50 nạn nhân của Đức Quốc xã được công nhận là tử đạo sẽ được phong chân phước

Shutterstock I Edaccor (Ateleia)
Những vị tử đạo người Pháp đã chết dưới tay chế độ Đức Quốc xã trong khi đang yểm trợ để nâng đỡ cho những người Pháp được gửi đến Đức phụ giúp trong Thế chiến II.
Giáo Hội Công Giáo đã công nhận sự tử đạo của 50 giáo sĩ và giáo dân người Pháp bị chế độ Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến II. Trong số những người được Đức Giáo Hoàng Lêô XIV phê chuẩn vào ngày 20 tháng 6 năm 2025, có Cha Raymond Cayré (1915-1944), tu sĩ dòng Phanxicô Gérard Martin Cendrier (1920-1944), chủng sinh Roger Vallée (1920-1944) và giáo dân Jean Mestre (1924-1944).
Họ đã chết trong các trại tập trung khác nhau. Những “Vị Tử Đạo Tông Đồ” này, với án phong chân phước tập thể được mở tại Paris năm 1988, dự kiến sẽ sớm được tuyên phong chân phước.
Trang web chính thức của Bộ Tuyên Thánh cho hay rằng 50 vị đáng kính này đều đã hy sinh phục vụ tông đồ cho các công nhân Pháp được chính quyền Vichy gửi đến Đức theo chương trình Lao động Cưỡng bức. Được sự khích lệ của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám mục Paris, họ đã sang Đức để hỗ trợ những người này. Tuy nhiên, Đức Quốc xã đã bắt giữ họ vì "hoạt động lật đổ" Đệ Tam Đế chế. Chúng tra tấn và giết hại họ, chủ yếu trong các trại tập trung.
Tử đạo tại Đức và Áo
Những người Công Giáo Pháp này đã chết "vì lòng căm thù đức tin" — theo cách gọi dành cho các vị tử đạo — từ năm 1944 đến năm 1945, tại nhiều vùng khác nhau của Đức, cũng như tại Áo.
Đức Lêô XIV đã phê chuẩn các sắc lệnh của họ vào ngày 20 tháng 6 trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh.
Vatican liệt kê bốn tu sĩ dòng Phanxicô, chín linh mục giáo phận và 19 thành viên của phong trào Công nhân Trẻ Kitô giáo. Ngoài ra, 14 thành viên của phong trào Hướng đạo Pháp cũng có tên trong danh sách. Ba chủng sinh cũng được công nhận trong số những "Vị Tử đạo" này. Người lớn tuổi nhất trong danh sách là một tu sĩ Dòng Tên duy nhất.
50 vị tử đạo có thể được phong chân phước, vì việc công nhận sự tử đạo của họ sẽ miễn cho họ khỏi các phép lạ thường được yêu cầu để phong chân phước.
Đức Lêô cũng đã phê chuẩn nhiều sắc lệnh khác công nhận các nhân đức anh hùng, phép lạ và sự tử đạo của nhiều người từ Tây Ban Nha, Ý và Brazil.
Hai nhóm đáng chú ý (tổng cộng 124 người) là những vị tử đạo của cuộc đàn áp tôn giáo trong thời kỳ Nội chiến Tây Ban Nha.

Shutterstock I Edaccor (Ateleia)
Những vị tử đạo người Pháp đã chết dưới tay chế độ Đức Quốc xã trong khi đang yểm trợ để nâng đỡ cho những người Pháp được gửi đến Đức phụ giúp trong Thế chiến II.
Giáo Hội Công Giáo đã công nhận sự tử đạo của 50 giáo sĩ và giáo dân người Pháp bị chế độ Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến II. Trong số những người được Đức Giáo Hoàng Lêô XIV phê chuẩn vào ngày 20 tháng 6 năm 2025, có Cha Raymond Cayré (1915-1944), tu sĩ dòng Phanxicô Gérard Martin Cendrier (1920-1944), chủng sinh Roger Vallée (1920-1944) và giáo dân Jean Mestre (1924-1944).
Họ đã chết trong các trại tập trung khác nhau. Những “Vị Tử Đạo Tông Đồ” này, với án phong chân phước tập thể được mở tại Paris năm 1988, dự kiến sẽ sớm được tuyên phong chân phước.
Trang web chính thức của Bộ Tuyên Thánh cho hay rằng 50 vị đáng kính này đều đã hy sinh phục vụ tông đồ cho các công nhân Pháp được chính quyền Vichy gửi đến Đức theo chương trình Lao động Cưỡng bức. Được sự khích lệ của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám mục Paris, họ đã sang Đức để hỗ trợ những người này. Tuy nhiên, Đức Quốc xã đã bắt giữ họ vì "hoạt động lật đổ" Đệ Tam Đế chế. Chúng tra tấn và giết hại họ, chủ yếu trong các trại tập trung.
Tử đạo tại Đức và Áo
Những người Công Giáo Pháp này đã chết "vì lòng căm thù đức tin" — theo cách gọi dành cho các vị tử đạo — từ năm 1944 đến năm 1945, tại nhiều vùng khác nhau của Đức, cũng như tại Áo.
Đức Lêô XIV đã phê chuẩn các sắc lệnh của họ vào ngày 20 tháng 6 trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh.
Vatican liệt kê bốn tu sĩ dòng Phanxicô, chín linh mục giáo phận và 19 thành viên của phong trào Công nhân Trẻ Kitô giáo. Ngoài ra, 14 thành viên của phong trào Hướng đạo Pháp cũng có tên trong danh sách. Ba chủng sinh cũng được công nhận trong số những "Vị Tử đạo" này. Người lớn tuổi nhất trong danh sách là một tu sĩ Dòng Tên duy nhất.
50 vị tử đạo có thể được phong chân phước, vì việc công nhận sự tử đạo của họ sẽ miễn cho họ khỏi các phép lạ thường được yêu cầu để phong chân phước.
Đức Lêô cũng đã phê chuẩn nhiều sắc lệnh khác công nhận các nhân đức anh hùng, phép lạ và sự tử đạo của nhiều người từ Tây Ban Nha, Ý và Brazil.
Hai nhóm đáng chú ý (tổng cộng 124 người) là những vị tử đạo của cuộc đàn áp tôn giáo trong thời kỳ Nội chiến Tây Ban Nha.