Sự sụp đổ của Gaza và sự thất bại của cộng đồng quốc tế

Các cơ quan Liên Hợp Quốc cảnh báo về sự sụp đổ sắp xảy ra khi các cuộc dội bom, nạn đói và tình trạng di tản cưỡng bức vẫn tiếp diễn.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Sau 21 tháng Israel tấn công vào giải Gaza, các cơ quan nhân đạo đang cảnh báo về một sự sụp đổ sắp xảy ra. Số viện trợ ít ỏi được chuyển đến những người còn lại ở giải đất này có nguy cơ bị ngưng lại hoàn toàn. Trong khi đó, số dân thường thiệt mạng đang gia tăng. Hôm Chủ nhật, ít nhất 95 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel, bao gồm trẻ em đang đi lấy nước và những người đi chợ ở Thành phố Gaza.
Cơ quan Cứu trợ và Tổ chức Liên Hợp Quốc (UNRWA) đã xác nhận thêm một trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng tử vong, trong khi tám cơ quan của Liên Hợp Quốc báo hiệu rằng nếu không có nhiên liệu, công việc cứu trợ của họ có thể sớm sẽ bị dừng lại. Bộ Y tế Gaza hiện báo cáo có hơn 58.000 người chết và 138.000 người bị thương kể từ khi chiến tranh bùng nổ vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
Số người chết cao và gia tăng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi quân đội Israel đã tăng cường các cuộc oanh tạc. Tính đến sáng thứ Hai, ngày 14 tháng 7, Gaza đã hứng chịu hơn 100 cuộc không kích mới trong 24 giờ qua. Các hoạt động trên bộ tiếp tục diễn ra trên khắp miền bắc Gaza. Hàng viện trợ khan hiếm, và những nỗ lực tiếp tế đã gây ra nhiều thương vong sau khi hai người thiệt mạng gần một trung tâm viện trợ ở Rafah vào hôm Chủ nhật. Đây là những nạn nhân mới nhất trong số nhiều nạn nhân kể từ khi Quỹ Nhân đạo Gaza do Mỹ và Israel hậu thuẫn can thiệp vào sau khi các tổ chức khác bị cấm hoặc bị chặn không cho vào giải Gaza.
Cộng đồng quốc tế đang phải đối diện với áp lực ngày càng tăng buộc phải hành động. Người đứng đầu UNRWA, Philippe Lazzarini, đã cảnh báo vào ngày 11 tháng 7 rằng Gaza đã trở thành "nghĩa địa của trẻ em và người dân đang chết đói", Philippe gọi việc phong tỏa viện trợ là "âm mưu tàn bạo và xảo quyệt nhằm giết người".
Lo ngại về tương lai của Rafah
Sự chỉ trích của quốc tế cũng đang gia tăng đối với kế hoạch gây tranh cãi của Israel nhằm xây dựng một "thành phố nhân đạo" ở Rafah. Khu trại được đề xuất sẽ là nơi ở cho hàng chục nghìn người Palestine di tản trên đống đổ nát. Theo truyền thông Israel, việc xây dựng có thể mất hơn một năm và tiêu tốn tới 15 tỷ đô la.
Cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert đã công khai lên án kế hoạch này, gọi đây là một hình thức thanh trừng sắc tộc. "Đó là một trại tập trung", ông nói với tờ Guardian, cảnh báo rằng một cơ sở như vậy - nơi người Palestine bị ép buộc ra vào và bị hạn chế ra vào - sẽ tước đoạt tự do và nhân phẩm của họ dưới vỏ bọc chăm sóc nhân đạo. Lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid cũng bày tỏ quan ngại tương tự, cho rằng Israel có nguy cơ gây ra những tổn hại đạo đức không thể khắc phục.
Các nhóm nhân quyền và các quan chức Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng thành phố này sẽ giam cầm người Palestine mà không cần quy trình hay lựa chọn, biến cơ sở hạ tầng viện trợ thành công cụ kiểm soát. Họ cho rằng kế hoạch này không thể dung hòa với luật pháp quốc tế hay nhân phẩm con người.
Đây là những quyền mà thế giới từng bảo vệ - những quyền khó khăn giành được sau các chế độ thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc và hai cuộc thế chiến tàn khốc. Những quyền này được ghi nhận trong việc thành lập Liên Hợp Quốc, trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và trong niềm hy vọng chung rằng toàn bộ dân chúng sẽ không bao giờ phải chịu sự phi nhân tính một cách có hệ thống như vậy nữa.
Tuy nhiên, tại Gaza ngày nay, những lời hứa đó vẫn tiếp tục bị phá vỡ.

Các cơ quan Liên Hợp Quốc cảnh báo về sự sụp đổ sắp xảy ra khi các cuộc dội bom, nạn đói và tình trạng di tản cưỡng bức vẫn tiếp diễn.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Sau 21 tháng Israel tấn công vào giải Gaza, các cơ quan nhân đạo đang cảnh báo về một sự sụp đổ sắp xảy ra. Số viện trợ ít ỏi được chuyển đến những người còn lại ở giải đất này có nguy cơ bị ngưng lại hoàn toàn. Trong khi đó, số dân thường thiệt mạng đang gia tăng. Hôm Chủ nhật, ít nhất 95 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel, bao gồm trẻ em đang đi lấy nước và những người đi chợ ở Thành phố Gaza.
Cơ quan Cứu trợ và Tổ chức Liên Hợp Quốc (UNRWA) đã xác nhận thêm một trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng tử vong, trong khi tám cơ quan của Liên Hợp Quốc báo hiệu rằng nếu không có nhiên liệu, công việc cứu trợ của họ có thể sớm sẽ bị dừng lại. Bộ Y tế Gaza hiện báo cáo có hơn 58.000 người chết và 138.000 người bị thương kể từ khi chiến tranh bùng nổ vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
Số người chết cao và gia tăng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi quân đội Israel đã tăng cường các cuộc oanh tạc. Tính đến sáng thứ Hai, ngày 14 tháng 7, Gaza đã hứng chịu hơn 100 cuộc không kích mới trong 24 giờ qua. Các hoạt động trên bộ tiếp tục diễn ra trên khắp miền bắc Gaza. Hàng viện trợ khan hiếm, và những nỗ lực tiếp tế đã gây ra nhiều thương vong sau khi hai người thiệt mạng gần một trung tâm viện trợ ở Rafah vào hôm Chủ nhật. Đây là những nạn nhân mới nhất trong số nhiều nạn nhân kể từ khi Quỹ Nhân đạo Gaza do Mỹ và Israel hậu thuẫn can thiệp vào sau khi các tổ chức khác bị cấm hoặc bị chặn không cho vào giải Gaza.
Cộng đồng quốc tế đang phải đối diện với áp lực ngày càng tăng buộc phải hành động. Người đứng đầu UNRWA, Philippe Lazzarini, đã cảnh báo vào ngày 11 tháng 7 rằng Gaza đã trở thành "nghĩa địa của trẻ em và người dân đang chết đói", Philippe gọi việc phong tỏa viện trợ là "âm mưu tàn bạo và xảo quyệt nhằm giết người".
Lo ngại về tương lai của Rafah
Sự chỉ trích của quốc tế cũng đang gia tăng đối với kế hoạch gây tranh cãi của Israel nhằm xây dựng một "thành phố nhân đạo" ở Rafah. Khu trại được đề xuất sẽ là nơi ở cho hàng chục nghìn người Palestine di tản trên đống đổ nát. Theo truyền thông Israel, việc xây dựng có thể mất hơn một năm và tiêu tốn tới 15 tỷ đô la.
Cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert đã công khai lên án kế hoạch này, gọi đây là một hình thức thanh trừng sắc tộc. "Đó là một trại tập trung", ông nói với tờ Guardian, cảnh báo rằng một cơ sở như vậy - nơi người Palestine bị ép buộc ra vào và bị hạn chế ra vào - sẽ tước đoạt tự do và nhân phẩm của họ dưới vỏ bọc chăm sóc nhân đạo. Lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid cũng bày tỏ quan ngại tương tự, cho rằng Israel có nguy cơ gây ra những tổn hại đạo đức không thể khắc phục.
Các nhóm nhân quyền và các quan chức Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng thành phố này sẽ giam cầm người Palestine mà không cần quy trình hay lựa chọn, biến cơ sở hạ tầng viện trợ thành công cụ kiểm soát. Họ cho rằng kế hoạch này không thể dung hòa với luật pháp quốc tế hay nhân phẩm con người.
Đây là những quyền mà thế giới từng bảo vệ - những quyền khó khăn giành được sau các chế độ thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc và hai cuộc thế chiến tàn khốc. Những quyền này được ghi nhận trong việc thành lập Liên Hợp Quốc, trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và trong niềm hy vọng chung rằng toàn bộ dân chúng sẽ không bao giờ phải chịu sự phi nhân tính một cách có hệ thống như vậy nữa.
Tuy nhiên, tại Gaza ngày nay, những lời hứa đó vẫn tiếp tục bị phá vỡ.