Ai hàng xóm tôi?
Nguyễn Trung Tây
Đức Giêsu trả lời người thông luật, “Yêu người hàng xóm như yêu chính mình.” Ông luật sư hỏi tới, “Vậy ai là người hàng xóm của tôi?”
Đức Giêsu trả lời câu hỏi bằng cách kể chuyện. Chuyện về một người bị cướp tấn công và bị bỏ lại bên vệ đường, bị thương nặng. Hai người, một thầy tư tế và một thầy Lêvi, cả hai đều đi ngang qua hiện trường, cả hai đều không dừng lại giúp đỡ. Nhưng một người Samaria, một người thuộc dân tộc mà người Do Thái coi là kẻ thù, lại dừng lại, mở lòng thương xót và chăm sóc người bị thương.
Và Ngài hỏi người thông luật, “Ai trong ba người này là hàng xóm của tôi?”
Người thông luật trả lời, đó là người dám vượt đường biên chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ hoặc lịch sử hận thù cả ngàn năm trước.
Suy Niệm
Chúng ta, những người lữ khách thường xuyên bị thương tổn vì sóng đời, vì một hành động, một lời nói, vì những cơn cám dỗ.
Bởi thế chúng ta gục ngã, nằm đó, bầm dập máu đỏ. Nhiều người đi ngang qua, nhìn thấy, nhưng họ cũng thản nhiên bước đi.
Nhưng Ngôi Lời động lòng thương xót. Ngài nhập thể làm người. Ngài, Người Samaria Nhân Hậu tiến đến hiện trường.
Ngài băng bó vết thương của chúng ta. Ngài đổ dầu và rượu lên vết thương, biểu tượng bí tích, dấu chỉ của sự chữa lành và sự thánh hóa. Ngài cõng chúng ta lên lưng lừa, mang tới bệnh viện Giáo Hội do Ngài thiết lập. Ngài trả chi phí y tế cho chúng ta, không bằng tiền bạc, nhưng bằng chính Mình và Máu Thánh Ngài.
Câu cuối cùng Đức Giêsu gửi tới người thông luật một câu kết và cũng là một lời mời gọi tín hữu của muôn thế hệ, “Hãy đi và làm như người hàng xóm Samaria nhân hậu.”
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy.
Nguyễn Trung Tây
Đức Giêsu trả lời người thông luật, “Yêu người hàng xóm như yêu chính mình.” Ông luật sư hỏi tới, “Vậy ai là người hàng xóm của tôi?”
Đức Giêsu trả lời câu hỏi bằng cách kể chuyện. Chuyện về một người bị cướp tấn công và bị bỏ lại bên vệ đường, bị thương nặng. Hai người, một thầy tư tế và một thầy Lêvi, cả hai đều đi ngang qua hiện trường, cả hai đều không dừng lại giúp đỡ. Nhưng một người Samaria, một người thuộc dân tộc mà người Do Thái coi là kẻ thù, lại dừng lại, mở lòng thương xót và chăm sóc người bị thương.
Và Ngài hỏi người thông luật, “Ai trong ba người này là hàng xóm của tôi?”
Người thông luật trả lời, đó là người dám vượt đường biên chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ hoặc lịch sử hận thù cả ngàn năm trước.
Suy Niệm
Chúng ta, những người lữ khách thường xuyên bị thương tổn vì sóng đời, vì một hành động, một lời nói, vì những cơn cám dỗ.
Bởi thế chúng ta gục ngã, nằm đó, bầm dập máu đỏ. Nhiều người đi ngang qua, nhìn thấy, nhưng họ cũng thản nhiên bước đi.
Nhưng Ngôi Lời động lòng thương xót. Ngài nhập thể làm người. Ngài, Người Samaria Nhân Hậu tiến đến hiện trường.
Ngài băng bó vết thương của chúng ta. Ngài đổ dầu và rượu lên vết thương, biểu tượng bí tích, dấu chỉ của sự chữa lành và sự thánh hóa. Ngài cõng chúng ta lên lưng lừa, mang tới bệnh viện Giáo Hội do Ngài thiết lập. Ngài trả chi phí y tế cho chúng ta, không bằng tiền bạc, nhưng bằng chính Mình và Máu Thánh Ngài.
Câu cuối cùng Đức Giêsu gửi tới người thông luật một câu kết và cũng là một lời mời gọi tín hữu của muôn thế hệ, “Hãy đi và làm như người hàng xóm Samaria nhân hậu.”
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy.