SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI NĂM – C
(Lc 10, 38-42)
Cần người như Mác-ta có trái tim Ma-ri-a
Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giê-su thăm nhà hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a. Hàng ngày gia đình của họ ra sao chúng ta không hay biết, chỉ khi cô chị Mác-ta rước Chúa Giê-su vào nhà và tất bật làm cơm thiết đãi Chúa, còn cô em thì ngồi bên chân Chúa và nghe lời Người chúng ta mới có chuyện (x. Lc 10,38-42). Gia đình Mác-ta và Ma-ri-a còn có cậu em trai là La-da-rô không thấy nói tới.
Chúng ta cùng tưởng tượng cảnh diễn ra trong nhà này: người chị chạy lên chạy xuống, còn người em ra như bị lôi cuốn vào việc chuyện trò với Khách. Một lúc sau, người chị Mác-ta, chắc cảm thấy mệt nhọc, nên đã lên tiếng nói với vị Khách: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình, mà không quan tâm sao sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với?” (Lc 10,40). Xem ra cô chị Mác-ta không những bất bình với cô em là Ma-ri-a mà còn cả với Khách mời nữa. Nhưng Chúa Giê-su nhẹ nhàng đáp, kèm theo lời khen Ma-ri-a: “Mác-ta, Mác-ta, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10,41-42). Chính câu nói này của Chúa Giê-su làm nảy sinh những khuynh hướng khác nhau.
Có người cảm thấy tiếc cho Mác-ta, vì Ma-ri-a đã bỏ mặc tất cả mọi công việc cho Mác-ta, trong lúc cô ta vui hưởng cuộc nói chuyện với Chúa Giê-su. Khuynh hướng khác cho rằng, Chúa Giê-su không có ý phê phán thái độ hiếu khách của Mác-ta khi Người nêu bật hành vi của Ma-ri-a “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người” (Lc 10, 39). Tuy nhiên, khi phải chọn lựa thì Chúa Giê-su vẫn thích kẻ “nghe” lời Người hơn là loay hoay chuyện cơm nước…Người cũng cho biết đây là “phần tốt nhất.”
Hẳn Chúa Giê-su không làm một cuộc so sánh về hai thái độ: một của Mác-ta tất bật với việc tiếp đãi Khách, và một của Ma-ri-a ngồi bên chân Khách để trò chuyện. Trong thực tế, cả hai thái độ này đều cần thiết. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy gẫm về một điều căn bản trong đời sống Ki-tô hữu: lắng nghe và sống Lời Chúa giữa một thế giới đầy bận rộn và phân tâm.
Hai thái độ sống
Mác-ta và Ma-ri-a không đại diện cho điều đúng, điều sai, mà là hai thái độ sống cần được điều chỉnh và quân bình. Mác-ta yêu mến Chúa, nên lo chuẩn bị chu đáo đồ ăn thức uống, như tổ phụ Áp-ra-ham trong bài đọc I (x.St 18, 1-15) đã tiếp đón ba vị khách lạ (mà truyền thống hiểu là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi) với lòng hiếu khách, tận tâm phục vụ. Tuy nhiên, vấn đề của Mác-ta là ở chỗ bị cuốn vào những lo toan, đến mức đánh mất sự hiện diện và Lời Hằng Sống là chính Chúa Giê-su ngay trước mặt mình.
Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Mác-ta bị Chúa khiển trách không phải vì bà phục vụ, nhưng vì bà quá bận rộn với việc phục vụ.” (Bài giảng 103, 1-2). Còn Ma-ri-a, người “ngồi bên chân Chúa mà lắng nghe lời Người” (Lc 10, 39), được Chúa khen là đã “chọn phần tốt nhất” (Lc 10, 42).
Trong một thế giới đầy lo toan và công việc như hôm nay, người Ki-tô hữu dễ trở thành “Mác-ta” bận rộn với việc đời, ngay cả trong các công việc đạo đức, nhưng lại thiếu sự gắn bó và tương quan cá vị với Chúa.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”
Chúa Giê-su nói với Mác-ta: “Chỉ có một sự cần mà thôi” là một mạc khải quý giá. Điều cần thiết nhất, chính là lắng nghe và sống Lời Chúa.
Thánh Biển Đức, vị sáng lập đời sống đan tu đã mở đầu Luật Dòng bằng câu: “Nghe đây, hỡi con, lắng nghe lời Thầy dạy, hãy nghiêng tai lòng con và đón nhận.” Lắng nghe Lời Chúa là thái độ của người môn đệ đích thực. Người môn đệ ấy không chỉ nghe bằng tai, mà bằng cả trái tim để Lời trở thành ánh sáng soi đường, như Thánh vịnh viết : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).
Quân bình giữa hoạt động và chiêm niệm
Origène viết: “Ma-ri-a ngồi dưới chân Chúa Giê-su, đó là hình ảnh của linh hồn đang khao khát chân lý thần linh” (Trích bài giảng Tin Mừng Lu-ca). Ma-ri-a đại diện cho Hội Thánh chiêm niệm, đặt Lời Chúa lên trên mọi hoạt động khác.
Công đồng Vaticanô II cũng nhấn mạnh: “Giáo Hội luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Mình Thánh Chúa… Vì trong Sách Thánh, Cha trên trời âu yếm gặp gỡ con cái Ngài và đối thoại với họ” (Trích: Hiến Chế Lời Chúa, số 21). Đời sống đức tin không thể tách rời khỏi việc lắng nghe Lời Chúa, nhất là trong Thánh lễ và đời sống cầu nguyện hằng ngày.
Dẫu Ma-ri-a được khen là chọn phần tốt nhất, nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ bê hành động. Giáo hội cần cả Mác-ta lẫn Ma-ri-a, cần người phục vụ cũng như người chiêm niệm. Sự trưởng thành trong đức tin nằm ở sự quân bình: chiêm niệm để phục vụ hiệu quả hơn, và phục vụ để cụ thể hóa tình yêu ta dành cho Chúa.
Giảng trong Thánh lễ ngày 17/7/2026, Đức cố Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói: “Chiêm niệm không loại trừ hoạt động, và hoạt động không được làm nghẹt thở đời sống thiêng liêng.” Người Ki-tô hữu hôm nay được mời gọi trở nên những “Mác-ta có trái tim Ma-ri-a”, luôn dấn thân phục vụ nhưng bắt nguồn từ việc lắng nghe Lời Chúa và sống gắn bó mật thiết với Người.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chúng ta biết trở nên những môn đệ khôn ngoan như Ma-ri-a, nhưng không bỏ quên sự phục vụ như Mác-ta. Và trong mọi sự, luôn đặt Chúa là trung tâm của đời sống mình.
(Lc 10, 38-42)
Cần người như Mác-ta có trái tim Ma-ri-a
Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giê-su thăm nhà hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a. Hàng ngày gia đình của họ ra sao chúng ta không hay biết, chỉ khi cô chị Mác-ta rước Chúa Giê-su vào nhà và tất bật làm cơm thiết đãi Chúa, còn cô em thì ngồi bên chân Chúa và nghe lời Người chúng ta mới có chuyện (x. Lc 10,38-42). Gia đình Mác-ta và Ma-ri-a còn có cậu em trai là La-da-rô không thấy nói tới.
Chúng ta cùng tưởng tượng cảnh diễn ra trong nhà này: người chị chạy lên chạy xuống, còn người em ra như bị lôi cuốn vào việc chuyện trò với Khách. Một lúc sau, người chị Mác-ta, chắc cảm thấy mệt nhọc, nên đã lên tiếng nói với vị Khách: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình, mà không quan tâm sao sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với?” (Lc 10,40). Xem ra cô chị Mác-ta không những bất bình với cô em là Ma-ri-a mà còn cả với Khách mời nữa. Nhưng Chúa Giê-su nhẹ nhàng đáp, kèm theo lời khen Ma-ri-a: “Mác-ta, Mác-ta, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10,41-42). Chính câu nói này của Chúa Giê-su làm nảy sinh những khuynh hướng khác nhau.
Có người cảm thấy tiếc cho Mác-ta, vì Ma-ri-a đã bỏ mặc tất cả mọi công việc cho Mác-ta, trong lúc cô ta vui hưởng cuộc nói chuyện với Chúa Giê-su. Khuynh hướng khác cho rằng, Chúa Giê-su không có ý phê phán thái độ hiếu khách của Mác-ta khi Người nêu bật hành vi của Ma-ri-a “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người” (Lc 10, 39). Tuy nhiên, khi phải chọn lựa thì Chúa Giê-su vẫn thích kẻ “nghe” lời Người hơn là loay hoay chuyện cơm nước…Người cũng cho biết đây là “phần tốt nhất.”
Hẳn Chúa Giê-su không làm một cuộc so sánh về hai thái độ: một của Mác-ta tất bật với việc tiếp đãi Khách, và một của Ma-ri-a ngồi bên chân Khách để trò chuyện. Trong thực tế, cả hai thái độ này đều cần thiết. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy gẫm về một điều căn bản trong đời sống Ki-tô hữu: lắng nghe và sống Lời Chúa giữa một thế giới đầy bận rộn và phân tâm.
Hai thái độ sống
Mác-ta và Ma-ri-a không đại diện cho điều đúng, điều sai, mà là hai thái độ sống cần được điều chỉnh và quân bình. Mác-ta yêu mến Chúa, nên lo chuẩn bị chu đáo đồ ăn thức uống, như tổ phụ Áp-ra-ham trong bài đọc I (x.St 18, 1-15) đã tiếp đón ba vị khách lạ (mà truyền thống hiểu là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi) với lòng hiếu khách, tận tâm phục vụ. Tuy nhiên, vấn đề của Mác-ta là ở chỗ bị cuốn vào những lo toan, đến mức đánh mất sự hiện diện và Lời Hằng Sống là chính Chúa Giê-su ngay trước mặt mình.
Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Mác-ta bị Chúa khiển trách không phải vì bà phục vụ, nhưng vì bà quá bận rộn với việc phục vụ.” (Bài giảng 103, 1-2). Còn Ma-ri-a, người “ngồi bên chân Chúa mà lắng nghe lời Người” (Lc 10, 39), được Chúa khen là đã “chọn phần tốt nhất” (Lc 10, 42).
Trong một thế giới đầy lo toan và công việc như hôm nay, người Ki-tô hữu dễ trở thành “Mác-ta” bận rộn với việc đời, ngay cả trong các công việc đạo đức, nhưng lại thiếu sự gắn bó và tương quan cá vị với Chúa.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”
Chúa Giê-su nói với Mác-ta: “Chỉ có một sự cần mà thôi” là một mạc khải quý giá. Điều cần thiết nhất, chính là lắng nghe và sống Lời Chúa.
Thánh Biển Đức, vị sáng lập đời sống đan tu đã mở đầu Luật Dòng bằng câu: “Nghe đây, hỡi con, lắng nghe lời Thầy dạy, hãy nghiêng tai lòng con và đón nhận.” Lắng nghe Lời Chúa là thái độ của người môn đệ đích thực. Người môn đệ ấy không chỉ nghe bằng tai, mà bằng cả trái tim để Lời trở thành ánh sáng soi đường, như Thánh vịnh viết : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).
Quân bình giữa hoạt động và chiêm niệm
Origène viết: “Ma-ri-a ngồi dưới chân Chúa Giê-su, đó là hình ảnh của linh hồn đang khao khát chân lý thần linh” (Trích bài giảng Tin Mừng Lu-ca). Ma-ri-a đại diện cho Hội Thánh chiêm niệm, đặt Lời Chúa lên trên mọi hoạt động khác.
Công đồng Vaticanô II cũng nhấn mạnh: “Giáo Hội luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Mình Thánh Chúa… Vì trong Sách Thánh, Cha trên trời âu yếm gặp gỡ con cái Ngài và đối thoại với họ” (Trích: Hiến Chế Lời Chúa, số 21). Đời sống đức tin không thể tách rời khỏi việc lắng nghe Lời Chúa, nhất là trong Thánh lễ và đời sống cầu nguyện hằng ngày.
Dẫu Ma-ri-a được khen là chọn phần tốt nhất, nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ bê hành động. Giáo hội cần cả Mác-ta lẫn Ma-ri-a, cần người phục vụ cũng như người chiêm niệm. Sự trưởng thành trong đức tin nằm ở sự quân bình: chiêm niệm để phục vụ hiệu quả hơn, và phục vụ để cụ thể hóa tình yêu ta dành cho Chúa.
Giảng trong Thánh lễ ngày 17/7/2026, Đức cố Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói: “Chiêm niệm không loại trừ hoạt động, và hoạt động không được làm nghẹt thở đời sống thiêng liêng.” Người Ki-tô hữu hôm nay được mời gọi trở nên những “Mác-ta có trái tim Ma-ri-a”, luôn dấn thân phục vụ nhưng bắt nguồn từ việc lắng nghe Lời Chúa và sống gắn bó mật thiết với Người.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chúng ta biết trở nên những môn đệ khôn ngoan như Ma-ri-a, nhưng không bỏ quên sự phục vụ như Mác-ta. Và trong mọi sự, luôn đặt Chúa là trung tâm của đời sống mình.