Khuôn mặt gía trị của việc làm.
Việc làm xưa nay trong đời sống nhân loại luôn là cần thiết cùng được tôn trọng đề cao. Việc làm mang đến cho đời sống được phát triển, có lương thực nuôi sống, xây dựng đời sống xã hội, mang lại niềm vui hạnh phúc cho đời sống thể lý cũng như tinh thần mỗi người.
Giáo hội hằng năm vào ngày 01.Tháng Năm, cũng là ngày quốc tế lao động trong đời sống xã hội, vinh danh công việc lao động con người, kính Thánh cả Giuse, cha nuôi Chúa Giesu Kito ngày xưa trên trần gian ở Nazareth bên nước Do Thái.
Vì sao Giáo hội lại đưa vào ngày lễ này nội dung tinh thần như thế?
Năm 1955 Đức Giáo Hoàng Pio XII. đã thiết lập ngày lễ kính Thánh Giuse thợ vào ngày 01.tháng Năm hằng năm. Mừng kính Thánh Giuse, mẫu gương người thợ thuyền lao động làm ăn, cùng tôn vinh nhận ngài là bổn mạng các người thợ thuyền, các người lao động làm ăn sinh sống xây dựng gia đình, xây dựng xã hội..
Trong tập tục nếp sống đạo đức xưa nay kinh cầu Thánh Giuse có lời nguyện xin ca ngợi: Thánh Giuse là kiểu thức thợ thuyền noi theo!
Kinh thánh tường thuật về nghề nghiệp làm ăn sinh sống của Giuse, người cha nuôi Chúa Giêsu: “Chúa Giêsu về quê giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như th giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?” ( Mt 13,54-55).
Thánh Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn đóng vai trò là người cha, người trưởng gia đình của gia đình Chúa Giêsu trên trần gian. Phúc âm thuật viết lại Giuse đã có ý định khác. Nhưng vâng nghe theo ý Thiên Chúa đảm nhận vai trò này. Nhận trách nhiệm là người cha, người trưởng gia đình, nên ông có bổn phận phải lo việc làm ăn kiếm cơm bánh nuôi sống gia đình. Nghề làm ăn sinh sống của ông lúc đó là một người thợ thuyền thợ mộc, thợ xây sửa sang nhà cửa.
Thánh Giuse như kinh thánh thuật lại là người có đời sống công chính ( Mt 1,19). Vì cung cách lối sống của ông tôn trọng con người, đặt nhân phẩm con người lên hàng ưu tiên: Giuse muốn âm thầm bỏ ra đi, không muốn làm tổn thương danh dự Maria. Nhưng vâng theo ý Thiên Chúa, bằng lòng ở lại nhận Maria.
Giuse qua cung cách lối sống khiêm nhượng vâng lời ý Thiên Chúa, công chính và cần mẫn làm việc nuôi sống gia đình, nên được tôn vinh là mẫu gương bổn mạng cho các người thợ thuyền.
Việc làm ăn sinh sống thuộc về bản chất nền tảng đời sống con người trên trần gian. Việc lao động có chỗ đứng trong trật tự nơi công trình sáng tạo thiên nhiên.Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng nên con người theo giống hình ảnh Người, và trao vào tay họ khu vườn, ruộng đất để làm ăn.
Sau khi Ông Bà nguyên tổ, loài người đầu tiên lỗi phạm luật Thiên Chúa, công việc làm ăn trở nên nặng nề vất vả hơn nhiều. Nhưng dẫu vậy gía trị của việc làm, việc lao động không bị kém hay mất đi. Chính Chúa Giêsu Kitô, con nuôi của thánh Giuse cũng học theo nghề của Giuse, là một người thợ mộc, để cùng với Giuse làm ăn sinh sống. Như thế Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu Thế, qua việc làm lao động trần thế con người đã đưa thêm vào nền kinh tế thần thánh của chương trình lịch sử thánh ơn cứu độ.
Đức cố Giáo hoàng Benedictô XVI. đã có suy tư về giá trị của việc làm, của lao động qua hình ảnh Thánh Giuse thợ: Con người không chỉ đơn giản là người thợ, người làm việc, người lao động, nhưng luôn luôn họ là con Thiên Chúa, được kêu gọi nghỉ ngơi tìm được an bình nơi Ngài. Chỉ trong khía cạnh bình diện đó việc làm ăn lao động không trở thành gánh nặng nề, nhưng là con đường được chúc phúc chữa lành.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Việc làm xưa nay trong đời sống nhân loại luôn là cần thiết cùng được tôn trọng đề cao. Việc làm mang đến cho đời sống được phát triển, có lương thực nuôi sống, xây dựng đời sống xã hội, mang lại niềm vui hạnh phúc cho đời sống thể lý cũng như tinh thần mỗi người.
Giáo hội hằng năm vào ngày 01.Tháng Năm, cũng là ngày quốc tế lao động trong đời sống xã hội, vinh danh công việc lao động con người, kính Thánh cả Giuse, cha nuôi Chúa Giesu Kito ngày xưa trên trần gian ở Nazareth bên nước Do Thái.
Vì sao Giáo hội lại đưa vào ngày lễ này nội dung tinh thần như thế?
Năm 1955 Đức Giáo Hoàng Pio XII. đã thiết lập ngày lễ kính Thánh Giuse thợ vào ngày 01.tháng Năm hằng năm. Mừng kính Thánh Giuse, mẫu gương người thợ thuyền lao động làm ăn, cùng tôn vinh nhận ngài là bổn mạng các người thợ thuyền, các người lao động làm ăn sinh sống xây dựng gia đình, xây dựng xã hội..
Trong tập tục nếp sống đạo đức xưa nay kinh cầu Thánh Giuse có lời nguyện xin ca ngợi: Thánh Giuse là kiểu thức thợ thuyền noi theo!
Kinh thánh tường thuật về nghề nghiệp làm ăn sinh sống của Giuse, người cha nuôi Chúa Giêsu: “Chúa Giêsu về quê giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như th giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?” ( Mt 13,54-55).
Thánh Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn đóng vai trò là người cha, người trưởng gia đình của gia đình Chúa Giêsu trên trần gian. Phúc âm thuật viết lại Giuse đã có ý định khác. Nhưng vâng nghe theo ý Thiên Chúa đảm nhận vai trò này. Nhận trách nhiệm là người cha, người trưởng gia đình, nên ông có bổn phận phải lo việc làm ăn kiếm cơm bánh nuôi sống gia đình. Nghề làm ăn sinh sống của ông lúc đó là một người thợ thuyền thợ mộc, thợ xây sửa sang nhà cửa.
Thánh Giuse như kinh thánh thuật lại là người có đời sống công chính ( Mt 1,19). Vì cung cách lối sống của ông tôn trọng con người, đặt nhân phẩm con người lên hàng ưu tiên: Giuse muốn âm thầm bỏ ra đi, không muốn làm tổn thương danh dự Maria. Nhưng vâng theo ý Thiên Chúa, bằng lòng ở lại nhận Maria.
Giuse qua cung cách lối sống khiêm nhượng vâng lời ý Thiên Chúa, công chính và cần mẫn làm việc nuôi sống gia đình, nên được tôn vinh là mẫu gương bổn mạng cho các người thợ thuyền.
Việc làm ăn sinh sống thuộc về bản chất nền tảng đời sống con người trên trần gian. Việc lao động có chỗ đứng trong trật tự nơi công trình sáng tạo thiên nhiên.Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng nên con người theo giống hình ảnh Người, và trao vào tay họ khu vườn, ruộng đất để làm ăn.
Sau khi Ông Bà nguyên tổ, loài người đầu tiên lỗi phạm luật Thiên Chúa, công việc làm ăn trở nên nặng nề vất vả hơn nhiều. Nhưng dẫu vậy gía trị của việc làm, việc lao động không bị kém hay mất đi. Chính Chúa Giêsu Kitô, con nuôi của thánh Giuse cũng học theo nghề của Giuse, là một người thợ mộc, để cùng với Giuse làm ăn sinh sống. Như thế Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu Thế, qua việc làm lao động trần thế con người đã đưa thêm vào nền kinh tế thần thánh của chương trình lịch sử thánh ơn cứu độ.
Đức cố Giáo hoàng Benedictô XVI. đã có suy tư về giá trị của việc làm, của lao động qua hình ảnh Thánh Giuse thợ: Con người không chỉ đơn giản là người thợ, người làm việc, người lao động, nhưng luôn luôn họ là con Thiên Chúa, được kêu gọi nghỉ ngơi tìm được an bình nơi Ngài. Chỉ trong khía cạnh bình diện đó việc làm ăn lao động không trở thành gánh nặng nề, nhưng là con đường được chúc phúc chữa lành.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long