắm vào Ukraine, sau đó chuyển hướng sang tấn công các đồng minh Âu Châu và NATO của Kyiv.
France24 đưa tin rằng nhóm tin tặc này chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm các nhà cung cấp điện và hệ thống giao thông công cộng của Âu Châu.
Cộng hòa Tiệp, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Lithuania, Hòa Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đã trực tiếp tham gia vào cuộc điều tra, với sự hỗ trợ của một số quốc gia khác, bao gồm cả Ukraine.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện vào tháng 2 năm 2022, Nga và các lực lượng ủy nhiệm đã tiến hành hàng ngàn cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, bao gồm lưới điện, mạng viễn thông, hệ thống tài chính, nhằm phá vỡ khả năng duy trì khả năng phòng thủ của nước này.
Ngoài việc phối hợp các cuộc tấn công mạng vào Ukraine, Điện Cẩm Linh tiếp tục tấn công vào các đồng minh phương Tây của Ukraine khi cố gắng phá vỡ nguồn cung cấp quân sự cho quốc gia đang gặp khó khăn này và làm suy yếu quyết tâm của phương Tây.
3. Mỹ đánh giá cao công nghệ UAV của Ukraine. Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Trump thảo luận về thỏa thuận “cùng thắng” đổi máy bay điều khiển từ xa lấy vũ khí
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang tìm hiểu một thỏa thuận tiềm năng liên quan đến việc mua vũ khí của Hoa Kỳ để đổi lấy việc bán máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, Tổng thống Zelenskiy nói với tờ New York Post trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Bẩy.
“Người dân Mỹ cần công nghệ này và các bạn cần phải có nó trong kho vũ khí của mình”, Tổng thống Zelenskiy nói về máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, loại máy bay đã từng tiêu diệt được các máy bay ném bom hạng nặng của Nga.
“Tôi nghĩ đây thực sự là một thỏa thuận lớn, đôi bên cùng có lợi, như người ta vẫn nói.”
Tổng thống Zelenskiy cho biết thỏa thuận này sẽ chứng kiến Hoa Kỳ và Ukraine hỗ trợ nhau trong lĩnh vực phát triển hệ thống hàng không và điều khiển từ xa.
Mặc dù các chi tiết cụ thể vẫn chưa rõ ràng, Kyiv sẽ được tiếp cận một lượng lớn vũ khí từ Hoa Kỳ để đổi lấy việc cung cấp công nghệ máy bay điều khiển từ xa đã được thử nghiệm chiến đấu cho Washington.
Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine sẵn sàng chia sẻ chuyên môn về máy bay điều khiển từ xa với Hoa Kỳ cũng như các nước Âu Châu như Đan Mạch, Na Uy và Đức.
Đề xuất này phù hợp với chiến lược quân sự đang phát triển của Tổng thống Trump. Theo Reuters, dự thảo ngân sách quốc phòng của ông cho năm tài chính 2026 ưu tiên máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn tầm xa hơn các khí tài hải quân và không quân thông thường.
Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022, Kyiv đã mở rộng sản xuất máy bay điều khiển từ xa trên mọi lĩnh vực - trên không, trên bộ và trên biển - với kế hoạch sản xuất 30.000 máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào năm 2025.
Các nền tảng tấn công lai của Kyiv — bao gồm máy bay điều khiển từ xa mang hỏa tiễn Palianytsia và Peklo — đã thu hút sự quan tâm của toàn cầu vì khả năng tấn công chính xác ở phạm vi xa.
Vào ngày 1 tháng 6, Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa chưa từng có tiền lệ trong khuôn khổ Chiến dịch Spiderweb, nhắm vào bốn căn cứ không quân của Nga sâu trong nước bằng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV.
[Kyiv Independent: Zelensky, Trump discuss 'win-win' drones-for-weapons 'mega deal']
4. ‘Không ai được thông báo’ - Âu Châu bất ngờ trước thỏa thuận vũ khí của Tổng thống Trump với Ukraine
Thỏa thuận vũ khí mới được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố cho Ukraine đã khiến nhiều đồng minh bất ngờ, khi các nhà ngoại giao trên khắp Âu Châu cho biết họ không được thông báo hoặc tham khảo ý kiến trước khi công bố - một động thái hiện đang gây ra sự bối rối và thất vọng trong số các đối tác chủ chốt của NATO.
Theo đề xuất của Tổng thống Trump, các nước NATO sẽ tài trợ hệ thống hỏa tiễn Patriot cho Ukraine, trong khi Mỹ sẽ bán hệ thống thay thế mới hơn cho những nước này. Phát biểu đầu tuần này cùng với Tổng Thư ký NATO Mark Rutte, Tổng thống Trump tuyên bố một số hệ thống có thể được chuyển giao cho Ukraine “trong vòng vài ngày”.
Nhưng theo một số quan chức Âu Châu và Hoa Kỳ được Reuters trích dẫn vào ngày 16 tháng 7, kế hoạch này dường như đã được lập ra một cách vội vàng và công bố công khai mà không thông báo trước cho các quốc gia dự kiến sẽ tham gia.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Trump, Rutte đã nêu tên sáu nước NATO - Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Hòa Lan và Canada - là những nước tự nguyện tham gia vào chương trình mua vũ khí.
Tuy nhiên, các nguồn tin cao cấp tại đại sứ quán của hai trong số các nước này ở Washington nói với Reuters rằng họ chỉ biết về kế hoạch này khi nó đang được công bố. Ngay cả các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ dường như cũng nhận được thông tin chi tiết theo thời gian thực.
“Tôi rõ ràng cảm thấy chưa ai được thông báo trước về chi tiết cụ thể,” một đại sứ Âu Châu nói. “Tôi cũng nghi ngờ rằng nội bộ chính quyền hiện tại mới chỉ bắt đầu hiểu rõ ý nghĩa thực tế của việc này.”
Tuy nhiên, một số quan chức đã bày tỏ sự nhiệt tình ngay từ đầu.
“Chúng tôi sẵn sàng tham gia”, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen phát biểu với các phóng viên tại Brussels vào thứ Ba, trước cuộc họp cấp bộ trưởng của Liên minh Âu Châu.
Tuy nhiên, chi tiết cụ thể về việc tham gia vẫn chưa rõ ràng. Khi được hỏi trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 16 tháng 7 về việc liệu có quốc gia nào đã chính thức cam kết hay không, phát ngôn nhân Tammy Bruce đã từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào.
Một quan chức phát biểu với Reuters đã trích dẫn Đức, Hy Lạp, Hòa Lan và Tây Ban Nha là những ứng cử viên tiềm năng để tặng Patriot cho Ukraine, hoặc vì họ đã có nhiều hệ thống hoặc vì mức độ đe dọa được nhận thấy của họ tương đối thấp.
Trong khi đó, cả Pháp và Ý đều được tường trình đã chọn không tham gia sáng kiến này, với lý do cần ưu tiên chi tiêu quốc phòng trong nước.
Một đại sứ Bắc Âu tại Washington cho biết: “Như thường lệ, vấn đề nằm ở chi tiết”, đồng thời nhấn mạnh sự thiếu rõ ràng xung quanh kế hoạch mà Tổng thống Trump đề xuất.
Cho đến nay, vẫn chưa có cam kết chính thức nào được xác nhận và những câu hỏi quan trọng vẫn chưa được giải đáp - bao gồm quốc gia nào sẽ cung cấp Patriot, khi nào chúng sẽ đến và nỗ lực này sẽ được phối hợp như thế nào.
Trong khi Tổng thống Trump mô tả sáng kiến này là một bước đột phá, nhiều quan chức Âu Châu cho biết việc thiếu tham khảo ý kiến trước đã khiến các đồng minh phải loay hoay giải thích xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nếu có.
5. Quốc hội Ukraine phê chuẩn thủ tướng mới trong cuộc cải tổ chính phủ lớn
Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu vào ngày 17 tháng 7 để xác nhận Yuliia Svyrydenko là thủ tướng mới trong cuộc cải tổ nội các lớn.
Svyrydenko, một nhà kinh tế 39 tuổi, trước đây từng giữ chức phó thủ tướng thứ nhất và bộ trưởng kinh tế, đã được Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bổ nhiệm thay thế Denys Shmyhal sau 5 năm tại nhiệm.
Thủ tướng mới được xác nhận với sự ủng hộ của 262 phiếu bầu, 22 phiếu chống và 26 phiếu trắng.
Quốc hội hiện dự kiến sẽ phê chuẩn các thành viên nội các khác. Tổng thống Zelenskiy đã công bố danh sách đề cử cho chính phủ mới vào ngày 16 tháng 7 sau khi cơ quan lập pháp chính thức giải tán nội các của Shmyhal.
Sự cải tổ diễn ra khi Ukraine tiếp tục chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga trong khi tìm cách điều hướng mối quan hệ đang thay đổi với nước ủng hộ quốc tế quan trọng nhất của mình là Hoa Kỳ.
Phát biểu trước quốc hội trước cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Zelenskiy cảm ơn Shmyhal vì sự phục vụ của ông và lưu ý rằng cần có đường lối mới đối với quan hệ ngoại giao với Washington trong bối cảnh các thỏa thuận song phương sắp tới.
Theo nhà lập pháp Yaroslav Zhelezniak, tổng thống cũng cho biết chính phủ nên kiểm toán tất cả các thỏa thuận với những người ủng hộ quân sự của Ukraine và chuẩn bị một cấp độ hỗ trợ quốc phòng mới.
“Để thực hiện đầy đủ tất cả những điều này, tôi xin giới thiệu Svyrydenko và chính phủ. Xin cảm ơn tất cả mọi người”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Shmyhal, thủ tướng tại vị lâu nhất của Ukraine, dự kiến sẽ tiếp tục giữ chức bộ trưởng quốc phòng trong nội các mới, thay thế Rustem Umerov, được bổ nhiệm là Đại Sứ Ukraine tại Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược sắp mãn nhiệm Herman Smetanin sẽ tiếp quản vị trí lãnh đạo Ukroboronprom, nhà sản xuất quốc phòng nhà nước lớn nhất Ukraine, theo lời ông Tổng thống Zelenskiy trước đó. Bộ Công nghiệp Chiến lược sẽ bị giải thể, và các trách nhiệm của bộ này sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng.
Theo David Arakhamia, lãnh đạo quốc hội của đảng Người phục vụ nhân dân của Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Zelenskiy đã trình bày thêm các ứng cử viên nội các trong cuộc họp phe phái vào ngày 16 tháng 7.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi số Mykhailo Fedorov sẽ trở thành phó thủ tướng đầu tiên trong chính phủ mới, Arakhamia cho biết.
Các Bộ Kinh tế, Sinh thái và Nông nghiệp sẽ được sáp nhập thành một cơ quan duy nhất do Oleksii Sobolev, trước đây là phó của Svyrydenko tại Bộ Kinh tế, đứng đầu.
Taras Kachka, một phó tướng khác của Svyrydenko, sẽ thay thế Olha Stefanishyna làm phó thủ tướng phụ trách hội nhập Âu Châu và Euro-Đại Tây Dương.
Zhelezniak trước đó đã nói rằng Stefanishyna sẽ không được trao một vị trí trong nội các mới và có thể được bổ nhiệm làm đại sứ tại Hoa Kỳ
Bộ Chính sách Xã hội sẽ được đổi tên thành Bộ Chính sách Xã hội, Gia đình và Đoàn kết, và Denys Uliutin, thứ trưởng tài chính đầu tiên, sẽ lãnh đạo bộ này.
Bộ trưởng Sinh thái Svitlana Hrynchuk sẽ trở thành Bộ trưởng Năng lượng, thay thế Herman Halushchenko, người sẽ chuyển sang Bộ Tư pháp.
Halushchenko đã phải đối mặt với những lời chỉ trích tại quốc hội vào đầu năm nay, khi các nhà lập pháp nêu ra cáo buộc tham nhũng và quản lý yếu kém trong lĩnh vực năng lượng.
Theo hệ thống bán tổng thống của Ukraine, tổng thống đề cử thủ tướng, người này phải được quốc hội phê chuẩn.
Sau đó, thủ tướng đề xuất các ứng cử viên bộ trưởng, những người này cũng cần được cơ quan lập pháp xác nhận, hiện do đảng Người phục vụ nhân dân của Tổng thống Zelenskiy chiếm ưu thế.
[Kyiv Independent: Ukraine's parliament approves new prime minister in major government reshuffle]
6. Đại Sứ Hoa Kỳ tại NATO cho biết Washington ‘đang hành động vội vã’ để trang bị vũ khí cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump
Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Matthew Whitaker cho biết Hoa Kỳ đang nỗ lực đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine theo sáng kiến NATO mới của Tổng thống Trump, Barron's đưa tin ngày 17 tháng 7.
Whitaker cho biết, theo một phần của kế hoạch, Hoa Kỳ đang cân nhắc việc bán hệ thống phòng không Patriot từ kho dự trữ quân sự của mình.
Động thái này diễn ra sau tuyên bố của Tổng thống Trump vào ngày 14 tháng 7 về một kế hoạch được NATO và Liên Hiệp Âu Châu hậu thuẫn, trong đó các thành viên liên minh sẽ mua hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine.
Whitaker cho biết: “Tất cả chúng tôi đang hành động nhanh chóng để tạo điều kiện thuận lợi và hoàn thành việc này, và tôi nghĩ mọi việc thực sự đang diễn ra rất nhanh chóng”.
Ông nói thêm rằng mặc dù Hoa Kỳ sẽ không tự đặt mình vào “thế bất lợi về mặt chiến lược”, nhưng họ thừa nhận nhu cầu “cấp thiết” của Ukraine về hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố đang bị bắn phá.
“Chúng tôi sẽ bảo đảm rằng chúng tôi có mọi thứ cần thiết”, Whitaker nói. “Đồng thời, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều thừa nhận những nhu cầu cấp thiết mà Ukraine hiện đang... cần.”
Các phương án đang được thảo luận bao gồm việc bán trực tiếp hệ thống Patriot của Hoa Kỳ, các nước Âu Châu gửi hệ thống hiện có của họ tới Ukraine và thay thế các hệ thống đó bằng cách mua từ Washington.
Nga đã tăng cường các cuộc không kích trên khắp Ukraine trong những tháng qua. Kyiv đã nhiều lần kêu gọi các đối tác phương Tây tăng cường mạng lưới phòng không để chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Tổng thống Trump cho biết vào ngày 16 tháng 7 rằng hỏa tiễn phòng không Patriot dành cho Ukraine đã trên đường đến, mặc dù Bộ Quốc phòng Đức cho biết họ không biết gì về bất kỳ chuyến hàng nào như vậy.
Một phát ngôn viên của Đức đã xác nhận vào ngày 14 tháng 7 rằng các cuộc thảo luận giữa các đồng minh Âu Châu đang diễn ra để cung cấp hơn ba hệ thống Patriot.
Cho đến nay, Hoa Kỳ đã cung cấp ba khẩu đội Patriot cho Ukraine, Đức đã gửi thêm ba khẩu đội nữa và một liên minh Âu Châu đã đóng góp thêm một đơn vị nữa.
[Kyiv Independent: Washington 'moving with haste' to arm Ukraine under Trump plan, US envoy says]
7. Hoa Kỳ hoãn giao Patriot cho Thụy Sĩ, ưu tiên Ukraine
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho Thụy Sĩ về sự chậm trễ trong việc chuyển giao hệ thống phòng không Patriot do quyết định ưu tiên giao hàng cho Ukraine, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ cho biết hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Bẩy.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc không kích trên khắp Ukraine. Kyiv từ lâu đã kêu gọi các đối tác phương Tây cung cấp thêm hệ thống phòng không để bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa.
Thụy Sĩ cho biết năm hệ thống Patriot mà nước này đặt hàng từ Hoa Kỳ vào năm 2022 dự kiến sẽ được giao trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2028. Quyết định mới nhất của Hoa Kỳ có nghĩa là việc giao hàng đó sẽ bị hoãn lại.
Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ cho biết trong một tuyên bố: “Hoa Kỳ muốn tăng cường hỗ trợ cho Ukraine... Do đó, Hoa Kỳ đã quyết định ưu tiên lại việc cung cấp hệ thống phòng không mặt đất Patriot”.
“Hiện tại vẫn chưa rõ có bao nhiêu hệ thống sẽ bị ảnh hưởng và liệu việc cung cấp hỏa tiễn dẫn đường có bị ảnh hưởng hay không.”
Sự thay đổi về ưu tiên diễn ra sau thông báo vào ngày 14 tháng 7 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sáng kiến vũ khí mới do NATO phối hợp, theo đó các thành viên liên minh và các nước Liên Hiệp Âu Châu sẽ mua các hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine.
Hệ thống Patriot là thành phần quan trọng trong mạng lưới phòng không nhiều lớp của Ukraine, cung cấp khả năng theo dõi và đánh chặn có độ chính xác cao, rất quan trọng để đẩy lùi các cuộc tấn công trên không của Nga.
Tổng thống Trump cho biết vào ngày 16 tháng 7 rằng hỏa tiễn phòng không Patriot dành cho Ukraine đã trên đường đến, mặc dù Bộ Quốc phòng Đức cho biết họ không biết gì về bất kỳ chuyến hàng nào như vậy.
Washington trước đây đã cung cấp ba khẩu đội Patriot cho Ukraine, trong khi Đức cung cấp thêm ba khẩu đội nữa. Một liên minh Âu Châu đã đóng góp thêm một khẩu đội, mặc dù không phải tất cả đều đang hoạt động do bảo trì định kỳ.
[Kyiv Independent: US delays Patriot deliveries to Switzerland, prioritizes Ukraine]
8. Fico cho biết Slovakia đồng ý phê duyệt gói trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga
Hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Bẩy, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết Slovakia sẵn sàng chấp thuận gói trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga sau khi phủ quyết biện pháp này sáu lần.
“Các bạn thân mến, bất chấp làn sóng phản đối dữ dội, những lời đe dọa, lời lẽ gay gắt và chỉ trích, chúng tôi đã phủ quyết dự thảo gói trừng phạt thứ 18 sáu lần. Các bạn nghe rõ chứ, tôi nhắc lại, sáu lần,” Fico nói.
Ông nói thêm: “Mọi lựa chọn đàm phán hiện đã được sử dụng hết và việc tiếp tục lập trường ngăn chặn sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của chúng tôi”.
Liên Hiệp Âu Châu không thể thông qua gói trừng phạt do vấp phải sự phản đối từ Slovakia, quốc gia mà chính quyền đã nhiều lần liên kết với Mạc Tư Khoa và phản đối gói trừng phạt này do lo ngại về quá trình chuyển đổi khỏi nguồn dầu mỏ của Nga.
Fico lưu ý rằng Ủy ban Âu Châu đã đưa ra cho Slovakia những bảo đảm bằng văn bản liên quan đến kế hoạch loại bỏ dầu mỏ của Nga của Liên Hiệp Âu Châu để giành được sự ủng hộ của nước này.
“Những bảo đảm đã được xác nhận liên quan đến giá khí đốt và khả năng thiếu hụt, cũng như phí vận chuyển... khả năng gây ra tình trạng khủng hoảng với giá cực kỳ cao và tình trạng thiếu khí đốt, điều này sẽ dẫn đến các giải pháp khủng hoảng cho đến khi dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga”, ông nói.
Trong các cuộc đàm phán với Ủy ban Âu Châu, Slovakia đã đề xuất Liên Hiệp Âu Châu “bồi thường” cho Bratislava về giá khí đốt cao hơn bằng tiền của Liên Hiệp Âu Châu.
Fico cho biết: “Chúng tôi đã trình bày với Ủy ban Âu Châu phương án sử dụng quỹ Âu Châu để bù đắp cho giá khí đốt cao”.
Gói trừng phạt thứ 18 đối với Mạc Tư Khoa sẽ bao gồm mức giá trần mới cho dầu của Nga, Reuters đưa tin vào ngày 13 tháng 7, trích dẫn bốn nguồn tin trong khối.
Một trong những nguồn tin cho biết, giá dầu mới của Nga dự kiến sẽ giảm chi phí tối đa cho mỗi thùng xuống còn 47 đô la, từ mức 60 đô la, bằng cách trừ 15% giá trung bình 22 tuần và sẽ được điều chỉnh sáu tháng một lần thay vì ba tháng một lần.
Trước đó, Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận đầy đủ vào ngày 14 tháng 7 trước cuộc họp của các Ngoại trưởng vào ngày hôm sau để có thể chính thức thông qua gói trừng phạt.
[Kyiv Independent: Slovakia agrees to approve EU's 18th sanctions package against Russia, Fico says]
9. Ít nhất 5 người thiệt mạng, 48 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine trong ngày qua
Các cuộc tấn công của Nga vào một số khu vực của Ukraine trong ngày qua đã khiến ít nhất năm người thiệt mạng và 48 người khác bị thương, chính quyền khu vực đưa tin.
Không quân Ukraine báo cáo rằng Nga đã phóng 64 máy bay điều khiển từ xa trong đêm, chủ yếu là máy bay điều khiển từ xa loại Shahed. Hệ thống phòng không đã bắn hạ 36 máy bay trong số đó, chủ yếu ở miền bắc và miền đông Ukraine. Năm máy bay điều khiển từ xa mồi bẫy đã bị gây nhiễu hoặc mất liên lạc do tác chiến điện tử.
Tại tỉnh Dnipropetrovsk, Thống đốc Serhii Lysak cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn đã nhắm vào thành phố Dnipro, khiến một người thiệt mạng và năm người bị thương. Hỏa hoạn bùng phát và một số doanh nghiệp bị hư hại.
Tại quận Nikopol, thêm năm người bị thương khi Nga sử dụng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất và hệ thống hỏa tiễn Grad. Cơ sở hạ tầng khác cũng bị hư hại ở quận Synelnykove. Tổng cộng, 10 người bị thương trong khu vực.
Tại tỉnh Donetsk, Thống đốc Vadym Filashkin báo cáo có bốn người thiệt mạng, ba người ở Dobropillia và một người ở Zarichne, trong khi 29 người khác bị thương. Các cuộc tấn công của Nga đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà, cửa hàng và xe cộ, gây thiệt hại đáng kể cho Dobropillia.
Tại tỉnh Kherson, ba người đã bị thương khi Nga pháo kích nhiều thị trấn và làng mạc suốt cả ngày, Thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết. Mười ngôi nhà và một số phương tiện dân sự đã bị hư hại, bao gồm cả ở thành phố Kherson và Bilozerka.
Vào buổi sáng, pháo binh Nga đã tấn công vào làng Bilozerka, làm thêm một người bị thương.
Theo Thống đốc Oleh Syniehubov, tại tỉnh Kharkiv, năm người đã bị thương trong các cuộc không kích của Nga bằng nhiều loại vũ khí, bao gồm bom dẫn đường, hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa Shahed và máy bay điều khiển từ xa FPV. Cơ sở hạ tầng dân sự ở các quận Kupiansk và Izium đã bị tấn công, bao gồm nhà cửa, xe cộ và một trạm cứu hỏa.
[Kyiv Independent: At least 5 killed, 48 injured in Russian attacks across Ukraine over past day]
10. Nga cho biết các vệ tinh Âu Châu hỗ trợ Ukraine là mục tiêu hợp pháp để gây nhiễu tín hiệu
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng các vệ tinh thương mại Âu Châu mà Nga tin là đang hỗ trợ Ukraine là mục tiêu hợp pháp để gây nhiễu tín hiệu.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã thông báo với Liên minh Viễn thông Quốc tế, gọi tắt là ITU và Ban Quản lý Vô tuyến điện, gọi tắt là RRB rằng Mạc Tư Khoa sẽ tấn công vào các vệ tinh thương mại và phát sóng mà họ tin là hỗ trợ quân đội Ukraine. Thông tấn xã TASS đưa tin hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Bẩy.
Vào tháng 3, tám quốc gia Âu Châu đã đệ đơn khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc về việc Nga can thiệp vào hệ thống thông tin vệ tinh của lục địa này. Mười bảy quốc gia Liên Hiệp Âu Châu khác và Vương quốc Anh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến này, kêu gọi Nga chấm dứt hành vi phá hoại bị cáo buộc.
Đơn khiếu nại đã được Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Ukraine, Phần Lan, Pháp và Hòa Lan ký tên.
Trong một tài liệu gửi tới các cơ quan quản lý quốc tế, Nga tuyên bố sẽ không làm gián đoạn việc sử dụng vệ tinh phi quân sự nhưng sẽ tấn công vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ quân đội Ukraine.
Năm ngoái, sự gián đoạn đã nhắm vào các nhà cung cấp vệ tinh chính của Âu Châu, bao gồm Eutelsat và SES, những đơn vị cung cấp hệ thống truyền hình, radio và định vị hàng không.
Nội dung tuyên truyền chiến tranh của Nga đã xuất hiện trên kênh truyền hình thiếu nhi BabyTV ở Hòa Lan và các nước Âu Châu khác. Tình trạng gián đoạn tương tự cũng ảnh hưởng đến chương trình truyền hình ở Ukraine.
Năm 2024, Eutelsat và SES đã phát hiện nhiễu ở các khu vực do Nga kiểm soát, cụ thể là Crimea và Kaliningrad bị tạm chiếm.
[Kyiv Independent: Russia says European satellites aiding Ukraine are legitimate targets for signal jamming]
Xe tăng Israel bắn thẳng vào nhà thờ Thánh Gia, Gaza, gây tàn phá, thương vong: Phản ứng của ĐGH Lêô
VietCatholic Media
17:35 18/07/2025
1. Đức Giáo Hoàng phản ứng trước vụ tấn công vào Nhà thờ Gaza
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Bẩy, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã bày tỏ nỗi buồn sâu xa của ngài sau vụ tấn công vào Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Gaza, nơi có hai người được báo cáo là đã thiệt mạng và một số người bị thương do một cuộc không kích rõ ràng của Israel.
Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF cho biết vụ việc đang được “xem xét” và lực lượng này cố gắng tránh gây hại cho dân thường và các công trình dân sự, bao gồm cả các địa điểm tôn giáo, và lấy làm tiếc về mọi thiệt hại.
“Đức Giáo Hoàng Lêô XIV vô cùng đau buồn khi biết tin về sự mất mát về sinh mạng và thương tích do cuộc tấn công quân sự vào Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Gaza gây ra”, tuyên bố của Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh, cho biết, đồng thời nói thêm: “Đức Giáo Hoàng một lần nữa kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức”.
Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem cho biết cha sở giáo xứ Thánh Gia ở Gaza đã bị thương.
Nhà thờ Thánh Gia, là nhà thờ Công Giáo duy nhất tại Gaza, cũng là giáo xứ mà Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên liên lạc trong suốt nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài. Các đoạn video thường cho thấy ngài trò chuyện với trẻ em và giáo dân của nhà thờ qua đường truyền trực tiếp, cầu nguyện và khích lệ họ trong những lần leo thang căng thẳng trước đây ở Gaza.
Nhà thờ này là nơi trú ẩn của hàng trăm giáo sĩ và người Palestine, bao gồm cả trẻ em, trong bối cảnh chiến tranh ở Gaza. Các nhân chứng cho biết nhà thờ dường như đã bị trúng đạn xe tăng Israel, theo các phương tiện truyền thông đưa tin.
Một phụ nữ 84 tuổi và người gác cổng 60 tuổi của giáo xứ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công trong khi linh mục giáo xứ, Cha Romanelli, bị thương nhẹ, theo hãng thông tấn Associated Press đưa tin.
Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hôm thứ Năm trong một số cuộc không kích của Israel vào Gaza. Chiến dịch quân sự của Israel nhằm tiêu diệt Hamas và giải cứu các con tin Israel, được phát động sau cuộc tấn công chết người của nhóm này vào Israel vào tháng 10 năm 2023, đã tàn phá Gaza, khiến vùng đất này phải vật lộn với nạn đói nghiêm trọng và tình trạng thiếu thốn lan rộng.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Công Giáo Latinh của Giêrusalem cho biết “Nhà thờ Thánh Gia ở Gaza đã bị tấn công sáng nay. Có một số người bị thương tại đây, bao gồm cả Linh mục Chính xứ Gabriel Romanelli. Nhà thờ đã bị hư hại.”
Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết “IDF đã nhận được báo cáo về thiệt hại gây ra cho Nhà thờ Thánh Gia ở Thành phố Gaza và thương vong tại hiện trường. Tình hình vụ việc đang được xem xét. IDF đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu thiệt hại cho dân thường và các công trình dân sự, bao gồm cả các địa điểm tôn giáo, và lấy làm tiếc về bất kỳ thiệt hại nào đã gây ra cho họ.”
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết: “Đức Giáo Hoàng Lêô XIV vô cùng đau buồn khi hay tin về sự mất mát về sinh mạng và thương tích do cuộc tấn công quân sự vào Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia tại Gaza gây ra, và ngài xin bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng với cha xứ Gabriele Romanelli và toàn thể cộng đồng giáo xứ. Trong khi phó thác linh hồn những người đã khuất cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người đang đau buồn được an ủi và cho những người bị thương được bình phục. Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, và bày tỏ hy vọng sâu sắc về đối thoại, hòa giải và hòa bình lâu dài trong khu vực. “
Các bên trung gian, bao gồm Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar, vẫn đang nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Cả hai bên dường như đều không sẵn sàng nhượng bộ các yêu cầu cốt lõi.
Source:Newsweek
2. Thủ tướng Meloni gọi cuộc tấn công của Israel vào nhà thờ ở Gaza là 'không thể chấp nhận được'
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni lên án Israel về các cuộc tấn công gần đây vào Gaza, một bước tiến nữa trong đường lối ngày càng chỉ trích của bà đối với các hành động của chính phủ Israel tại vùng đất bị bao vây này.
Sáng thứ năm, các cuộc không kích đã tấn công vào nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Gaza, khiến hai người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
“Các cuộc không kích của Israel vào Gaza cũng nhắm vào Nhà thờ Thánh Gia. Những cuộc tấn công nhắm vào dân thường mà Israel đã thực hiện trong nhiều tháng qua là không thể chấp nhận được. Không hành động quân sự nào có thể biện minh cho hành vi như vậy”, Meloni nói hôm thứ Năm.
Meloni vốn là người ủng hộ Israel và chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, nhưng gần đây đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và chỉ trích ngày càng quyết liệt các hành động quân sự của Israel tại Dải Gaza. Vào tháng 5, Meloni tuyên bố Israel phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong hoạt động quân sự tại Gaza.
Một người cũng bị thương trong cuộc tấn công là linh mục của nhà thờ, Cha Gabriel Romanelli, người thường xuyên nhận được các cuộc gọi từ Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô trong suốt cuộc chiến.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã bày tỏ lòng thương tiếc đối với các nạn nhân của vụ việc trong một bức điện tín do Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem công bố, nhắc lại lời kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” ở Gaza. Đức Giáo Hoàng cũng bày tỏ sự gần gũi về mặt tinh thần với Romanelli.
Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết họ “đã biết” về các báo cáo liên quan đến vụ việc và đang xem xét vấn đề này. Trong một tuyên bố đăng trên X, quân đội Israel cho biết thêm rằng họ “lấy làm tiếc” về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho dân thường và các địa điểm tôn giáo.
Source:Politico
3. Máu Châu Báu Cực Thánh của Chúa Giêsu WEINGARTEN
Trong hơn 900 năm, người ta đã có thể tôn kính thánh tích Máu Châu Báu Chúa Giêsu tại Tu viện Bênêđíctô ở Weingarten. Theo nhiều sử gia, người lính Longinus đã mang thánh tích Máu Châu Báu Chúa Kitô từ Giêrusalem đến Mantua. Sau đó, Máu Châu Báu được chia thành nhiều phần và trao cho nhiều vị vua thời đó, nổi tiếng nhất là Charlemagne, và nhiều vị giáo hoàng khác.
Hoàng đế Henry III của người Frank đã được trao một phần Thánh tích quý giá. Sau đó, Henry để lại Máu Thánh Cực Thánh làm di sản cho Bá tước Baldovino xứ Flanders, và Bá tước này sau đó đã trao Thánh tích cho con gái mình là Công nương Judith.
Theo một tài liệu cổ, vào năm 1055, Công nương Judith trao Thánh tích Cực Thánh cho người chồng sắp cưới của mình, và sau đó chính ông đã trao lại cho các tu sĩ dòng Bênêđíctô tại Weingarten, do Viện phụ Wilichon chủ trì vào thời điểm đó. Buổi lễ long trọng diễn ra vào ngày 4 tháng 3 năm 1094. Vì lý do này, Tu viện Bênêđíctô đã nhận được nhiều ân xá từ nhiều giáo hoàng khác nhau, khiến nhà thờ này trở thành một trung tâm tôn giáo có tầm quan trọng đặc biệt.
Hàng năm, một buổi lễ được gọi là Lễ rước máu để tôn vinh thánh tích được tổ chức tại Weingarten.
Có nhiều bức tranh cổ mô tả Cuộc rước Máu Thánh Cực Thánh được tổ chức tại Weingarten. Hàng năm, một nghi lễ được gọi là Cuộc rước Máu Thánh, để tôn vinh thánh tích, được tổ chức tại Weingarten. Đó là một cuộc diễn hành với sự tham gia của gần 3.000 con ngựa, do đại diện của các giáo xứ và giáo sĩ của từng nhà thờ cưỡi.
Di tích Máu Châu Báu Chúa Giêsu được lưu giữ tại Vương cung thánh đường Sant'Andrea ở Mantua Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna Một lá thư từ năm 1278, có niên đại là ngày 1 tháng 3, trong đó Cha Albert, viện phụ Tu viện Bênêđíctô ở Sant'Andrea tại Mantua, xác nhận nguồn gốc của di tích Máu Châu Báu Chúa Giêsu, được lưu giữ tại tu viện ở Weingarten
Source:The Real Presence
4. Đức Hồng Y Zuppi: Tiếp tục các vận động cứu trẻ em Ukraine ở Nga
Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Giáo phận Bologna, kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, cho biết các nỗ lực vận động âm thầm nhắm hồi hương các trẻ em Ukraine bị bắt sang Nga vẫn đang được tiến hành.
Đức Hồng Y tuyên bố như trên, khi được mời đến nói chuyện tại Công nghị của các giám mục Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, tiến hành trong những ngày vừa qua tại Roma. Đức Hồng Y Zuppi cũng là đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô với sứ mạng kiến tạo bầu không khí thuận tiện cho việc đối thoại và hòa đàm giữa Nga và Ukraine. Ngài đã nhiều lần du hành sang Nga và Ukraine trong sứ mạng này.
Trong buổi nói chuyện trước các giám mục Công Giáo Ukraine, Đức Hồng Y Zuppi trình bày về những cố gắng cứu giúp các trẻ em Ukraine và ngài cho biết mới đây Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trao cho ngài một danh khác các trẻ em Ukraine cần được cứu giúp. Đức Hồng Y nói: “Công việc này đang được tiến hành với sự can dự của hai vị Sứ thần Tòa Thánh tại Kyiv và tại Mạc Tư Khoa, cũng như của chính quyền hai nước liên hệ”.
Đức Hồng Y Zuppi nhìn nhận rằng tiến trình hồi hương các trẻ em Ukraine, cũng như việc đoàn tụ gia đình và trao đổi các tù nhân tiến hành quá chậm chạp vì có nhiều khó khăn trong việc thông tin giữa hai phía. Dầu vậy, ngài hy vọng những nỗ lực này sẽ được tiếp tục, xét vì tình trạng bị giam giữ của các tù nhân hết sức khó khăn. Chính vì thế - Đức Hồng Y nói - “chúng tôi hy vọng có thể giúp đỡ hơn nữa”.
Trong cuộc gặp gỡ các giám mục Ukraine, Đức Hồng Y Zuppi đã bày tỏ sự gần gũi, yêu mến và liên đới của Giáo Hội Công Giáo tại Ý, không những trong tư tư cách là phái viên đặc biệt của Đức Giáo Hoàng, nhưng còn vì những cố gắng chung của toàn thể Giáo hội tại Ý. Ngài cũng đề cao sự trùng hợp đáng chú ý giữa Hội nghị thế giới tại Roma về sự tái thiết Ukraine và Công nghị của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Đức Hồng Y Zuppi nói: “Với Công nghị của Giáo hội Ukraine và Hội nghị quốc tế này, chúng ta ở đây cùng nhau tìm phương thế để giúp đỡ, cũng như đương đầu với sự tuyệt vọng và thảm trạng chiến tranh, với tinh thần nhân đức hy vọng của Kitô giáo”.
5. Giám mục Anagbe của Nigeria cảnh báo “Một cuộc diệt chủng thầm lặng chống lại các Kitô hữu đang diễn ra, Giáo hội không bỏ rơi giáo dân của mình”
“Tình hình rất bấp bênh, nguy hiểm, tôi có thể nói mà không chút do dự. Các cuộc tấn công nhắm vào cộng đồng Kitô giáo đã trở thành chuyện thường xuyên, gần như hàng ngày. Đôi khi những cuộc tấn công này kéo dài cả tuần mà chúng tôi không nhận được sự giúp đỡ nào. Chính phủ Nigeria dường như không hiểu, hoặc sống trong trạng thái phủ nhận.” Đức Cha Wilfred Chikpa Anagbe, Giám mục Makurdi, trung tâm Kitô giáo của Vành đai Trung tâm, kể lại bằng giọng xúc động những gì đang diễn ra ở đất nước ngài. Một cuộc diệt chủng âm thầm đã nhiều năm xé nát toàn bộ các cộng đồng nông thôn. Theo Đức Cha, mọi chuyện bắt đầu vào đầu những năm 2000 với sự xuất hiện của Boko Haram ở Đông Bắc:
“Họ nói nền văn minh phương Tây là xấu xa. Họ bắt đầu phá hủy trường học và nhà thờ, di dời toàn bộ cộng đồng Kitô giáo. Họ bắt cóc các cô gái Chibok. Hơn mười năm đã trôi qua và nhiều người trong số họ vẫn chưa được giải thoát.”
Khi thế giới công nhận Boko Haram là một nhóm khủng bố, Đức Cha Anagbe giải thích, bạo lực đã lan rộng sang các nhóm dân quân khác:
“Bọn cướp xâm lược Tây Bắc, trong khi những kẻ chăn gia súc khủng bố Fulani chiếm quyền kiểm soát Trung Bắc, gieo rắc nỗi kinh hoàng tương tự, với cùng mục tiêu và chiến thuật.”
Thảm kịch ngày nay được đo lường bằng những con số tàn khốc: “Trong giáo phận của tôi, từ năm 2018 đến năm 2025, tôi đã mất khoảng 19 giáo xứ và một tu viện. Tôi đã phải đóng cửa các bệnh viện và phòng khám vì bạo lực của những kẻ chăn nuôi khủng bố Fulani. Chúng tấn công người dân; một số bị giết, số khác chạy trốn đến các trại tị nạn, nhưng rồi họ không còn có thể trở về quê hương, về trang trại, về cuộc sống của mình. Ngay cả việc thực hiện sứ vụ giám mục của tôi cũng rất khó khăn, bởi vì các giáo xứ đang trống rỗng và các linh mục và tu sĩ phải di chuyển hoặc sống như những người tị nạn với giáo dân của họ.” Mục tiêu của những kẻ xâm lược rất rõ ràng:
“Chúng muốn Hồi giáo hóa Nigeria, biến nó thành Nhà nước Hồi giáo Tây Phi. Đó là một cuộc thánh chiến, một cuộc chiến thanh trừng sắc tộc, một cuộc diệt chủng. Khi chúng tấn công một thị trấn, chúng tàn sát cả những đứa trẻ sơ sinh. Tội ác của chúng là gì?”
Đức Giám Mục kể lại nỗi kinh hoàng ở Yelwata, nơi từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 6 năm 2025, hơn 200 người đã bị thiêu sống tại nhà riêng, “bị tưới xăng và thiêu sống, bị thiêu sống như động vật. Đây là tội diệt chủng.”
Thảm kịch này cũng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của ngài. Làng quê Aondona của ngài gần đây đã bị tấn công. “Thật là tàn khốc. Chúng tôi đã sống trong thực tế này suốt hai mươi năm, nhưng trong thập niên qua, nó đã trở nên dữ dội hơn. Hôm đó, chúng đến lúc 6 giờ chiều và giết chết hơn hai mươi người. Tôi đã phải đóng cửa phòng khám và trường trung học trong làng. Linh mục chánh xứ và năm nữ tu đã chạy trốn vào bụi rậm, ẩn núp cho đến tận 2 giờ sáng. Tạ ơn Chúa, không ai trong số họ bị thương, nhưng đó là một nỗi đau không thể diễn tả thành lời.” Tuy nhiên, Giáo hội vẫn luôn sát cánh cùng nhân dân:
“Chúng tôi làm mọi thứ có thể để chăm sóc nhu cầu tinh thần và vật chất của người dân. Điều đầu tiên họ tìm kiếm là Chúa. Sự hiện diện của các linh mục mang lại cho họ một chút hy vọng. Chúng tôi cử hành Thánh lễ trong các trại, xưng tội, lắng nghe và hỗ trợ tâm lý để tránh những chấn thương không thể chữa lành.”
Đức Giám Mục trích dẫn sự giúp đỡ của Hội đồng Giám mục Nigeria, một số giáo phận địa phương và Tổ chức Viện trợ Giáo hội gặp khó khăn, hỗ trợ giáo dục khẩn cấp cho trẻ em di tản: “Chúng tôi có hơn 200 thanh thiếu niên được tiếp nhận tại các trường nội trú, để các em có thể có được ý nghĩa về cuộc sống và tương lai.” Ngài cũng nhớ lại sự hỗ trợ của Hung Gia Lợi: “Với nguồn lực hạn chế, họ luôn sát cánh cùng chúng tôi.”
Đêm 13 rạng sáng 14 tháng 6 năm 2025, một nhóm dân quân Fulani đã tấn công Yelwata, một thị trấn cách Makurdi 7 km, giết hại từ 150 đến hơn 200 thường dân theo Kitô giáo - phụ nữ, trẻ em và người tị nạn - bằng súng trường và đốt phá, theo các nguồn tin địa phương và Tổ chức Theo dõi Diệt chủng. Những người sống sót cũng lo sợ dịch tả và thương hàn do nguồn nước bị ô nhiễm và xác chết bị thiêu rụi bị bỏ lại trên chợ và đồng ruộng.
Đức Cha Anagbe kiên quyết bác bỏ những người đổ lỗi cho xung đột khí hậu hoặc tranh chấp giữa nông dân và người chăn nuôi: “Vấn đề không phải là khí hậu. Không phải xung đột lợi ích. Đây là một cuộc tấn công trực tiếp vào những người dân vô tội. Họ muốn quảng bá Kinh Quran khắp cùng bờ cõi và biến Nigeria thành một quốc gia Hồi giáo.” Ngài gửi lời kêu gọi đến Giáo hội Ý và Âu Châu:
“Hãy cùng chúng tôi cầu nguyện, tin tưởng rằng Chúa sẽ lắng nghe tiếng kêu của chúng ta. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ: hãy là người bênh vực chúng ta, lên án tội ác này. Quá nhiều nhà lãnh đạo muốn tỏ ra chính trực về mặt chính trị và im lặng, nhưng đây chính là tội diệt chủng.”
“Giống như ở Rwanda năm 1994: thế giới im lặng và 800.000 người đã thiệt mạng. Nếu chúng ta phớt lờ cuộc khủng hoảng này, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc diệt chủng khác, với 230 triệu người Nigeria phải chạy trốn. Đó sẽ là hỗn loạn cho toàn bộ Tây Phi.” Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến Đức Giáo Hoàng: “Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, người đã gọi đích danh mọi thứ vào ngày 15 tháng 6. Lời nói của ngài đã an ủi tôi. Tôi biết chúng ta không đơn độc. Nhưng nếu Nigeria rơi vào tình trạng hỗn loạn, nó sẽ tan rã. Đã đến lúc thế giới phải đứng lên.”
Source:SIR