Những người “cùng đinh” là những người cuối cùng nói lời tạm biệt với ĐTC

Giám đốc biên tập Andrea Tornielli, suy ngẫm về sáng kiến của một số người từ bên lề xã hội chào đón thi hài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến nơi an nghỉ vĩnh viễn tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
Những người “cùng đinh” sẽ là những người cuối cùng chào đón ĐTC, khi họ chờ đợi ở ngưỡng cửa của Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được chôn cất dưới cái nhìn của người Mẹ mang tước hiệu “Đức Bà phù hộ dân thành Roma” (Salus Populi Romani).
Đoạn đường cuối cùng trên trần của Vị Giám mục Roma, người đã đến từ "tận cùng trái đất", sẽ được trao vương miện không phải bởi những người quyền lực mà là những người nghèo, người di cư, người vô gia cư và người bị thiệt thòi, nói tóm lại, những người đã là trọng tâm của rất nhiều trang giáo huấn của ngài và là trọng tâm của mọi trang Phúc âm.
Ngay từ Thứ Hai Phục Sinh, Thứ Hai vang vọng lên những lời Đức Hồng Y Camerlengo Kevin Joseph Farrell thông báo về cái chết bất ngờ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến nền tảng này trong giáo huấn của ngài: “Ngài dạy chúng ta sống các giá trị của Phúc Âm với lòng trung thành, lòng can đảm và tình yêu thương phổ quát, đặc biệt đối với những người nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất”.
“Tôi mong muốn một Giáo hội nghèo và vì người nghèo!” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như vậy vào đầu triều đại giáo hoàng của ngài năm 2013. “Đối với Giáo hội, lựa chọn dành cho người nghèo chủ yếu là một phạm trù thần học chứ không phải là một phạm trù văn hóa, xã hội học, chính trị hoặc triết học. Thiên Chúa cho người nghèo thấy ‘lòng thương xót đầu tiên của Người’. Sự ưu tiên thiêng liêng này có hậu quả đối với đời sống đức tin của tất cả các Kitô hữu, vì chúng ta được kêu gọi mặc lấy ‘tâm trí này… vốn ở trong Chúa Giêsu Kitô’”, ngài đã viết trong tông huấn Evangelii gaudium, một văn kiện mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết và đánh dấu quỹ đạo của sứ vụ của ngài với tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô.
Những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn đi kèm với những hành động và lựa chọn cụ thể. Giáo hoàng đầu tiên chọn tên thánh của vị thánh thành Assisi theo sau lời dạy của những vị tiền nhiệm, chẳng hạn như lời dạy của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã nói, một tháng trước khi khai mạc Công đồng chung Vatican II rằng: “Giáo hội tự trình bày mình như hiện tại và mong muốn, như Giáo hội của tất cả mọi người, và đặc biệt là Giáo hội của người nghèo”.
Đối với vị Giáo hoàng Nam Mỹ đầu tiên, giáo huấn về lời nói và hành động của ngài bắt nguồn từ Phúc âm và lời dạy của các Giáo phụ đầu tiên của Giáo hội - như Thánh Ambrose, người đã nói: “Không phải từ tài sản của mình mà bạn tặng cho người nghèo; bạn không làm gì hơn là trả lại cho họ những gì thuộc về họ. Vì đó là thứ được trao tặng chung cho tất cả mọi người xử dụng, là thứ bạn sáp nhập. Trái đất được trao cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho người giàu”.
Với những lời này, Đức thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã có thể khẳng định trong thông điệp Populorum progressio của mình rằng tài sản riêng không phải là quyền vô điều kiện và tuyệt đối, đối với bất kỳ ai, và không ai được phép giữ lại cho riêng mình những gì vượt quá nhu cầu của mình khi những người khác không có đủ cho nhu cầu tối thiểu.
Những lời dạy của ngài cũng gợi nhớ đến Thánh Gioan Chrysostom, người đã nói trong một bài giảng nổi tiếng, “Bạn có muốn tôn vinh thân thể của Chúa Kitô không? Đừng để nó trở thành đối tượng bị khinh miệt trong các thành viên của nó, nghĩa là trong những người nghèo, không có quần áo để che thân. Đừng tôn vinh Chúa Kitô ở đây trong nhà thờ bằng lụa là, trong khi bên ngoài bạn bỏ bê Người khi Người phải chịu lạnh và trần truồng. Người đã nói: Đây là Mình Ta, cũng đã nói: 'Các ngươi thấy Ta đói mà không cho Ta ăn'."
Khác xa với những bài đọc mang tính ý thức hệ, Giáo hội không có lợi ích chính trị nào để bảo vệ khi kêu gọi vượt qua điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là “sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ”.
Chỉ được thúc đẩy bởi những lời của Phúc Âm, được nâng đỡ bởi truyền thống của các Giáo phụ, Đức Giáo Hoàng quá cố đã mời gọi chúng ta hướng ánh mắt đến những người “cùng đinh”, những người được Chúa Giêsu ưu ái - những “người cùng đinh” sẽ đồng hành với Người vào thứ Bảy với vòng tay rộng mở của họ trên chặng đường cuối cùng của cuộc hành trình của Người.

Giám đốc biên tập Andrea Tornielli, suy ngẫm về sáng kiến của một số người từ bên lề xã hội chào đón thi hài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến nơi an nghỉ vĩnh viễn tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
Những người “cùng đinh” sẽ là những người cuối cùng chào đón ĐTC, khi họ chờ đợi ở ngưỡng cửa của Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được chôn cất dưới cái nhìn của người Mẹ mang tước hiệu “Đức Bà phù hộ dân thành Roma” (Salus Populi Romani).
Đoạn đường cuối cùng trên trần của Vị Giám mục Roma, người đã đến từ "tận cùng trái đất", sẽ được trao vương miện không phải bởi những người quyền lực mà là những người nghèo, người di cư, người vô gia cư và người bị thiệt thòi, nói tóm lại, những người đã là trọng tâm của rất nhiều trang giáo huấn của ngài và là trọng tâm của mọi trang Phúc âm.
Ngay từ Thứ Hai Phục Sinh, Thứ Hai vang vọng lên những lời Đức Hồng Y Camerlengo Kevin Joseph Farrell thông báo về cái chết bất ngờ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến nền tảng này trong giáo huấn của ngài: “Ngài dạy chúng ta sống các giá trị của Phúc Âm với lòng trung thành, lòng can đảm và tình yêu thương phổ quát, đặc biệt đối với những người nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất”.
“Tôi mong muốn một Giáo hội nghèo và vì người nghèo!” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như vậy vào đầu triều đại giáo hoàng của ngài năm 2013. “Đối với Giáo hội, lựa chọn dành cho người nghèo chủ yếu là một phạm trù thần học chứ không phải là một phạm trù văn hóa, xã hội học, chính trị hoặc triết học. Thiên Chúa cho người nghèo thấy ‘lòng thương xót đầu tiên của Người’. Sự ưu tiên thiêng liêng này có hậu quả đối với đời sống đức tin của tất cả các Kitô hữu, vì chúng ta được kêu gọi mặc lấy ‘tâm trí này… vốn ở trong Chúa Giêsu Kitô’”, ngài đã viết trong tông huấn Evangelii gaudium, một văn kiện mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết và đánh dấu quỹ đạo của sứ vụ của ngài với tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô.
Những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn đi kèm với những hành động và lựa chọn cụ thể. Giáo hoàng đầu tiên chọn tên thánh của vị thánh thành Assisi theo sau lời dạy của những vị tiền nhiệm, chẳng hạn như lời dạy của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã nói, một tháng trước khi khai mạc Công đồng chung Vatican II rằng: “Giáo hội tự trình bày mình như hiện tại và mong muốn, như Giáo hội của tất cả mọi người, và đặc biệt là Giáo hội của người nghèo”.
Đối với vị Giáo hoàng Nam Mỹ đầu tiên, giáo huấn về lời nói và hành động của ngài bắt nguồn từ Phúc âm và lời dạy của các Giáo phụ đầu tiên của Giáo hội - như Thánh Ambrose, người đã nói: “Không phải từ tài sản của mình mà bạn tặng cho người nghèo; bạn không làm gì hơn là trả lại cho họ những gì thuộc về họ. Vì đó là thứ được trao tặng chung cho tất cả mọi người xử dụng, là thứ bạn sáp nhập. Trái đất được trao cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho người giàu”.
Với những lời này, Đức thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã có thể khẳng định trong thông điệp Populorum progressio của mình rằng tài sản riêng không phải là quyền vô điều kiện và tuyệt đối, đối với bất kỳ ai, và không ai được phép giữ lại cho riêng mình những gì vượt quá nhu cầu của mình khi những người khác không có đủ cho nhu cầu tối thiểu.
Những lời dạy của ngài cũng gợi nhớ đến Thánh Gioan Chrysostom, người đã nói trong một bài giảng nổi tiếng, “Bạn có muốn tôn vinh thân thể của Chúa Kitô không? Đừng để nó trở thành đối tượng bị khinh miệt trong các thành viên của nó, nghĩa là trong những người nghèo, không có quần áo để che thân. Đừng tôn vinh Chúa Kitô ở đây trong nhà thờ bằng lụa là, trong khi bên ngoài bạn bỏ bê Người khi Người phải chịu lạnh và trần truồng. Người đã nói: Đây là Mình Ta, cũng đã nói: 'Các ngươi thấy Ta đói mà không cho Ta ăn'."
Khác xa với những bài đọc mang tính ý thức hệ, Giáo hội không có lợi ích chính trị nào để bảo vệ khi kêu gọi vượt qua điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là “sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ”.
Chỉ được thúc đẩy bởi những lời của Phúc Âm, được nâng đỡ bởi truyền thống của các Giáo phụ, Đức Giáo Hoàng quá cố đã mời gọi chúng ta hướng ánh mắt đến những người “cùng đinh”, những người được Chúa Giêsu ưu ái - những “người cùng đinh” sẽ đồng hành với Người vào thứ Bảy với vòng tay rộng mở của họ trên chặng đường cuối cùng của cuộc hành trình của Người.