Khuôn mặt trái Trứng và con Thỏ phục sinh

Hằng năm Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại từ sự chết nằm chôn sâu trong nấm mồ. Đây là mầu nhiệm to lớn cùng căn bản của đức tin Kitô giáo.

Trong đời sống đức tin xưa nay luôn có những cắt nghĩa giảng giải về mầu nhiệm này. Những hình ảnh biểu tượng văn hóa trong đời sống cũng được dùng cho việc này. Hai biểu tượng phổ thông xưa nay được dùng cắt nghĩa cho ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại: Trái Trứng và con Thỏ.

Mừng lễ Chúa Giesu phục sinh có những trái trứng gà tô vẽ nhiều mầu sắc. Theo luật thiên nhiên trong trái trứng do gà, vịt, các loài chim đẻ, chứa đựng mầm sự sống. Một chú gà con trong trái trứng gà dần dần thành hình thân thể cứng cát với ngày tháng có đủ độ nóng ấm, phát triển mọc đủ lông cánh sẽ dùng mỏ nhọn của chính nó mổ chọc vỡ vỏ trứng bao phủ chui ra ngoài ánh sáng.

Một sự sống mới xuất hiện vươn chui ra từ một vật thể bao bọc khô cứng như nấm mồ người chết. Đây là điều lạ lùng bỡ ngỡ cho con người. Vì thế nơi nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc trái trứng mang ý nghĩa vai trò đặc biệt.

Chúa Giêsu Kito chỗi dậy từ nấm mồ kẻ chết sâu kín dưới lòng đất đi ra ngoài cũng là điều gây ngạc nhiên bỡ ngỡ cho mọi người tín hữu. Đây là mầu nhiệm phép lạ Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô cho Ngài từ trong nấm mồ tối tăm cõi sự chết chỗi dậy sống lại. Đây là một công trình tạo dựng sự sống mới do Thiên Chúa toàn năng đã thực hiện.

Sự sống mới đã phát khởi bừng lên mang niềm vui sự hoan hỷ đến cho tâm hồn đời sống. Vì thế với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô trái trứng là hình ảnh biểu tượng diễn tả sự sống lại phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, và là niềm hy vọng được phục sinh của tất cả mọi người.

Vỏ bọc trứng mang ý nghĩa biểu trưng nấm mồ chôn Chúa Giêsu. Từ trong trái trứng bao bọc, chú gà con dùng miệng mỏ của mình mổ vỡ vỏ trứng chui ra bên ngoài rồi chui vào bụng gà mẹ sưởi ấm.

Từ trong nấm mồ dưới lòng đất, Chúa Giêsu Kitô đã chết và được an táng trong đó, được Thiên Chúa ban cho năng lượng sự sống chỗi dậy, phá bỏ tảng đá chắn lối ra vào mộ, bỏ lại tất cả đi lên ra khỏi lòng đất tối tăm sâu kín. Một sự sống thần thánh mới bật phát trồi lên ra bên ngoài ánh sáng thiên nhiên!

Các Cộng đoàn tín hữu Chúa Kitô bên nước Armenia ngay từ thời thượng cổ vào thế kỷ 1. Sau Chúa giáng sinh, đã có tập tục dùng trái trứng đã nấu luộc chín trao tặng nhau mừng lễ Chúa Giesu Kitô sống lại, như biểu tượng sự sống mới do Chúa Kitô phục sinh mang đến.

Trong dòng thời gian những trái trứng được tô vẽ nhuộm những mầu sắc khác nhau: xanh lá cây, vàng, đỏ, tím, xanh da trời…

Mầu Đỏ tượng trưng cho sự hy sinh, máu Chúa Giêsu Kitô đã đổ ra chịu cực hình và chết trên thập tự, mầu này cũng là hình ảnh nói về lễ tế, mầu của ánh sáng ngọn lửa, hình ảnh cho tình yêu, và cũng biểu hiện cho sự sống con người hay cả thú động vật nữa.

Mầu Vàng là mầu ánh sáng mặt trời, biểu tượng về niềm vui mừng, sức sống, về cảm gíac hạnh phúc

Mầu xanh da trời nói lên sự thanh thản, sự đơn giản thanh tịnh, cung cách nếp sống bình tĩnh.

Mầu xanh lá cây diễn tả niềm hy vọng, sự phấn khởi vươn lên, sự thách đố.

Mầu tím nói chỉ về sự u buồn, sự ăn năn thống hối trong mùa chay …

Truyền thống tô vẽ nhuộm mầu những trái trứng phục sinh có từ thời thượng cổ nơi các nền văn hóa của dân ngoại trước Kitô giáo. Lịch sử trái trứng phục sinh biểu tượng sự sống lại của Chúa Kitô bắt đầu sau này với việc truyền giáo rộng rãi đạo Chúa Kitô.

Nơi những nền văn hóa dân ngoại những trái trứng được tô nhuộm mầu là lễ vật dâng cho các Thần Thánh. Thời thượng cổ trái trứng được tô vẽ nhuộm mầu trang hoàng cho những lể hội vào mùa Xuân. Người dân nước Aicập, Batư, và cả người Roma dùng những trái trứng trong những lể nghi mừng mùa xuân đến trở lại theo vòng chu kỳ thời tiết.

Vỏ trứng khô cứng là hình ảnh biểu tượng nấm mộ, và sự sống bên trong trái trứng là phép lạ về sự tái sinh.

Những trái trứng phục sinh được dùng là qùa tặng ngày lễ mừng Chúa Giesu Kitô phục sinh. Những trái trứng này được phân phát cho những người tín hữu mừng lễ Chúa phục sinh với vui mừng thưởng thức: Halleluia, Chúa đã sống lại rồi!. Nhưng từ thế kỷ 12. có nghi thức làm phép thánh hóa những trái trứng phục sinh trước khi phân phát.

Ngoài trái trứng phục sinh biểu tượng sự sống lại của Chúa Giesu Kito, ngày mừng lễ Chúa Phục sinh còn có con Thỏ làm biểu tượng cho lễ phục sinh. Đây không phải là niềm tin. Nhưng nhiều hơn mang tính chất hình ảnh biểu tượng nói về niềm vui sự sống theo tập tục văn hóa con người.

Thời Giáo Hội theo nghi lễ Byzantino bên vùng Đông phương ngày xưa, con Thỏ là hình ảnh biểu tượng nói về Chúa Giêsu Kitô đã qua sự chết mang lại sự sống. Vì cho rằng loài Thỏ ngủ không nhắm mắt. Cũng vậy Chúa Giêsu Kitô luôn tỉnh thức chăm sóc gìn giữ đoàn chiên, những người tín hữu, của Ngài.

Ngoài ra loài Thỏ là loài vật mắn đẻ, sinh sôi nẩy nở nhiều - mỗi năm một con thỏ mẹ có thể sinh tới 20 thỏ con. Và như thế loài Thỏ cũng là hình ảnh biểu trưng cho sự sống, cùng hướng chỉ về sự phục sinh sống lại.

Thánh giáo phụ Ambrosio ( 339-397) đã có suy tư cắt nghĩa loài thỏ có bộ lông trắng như tuyết, mà bộ lông cũng hay thay đổi mầu, là hình ảnh biểu tượng cho sự biến hình thay đổi và sự phục sinh sống lại.

Người tín hữu Chúa Kitô hằng năm mừng lễ phục sinh, lễ Chúa Giesu Kito sống lại từ cõi chết. Sự sống lại của Ngài là nền tảng đức tin Kitô giáo. Chúa Giesu sống lại từ cõi người chết để mang lại ơn cứu độ sự sống lại cho con người trần gian.

Những hình ảnh như Trái trứng phục sinh, con Thỏ phục sinh chỉ là hình ảnh biểu tượng giúp cắt nghĩa về mầu nhiệm sự sống lại của Chúa Giesu Kitô. Chúng không phải là nhân lõi của đức tin sự sống lại của Chúa. Chúng chỉ là hình ảnh biểu tượng phụ bên lề do tập tục văn hóa con người trần gian trong dòng lịch sử sản xuất nghĩ suy tưởng ra thôi.

“ (Chúa Giesu)Người chịu đóng đinh vào thập gía thời quan Phong Xiophilatô. Người chịu khổn hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh.” ( Kinh Tin Kính).

Chúc mừng lễ Chúa Kitô phục sinh

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long