HÃY THẮP LỬA VÀ ĐỪNG GỤC NGÃ
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C
Bắt đầu cử hành đêm cực Thánh, đêm Vọng Phục sinh, một khung cảnh tối đen bao trùm trong ngoài nhà thờ, là biểu tượng thế giới chìm trong nỗi chết do tội. Một thế giới vẫn còn đó hận thù, gian trá, tàn bạo, chiến tranh, khủng bố, muốn giải quyết mọi thứ bằng đối đầu, bằng vũ khí…
Những đen tối của lòng người gieo rắc khổ đau đến nỗi Người Cha Chung của chúng ta, Đức Phanxicô, mãi thổn thức, mãi day dứt. Cho đến sứ điệp cuối cùng, ngay trước lúc ra đi, Đức Thánh Cha vẫn lên tiếng:
"Bao nhiêu ý muốn gây chết chóc mà chúng ta thấy mỗi ngày trong những cuộc xung đột khắp nơi trên thế giới! Bao nhiêu bạo lực chúng ta thường thấy ngay trong các gia đình, đối với phụ nữ và trẻ em! Bao nhiêu sự khinh miệt đôi khi dành cho những người yếu thế, những người bị gạt ra bên lề, những người di cư!...
Xin đừng bao giờ đánh mất nguyên tắc nhân đạo làm trụ cột cho hành động hằng ngày của chúng ta. Trước sự tàn bạo của những cuộc xung đột nhắm vào thường dân vô tội, tấn công trường học và bệnh viện cùng các nhân viên cứu trợ nhân đạo, chúng ta không thể quên rằng những mục tiêu bị tấn công không phải là đồ vật, mà là những con người có linh hồn và nhân phẩm" (Sứ điệp Phục Sinh 2025)...
Thế rồi giữa cảnh tăm tối, thừa tác viên thắp sáng và rước nến Phục Sinh Nến Phục Sinh được thắp sáng tượng trưng cho Chúa Kitô. Vì lý do đó, thừa tác viên lặp đi lặp lại: "Ánh sáng chúa Kitô".
Ánh sáng Chúa Kitô tới đâu, đẩy lùi bóng tối tới đó. Người tham dự lấy lửa từ Lửa Phục Sinh thắp sáng từng ngọn nến trên tay. Ngọn lửa từ Lửa Phục Sinh khiến cả nhà thờ ngập ánh sáng, không gian hết chìm trong tối tăm.
Nếu bạn và tôi biết thắp lên niềm tin vào Chúa Phục Sinh trong cuộc đời mình, và sống niềm tin ấy bằng một đức mến mãnh liệt vào Thiên Chúa giàu lòng yêu thương, là chúng ta thắp lên Ánh sáng Chúa Kitô cho cuộc đời.
Chỉ có ai sống đức tin như ánh lửa cháy sáng, người ấy mới có thể yêu mến Chúa một cách chân thật. Chỉ có lòng yêu mến trong đức tin, mới nhận ra Đấng Phục Sinh hiện diện trong đời mình.
Thánh Gioan tông đồ là người đã tin và đã yêu như thế. Ngay trong lễ Phục sinh đầu tiên, nhìn mộ trống, trước những phụ nữ là những người phát hiện mộ trống, trước cả thánh Phêrô, người vào thăm mộ trước, thánh Gioan đã tin.
Hôm nay, một lần nữa, Tin Mừng lại cho biết tầm quan trọng của cảm thức đức tin và sự cần thiết của một đức mến nồng nàn.
Có ai ngờ, suốt đêm cực nhọc đánh cá, các môn đệ không bắt được con cá nào, thì bây giờ, khi trời bắt đầu rạng sáng, một người lạ xuất hiện, dạy các ông: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Không hiểu sao, dù chỉ thấy đó là "người lạ", các môn đệ lại nghe, để cuối cùng, thu được một kết quả quá bất ngờ: "Lưới đầy toàn cá lớn".
Thánh Gioan cũng lại là người phát hiện chúa Phục Sinh trước các anh em. Sau mẻ cá đầy ắp như muốn rách tung chiếc lưới, "Người môn đệ Chúa yêu" thật hãnh diện mà cả quyết: "Chúa đó".
Vì "Người môn đệ Chúa yêu" đã có sẵn một lòng yêu mến Chúa, một đức tin từ kinh nghiệm sống với Chúa, nên đã nhận ra Chúa cách hết sức dễ dàng.
Cũng thế, không ai trong bạn và tôi lại cho rằng mình không có đức tin, không có lòng yêu mến Chúa.
Nhưng nói là nói như vậy. Hiểu là hiểu như thế. Thực tế của cuộc đời, không ít lần, chúng ta dường như chao đảo, dường như mất sức sống. Đức tin vào Chúa, lòng yêu mến Chúa của mình có lúc như bị đánh gục, như tuyệt vọng.
Bạn ạ, trong đêm rước nến Phục Sinh, chỉ đi từ cuối nhà thờ lên cung thánh, một đoạn đường ngắn, vậy mà ngọn lửa chực tắt mấy lần. Đã có những cây nến trên tay người tham dự tắt ngúm, phải lấy lại lửa từ anh chị em bên cạnh.
Tôi nhìn thấy ngọn lửa mong manh ấy chính là hình ảnh của đức tin, của lòng mến nơi bạn và tôi. Nếu có lúc đức tin tắt ngúm, lòng mến chết lạnh, hãy tìm cách lấy lại ngay. Lấy lại bằng chìm đắm trong cầu nguyện, đừng tuyệt vọng. Vì nếu có lúc đức tin và lòng mến càng trở nên tối tăm bao nhiêu, chúng ta càng phải đến gần Chúa nhiều hơn bấy nhiêu.
Hoặc khi tắt lửa, ta lấy lại lửa từ anh chị em, thì cũng hãy nhìn những tấm gương sống đạo đức, thánh thiện của anh chị em mà vững tin, mà yêu mến Chúa hơn. Nhất là xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu anh chị em bất hạnh: mù lòa, tật nguyền, nghèo đói… nhưng họ vẫn tin Chúa, vẫn sống đạo. Họ chính là bài học sống, dạy chúng ta tin và yêu Chúa.
Hãy tin và hãy yêu để bạn và tôi cũng trở thành những môn đệ Chúa yêu. Từ đó nhận ra Đấng Phục Sinh trong cuộc đời mình, trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta phải đối mặt với nó.
Chỉ cần đức tin, chúng ta sẽ được tăng thêm lòng mến. Khi có đức mến, tự nhiên đức tin cũng sẽ được bồi đắp. Và khi tin tưởng vào Chúa trong một tình yêu, chúng ta sẽ thấy Chúa hiện diện với mình.
Như vậy Lửa không chỉ là ngôn ngữ biểu tượng của việc công bố Tin Mừng Phục Sinh, không chỉ là ngôn ngữ biểu tượng để diễn tả đức tin và tình yêu của Hội Thánh. Nó còn là ngôn ngữ biểu tượng của lòng yêu mến Thiên Chúa, của đức tin, của sự gặp gỡ và đón nhận Chúa Kitô đang hiện diện, không phải chỉ trong lễ Phục Sinh nhưng trải dài suốt cuộc đời từng người.
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C
Bắt đầu cử hành đêm cực Thánh, đêm Vọng Phục sinh, một khung cảnh tối đen bao trùm trong ngoài nhà thờ, là biểu tượng thế giới chìm trong nỗi chết do tội. Một thế giới vẫn còn đó hận thù, gian trá, tàn bạo, chiến tranh, khủng bố, muốn giải quyết mọi thứ bằng đối đầu, bằng vũ khí…
Những đen tối của lòng người gieo rắc khổ đau đến nỗi Người Cha Chung của chúng ta, Đức Phanxicô, mãi thổn thức, mãi day dứt. Cho đến sứ điệp cuối cùng, ngay trước lúc ra đi, Đức Thánh Cha vẫn lên tiếng:
"Bao nhiêu ý muốn gây chết chóc mà chúng ta thấy mỗi ngày trong những cuộc xung đột khắp nơi trên thế giới! Bao nhiêu bạo lực chúng ta thường thấy ngay trong các gia đình, đối với phụ nữ và trẻ em! Bao nhiêu sự khinh miệt đôi khi dành cho những người yếu thế, những người bị gạt ra bên lề, những người di cư!...
Xin đừng bao giờ đánh mất nguyên tắc nhân đạo làm trụ cột cho hành động hằng ngày của chúng ta. Trước sự tàn bạo của những cuộc xung đột nhắm vào thường dân vô tội, tấn công trường học và bệnh viện cùng các nhân viên cứu trợ nhân đạo, chúng ta không thể quên rằng những mục tiêu bị tấn công không phải là đồ vật, mà là những con người có linh hồn và nhân phẩm" (Sứ điệp Phục Sinh 2025)...
Thế rồi giữa cảnh tăm tối, thừa tác viên thắp sáng và rước nến Phục Sinh Nến Phục Sinh được thắp sáng tượng trưng cho Chúa Kitô. Vì lý do đó, thừa tác viên lặp đi lặp lại: "Ánh sáng chúa Kitô".
Ánh sáng Chúa Kitô tới đâu, đẩy lùi bóng tối tới đó. Người tham dự lấy lửa từ Lửa Phục Sinh thắp sáng từng ngọn nến trên tay. Ngọn lửa từ Lửa Phục Sinh khiến cả nhà thờ ngập ánh sáng, không gian hết chìm trong tối tăm.
Nếu bạn và tôi biết thắp lên niềm tin vào Chúa Phục Sinh trong cuộc đời mình, và sống niềm tin ấy bằng một đức mến mãnh liệt vào Thiên Chúa giàu lòng yêu thương, là chúng ta thắp lên Ánh sáng Chúa Kitô cho cuộc đời.
Chỉ có ai sống đức tin như ánh lửa cháy sáng, người ấy mới có thể yêu mến Chúa một cách chân thật. Chỉ có lòng yêu mến trong đức tin, mới nhận ra Đấng Phục Sinh hiện diện trong đời mình.
Thánh Gioan tông đồ là người đã tin và đã yêu như thế. Ngay trong lễ Phục sinh đầu tiên, nhìn mộ trống, trước những phụ nữ là những người phát hiện mộ trống, trước cả thánh Phêrô, người vào thăm mộ trước, thánh Gioan đã tin.
Hôm nay, một lần nữa, Tin Mừng lại cho biết tầm quan trọng của cảm thức đức tin và sự cần thiết của một đức mến nồng nàn.
Có ai ngờ, suốt đêm cực nhọc đánh cá, các môn đệ không bắt được con cá nào, thì bây giờ, khi trời bắt đầu rạng sáng, một người lạ xuất hiện, dạy các ông: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Không hiểu sao, dù chỉ thấy đó là "người lạ", các môn đệ lại nghe, để cuối cùng, thu được một kết quả quá bất ngờ: "Lưới đầy toàn cá lớn".
Thánh Gioan cũng lại là người phát hiện chúa Phục Sinh trước các anh em. Sau mẻ cá đầy ắp như muốn rách tung chiếc lưới, "Người môn đệ Chúa yêu" thật hãnh diện mà cả quyết: "Chúa đó".
Vì "Người môn đệ Chúa yêu" đã có sẵn một lòng yêu mến Chúa, một đức tin từ kinh nghiệm sống với Chúa, nên đã nhận ra Chúa cách hết sức dễ dàng.
Cũng thế, không ai trong bạn và tôi lại cho rằng mình không có đức tin, không có lòng yêu mến Chúa.
Nhưng nói là nói như vậy. Hiểu là hiểu như thế. Thực tế của cuộc đời, không ít lần, chúng ta dường như chao đảo, dường như mất sức sống. Đức tin vào Chúa, lòng yêu mến Chúa của mình có lúc như bị đánh gục, như tuyệt vọng.
Bạn ạ, trong đêm rước nến Phục Sinh, chỉ đi từ cuối nhà thờ lên cung thánh, một đoạn đường ngắn, vậy mà ngọn lửa chực tắt mấy lần. Đã có những cây nến trên tay người tham dự tắt ngúm, phải lấy lại lửa từ anh chị em bên cạnh.
Tôi nhìn thấy ngọn lửa mong manh ấy chính là hình ảnh của đức tin, của lòng mến nơi bạn và tôi. Nếu có lúc đức tin tắt ngúm, lòng mến chết lạnh, hãy tìm cách lấy lại ngay. Lấy lại bằng chìm đắm trong cầu nguyện, đừng tuyệt vọng. Vì nếu có lúc đức tin và lòng mến càng trở nên tối tăm bao nhiêu, chúng ta càng phải đến gần Chúa nhiều hơn bấy nhiêu.
Hoặc khi tắt lửa, ta lấy lại lửa từ anh chị em, thì cũng hãy nhìn những tấm gương sống đạo đức, thánh thiện của anh chị em mà vững tin, mà yêu mến Chúa hơn. Nhất là xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu anh chị em bất hạnh: mù lòa, tật nguyền, nghèo đói… nhưng họ vẫn tin Chúa, vẫn sống đạo. Họ chính là bài học sống, dạy chúng ta tin và yêu Chúa.
Hãy tin và hãy yêu để bạn và tôi cũng trở thành những môn đệ Chúa yêu. Từ đó nhận ra Đấng Phục Sinh trong cuộc đời mình, trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta phải đối mặt với nó.
Chỉ cần đức tin, chúng ta sẽ được tăng thêm lòng mến. Khi có đức mến, tự nhiên đức tin cũng sẽ được bồi đắp. Và khi tin tưởng vào Chúa trong một tình yêu, chúng ta sẽ thấy Chúa hiện diện với mình.
Như vậy Lửa không chỉ là ngôn ngữ biểu tượng của việc công bố Tin Mừng Phục Sinh, không chỉ là ngôn ngữ biểu tượng để diễn tả đức tin và tình yêu của Hội Thánh. Nó còn là ngôn ngữ biểu tượng của lòng yêu mến Thiên Chúa, của đức tin, của sự gặp gỡ và đón nhận Chúa Kitô đang hiện diện, không phải chỉ trong lễ Phục Sinh nhưng trải dài suốt cuộc đời từng người.