Thứ Sáu Tuần Thánh. Nghi Thức Suy Tôn Thánh Giá - Giáo Đoàn Anrê Phú Yên
Xem thêm hình:
Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay Giáo Hội không cử hành Thánh Lễ và chỉ có Nghi Thức Tưởng Niệm Sự Thương Khó Chúa nên Bàn Thờ trống không… không đốt nến cho đến phần Rước lễ mới đốt nến để cung nghinh Thánh Thể Chúa từ trong đi ra và để trên Bàn thờ. Nghi Thức Tưởng Niệm và Suy Tôn Thánh Giá chiều nay gồm 4 phần:
• Phụng Vụ Lời Chúa.
• Suy Tôn và Tôn Vinh Thánh Giá.
• Hiệp Lễ.
• Kết Thúc.

“Trong buổi triều yết chung vào ngày thứ tư 16.04.2003, tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã giải thích ý nghĩa của Tam Nhật Thánh.
Tam Nhật Thánh, là đỉnh cao của cả năm Phụng Vụ, bắt đầu với Thánh Lễ Tiệc Ly. Trong những ngày này, Giáo Hội thu mình trong yên lặng, để cầu nguyện và suy niệm về cuộc vượt qua, sự chết và sự phục sinh của Chúa.


Trong khi tham dự vào các nghi thức của ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta lần ngược lại những giờ cuối cùng trong cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu, giây phút cuối đã rọi sáng ánh quang phục sinh.
Trong ca vịnh vừa được công bố, chúng ta nghe rằng Đức Kitô “đã vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Philip 2:8-9). Những lời này tóm tắt kế hoạch diệu kỳ của Thiên Chúa, là kế hoạch mà chúng ta sẽ ôn lại trong những ngày sắp tới, là mầu nhiệm ban tặng ý nghĩa và sự viên mãn cho lịch sử loài người.”
Chiều thứ 6 Tuần Thánh, lúc 7 tối, nghi thức Suy Tôn Thánh Giá tại Giáo Đoàn Giáo Đoàn Anrê Phú Yên bắt đầu với đoàn Phụng Vụ, các em Thiếu Nhi cung thánh, các Thừa tác viên Thánh Thể cùng Cha Tuấn chủ tế từ cuối nhà thờ tiến lên Cung Thánh trong bầu khí im lặng và trang nghiêm. Tấm vải mầu đỏ trải sẵn trước Bàn Thờ. Cha Chủ tế phủ phục trước Bàn Thờ tưởng nhớ Sự Thương Khó của Chúa…và tất cả mọi người quỳ gối trong thinh lặng cầu nguyện. Sau đó, mọi người đứng lên. Cha Chủ Tế hướng về phía giáo dân long trọng dâng lời nguyện khai mạc.



1. Phụng vụ Lời Chúa
Phần Phụng Vụ Lời Chúa: Bài đọc một trong Sách Tiên Tri Isaia. Sau đó, ca đoàn hát Thánh Vịnh 30: “Lạy Cha con xin phó linh hồn của con trong tay Cha.” Rồi đến bài đọc 2 trong Thơ gửi Tín hữu Do Thái.
Linh mục Văn Chi cùng 2 người trang trọng hát bài Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Toàn thể cộng đoàn giáo dân nghe trong im lặng và suy niệm về cái chết bi thảm của Chúa Kitô. Ngài chết để chuộc tội cho mọi người chúng ta… Cha Chủ tế Giuse Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ về những ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Giá hôm nay....
2. Suy Tôn và Tôn Vinh Thánh Giá
Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá hôm nay Giáo Hội dâng 10 lời Trọng Thể: Cầu cho Hội Thánh, Cho Đức Thánh Cha, Cho Hàng Giáo Phẩm, Cầu cho Dự tòng, cầu mọi tín hữu hiệp nhất, cầu cho người Do Thái, cầu cho người ngoài Kitô giáo, cho người vô thần, cầu cho những nhà lãnh đạo quốc gia, cầu cho những người đau khổ.
Phần quan trọng trong Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá hôm nay là Kính Thờ Thánh Giá. Cha Chủ tế và đoàn Phụng vụ đi từ cuối nhà thờ với 3 lần dừng lại…Cha Chủ tế giữ cây Thánh Giá và mở màn che ra một phần. Khi đến lần thứ 3 thì mở hết khăn che Thánh Giá. Mỗi lần dừng lại, Cha Chủ Tế xướng lên: “Đây Là Cây Thánh Giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.” Cộng Đoàn dân Chúa quỳ gối và đồng thanh đáp lại: “Chúng Ta Hãy Đến Thờ Lạy.” Tất cả mọi người hướng về cây Thánh Giá và quỳ gối cầu nguyện. Khi Cây Thánh Giá an vị trên cunh thánh, Cha Chủ Tế, các Tông Đồ của Chúa, các Thừa Tác Viên, các em Thiếu Nhi Cung Thánh, và tất cả Giáo dân xếp hàng 2 lên quỳ ngối hoặc cúi đầu tôn thờ Thánh Giá.
3. Hiệp Lễ
Đến Phần Rước Lễ, Mình Thánh Chúa được cung nghinh từ Nhà Tạm rước lên Bàn Thờ chính…Cộng đoàn cùng hát Kinh Lạy Cha và Rước Lễ… Trong tâm tình cầu nguyện với nỗi buồn ngày Chúa chết, mọi người lên nhận Mình Thánh Chúa. Kết thúc Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá hôm nay, Cha Chủ tế dâng Lời Nguyện chúc lành và mọi người tự động ra về trong im lặng và yêu thương an bình.



4. Kết Thúc
• Sau khi hiệp lễ, linh mục đọc lời nguyện kết và ra về trong thinh lặng.
• Không có phép lành cuối lễ, không có nhạc – nhấn mạnh sự tĩnh lặng và đau buồn trước mầu nhiệm Tử Nạn.
Khanh Lai tường trình
Xem thêm hình:
Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay Giáo Hội không cử hành Thánh Lễ và chỉ có Nghi Thức Tưởng Niệm Sự Thương Khó Chúa nên Bàn Thờ trống không… không đốt nến cho đến phần Rước lễ mới đốt nến để cung nghinh Thánh Thể Chúa từ trong đi ra và để trên Bàn thờ. Nghi Thức Tưởng Niệm và Suy Tôn Thánh Giá chiều nay gồm 4 phần:
• Phụng Vụ Lời Chúa.
• Suy Tôn và Tôn Vinh Thánh Giá.
• Hiệp Lễ.
• Kết Thúc.

“Trong buổi triều yết chung vào ngày thứ tư 16.04.2003, tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã giải thích ý nghĩa của Tam Nhật Thánh.
Tam Nhật Thánh, là đỉnh cao của cả năm Phụng Vụ, bắt đầu với Thánh Lễ Tiệc Ly. Trong những ngày này, Giáo Hội thu mình trong yên lặng, để cầu nguyện và suy niệm về cuộc vượt qua, sự chết và sự phục sinh của Chúa.


Trong khi tham dự vào các nghi thức của ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta lần ngược lại những giờ cuối cùng trong cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu, giây phút cuối đã rọi sáng ánh quang phục sinh.
Trong ca vịnh vừa được công bố, chúng ta nghe rằng Đức Kitô “đã vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Philip 2:8-9). Những lời này tóm tắt kế hoạch diệu kỳ của Thiên Chúa, là kế hoạch mà chúng ta sẽ ôn lại trong những ngày sắp tới, là mầu nhiệm ban tặng ý nghĩa và sự viên mãn cho lịch sử loài người.”
Chiều thứ 6 Tuần Thánh, lúc 7 tối, nghi thức Suy Tôn Thánh Giá tại Giáo Đoàn Giáo Đoàn Anrê Phú Yên bắt đầu với đoàn Phụng Vụ, các em Thiếu Nhi cung thánh, các Thừa tác viên Thánh Thể cùng Cha Tuấn chủ tế từ cuối nhà thờ tiến lên Cung Thánh trong bầu khí im lặng và trang nghiêm. Tấm vải mầu đỏ trải sẵn trước Bàn Thờ. Cha Chủ tế phủ phục trước Bàn Thờ tưởng nhớ Sự Thương Khó của Chúa…và tất cả mọi người quỳ gối trong thinh lặng cầu nguyện. Sau đó, mọi người đứng lên. Cha Chủ Tế hướng về phía giáo dân long trọng dâng lời nguyện khai mạc.



1. Phụng vụ Lời Chúa
Phần Phụng Vụ Lời Chúa: Bài đọc một trong Sách Tiên Tri Isaia. Sau đó, ca đoàn hát Thánh Vịnh 30: “Lạy Cha con xin phó linh hồn của con trong tay Cha.” Rồi đến bài đọc 2 trong Thơ gửi Tín hữu Do Thái.
Linh mục Văn Chi cùng 2 người trang trọng hát bài Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Toàn thể cộng đoàn giáo dân nghe trong im lặng và suy niệm về cái chết bi thảm của Chúa Kitô. Ngài chết để chuộc tội cho mọi người chúng ta… Cha Chủ tế Giuse Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ về những ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Giá hôm nay....
2. Suy Tôn và Tôn Vinh Thánh Giá
Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá hôm nay Giáo Hội dâng 10 lời Trọng Thể: Cầu cho Hội Thánh, Cho Đức Thánh Cha, Cho Hàng Giáo Phẩm, Cầu cho Dự tòng, cầu mọi tín hữu hiệp nhất, cầu cho người Do Thái, cầu cho người ngoài Kitô giáo, cho người vô thần, cầu cho những nhà lãnh đạo quốc gia, cầu cho những người đau khổ.
Phần quan trọng trong Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá hôm nay là Kính Thờ Thánh Giá. Cha Chủ tế và đoàn Phụng vụ đi từ cuối nhà thờ với 3 lần dừng lại…Cha Chủ tế giữ cây Thánh Giá và mở màn che ra một phần. Khi đến lần thứ 3 thì mở hết khăn che Thánh Giá. Mỗi lần dừng lại, Cha Chủ Tế xướng lên: “Đây Là Cây Thánh Giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.” Cộng Đoàn dân Chúa quỳ gối và đồng thanh đáp lại: “Chúng Ta Hãy Đến Thờ Lạy.” Tất cả mọi người hướng về cây Thánh Giá và quỳ gối cầu nguyện. Khi Cây Thánh Giá an vị trên cunh thánh, Cha Chủ Tế, các Tông Đồ của Chúa, các Thừa Tác Viên, các em Thiếu Nhi Cung Thánh, và tất cả Giáo dân xếp hàng 2 lên quỳ ngối hoặc cúi đầu tôn thờ Thánh Giá.
3. Hiệp Lễ
Đến Phần Rước Lễ, Mình Thánh Chúa được cung nghinh từ Nhà Tạm rước lên Bàn Thờ chính…Cộng đoàn cùng hát Kinh Lạy Cha và Rước Lễ… Trong tâm tình cầu nguyện với nỗi buồn ngày Chúa chết, mọi người lên nhận Mình Thánh Chúa. Kết thúc Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá hôm nay, Cha Chủ tế dâng Lời Nguyện chúc lành và mọi người tự động ra về trong im lặng và yêu thương an bình.



4. Kết Thúc
• Sau khi hiệp lễ, linh mục đọc lời nguyện kết và ra về trong thinh lặng.
• Không có phép lành cuối lễ, không có nhạc – nhấn mạnh sự tĩnh lặng và đau buồn trước mầu nhiệm Tử Nạn.
Khanh Lai tường trình