Đức Giáo Hoàng Lêô XIV và thế giới của trẻ em

Hai tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV được bầu lên Giáo hoàng, một số hình ảnh mang tính biểu tượng từ triều đại của ngài đã bắt đầu được lưu hành, trong số đó có hình ảnh Đức Giáo Hoàng tạo dáng chụp ảnh với một bé gái tặng ngài một bức vẽ thủ công.
(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)
Nhiều hình ảnh trong hai tháng đầu tiên của triều đại Đức Giáo Hoàng Lêô XIV chứa đầy ý nghĩa.
Một số hình ảnh sẽ còn đọng lại trong ký ức nhân loại trong nhiều năm tới - như cảm xúc mà ngài đã kìm nén trên ban công của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô khi ngài nhìn xuống đám đông đang reo mừng vào chiều ngày 8 tháng 5, trong buổi lễ ban phước lành Urbi et Orbi đầu tiên của ngài sau khi được bầu chọn làm Giáo hoàng.
Ngoài ra còn có một hình ảnh khác, ít được biết đến, âm thầm mang theo một thông điệp và tầm nhìn cho tương lai: Đức Giáo Hoàng Lêô ngồi trên gót chân của mình bên cạnh một bé gái từ trại hè Vatican đang cho ngài xem một bức vẽ.
Điều khiến chúng ta ấn tượng là nụ cười của ngài: Đức Giáo Hoàng rõ ràng đang nhìn về phía người chụp ảnh, trong khi cô gái, bị cuốn hút bởi khoảnh khắc đó, không nhìn vào máy ảnh mà vẫn giữ ánh mắt tươi cười của mình hướng về Đức Giáo Hoàng Lêô XIV.
Tại sao hình ảnh này lại có nhiều ấn tượng vậy? Bởi vì trong hành động cúi xuống đơn giản đó, Đức Giáo Hoàng chỉ cho chúng ta một hướng đi mà tất cả mọi người - đặc biệt là những người nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay - nên đi theo: gặp gỡ trẻ em ở mức độ của chúng, nhìn thế giới qua đôi mắt của chúng.
Tiến trình của nhân loại sẽ thay đổi nếu mỗi chúng ta có đủ can đảm để hạ mình xuống, giống như Chúa Giêsu đã làm khi Ngài khiển trách các tông đồ cố xua đuổi những đứa trẻ đi vì “làm phiền”, và Chúa nói những lời bất hủ: “Hãy để trẻ nhỏ đến với ta”.
Ngày nay, chúng ta thực sự để trẻ em đến với mình được bao nhiêu lần? Quan trọng hơn - chúng ta đến với chúng được bao nhiêu lần?
Chúng ta có nỗ lực chăm sóc những đứa trẻ bị kẹt giữa làn đạn chiến tranh, những đứa trẻ bị đói khát vì sự ích kỷ của người khác, những đứa trẻ bị ngược đãi theo vô số cách thế khác nhau không?
Lý trí - trước cả cảm xúc - đòi hỏi kẻ mạnh phải bảo vệ kẻ yếu. Thay vào đó, điều ngược lại xảy ra: trong các cuộc chiến do người mạnh quyết định, những người đầu tiên phải chịu đau khổ là trẻ em.
Chúng ta sẽ thấy gì nếu chúng ta hạ mình xuống ngang hàng với trẻ em ở Gaza, ở Kharkiv, ở Goma và vô số nơi bị chia cắt bởi xung đột vũ trang? Vì nếu chúng ta biết cúi xuống, sự gì sẽ được thay đổi.
Mahatma Gandhi đã từng nói rằng: "Nếu chúng ta muốn hòa bình thực sự trên thế giới này và nếu chúng ta muốn tiến hành một cuộc chiến thực sự chống lại chiến tranh, chúng ta phải bắt đầu yêu thương bảo vệ trẻ em".
Hãy tưởng tượng, chỉ trong một khoảnh khắc, nếu trẻ em từ các quốc gia của các cường quốc có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ai biết được quan hệ quốc tế có thể thay đổi như thế nào.
Đáng buồn thay, chúng ta phải thừa nhận một cách cay đắng rằng thực tế của chiến tranh đã thấm nhuần vào chúng ta như chất độc từ lâu đời rồi.
Bertolt Brecht đã nói một cách chính xác đến rùng mình trong một bài thơ được viết khi bóng đen của Thế chiến thứ hai đang lờ mờ tỏ hiện: "Trẻ em chơi đùa trong chiến tranh. Hiếm khi chúng chơi đùa trong hòa bình, vì người lớn luôn gây ra chiến tranh."
Đây có lẽ là lý do tại sao cách duy nhất thực sự để thay đổi tiến trình lịch sử là cách có vẻ ít có khả năng xảy ra nhất: cúi xuống, tránh xa những định kiến và sở thích của người lớn, và nhìn (và thậm chí còn hơn thế nữa, cảm nhận) bằng cái nhìn "thấp kém" của trẻ em.
Là một nhà truyền giáo và giám mục ở Peru, Đức Giáo Hoàng Lêô đã nhiều lần cúi xuống để gặp gỡ trẻ em ngang hàng với chúng. Có vô số bức ảnh về việc ngài làm như vậy.
Bây giờ là Giám mục Rome, phong cách của ngài vẫn không thay đổi, như bức ảnh từ trại hè Vatican tại Hội trường thánh Giáo hoàng Paul VI nhắc nhở chúng ta.
Vậy thì, trở nên nhỏ bé chính là mở rộng lòng nhân đạo của chúng ta. Đây là bài học mà chúng ta vô cùng cần thiết ngày nay.

Hai tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV được bầu lên Giáo hoàng, một số hình ảnh mang tính biểu tượng từ triều đại của ngài đã bắt đầu được lưu hành, trong số đó có hình ảnh Đức Giáo Hoàng tạo dáng chụp ảnh với một bé gái tặng ngài một bức vẽ thủ công.
(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)
Nhiều hình ảnh trong hai tháng đầu tiên của triều đại Đức Giáo Hoàng Lêô XIV chứa đầy ý nghĩa.
Một số hình ảnh sẽ còn đọng lại trong ký ức nhân loại trong nhiều năm tới - như cảm xúc mà ngài đã kìm nén trên ban công của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô khi ngài nhìn xuống đám đông đang reo mừng vào chiều ngày 8 tháng 5, trong buổi lễ ban phước lành Urbi et Orbi đầu tiên của ngài sau khi được bầu chọn làm Giáo hoàng.
Ngoài ra còn có một hình ảnh khác, ít được biết đến, âm thầm mang theo một thông điệp và tầm nhìn cho tương lai: Đức Giáo Hoàng Lêô ngồi trên gót chân của mình bên cạnh một bé gái từ trại hè Vatican đang cho ngài xem một bức vẽ.
Điều khiến chúng ta ấn tượng là nụ cười của ngài: Đức Giáo Hoàng rõ ràng đang nhìn về phía người chụp ảnh, trong khi cô gái, bị cuốn hút bởi khoảnh khắc đó, không nhìn vào máy ảnh mà vẫn giữ ánh mắt tươi cười của mình hướng về Đức Giáo Hoàng Lêô XIV.
Tại sao hình ảnh này lại có nhiều ấn tượng vậy? Bởi vì trong hành động cúi xuống đơn giản đó, Đức Giáo Hoàng chỉ cho chúng ta một hướng đi mà tất cả mọi người - đặc biệt là những người nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay - nên đi theo: gặp gỡ trẻ em ở mức độ của chúng, nhìn thế giới qua đôi mắt của chúng.
Tiến trình của nhân loại sẽ thay đổi nếu mỗi chúng ta có đủ can đảm để hạ mình xuống, giống như Chúa Giêsu đã làm khi Ngài khiển trách các tông đồ cố xua đuổi những đứa trẻ đi vì “làm phiền”, và Chúa nói những lời bất hủ: “Hãy để trẻ nhỏ đến với ta”.
Ngày nay, chúng ta thực sự để trẻ em đến với mình được bao nhiêu lần? Quan trọng hơn - chúng ta đến với chúng được bao nhiêu lần?
Chúng ta có nỗ lực chăm sóc những đứa trẻ bị kẹt giữa làn đạn chiến tranh, những đứa trẻ bị đói khát vì sự ích kỷ của người khác, những đứa trẻ bị ngược đãi theo vô số cách thế khác nhau không?
Lý trí - trước cả cảm xúc - đòi hỏi kẻ mạnh phải bảo vệ kẻ yếu. Thay vào đó, điều ngược lại xảy ra: trong các cuộc chiến do người mạnh quyết định, những người đầu tiên phải chịu đau khổ là trẻ em.
Chúng ta sẽ thấy gì nếu chúng ta hạ mình xuống ngang hàng với trẻ em ở Gaza, ở Kharkiv, ở Goma và vô số nơi bị chia cắt bởi xung đột vũ trang? Vì nếu chúng ta biết cúi xuống, sự gì sẽ được thay đổi.
Mahatma Gandhi đã từng nói rằng: "Nếu chúng ta muốn hòa bình thực sự trên thế giới này và nếu chúng ta muốn tiến hành một cuộc chiến thực sự chống lại chiến tranh, chúng ta phải bắt đầu yêu thương bảo vệ trẻ em".
Hãy tưởng tượng, chỉ trong một khoảnh khắc, nếu trẻ em từ các quốc gia của các cường quốc có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ai biết được quan hệ quốc tế có thể thay đổi như thế nào.
Đáng buồn thay, chúng ta phải thừa nhận một cách cay đắng rằng thực tế của chiến tranh đã thấm nhuần vào chúng ta như chất độc từ lâu đời rồi.
Bertolt Brecht đã nói một cách chính xác đến rùng mình trong một bài thơ được viết khi bóng đen của Thế chiến thứ hai đang lờ mờ tỏ hiện: "Trẻ em chơi đùa trong chiến tranh. Hiếm khi chúng chơi đùa trong hòa bình, vì người lớn luôn gây ra chiến tranh."
Đây có lẽ là lý do tại sao cách duy nhất thực sự để thay đổi tiến trình lịch sử là cách có vẻ ít có khả năng xảy ra nhất: cúi xuống, tránh xa những định kiến và sở thích của người lớn, và nhìn (và thậm chí còn hơn thế nữa, cảm nhận) bằng cái nhìn "thấp kém" của trẻ em.
Là một nhà truyền giáo và giám mục ở Peru, Đức Giáo Hoàng Lêô đã nhiều lần cúi xuống để gặp gỡ trẻ em ngang hàng với chúng. Có vô số bức ảnh về việc ngài làm như vậy.
Bây giờ là Giám mục Rome, phong cách của ngài vẫn không thay đổi, như bức ảnh từ trại hè Vatican tại Hội trường thánh Giáo hoàng Paul VI nhắc nhở chúng ta.
Vậy thì, trở nên nhỏ bé chính là mở rộng lòng nhân đạo của chúng ta. Đây là bài học mà chúng ta vô cùng cần thiết ngày nay.